Người lớn chúng ta thường chỉ chú ý đến những hành vi của con cái mà ít khi đểý
đến cách cư xử của chính mình. Ðứng vào cương vị c ủa trẻ em, đây là những
mong muốn mà các trẻem đòi hỏi từnơi cha mẹ:
-Trẻ em muốn thấy cha mẹyêu thương nhau và không cãi cọ. Bé sẽhọc rất nhanh
cách xử lý cơn giận dữcủa cha mẹ
-Trẻ em muốn cha mẹđối xửcông bằng với mọi đứa con trong gia đình
-Trẻ em muốn cha mẹtrung thực. Một lời nói dối nhỏcủa bạn có lẽkhông đểbạn
đểtâm, nhưng bé sẽ nhớ mãi và sẽ học theo đó
6 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Trẻ em muốn gì ở cha mẹ?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trẻ em muốn gì ở cha mẹ?
Người lớn chúng ta thường chỉ chú ý đến những hành vi của con cái mà ít khi để ý
đến cách cư xử của chính mình. Ðứng vào cương vị của trẻ em, đây là những
mong muốn mà các trẻ em đòi hỏi từ nơi cha mẹ:
-Trẻ em muốn thấy cha mẹ yêu thương nhau và không cãi cọ. Bé sẽ học rất nhanh
cách xử lý cơn giận dữ của cha mẹ
-Trẻ em muốn cha mẹ đối xử công bằng với mọi đứa con trong gia đình
-Trẻ em muốn cha mẹ trung thực. Một lời nói dối nhỏ của bạn có lẽ không để bạn
để tâm, nhưng bé sẽ nhớ mãi và sẽ học theo đó
-Trẻ em muốn cha mẹ khoan dung với người khác
-Trẻ em muốn cha mẹ tiếp đãi bạn bè chúng ân cần
-Trẻ em muốn cha mẹ biết xây dựng tinh thần tập thể
-Trẻ em muốn cha mẹ trả lời dứt khoát những thắc mắc của chúng. Bé muốn bạn
bỏ chút xíu thời gian ngay bây giờ chứ không phải trờ tới khi nào bạn rảnh. Nếu
bạn không biết câu trả lời thì bạn cũng nên thừa nhận điều đó
-Trẻ em muốn cha mẹ tạo giới hạn và phạt chúng khi cần nhưng không phải là
trước mặt mọi người
-Trẻ em muốn cha mẹ để ý nhiều tới những điểm tốt thay vì những khuyết điểm
của chúng
-Trẻ em muốn cha mẹ kiên định, không thay đổi thất thường
Trẻ em sinh ra từ đâu?
Bé Trâm năn nỉ Na:
- Cho tớ chơi búp bê với, tớ sẽ làm chị giữ em, chơi với em, cho em ăn, không để
em khóc đâu, còn cậu thì làm mẹ, đi làm kiếm tiền nuôi em, nấu cơm cho em ăn...
- Tớ không thích cho cậu chơi chung em bé với tớ...
Năn nỉ mãi không được, Trâm nói lẫy:
- Tớ không thèm em bé của cậu, tớ về nói mẹ đẻ em bé thiệt, biết khóc biết nói
nữa.
- Mẹ tớ nói là muốn có em bé phải lên chùa xin.
- Không phải, mẹ tớ nói muốn có em bé phải vào bệnh viện.
- Không đâu, mẹ tớ bảo tớ được con cò đem đến trước cửa nhà cho bố mẹ tớ mà,
nếu không phải bà Phật cho thì cậu ở đâu ra chứ?
- Mẹ bảo tớ ở trong bụng mẹ tớ chui ra.
- Cậu to thế làm sao ở trong bụng mẹ được, rồi làm sao cậu ăn uống được?
- Mẹ nói lúc mẹ mang tớ trong bụng, bụng mẹ to ơi là to, to thế này này - Bé Trâm
lấy tay vẽ một vòng thật to trên bụng mình.
Na cãi lại:
- Không đúng, mẹ tớ bảo mấy người bụng bự đó là do ăn đồ bậy ngoài đường nên
bị sình bụng đó.
Trâm khóc:
- Mẹ tớ không nói xạo, mẹ tớ nói thật, mẹ cậu mới nói xạo.
Tối hôm đó, trước khi đi ngủ Trâm kể lại việc tranh cãi với bạn Na về chuyện em
bé được sinh ra ở đâu và hỏi xem ai là người nói đúng. Mẹ Trâm trả lời:
- Con nói đúng, bố mẹ thương nhau và quyết định có con, con đã ở trong bụng mẹ
và các bác sĩ đã giúp đưa con ra với ba mẹ. Con đã sinh ra ở bệnh viện Từ Dũ, cái
bệnh viện ở gần siêu thị Hà Nội mà bữa rồi mẹ con mình đi mua hàng đó, con nhớ
không?
