Chị Nguyễn Thị Ngọc Thoa nhà ở đường Cửu Đàm
(Q.Tân Phú) cho hay, đứa con trai của chị đang học
lớp 9, gần đầy biểu hiện những triệu chứng như: lo
âu, không nói, buồn rầu, ít tiếp xúc, ít hoạt động, ít
giao tiếp với gia đình và xung quanh, lo lắng, mệt
mỏi, ít chú ý đến vệ sinh thân thể Cả gia đình chị
cuống cuồng lên, thế nhưng chị và gia đình đâu biết
rằng con trai của chị đang bị chứng “rối loạn trầm
cảm”.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Trẻ vị thành niên: Báo động sức khỏe tâm thần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trẻ vị thành niên: Báo động sức khỏe tâm thần
Chị Nguyễn Thị Ngọc Thoa nhà ở đường Cửu Đàm
(Q.Tân Phú) cho hay, đứa con trai của chị đang học
lớp 9, gần đầy biểu hiện những triệu chứng như: lo
âu, không nói, buồn rầu, ít tiếp xúc, ít hoạt động, ít
giao tiếp với gia đình và xung quanh, lo lắng, mệt
mỏi, ít chú ý đến vệ sinh thân thể… Cả gia đình chị
cuống cuồng lên, thế nhưng chị và gia đình đâu biết
rằng con trai của chị đang bị chứng “rối loạn trầm
cảm”.
Nguyên nhân...
Hiện nay, tình trạng sức khỏe tâm thần (SKTT) của
trẻ mới lớn - vị thành niên (VTN) đang báo động.
Chưa có con số thống kê đầy đủ nhưng theo thông tin
từ Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, các trung tâm tư
vấn tâm lý và Trung tâm Truyền thông – Giáo dục
sức khỏe TP.HCM, mỗi năm tại TP.HCM ước tính có
khoảng 10.000 em mắc bệnh hoặc liên quan đến vấn
đề SKTT đến khám, điều trị hay nhờ chuyên viên tư
vấn.
Trong một khảo sát trước đây của Trường ĐH Y
Dược TP.HCM và Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng II đã
nghiên cứu trên 1.026 học sinh của 9 trường THCS
tại quận 1, để tìm hiểu những sang chấn tâm lý dẫn
đến chứng đau bụng, đau đầu. Kết quả cho thấy: Yếu
tố gây sang chấn tâm lý thuộc gia đình do bị cha mẹ
la rầy chiếm 49,9% và cãi lộn với anh chị em, người
thân chiếm 29,6%. Trong các sang chấn tâm lý, nữ
sinh chiếm tỷ lệ cao hơn nam (53,6%), do nữ có tâm
lý nhạy cảm hơn nam.
Tại BV Tâm thần, Khoa Tâm lý - BV Nhi Đồng II và
thông tin từ các trung tâm tư vấn tâm lý, phần lớn các
em đến khám, điều trị hoặc nhờ tư vấn có triệu chứng
căng thẳng, lo âu, buồn rầu, đau đầu, nói cười vô cớ,
mất ngủ, hành động bất thường… Nặng hơn, có em
không thiết tha cuộc sống, dẫn đến uống thuốc, thắt
cổ, nhảy sông tự tử.
Theo bác sĩ Trịnh Tất Thắng (BV Tâm thần
TP.HCM), ở lứa VTN có hai nguyên nhân chủ yếu
ảnh hưởng đến SKTT là do sang chấn tâm lý và sang
chấn xã hội như: Những trục trặc trong cuộc sống gia
đình; thiếu hụt tình cảm do cha mẹ ly dị, bỏ rơi
không quan tâm; quan hệ thầy-trò bị xáo trộn… Ðây
là lứa tuổi dễ mắc phải các chứng bệnh về tâm thần,
tuy nhiên đôi khi người lớn lại ít để ý đến vấn đề này.
Sức ép của việc học quá tải, thi cử và gia đình ép con
học nhiều đã tạo cho các em có những triệu chứng lo
âu, nhức đầu, giảm trí nhớ và dẫn đến stress, biến
chứng của bệnh tâm thần. Mặt khác, giáo dục giới
tính cho độ tuổi này trong nhà trường chưa được chú
trọng. Không ít em có quan hệ tình dục sớm, ngộ
nhận về tình yêu. Đã có nhiều trẻ VTN sẵn sàng
“chết với nhau”, từ đó mặc cảm với bạn bè, gia đình,
rơi vào khủng hoảng, nhất là các em nữ.
