Trắc nghiệm Hóa học 10 (3 mức độ)

1 .Phát biểu nào dưới đây là không đúng?

A. Số hiệu nguyên tử bằng số điện tích hạt nhân.

B. Số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số proton và bằng số electron có trong nguyên tử.

C. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

D. Số khối của hạt nhân bằng tổng số proton và số notron.

2. Hãy chọn định nghĩa đúng về đồng vị.

A. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron

B. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số nơtron

C. Đồng vị là những chất có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron

D. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron

 

doc18 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 2151 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Trắc nghiệm Hóa học 10 (3 mức độ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ A. TRẮC NGHIỆM BIẾT 1 .Phát biểu nào dưới đây là không đúng? A. Số hiệu nguyên tử bằng số điện tích hạt nhân. B. Số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số proton và bằng số electron có trong nguyên tử. C. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. D. Số khối của hạt nhân bằng tổng số proton và số notron. 2. Hãy chọn định nghĩa đúng về đồng vị. A. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron B. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số nơtron C. Đồng vị là những chất có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron D. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron 3. Cho biết cấu hình electron của X và Y lần lượt là: X :1s22s22p63s23p3 và Y: 1s22s22p63s23p64s1. Nhận xét nào sau đây đúng? A. X, Y đều là khí hiếm. B. X, Y đều là phi kim. C. X, Y đều là kim loại. D. Y là kim loại còn X là phi kim. 4. Một nguyên tử X có 26 electron và 30 nơtron. Kí hiệu phù hợp với X là A. B. C. D. 5. Cho 4 nguyên tử ::,,,. Cặp nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học là A.cặp Z, T B.cặp Y, Z C.cặp X,Y và cặp Z,T D. cặp X, Y 6. Số electron tối đa ở các lớp K và M lần lượt là A.18 và 32 B. 2 và 18 C. 8 và 18 D. 2 và 8 7. Tổng số hạt (p, e, n) trong  là A. 11 B. 23 C. 34 D. 22 8. Điều nào sau đây sai ? A. Phân lớp s có tối đa 2 electron B. Phân lớp p có tối đa 6 electron C. Phân lớp f có tối đa 14 electron D. Phân lớp d có tối đa 8 electron HIỂU 9. Nguyên tử R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s2. Hạt nhân R có 20 nơtron. Số khối của R là A. 27 B. 40 C. 39 D. 38 10. Cho hai nguyên tố X ( Z = 16) và Y ( Z = 19). Phát biểu nào sau đây là đúng? A. X là phi kim. Y là kim loại B. X là kim loại, Y là phi kim C. X và Y đều là phi kim D. X và Y đều là kim loại 11. Nguyên tử của nguyên tố M có cấu hình electron là 1s22s22p4. Trong nguyên tử M, số electron ở mức năng lượng cao nhất là A. 2 B. 4 C. 8 D. 6 12. Nguyên tử có đường kính lớn gấp khoảng 10000 lần đường kính hạt nhân. Nếu hạt nhân có đường kính 500 nm thì đường kính nguyên tử sẽ là A. 1 cm B. 5 cm C. 50 cm D. 0,5 cm 13. Các electron của nguyên tử nguyên tố A được phân bố trên 3 lớp, lớp M có 2 electron. Số hiệu nguyên tử của A là A.13 B.12 C.11 D. 14 14. Nguyên tử nào có 3 lớp electron và lớp ngoài cùng có 5 electron là A.N (Z=19) B.Y (Z=13) C.X (Z=11) D. M (Z=15) 15. Cho số hiệu nguyên tử của X, Y, R và T lần lượt là 6, 7, 9, 19. Số nơtron của chúng lần lượt là 6, 7, 10, 20. Kí hiệu viết sai là A.  