Do bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố trong xã hội hiện đại,
trẻ em dễ sinh ra ích kỷ,
không biết quan tâm, chia sẻ
với người khác. Từ đó cho
thấy việc giáo dục đạo đức
cho trẻ, dạy trẻ biết sống
nhân ái là một nhu cầu cấp
thiết.
7 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Trẻ sống nhân ái là nền tảng trở thành công dân tốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trẻ sống nhân ái là nền
tảng trở thành công dân tốt
Do bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố trong xã hội hiện đại,
trẻ em dễ sinh ra ích kỷ,
không biết quan tâm, chia sẻ
với người khác. Từ đó cho
thấy việc giáo dục đạo đức
cho trẻ, dạy trẻ biết sống
nhân ái là một nhu cầu cấp
thiết.
Trẻ sống ích kỷ có chiều
hướng gia tăng
Đây cũng chính là buổi hội
thảo chuyên đề “Học nhân ái,
biết sẻ chia” do Vụ tiểu học (Bộ GD-ĐT) phối hợp với
Công ty liên doanh Unilever Việt Nam tổ chức vừa qua tại
Hà Nội với sự tham gia của các chuyên gia tâm lý và giáo
dục, nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa, giáo viên bộ môn
giáo dục thể chất đại diện cho các trường tiểu học của TP
Hà Nội.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu, ông Đinh Phương Duy, Chủ
tịch hội khoa học tâm lý giáo dục TPHCM cho biết: “Giáo
dục trẻ sống nhân ái là nền tảng quan trọng để trẻ trở
thành công dân tốt sau này, là tiền đề cho việc tiếp thu, lĩnh
hội kiến thức và phát triển tài năng của trẻ và cũng là cốt
lõi của tiến trình giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ.
Tuy nhiên, hiện nay đang có thực trạng trẻ thường sống
khép kín, thiếu cởi mở, hoà đồng. Các em sống ích kỷ,
không quan tâm đến những người xung quanh, có thói quen
ỷ lại, lúc nào cũng muốn mình ở vị trí trung tâm, được thoả
mãn mọi yêu cầu. Trẻ bắt đầu có biểu hiện giải quyết vấn
đề theo kiểu “mạnh được, yếu thua”, từ đó dẫn đến tình
trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng”.
Vì sao lại có tình trạng như vậy? Phát biểu tại buổi hội
thảo, một số chuyên gia tâm lý cho rằng do điều kiện sống
quá đầy đủ, trong khi xu hướng hiện nay là ít con, nhiều
đứa trẻ trong các gia đình đã được cha mẹ quan tâm, lo lắng
hết mực nên các em trở nên ích kỷ, không biết quan tâm,
giúp đỡ, chia sẻ với những người thân trong gia đình, với
bạn bè, hay cả với những người có hoàn cảnh khó khăn,
thiệt thòi hơn mình.
Và chính tâm lý bao bọc con của phụ huynh, cố gắng dành
những điều kiện sống tốt nhất cho trẻ, vô tình tạo cho trẻ
cuộc sống khép kín, thiếu giao tiếp cộng đồng. Trong khi
đó, bản thân họ lại thiếu ý thức giáo dục trẻ về những giá trị
cuộc sống, hướng dẫn và khuyến khích trẻ thực hành.
Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ
Giáo dục và Đào tạo cũng phải thừa nhận: “Một hạn chế
hiện nay là nhà trường, gia đình, và đoàn thể chưa thực sự
tạo ra cho các em những cơ hội để học thực nghiệm về sự
chia sẻ, lòng nhân ái thông qua các hoạt động giáo dục thể
chất, vui chơi hàng ngày”. Đó là chưa nói đến tình hình
dạy và học môn đạo đức trong nhà trường còn nhiều bất
cập như hiện nay.
Học qua… thơ
Nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa Dương Trung Quốc đã
khẳng định: “Lòng nhân ái là biểu hiện của tình yêu
thương giữa con người và con người. Tình yêu thương ấy
bao hàm sự thông cảm, quan tâm, biết suy nghĩ đến môi
trường sống xung quanh, từ cảnh vật, con người, đến các
biến động của cuộc sống. Biến thành hành động cụ thể như
hy sinh vì người khác, nâng đỡ tinh thần, hỗ trợ vật chất,
gánh bớt khó khăn, san sẻ may mắn… Đây là một trong
những giá trị cuộc sống quí báu của người Việt Nam”.
Theo thống kê, cả nước hiện có gần 10 vạn đối tượng xã
hội, hơn một nửa trong đó có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,
đó là những người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật
nặng và người lang thang. Bên cạnh đó còn có khoảng 1,2
triệu em là trẻ khuyết tật với một tỷ lệ rất nhỏ đã may mắn
được chăm sóc và hỗ trợ. Hơn 1,17 triệu trẻ em sống trong
tình trạng đói nghèo cùng cực, trong đó có một bộ phận
không nhỏ các em phải lao động sớm để kiếm sống. Ước
tính có khoảng 8.500 trẻ trong độ tuổi từ 0-15 tuổi đang
sống với HIV và 22.000 trẻ mồ côi do mất cha mẹ vì
AIDS…
Chỉ riêng những con số đó đã đủ để nói lên, trong xã hội
đang còn rất nhiều hoàn cảnh thật đáng thương và đang cần
sự giúp đỡ. Và sự giúp đỡ ấy chỉ có thể phát huy được hiệu
quả tốt nếu cả xã hội cùng chung tay góp sức, trong đó
không thể thiếu trẻ em.
Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2010 quy
mô dân số nước ta đạt 86,44 triệu người, trong đó trẻ em
dưới 16 tuổi khoảng 29,37 triệu, chiếm 34% dân số (hiện
nay tỷ trọng trẻ em trong dân số là 28%). Với xu hướng cơ
cấu dân số trẻ, sự phát triển của trẻ em cũng như những
việc làm của trẻ càng có ý nghĩa đặc biệt.
Ông Lê Tiến Thành cho biết: “Vấn đề đặt ra là cần phải cân
bằng giáo dục các em học sinh của chúng ta cả về trí thức
và tri thức, đặc biệt là dạy cho các em về tinh thần tương
thân tương ái, biết quan tâm chia sẻ và sống nhân ái. Điều
này sẽ giúp các em trở thành những con người hoàn thiện
về nhân cách, phát triển toàn diện trong tương lai.”
Theo ông Đinh Phương Duy thì đó là giáo dục bằng trải
nghiệm, người lớn đóng vai trò gợi mở và hỗ trợ, giúp định
hướng trẻ làm những điều tốt, trong cuộc sống. Còn tác giả
Dorothy Law Notle thì lại có một gợi ý rất đặc biệt. Ông có
một bài thơ đã được in trong Tài liệu đổi mới phương pháp
quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục tích cực có
tên: EM LÀ TẤM GƯƠNG CHIẾU
Nếu sống với chỉ trích
Em chỉ biết chê bai
Nếu sống với thù hận
Em chỉ biết gây gổ
Nếu sống với bao dung
Em có lòng kiên nhẫn
Nếu sống trong khích lệ
Em có lòng tự tin
Nếu sống trong ca ngợi
Em biết cách tặng khen
Nếu sống trong công bằng
Em có lòng độ lượng
Nếu sống trong bình an
Em mang lòng tin cậy
Nếu sống trong tình thương
Em biết yêu chính mình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tre_song_nhan_ai_3763.pdf