Sau khi kết thúc bài học, sinh viên có thể:
1. Trình bày được nội dung và vai trò của vệ sinh học môi trường và nghề nghiệp
trong việc phát hiện và kiểm soát các yếu tố nguy cơ môi trường và nghề
nghiệp
2. Trình bày các khái niệm cơ bản về yếu tố nguy cơ, đánh giá nguy cơ môi
trường và nghề nghiệp
8 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 819 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tổng quan về vệ sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TỔNG QUAN VỀ VỆ SINH
Thời lƣợng: 2 giờ
Mục tiêu bài học:
Sau khi kết thúc bài học, sinh viên có thể:
1. Trình bày được nội dung và vai trò của vệ sinh học môi trường và nghề nghiệp
trong việc phát hiện và kiểm soát các yếu tố nguy cơ môi trường và nghề
nghiệp
2. Trình bày các khái niệm cơ bản về yếu tố nguy cơ, đánh giá nguy cơ môi
trường và nghề nghiệp
Nội dung
1. Môi trƣờng và mối liên quan tới sức khỏe con ngƣời:
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khỏe được định nghĩa là “trạng thái hoàn toàn
khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh,
tật” (WHO, 1948)
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường:
Theo Từ điển Sức khỏe và an toàn Môi trường và nghề nghiệp của Lewis: “Là tất cả
các điều kiện bên ngoài có thể ảnh hưởng đến đời sống, sự phát triển và sinh tồn của
một cá thể sống. Nó bao gồm nước, không khí, đất, tất cả thực vật, con người và động
vật và mối quan hệ qua lại giữa chúng” (Vincoli, 2000)
Theo định nghĩa của Last trong từ điển Dịch tễ học (Last, 2001): “Môi trường là tất cả
những gì bên ngoài cơ thể con người. Môi trường có thể được phân ra là môi trường
vật lý, sinh học, xã hội, văn hóa v.v. và bất cứ điều gì có thể ảnh hướng tới sức khỏe
của quần thể”
Để xác định các yếu tố thuộc về môi trường, liên quan tới sức khỏe môi trường, Tổ
chức Y tế thế giới (WHO, 2006) cũng đưa ra định nghĩa mang tính thực tế hơn về môi
trường, tập trung vào các yếu tố liên quan đến sức khỏe, đó là “Môi trường là tất cả
các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, cũng như các yếu tố có thể tác động đến hành vi
liên quan” trong đó các ví dụ yếu tố vật lý, hóa học, sinh học có thể kể đến như tiếng
ồn trong môi trường, thành phần ô nhiễm trong nước sinh hoạt, v.v. và các yếu tố hành
vi liên quan đến môi trường như rửa tay, hút thuốc nơi công cộng v.v.
Môi trường có ảnh hưởng rất chặt chẽ tới sức khỏe con người. Ngay từ khi cách mạng
công nghiệp diễn ra đầu tiên trên nước Anh, đất nước này đã ghi nhận rất nhiều vấn đề
nghiêm trọng liên quan đến ô nhiễm mỗi trường sống do công nghiệp hóa mang lại.
Việc lạm dụng hóa chất trong công nghiệp đã gây nên ô nhiễm nghiêm trọng không
khí, nguồn nước sinh sống. Các vấn đề ô nhiễm trong lao động gây ra các bệnh nghề
nghiệp như bụi phổi si líc, nhiễm độc chì v.v. trong cộng đồng người lao động. Với đà
phát triển của công nghiệp trên toàn thế giới hiện nay, các thảm họa do ô nhiễm môi
trường do hoạt động của con người không còn hiếm gặp như rò rỉ phóng xạ, hóa chất
v.v.
Trong khi đó các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe con người do vi sinh vật mang lại
như các bệnh do vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng không những không bị thanh toán mà
2
còn phát sinh thêm nhiều bệnh dịch mới mà con người chưa tìm ra thuốc phòng ngừa
và/hoặc điều trị
Các yếu tố vệ sinh môi trường tồn tại ở các dạng:
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
Các yếu tố vật lý bao gồm ánh sánh, áp suất, tia xạ, rung, tiếng ồn, các yếu tố hóa
học là các hóa chất có thể tồn tại dạng bụi, sợi, khói, sương, hơi , các yếu tố sinh
học bao gồm vi khuẩn, nấm, vi rút, đơn bào, ký sinh trùng.
Các yếu tố éc gô nô my có thể kể đến như làm việc theo ca kíp, khuân vác nặng, công
việc lặp đi lặp lại
Các yếu tố này luôn tồn tại trong môi trường sống và làm việc và việc nồng độ, mức
độ của các yếu tố này vượt quá khả năng chịu đựng của con người sẽ gây nên các ảnh
hưởng tới sức khỏe thể chất và/hoặc tinh thần.
Theo Yassi và cộng sự (2001), những nhu cầu cơ bản cho một môi trường lành mạnh
bao gồm:
- Bầu không khí trong sạch
- Nước sạch và đủ nước
- Đủ thực phẩm và thực phẩm an toàn
- Nơi ở an toàn và thanh bình
- Môi trường toàn cầu ổn định
Trong đó các nhu cầu cơ bản đều gắn chặt với các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học
trong môi trường và sự tương tác của chúng với con người.