B.  C.  D.  16. Cho hai nguyên tố M và N có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11 và 13. Cấu hình electron của M và N lần lượt là A. 1s22s22p63s1 và 1s22s22p63s13p2. B. 1s22s22p7 và 1s22s22p63s23p1. C. 1s22s22p63s1 và 1s22s22p63s23p1. D. 1s22s22p63s1 và 1s22s22p63s23p3. 17. Tổng số hạt của anion  là A.53 B.52 C. 51 D. 54 18. Tổng số hạt của cation  là A. 59 B. 60 C. 61 D. 57 19. Số electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 13; 20 lần lựơt là A. 1; 3 B. 3; 2 C. 2; 1 D. 3; 1 20. Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 28 electron; 34 nơtron; 28 proton ? A.  B.  C.  D.  21. Trong nguyên tử của nguyên tố X có 19 electron và 20 nơtron. Số khối và số lớp electron của nguyên tử X lần lượt là A. 39 và 3. B. 40 và 4. C. 39 và 4. D. 40 và 3. 22. Cấu hình electron của nguyên tố X là 1s22s22p63s23p4. Biết rằng số khối của X là 32 thì trong hạt nhân X có A. 16 proton và 16 nơtron B. 16 proton và 61 nơtron C. 11 proton và 11 nơtron D. 16 proton và 32 nơtron VẬN DỤNG 23. Hai đồng vị của một nguyên tố X là X1 và X2 có tổng số hạt lần lượt là 18 và 20. Biết % các đồng vị và các hạt trong X1 bằng nhau. Nguyên tử khối trung bình của X là A. 13 B.35.5 C. 12,011 D. 24,4 24. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Số khối của X là A. 56 B. 40 C. 35 D. 23 25. Một nguyên tố X có hai đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân nguyên tử X có 35 proton. Trong nguyên tử của đồng vị 1 có 44 nơtron. Số nơtron trong đồng vị 2 nhiều hơn trong đồng vị 1 là 2 nơtron. Giá trị là A. 77,50 B. 81,00 C. 78,8 D. 79,92 26.Cặp nguyên tử nào có cùng số nơtron? A.  và . B.  và  C. và . D. và . 27. Nguyên tố silic có 3 đồng vị: (92,23%) ;(4,67%); còn lại là . Nguyên tử khối trung bình của silic là A. 28,80 B. 27,08 C. 28,11 D. 28,50 28. Tổng số hạt trong nguyên tử Y là 46, trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là một hạt. Số khối và số hiệu nguyên tử của Y lần lượt là A. 31 và 15 B. 56 và 26 C. 28 và 14 D. 32 và 16 29. Đồng tự nhiên gồm hai đồng vị  và  (biết= 63,54). Kết luận đúng là A. chiếm tỉ lệ 73% B.  chiếm tỉ lệ 73% C.  có tỉ lệ % gấp đôi  D. ,  đều có tỉ lệ 50% 30. Trong tự nhiên, brom có hai đồng vị là , còn lại là % đồng vị . Nguyên tử khối trung bình của brom là A.79,91 B. 81,0 C. 79,0 D. 80,1 B. TỰ LUẬN Câu 1: Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 46. Trong đó số hạt không mang điện = 8/15 số hạt mang điện. Xác định số hiệu nguyên tử và nguyên tử khối của X. Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 8. Xác định tên A và B? Câu 3: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 180. Trong đó số hạt mang điện chiếm 58,89% tổng số hạt. Xác định cấu tạo nguyên tử X. Câu 4: Một oxit có công thức M2O có tổng cố hạt (proton, electron, nơtron) là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Xác định công thức phân tử của oxit đó. Câu 5: Một nguyên tố X có 3 đồng vị: ; ;. Biết tổng số khối của ba đồng vị là 87, tổng khối lượng của 200 nguyên tử là 5621,4u. Mặt khác số nơtron của đồng vị 2 nhiều hơn đồng vị 1 là 1 đơn vị. a. Tìm các số khối từng đồng vị. b. Biết trong đồng vị 1 số proton bằng số nơtron, xác định tên nguyên tố X và tìm số nơtron trong 3 đồng vị đó. CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NTHH VÀ ĐL TUẦN HOÀN A. TRẮC NGHIỆM BIẾT 1. Các nguyên tố nhóm kim loại kiềm tác dụng với chất nào sau đây giải phóng khí hidro? A.S B.Cl2 C.H2O D.CO2 2. Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử, tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố biến đổi như thế nào? A.Tất cả đều yếu dần B.Yếu và mạnh dần C.Mạnh và yếu dần D.Tất cả đều mạnh dần 3. Số nguyên tố thuộc chu kì 4 và 6 là A.8 và 18 B.8 và 32 C.18 và 32 D.2 và 18 4. Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là các nguyên tố A. s và p B. s C. p D. d và f 5. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VIIA là A. ns2np4 B. ns2np3 C. ns2np6 D. ns2np5 6. Phát biểu nào sau đây không đúng với nhóm kim loại kiềm ? A.Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1. B.Tác dụng với halogen tạo muối halogenua. C.Có khuynh hướng nhận 7 electron. D.Tác dụng mạnh với nước tạo hiđroxit. 7. Oxit cao nhất của một nguyên tố Y ứng với công thức là YO. Nguyên tố Y là A. nhôm. B. photpho. C. natri. D. canxi. 8. Nhóm nguyên tố nào sau đây có khuynh hướng nhường 2 electron trong các phản ứng hoá học ? A. VIA B. IIA C. IIIA D. VIB 9. Chọn câu phát biểu đúng đối với các nguyên tố thuộc cùng một chu kì theo chiều tăng điện tích hạt nhân? A. Tính phi kim giảm dần. B. Bán kính nguyên tử tăng dần. C. Tính axit của các hiđroxit tăng. D. Độ âm điện giảm dần. 10. Dãy nguyên tử nào sau đây được xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải? A. O, S, Se, Te B. I, Br,Cl, F C. Na, Mg, Al, Si D. C, N, O, F 11. Độ âm điện các nguyên tố: F; Cl ; Br ; I được xếp theo thứ tự tăng dần là dãy nào sau đây ? A. I; Br; Cl; F B. F; Cl; Br; I C. Cl; I; Br; F D. Br; I; Cl; F 12. Chọn câu phát biểu đúng khi nói về tính kim loại và tính phi kim? A. Tính phi kim càng mạnh khi bán kính nguyên tử càng lớn và độ âm điện càng nhỏ. B. Nguyên tử càng dễ mất electron, tính kim loại càng mạnh và tính phi kim càng yếu. C. Tính kim loại càng mạnh khi bán kính nguyên tử càng nhỏ và độ âm điện càng lớn. D. Nguyên tử càng dễ thu electron, tính phi kim càng yếu và tính kim loại càng mạnh. HIỂU 13. Tính axit của dãy hiđroxit :H2SiO3 ; H2SO4 ; HClO4 biến đổi như thế nào theo chiều từ trái sang phải? A. Tăng B. Giảm C.Không thay đổi D.Vừa giảm vừa tăng 14. Cho các nguyên tố : Be ; B ; C ; Mg ; Al ; Ca. Những nguyên tố có tính chất hoá học tương tự nhau là A.C; B; Al B.B; Mg; Al C. Be; Al; C D.Be; Mg; Ca 15. Nguyên tố R có cấu hình electron nguyên tử 1s22s22p3. Công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro lần lượt là A. R2O5 và RH2 B. RO2 và