Nhồi máu cơ tim (NMCT) khó chữa, diễn biến của bệnh khó lường và có
thể tái phát trong thời gian ngắn, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các
bệnh lý tim mạch.
Các chuyên gia về tim mạch khẳng định, bệnh mạch vành thường có đến
90% -95% liên quan đến quá trình xơ vữa động mạch, làm lắng đọng cholesterol
trong thành mạch, gây ra nhiều biến chứng (nhẹ là thiếu máu cơ tim mãn, nặng là
nhồi máu cơ tim cấp).
Riêng với phụ nữ, đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm. Bởi theo Thạc sĩ -BS Phạm Mạnh Hùng -Tổng thư ký Hội Tim mạch VN, tại Viện Tim mạch quốc
gia, 10% bệnh nhân nữ bị NMCT không có biểu hiện “kinh điển” là cơn đau thắt
ngực.
BS Hùng cho biết: “Triệu chứng khi mắc bệnh mạch vành là những cơn đau
thắt ngực. Cơn đau thắt ngực điển hình thường xuất hiện ở vùng sau xương ức hay
vùng trước tim, với cảm giác đè nặng, như có một sức ép lên cổ, lan xuống vai trái
và cánh tay, kéo dài khoảng hai -năm phút.
Đôi khi đau ngực kèm thở nhanh, báo hiệu bị NMCT. Tỷ lệ bệnh nhân nữ
bị NMCT gặp “triệu chứng thầm lặng”, dễ bị bỏ qua lên đến 40%, trong khi nam
giới chỉ ở mức 20%. Nguy hiểm nhất là bệnh nhân nữ bị NMCT chiếm 40% tổng
số bệnh nhân bị NMCT điều trị ở Viện Tim mạch quốc gia, và tỷ lệ tử vong tại
viện của bệnhnhân nữ lại cao hơn nam giới 15%, (so với 9%).
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Trẻ tuổi cũng có thể bị nhồi máu cơ tim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trẻ tuổi cũng có thể bị
Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim (NMCT) khó chữa, diễn biến của bệnh khó lường và có
thể tái phát trong thời gian ngắn, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các
bệnh lý tim mạch.
Các chuyên gia về tim mạch khẳng định, bệnh mạch vành thường có đến
90% - 95% liên quan đến quá trình xơ vữa động mạch, làm lắng đọng cholesterol
trong thành mạch, gây ra nhiều biến chứng (nhẹ là thiếu máu cơ tim mãn, nặng là
nhồi máu cơ tim cấp).
Riêng với phụ nữ, đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm. Bởi theo Thạc sĩ -
BS Phạm Mạnh Hùng - Tổng thư ký Hội Tim mạch VN, tại Viện Tim mạch quốc
gia, 10% bệnh nhân nữ bị NMCT không có biểu hiện “kinh điển” là cơn đau thắt
ngực.
BS Hùng cho biết: “Triệu chứng khi mắc bệnh mạch vành là những cơn đau
thắt ngực. Cơn đau thắt ngực điển hình thường xuất hiện ở vùng sau xương ức hay
vùng trước tim, với cảm giác đè nặng, như có một sức ép lên cổ, lan xuống vai trái
và cánh tay, kéo dài khoảng hai - năm phút.
Đôi khi đau ngực kèm thở nhanh, báo hiệu bị NMCT. Tỷ lệ bệnh nhân nữ
bị NMCT gặp “triệu chứng thầm lặng”, dễ bị bỏ qua lên đến 40%, trong khi nam
giới chỉ ở mức 20%. Nguy hiểm nhất là bệnh nhân nữ bị NMCT chiếm 40% tổng
số bệnh nhân bị NMCT điều trị ở Viện Tim mạch quốc gia, và tỷ lệ tử vong tại
viện của bệnh nhân nữ lại cao hơn nam giới 15%, (so với 9%).
Các điều tra gần nhất cho thấy, tỷ lệ phụ nữ trưởng thành bị tăng huyết áp
thấp hơn nam giới (19% và 24%), nhưng sau tuổi 50, tỷ lệ này ở nam và nữ tương
đương nhau”.
Phòng ngừa khi còn trẻ
- Nguyên nhân khiến ngày càng có nhiều người bị NMCT là do cuộc sống
có quá nhiều căng thẳng, ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều. Đặc biệt, lâu nay
người ta vẫn thường “đổ tội” nhiều nhất cho cholesterol. Song trên thực tế, rất
nhiều người bị NMCT mà không bị cholesterol cao.
- Đối với người cao tuổi, NMCT là bệnh rất hay gặp, nguyên nhân chủ yếu
là do xơ vữa động mạch. Nhưng gần đây, số người dưới 40 tuổi bị NMCT phải
nhập viện đang tăng dần, chủ yếu là do huyết khối trong lòng động mạch.
- Sự xuất hiện huyết khối trong lòng động mạch ở những người trẻ thường
do stress, béo phì, nghiện thuốc lá. Nếu như ở người cao tuổi, vấn đề xơ vữa động
mạch diễn ra từ từ, trong nhiều năm, giúp cơ tim của họ có sự thích nghi nhất định
với tình trạng thiếu máu và họ cũng ý thức được bệnh tật nên không chủ quan.
- Ngược lại, ở người trẻ tuổi, lòng động mạch đang rất sạch và trơn láng đột
ngột xuất hiện huyết khối làm tắc nghẽn mạch máu nuôi cơ tim. Bản thân cơ tim ở
người trẻ tuổi chưa hề trải qua sự thiếu máu nên không kịp thích nghi, và bị hoại
tử nhanh chóng. Nguy hiểm hơn cả là người trẻ thường chủ quan, không nghĩ
mình mắc phải căn bệnh này. Thạc sĩ Phạm Mạnh Hùng khuyên: “Phụ nữ nên thực
hiện dự phòng bệnh lý tim mạch từ khi còn trẻ, không đợi đến khi đã có dấu hiệu
của bệnh”.
Cách phòng ngừa NMCT tốt nhất là sử dụng những kháng tố trong đời
sống: giữ cho tinh thần thật thoải mái, thư giãn, nhìn bệnh tật ở mức độ trung dung
(không hời hợt quá và cũng không lo lắng thái quá). Cần chú trọng bữa ăn có đầy
đủ thành phần dinh dưỡng, nên ăn nhiều cá, sử dụng sinh tố C, E, tiền sinh tố A,
kiểm soát cân nặng, ăn nhiều rau quả, ăn ít muối, hạn chế mỡ, chăm tập luyện thể
thao, có cuộc sống tinh thần thoải mái và không hút thuốc lá.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tre_tuoi_cung_co_the_bi_nhoi_mau_co_tim_1.pdf