Không nghe tiếng con trả lời, mẹ Trâm biết con đã tạm chấp nhận câu trả lời của
mẹ và đã yên tâm chìm vào giấc ngủ. Vén tóc hôn con, mẹ Trâm biết rằng mình sẽ
còn phải tiếp tục "đối đầu" với những câu hỏi "hóc búa" khác của con…
Lời khuyên
Trẻ từ 3 tuổi trở lên hay đưa ra câu hỏi: "Con sinh ra ở đâu?", "Làm sao em bé
chui ra được?"… Chúng ta không cần giải thích quá tỉ mỉ, quá chi tiết về sự thụ
thai với những từ như trứng, tinh trùng, tử cung… Nếu cứ giải thích như vậy đối
với trẻ 5 - 6 tuổi, bạn chỉ làm cho trẻ càng chẳng hiểu gì. Cũng không nhất thiết
phải trả lời con sinh ra ở rốn, bụng, ở nách hoặc từ người khác hay một đấng tối
cao nào đó mang đến… Nếu trả lời theo kiểu như vậy, bạn sẽ phải nghe thêm
nhiều câu hỏi khác. Với câu hỏi này, mẹ của Trâm đã trả lời: "Con sinh ra tại bệnh
viện Từ Dũ" là khá hợp lý.
Trẻ em chỉ có thể hiểu những gì thật đơn giản và phải giải thích bằng giọng bình
thường như giải thích bất kỳ vấn đề nào khác, tránh đừng khó chịu, nóng nảy,
mắng át trẻ hoặc không rõ ràng càng làm trẻ tò mò hơn. Thực ra trẻ cũng đâu cần
phải giải thích cặn kẽ, chúng còn cả con đường phía trước để nhận thức vấn đề
phức tạp và tế nhị này.
Trẻ em và nỗi sợ hãi
Trẻ em luôn có nhiều câu hỏi: Ai vậy? Tại sao? Ở đâu? Khi nào? Cái gì? Có thể
những hình ảnh qua đi nhưng để lại ấn tượng mạnh trong trẻ em. Một tai họa, một
cảnh tượng hãi hùng, một thái độ nào đó... tất cả đều khiến trẻ em bị ám ảnh.
Ngay cả những cảnh trong phim ảnh cũng để lại ấn tượng ở trẻ em. Hội Truyền
hình về trẻ em Úc khuyên rằng trẻ em dưới 7 tuổi không nên xem truyền hình thời
sự, vì luôn có những cảnh hãi hùng. Nếu trẻ em muốn xem, phụ huynh nên cùng
xem và giải thích cho chúng hiểu. Không nên để trẻ em thấy những tờ báo có hình
ảnh dữ dội làm chúng sợ hãi. Thấy tai nạn, trẻ em sẽ lo không biết cha mẹ, ông bà,
hoặc anh chị em có bị nạn hay không.
Với trẻ em khoảng 12 tuổi, một cảnh tượng kinh hãi có thể làm rung chuyển thế
giới của trẻ em đến nỗi chúng không dám ra khỏi nhà. Cha mẹ phải khuyến khích
và trấn an chắc chắn rằng chúng sẽ không sao khi ra ngoài với cha mẹ, giải thích
sao cho trẻ em hiểu rõ mà an tâm.
Hãy cho trẻ em biết những tấm gương can đảm khi phải đối diện nghịch cảnh,
những điều tốt phát sinh từ các tai họa, đồng thời dạy chúng biết quan tâm người
khác, cần có tấm lòng để sống với nhau, người tốt rất nhiều, chỉ ít người xấu thôi.
Đây là các dấu hiệu cho thấy trẻ em đang sợ hãi:
- Ngủ không yên giấc, gặp ác mộng hoặc đái dầm
- Thay đổi thái độ như bướng bỉnh, bất tuân, gây hấn, năng động thái quá
- Bỏ thói quen hằng ngày, hay nói đến những điều vô nghĩa, ngớ ngẩn, nhạy cảm
với âm thanh
- Không thích đi học, hay đau nhức, thay đổi các ý thích
- Luôn đeo bám cha mẹ hoặc người lớn
- Tham gia các hoạt động nguy hiểm như lạm dụng chất kích thích hoặc phóng xe
bạt mạng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tam_ly_lua_tuoi_phan_26_1694.pdf