RH3 C. R2O5 và RH3 D. R2O5 và RH. 16. Nguyên tố X có 2 phân lớp cuối cùng là 3d104s1. X thuộc chu kì và nhóm nào sau đây ? A. Chu kì 4 và nhóm IA B. Chu kì 4 và nhóm IB C. Chu kì 3 và nhóm IB D. Chu kì 4 và nhóm VIIIB 17. Xét ba nguyên tố có cấu hình electron là:(X): 1s22s1; (Y): 1s22s2; (Z): 1s22s22p1. Tính bazơ của các hidroxit của X, Y, Z được xếp theo thứ tự tăng dần là A. XOH < Y(OH)2 < Z(OH)3 B. XOH < Z (OH)3 < Y(OH)2 C. Z(OH)3 < Y(OH)2 < XOH D. Z(OH)3 < XOH < Y(OH)2 18. Nguyên tố lưu huỳnh có số thứ tự là 16. Công thức oxit cao nhất của lưu huỳnh là A. S2O5 B. SO3 C. S2O7 D. S2O3 19. Trong bảng tuần hoàn nguyên tố X có số thứ tự 16. Nguyên tố X thuộc A. chu kì 3, nhóm VIA. B. chu kì 6, nhóm IVA. C. chu kì 3, nhóm IVA. D. chu kì 6, nhóm VIA. 20. Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIA. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là: A. 1s22s22p63s23p64s2 B. 1s22s22p63s23p44s2 C. 1s22s22p63s23p63d10 4s2 D.1s22s22p63s23p34s2 21. Nguyên tố R có 5 electron cuối cùng thuộc phân lớp 3p. Cấu hình electron đầy đủ của R là A.1s22s22p63s23p5 B. 1s22s22p63p5 C.1s22s22p63s13p5 D. 1s22s22p53s33p5 VẬN DỤNG 22. Nguyên tố R tạo được oxit cao nhất là RO3. Trong hợp chất khí với hiđro, R chiếm 94,12% về khối lượng. Tên của R là A. nhôm (27) B.lưu huỳnh (32) C.nitơ (14) D. oxi (16) 23. Khi cho 0,345 gam một kim loại kiềm M tác dụng hoàn toàn với nước dư, thu được 0,168 lít khí hiđro (đktc). Số thứ tự chu kì và nhóm của M trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 2, nhóm IA B. chu kì 3, nhóm IA C. chu kì 2, nhóm IIA D. chu kì 3, nhóm IB 24. X và Y là hai nguyên tố đứng liên tiếp nhau trong cùng một chu kì có tổng số hạt proton là 19. Giả sử ZX < ZY. Nhận xét nào sau đây đúng? A. X là kim loại, Y là phi kim. B. X là phi kim, Y là khí hiếm. C. X và Y đều là kim loại. D. X là khí hiếm, Y là kim loại. 25. Một nguyên tố R thuộc nhóm VA, chiếm 91,176% trong hợp chất khí với hiđro. Nguyên tử khối của R là A.14 B. 23 C. 24 D.31 26. Khi cho 1,00 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng hết với nước dư, thu được 0,56 lít khí (đktc). Tên kim loại đó là (Cho Mg = 24; Be = 9; Ba = 137; Ca = 40). A. magiê B. beri C. bari D. canxi 27. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH3 . Trong oxit cao nhất của R chứa 74,07% oxi về khối lượng. Nguyên tố R là  A. P = 31 B. S = 32 C. N = 14 D. Si = 28 28. Cho 7,8 gam kim loại M có hoá trị hai tác dụng với dung dịch HCl dư, thu 2,688 lít khí (đktc). Kim loại M là A. Ca = 40 B. Al = 27 C. Zn = 65 D. Mg = 24 29. Một nguyên tố R thuộc chu kì 4, nhóm IIA. Tổng số hạt mang điện của R là A. 38 B. 40 C. 26 D.30 B. TỰ LUẬN Câu 1: Cho 10,1g hỗn hợp A gồm Na và K tan hoàn toàn trong nước dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Tìm thành phần % về khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp A (cho K = 39; Na = 23) Câu 2: Cho 6,4 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IIA, thuộc hai chu kì liên tiếp, tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). a. Xác định tên hai kim loại đó (cho Be = 9; Mg = 24; Ca = 40; Sr = 88; Ba = 137). b. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl phản ứng. Câu 3: Hòa tan 15,6 gam một kim loại kiềm A vào 50 ml nước (), sau một thời gian thu được 4,48 lít khí (đktc) và dung dịch X. a. Xác định tên kim loại A. b. Tính nồng độ % của dung dịch X. Câu 4: Hãy nêu các tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố khi biết cấu hình electron nguyên tử: a. Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2 b. P ( Z = 15): 1s22s22p63s23p3 c. S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4 d. Cl ( Z = 17): 1s22s22p63s23p5 Câu 5: Cho nguyên tố kim loại M. - Tỉ lệ khối lượng của clo trong hai muối MClx và MCly là 1:1,173. - Tỉ lệ khối lượng của oxi trong hai oxit MO0,5x và M2Oy là 1:1,173. Tính nguyên tử khối của M. CHƯƠNG 3:, LIÊN KẾT HÓA HỌC A. TRẮC NGHIỆM BIẾT 1. Dãy các chất được xác định cấu trúc tinh thể hoàn toàn đúng ? A. Tinh thể kim cương thuộc loại tinh thể nguyên tử. B. Tinh thể muối ăn, iot thuộc loại tinh thể ion. C. Tinh thể natri clorua, sắt, đồng, nhôm, vàng thuộc loại tinh thể kim loại. D. Tinh thể nước đá, đá khô (CO2), iot và muối ăn thuộc loại tinh thể phân tử. 2. Naphtalen và iot dễ thăng hoa và không dẫn điện vì A. Naphtalen và iot thuộc mạng tinh thể phân tử, các liên kết yếu nên dễ tách khỏi bề mặt của tinh thể, do đó dễ thăng hoa và không dẫn điện. B. Naphtalen và iot thuộc mạng tinh thể kim loại. C. Naphtalen và iot thuộc mạng tinh thể ion. D. Naphtalen và iot thuộc mạng tinh thể nguyên tử, các liên kết yếu nên dễ bị phá vỡ khi có tác nhân từ bên ngoài, do đó dễ thăng hoa và không dẫn điện. 3. Hãy chọn phát biểu đúng: Liên kết ion là gì ? A. Liên kết ion được tạo thành bằng lực hút giữa electron mang điện dương và các electron mang điện âm. B. Là liên kết được tạo thành giữa các nguyên tử kim loại và phi kim C. Là liên kết được tạo thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu nhau. D. Là liên kết được tạo thành bởi lực hút giữa các electron mang điện âm và các ion của nguyên tử phi kim. 4. Muối ăn (NaCl) có nhiệt độ nóng chảy cao. ở trạng thái rắn, NaCl thuộc dạng tinh thể A. ion B. nguyên tử C. phân tử D. kim loại HIỂU 5 . Nguyên tố X có 3 electron hoá trị và nguyên tố Y có 6 electron hoá trị. Công thức hợp chất tạo bởi X và Y có thể là A. XY B. X3Y2 C. X2Y3 D. XY2 6. Cho các hợp chất sau: KCl, CaCl2, P2O5, BaO, AlCl3. Dãy chất có liên kết cộng hoá trị là A. CaCl2, P2O5, KCl B. BaO, P2O5, AlCl3 C. P2O5, AlCl3 D.KCl, AlCl3, BaO 7. Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết ion? A. PH3 B. CO2 C. MgO D. H2S 8. Số oxi hoá của nguyên tố clo trong các hợp chất của dãy nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần ? A. HClO, HClO2, HClO3, HClO4 B. HClO4, HClO3, HClO2, HClO C. HClO2, HCl, HClO3, HClO, HClO4 D. HCl, HClO3, HClO, HCl 9. Số oxi hoá của cacbon được xếp tăng dần theo thứ tự A. CO, CH2O, CH4, CO2. B. CH4, C, CO, CO32- . C. CH4, C, CO2, CO32-. D. CH3Cl, CO, CO2, C. 10. Trong ion  có số proton, electron, nơtron lần lượt là A. 16, 16, 16 B. 16, 18, 17 C.16, 18, 16 D.18, 