Theo một cán bộ ở Trung tâm Tư vấn học đường
(thuộc Hội Tâm lý giáo dục TP.HCM), nhiều bậc phụ
huynh rất thiếu ý thức trong vấn đề giáo dục con cái.
Không ít gia đình nhục mạ con mình, chửi con thậm
tệ và coi đó là chuyện… bình thường. Ngay cả một
số thầy cô giáo dạy các em bằng những câu nói gây
“sốc” và đã gây hậu quả khôn lường.
Giải pháp nào để giảm thiểu?
Theo Ths-BS Nguyễn Ngọc Quang, Bệnh viện Tâm
thần TP.HCM, khuyên: Trước tiên, gia đình cần quan
tâm sâu sát đến con cái. Chính gia đình mới phát hiện
đầu tiên những triệu chứng bất thường của con mình.
Khi thấy các em có những biểu hiện như: Kết quả
học tập giảm sút nhiều, cảm xúc dễ thay đổi (khóc,
cười vô cớ), rối loạn giấc ngủ (thức khuya, khó ngủ,
mất ngủ), rối loạn tư duy (nói nhiều, nói linh tinh khó
hiểu), hành vi gia tăng, rối loạn ăn uống (ăn ít, uống
nhiều), rối loạn bài tiết (tiểu nhiều lần)… thì cần đưa
đến các bác sĩ chuyên khoa để tìm ra biện pháp điều
trị. Khuyến cáo về bệnh này là cần phát hiện sớm, kịp
thời. Đa số bệnh nhân đến bệnh viện trong trạng thái
muộn, bệnh viên phải giải quyết hậu quả và việc chữa
trị trở nên khó khăn.
Do đặc thù của loại bệnh này, khi điều trị phải có sự
tham gia của gia đình, nhà tâm lý và bệnh viện. Tâm
lý liệu pháp tích cực đầu tiên là không làm người
bệnh bị sốc thêm, đòi hỏi có sự phối hợp của gia đình
và chính bản thân người bệnh để vượt qua các stress.
Phân tích những điểm đúng-sai, những mặt hạn chế,
giải thích, động viên an ủi người bệnh, tạo cho người
bệnh có niềm tin, lạc quan, sau đó sử dụng liệu pháp
hóa dược – thuốc men để điều trị. Tránh tâm lý cho
con mình vào bệnh viện tâm thần là “nhà thương
điên”. Không nên xem đây là bệnh do ma quỷ gây ra
và cũng không nên quá bi quan, hoảng sợ, cần bình
tĩnh chấp nhận thực trạng của trẻ và hợp tác chặt chẽ
với y tế.
Một chuyên gia tâm lý tư vấn rằng, khi được sống
trong sự thương yêu che chở của cha mẹ và luôn có
cảm giác thật sự an toàn trong ngôi nhà của mình, trẻ
sẽ gắn bó tha thiết và đầy trách nhiệm với gia đình.
Chỉ những ai biết chân thành chia sẻ với con, trở
thành người bạn tốt nhất của con mình thì mới có thể
hạn chế đến mức cao nhất những sai lầm của con
mình.
Tất nhiên, dù chúng ta có cố gắng đến bao nhiêu thì
rốt cuộc con mình cũng có lúc sẽ phạm sai lầm và đó
là điều bình thường. Trong trường hợp ấy, biện pháp
phù hợp nhất vẫn là ôn tồn chỉ dạy cho con. Sỉ nhục
con cái là điều rất xa lạ trong giáo dục gia đình và
hậu quả của hiện tượng bị sốc về tâm lý là rất khó
lường.
Nếu cố gắng làm cho con cái thực sự kính phục cha
mẹ, thì con cái sẽ mãi mãi nghe lời cha mẹ. Ngược
lại, nếu lấy quyền làm cha mẹ để ra oai, khiến con cái
vì quá sợ hãi mà buộc phải nghe lời thì con cái sẽ
nghe theo rất nhanh nhưng cũng sẽ quên rất nhanh.
Lợi bất cập hại chính là ở chỗ đó….
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 88_0852.pdf