16, 16 11. Biết tính phi kim giảm dần theo thứ tự sau F, O, Cl. Trong các hợp chất sau phân tử có liên kết phân cực nhất là A. F2O B. Cl2O C. ClF D. O2 12. Kết luận nào sau đây không chính xác? A. Phân tử CO2 không phân cực B. Phân tử N2 có liên kết ba bền C.Trong phân tử HCl cặp e chung lệch về phía nguyên tử H D. Trong phân tử C2H4 có liên kết đôi 13. Số oxi hóa của mangan và lưu huỳnh trong các chất : KMnO4 ; MnO2 ; H2S ; SO3 lần lượt là A. +7; +4; -2; +3 B. +7; +4; -2; +6 C. +7; +4; -2; +4 D.+7; +4; -2; +5 14. Số oxi hóa của sắt trong các oxit FeO; Fe2O3; Fe3O4 lần lượt là A.+2 ; +2 ; +8/3 B.+2 ; +2/3 ; +3 C.+2 ; +3 ; +4 D.+2 ; +3 ; +8/3 15. Dãy chất mà nguyên tố trung tâm có cùng số oxi hoá là A. FeO; CaO; Cu2O. B. CO2; Na2CO3; CO C. FeO; Fe2O3; Fe3O4. D. SO3; H2SO4; Na2SO4. Chương 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ BIẾT 1. Câu nào đúng trong các câu sau? A. Phản ứng phân hủy luôn là phản ứng oxi hóa ( khử. B. Phản ứng thế trong hoá học vô cơ luôn là phản ứng oxi hóa ( khử. C. Phản ứng trao đổi luôn là phản ứng oxi hóa ( khử. D. Phản ứng trung hoà là phản ứng oxi hóa ( khử. HIỂU 2. Cho một đinh sắt vào dung dịch đồng(II) sunfat, xảy ra phản ứng A. Thế, oxi hoá ( khử B. Phân huỷ, oxi hoá ( khử C. Hoá hợp, oxi hoá ( khử D. Trao đổi, oxi hoá ( khử 3. Sự biến đổi nào sau đây là sự khử? A. S-2  So + 2e. B. Mn+7 Mn+4 + 3e C. Alo Al+3 + 3e. D. Mn+7 + 3e Mn+4 4. Vai trò của HCl trong phản ứng: 16HCl + 2KMnO42MnCl2 + 5Cl2 + 2KCl + 8H2O là A. Chất oxi hoá và môi trường B. Chất khử và môi trường C. Chất oxi hoá D. Chất oxi hoá và chất khử 5. Hệ số của chất bị khử và hệ số của chất bị oxi hóa trong phương trình hóa học sau đây : P + H2SO4H3PO4 + SO2 + H2O là A. 5 và 2 B. 7 và 9 C. 2 và 5 D. 7 và 7 6. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử ? A. Al4C3+12H2O4Al(OH)3+ 3CH4 B. Zn + CuCl2  ZnCl2 + Cu C. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O D. NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3 7. Cho phương trình phản ứng: Fe + H2SO4 (đặc, nóng)X + Y + Z. Các chất X, Y, Z lần lượt là A.Fe2(SO4)3, SO2, H2O B.FeSO4, H2O, SO2 C.Fe2(SO4)3, H2O, H2 D.FeSO4, H2O, H2 8. Xét phản ứng hóa học: 3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2 . Điều khẳng định nào sau đây đúng ? A. Chất khử là Fe2O3, chất oxi hóa là CO. B. Chất khử là CO, chất oxi hóa là Fe2O3. C. Chất khử là Fe, chất oxi hóa là CO2. D. Chất khử là CO2, chất oxi hóa là Fe2O3. 9. Dãy chất nào nào có thể đóng vai trò đều là chất khử? A. Na+; S2- B. Ag, Cu2+ C. Cu2+; SO2 D. Al; S2- 10. Nguyên tử nào dưới đây đã nhường 2 electron để đạt cấu hình bền vững? A.D (Z = 12) B.C (Z = 11) C.B (Z = 9) D.A (Z = 8) 11. Thể tích khí SO2 ((đktc) được giải phóng khi hoà tan hết 11,2 gam Fe theo phản ứng Fe + H2SO4 đặc nóngFe2(SO4)3 + SO2 + H2O (Fe=56). A. 8,96 lít B. 4,48 lít C. 1,12 lít D. 6,72 lít 12. Cho phản ứng oxi hóa – khử sau: a FeS2 + b O2  c Fe2O3 + d SO2 . Biết a, b, c, d là các số nguyên dương tối giản. Tổng (a + b) là A. 6 B. 15 C.19 D. 12 13. Trong phản ứng Cl2 + 2H2O ( 2HCl + 2HClO, Cl2 đúng vai trò là A. chất oxi hóa. B. chất khử. C. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá. D. chất bị oxi hoá 14. Số oxi hóa của N trong NxOy là A. +2y B. +2y/x C. +2x D. +2x/y 15. Lưu huỳnh vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây ? A. S + MgMgS B. S + 6HNO3H2SO4 + 6NO2 + 2H2O C. S + O2SO2 D. S+6NaOH2Na2S+Na2SO3 + 3H2O 16. Để tạo thành anion O2- thì nguyên tử oxi phải A. nhận một electron B. cho hai electron C. nhận hai electron D. cho một electron 17. Phản ứng giữa Cu với axit sunfuric đặc nóng thuộc loại phản ứng A. oxi hóa – khử. B.phân huỷ. C. hóa hợp. D.trao đổi. 18. Số oxi hóa của N trong NH3, HNO2,  lần lượt là A. +3, +5, -3 B. -3, +3, +5 C. +3, -3, +5 D. +5, -3, +3 19. Thể tích dung dịch HNO3 0,1M cần thiết để hoà tan vừa hết 1,92 gam Cu theo phản ứng Cu + HNO3Cu(NO3)2 + NO + H2O (Cu=64). A. 0,08 lit B. 0,3 lit C. 0,4 lit D. 0,8 lit 20. Trong phản ứng giữa kim loại kẽm và dung dịch đồng (II) sunfat : Zn + CuSO4  Cu + ZnSO4. Một mol Cu2+ đó A. nhường 2 mol electron. B. nhận 1 mol electron. C. nhường 1 mol electron. D.nhận hai mol electron. 21. Cho những cặp chất sau, cặp chất nào không xảy ra phản ứng? A. H2S và H2SO4đ B. Cu và AgNO3 C. H2S và SO2 D. O2 và Cl2 22. Trong phản ứng : 2NO2 + 2NaOH ( NaNO3 + NaNO2 + H2O. NO2 đóng vai trò A. là chất oxi hóa. B.là chất oxi hóa, đồng thời cũng là chất khử. C.là chất khử. D.không là chất oxi hoá, cũng không là chất khử. 23. Dãy chất nào đúng vai trò vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử? A. Al3+; S2- B. Ag; Na+ C. Mg2+; Cu2+ D. Fe2+; SO2 24. Có các phản ứng sau: (1) MnO2 + 4HClMnCl2 + Cl2 + 2H2O (2) Mg + 2HClMgCl2 + H2 (3) CuO + 2HClCuCl2 + H2O Phản ứng mà HCl đúng vai trò chất khử là A. (1) và (2) B.(3) C.(1) D.(2) B. TỰ LUẬN Câu 1: Viết sơ đồ hình thành liên kết và phương trình hóa học giữa: Al (Z=13) với O (Z=8), K (Z=19) với Cl (Z=17), Na (Z=11) với Cl (Z=17), Mg (Z=12) với O (Z=8), Na (Z=11) với S (Z=16). Câu 2: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử: Cl2, CH4, C2H4, C2H2, NH3, H2O. Nhận xét số electron xung quanh mỗi nguyên tử. Câu 3: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất và ion sau ? a. Crom trong ; Cr2O3; K2CrO4; CrCl2;; b. Lưu huỳnh trong H2S; H2SO3; H2SO4; Na2SO3; SO3; SO2; . c. Nitơ trong NH3; Na3N; ; ; NO; NO2; N2O; NH4NO2; d. Clo trong KClO3;; KClO2; NaClO; HClO4. e. Mangan trong MnO2; MnCl2;; K2MnO4; MnSO4; Mn2+. g. Sắt trong FeCl2; Fe2O3; FeS2; Fe3O4; Fe2+; Fe2(SO4)3. Câu 4: Lập các phương trình hóa học sau bằng phương pháp thăng bằng electron: a. KMnO4 + HCl  KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O b. FeO +HNO3Fe(NO3)3 + NO +H2O c. Al + H2SO4 Al2(SO4)3 + SO2 + H2O d. Fe + HNO3(đ)  Fe(NO3)3 + NO2 + H2O; e. Zn + HNO3 Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O g. MnO2 + HCl(đ)  MnCl2 + Cl2 + H2O h. Cu + HNO3  Cu(NO3)2 + NO + H2O i. Cu2S + HNO3Cu(NO3)2 + CuSO4 + NO2 + H2O k. FeS2 + HNO3Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O l. HNO3 + H2S  H2SO4 + NO + H2O; Câu 5: Hòa tan 10 gam muối sắt (II) sunfat không tinh khiết trong nước được 200 ml dung dịch A. Axit hóa 20 ml dung dịch này bằng dung dịch H2SO4 loãng. Dung dịch các chất này tác dụng với 25 ml dung dịch KMnO4 0,04M thì thấy màu hồng xuất hiện. a. Viết tất cả các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra b. Bao nhiêu mol FeSO4 tác dụng với 1 mol KMnO4? Bao nhiêu mol FeSO4 tác dụng với 25 ml dung dịch KMnO4 đã cho? c. Bao nhiêu gam FeSO4 có trong 200 ml dung dịch ban đầu? (Fe=56, S=32, O=16, H=1) CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN A. TRẮC NGHIỆM BIẾT 1. Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các halogen đơn chất A. Tăng dần. B. giảm dần. C. vừa tăng, vừa giảm. D. không thay đổi. 2. Ở trạng thái cơ bản các nguyên tố halogen có mấy electron độc thân? A. 1 B. 3 C. 5 D.7 3. Chất nào có tính khử mạnh nhất? A. HI. B. HCl. C. HF. D. HBr. 4. Axit không thể đựng trong bình thủy tinh là A. HCl. B. HF. C. HNO3 D. H2SO4. 5. Phản ứng nào chứng tỏ HCl là chất khử? A. 2HCl + Mg MgCl2+ H2 . B. HCl + NaOH NaCl + H2O. C. MnO2+ 4 HCl  MnCl2+ Cl2 + 2H2O. D. NH3+ HCl  NH4Cl. 6. Hãy lựa chọn phương pháp điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm A. NaCl tinh thể và H2SO4đặc. B. Clo tác dụng với H2O. C. Tổng hợp từ H2 và Cl2. D. Thủy phân AlCl3 7. Cho dãy axit: HF, HCl, HBr, HI. Theo chiều từ trái sang phải tính chất axit biến đổi như sau A. Tăng. B. Không tăng, không giảm. C. Vừa tăng, vừa giảm. D. Giảm. 8. Hiện tượng xảy ra khi đốt natri nóng chảy trong khí clo? A. Xuất hiện khói màu nâu. B. Có ngọn lửa sáng chói. C. Nghe thấy tiếng nổ lách tách. D. Cả A, B và C. 9. Trong phản ứng clo với nước, clo là chất: A. vừa oxi hóa, vừa khử. B. oxi hóa. C. khử. D. không oxi hóa, khử. 10. Chỉ ra đâu không phải là đặc điểm chung của tất cả các halogen ? A. Halogen là những phi kim điển hình. B. Liên kết trong phân tử halogen X2 không bền lắm, chúng dễ tách thành 2 nguyên tử halogen X. C. Nguyên tử halogen dễ thu thêm 1 electron. D. Các nguyên tố halogen đều có khả năng thể hiện các số oxi hoá –1, +1, +3, +5, +7. 11. Dung dịch AgNO3 không phản ứng với dung dịch nào sau đây? A. NaI. B. NaF. C. NaBr. D. NaCl. 12. Trong phòng thí nghiệm khí clo được điều chế từ HCl đặc tác dụng với hóa chất nào sau đây? A. HClO. B. MnO2. C. KCl D. NaCl. 13. Tại sao người ta điều chế được nước clo mà không điều chế được nước flo. A. Vì flo không tác dụng với nước. B. Vì flo có thể tan trong nước. C. Vì flo có thể bốc cháy khi tác dụng với nước. D. Vì một lí do khác. 14. Chất nào sau đây có độ tan tốt nhất? A. AgBr. B. AgI. C. AgF. D.AgCl. 15. Khả năng hoạt động hoá học của các đơn chất halogen là A. Kém. B. Trung bình. C. Mạnh. D. Rất kém. 16. Thuốc thử để phân biệt dung dịch KI là A. quì tím. B. dung dịch AgNO3. C. clo và hồ tinh bột. D.hồ tinh bột. 17. Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của thuốc sát trùng. Đó chính là Clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn là do A. clo độc nên có tính sát trùng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTN 10_3 mức độ.doc
  • docTN 10_3 mức độ_bổ sung.doc
Tài liệu liên quan