Bầu không khí trong sạch:
Không khí là yếu tố không thể thiếu được cho sự sống của con người. Nếu không có
không khí, con người sẽ chết sau vài phút. Theo Tổ chức Y tế thế giới các vấn đề do ô
nhiễm không khí là nguy cơ môi trường nghiêm trọng đối với sức khỏe đặc biệt ở các
nước đang phát triển. Các ô nhiễm thường gặp do bụi (PM) và Ozone (O3) thường gặp
ở các thành phố lớn. Các khí NOx, SO2 cũng là các tác nhân gây ô nhiễm không khí
thường gặp, có thể gây các vấn đề về đường hô hấp cho con người. Theo ước tính của
tổ chức Y tế thế giới, ô nhiễm không khí gây ra 165.000 trường hợp tử vong do ung
thư phổi trên toàn cầu năm 2004, trong đó khoảng 108.000 trường hợp do ô nhiễm
không khí ngoài nhà, 36.000 trường hợp do ô nhiễm không khí do đun nấu và sưởi, và
21.000 trường hợp do phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động.
Nước sạch và đủ nước:
Nước cũng là một yếu tố không thể thiếu được của cuộc sống. Con người cần có tối
thiểu 1 đến 2 lít nước mỗi ngày từ qua ăn, uống. Nếu thiếu nước trong vòng 4 ngày,
con người sẽ chết. Nước cũng được sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt khác của con
người, trong nông nghiệp và công nghiệp, việc thiếu nước và nước không sạch là
nguyên nhân gây ra các vấn đề trầm trọng cho sức khỏe con người. Theo ước tính của
tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có 2 triệu người tử vong do nguyên nhân các tiêu chảy
do sử dụng nước không sạch. Cũng theo báo cáo của WHO, hơn 50 quốc gia vẫn lưu
3
hành dịch tả, hơn 260 triệu người nhiễm sán máng. Hàng triệu người bị ung thư và các
vấn đề răng miêng do nhiễm arsenic và nồng độ không an toàn của fluoride trong
nước.
Đủ thực phẩm và thực phẩm an toàn:
Thực phẩm đóng vai trò quan trọng cung cấp năng lượng cho cơ thể con người, nếu
không có thực phẩm, còn người sẽ chết sau 4 tuần. Tuy nhiên thực phẩm cũng là
nguồn nhiễm các yếu tố có hại cho sức khỏe con người như hóa chất độc hại, vi sinh
vật v.v.
Nhiễm bẩn thực phẩm có thể từ môi trường (đất, nước, không khí) hoặc từ các hoạt
động của con người như sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật. Do vậy môi trường đất,
nước, không khí không lành mạnh có thể dẫn đến nguồn thực phẩm thiếu an toàn và vệ
sinh cho con người, gây ra các vấn đề sức khỏe như tiêu chảy, bệnh tả v.v.
Nơi ở an toàn và lành mạnh:
Để sinh sống con người cần có nơi ở với hạn tầng lành mạnh và an toàn. Sự lành mạnh
thể hiện qua cơ sở hạ tầng phù hợp, không quá chật chội và không ô nhiễm. Môi
trường trong nhà và xung quanh an toàn với các nguy cơ chấn thường từ hóa chất, bạo
lực, đặc biệt là đối với các đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, người già
Môi trường toàn cầu ổn định:
Sự ổn định của môi trường toàn cầu liên quan đến các ô nhiễm mang tính đa quốc gia,
ví dụ như các khí NOx và SO2 gây mưa a xít, ung thư gia do tầng Ozone bị phá hủy,
việc di chuyển của các chất gây ô nhiễm trên phạm vi lớn, biến đổi khí hậu v.v. Ví dụ
về trận động đất tại Nhật Bản năm 2011 gây ra rò rỉ phóng xạ, gây ra các đám mây
phóng xạ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia có thể là một ví dụ về vấn đề môi trường tại
một quốc gia có thể ảnh hưởng sâu sắc tới các quốc gia khác.
2. Vai trò của vệ sinh môi trƣờng, kỹ thuật môi trƣờng trong phát hiện và kiểm
soát các yếu tố nguy cơ môi trƣờng và nghề nghiệp
Vệ sinh học (môi trường và nghề nghiệp) là khoa học về việc xác định, đánh giá và
kiểm soát các tác nhân trong môi trường có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Mục đích của vệ sinh học nhằm giảm thiểu nguy cơ con người chịu ảnh hưởng bởi các
yếu tố vệ sinh môi trường và tại nơi lao động.
Trong vệ sinh học không chỉ quan tâm đến hậu quả sức khỏe về thể chất mà cả các yếu
tố tâm lý và cảm xúc.
Khoa học và kỹ thuật vệ sinh giúp xác định, đánh giá, theo dõi các chỉ số vệ sinh, cũng
như đảm bảo giảm thiểu hoặc loại trừ các yếu tố vệ sinh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đo lường, theo dõi các chỉ số vệ sinh:
- Trong quy trình đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường và nghề nghiệp, việc đo
lường các chỉ số vật lý hóa học, sinh học v.v. có ý nghĩa quyết định trong việc
đánh giá nguy cơ đối với sức khỏe con người. Việc thực hiện đo lường thuộc
bước 1 và bước 2 trong quá trình đánh giá nguy cơ
- Theo dõi các chỉ số vệ sinh: việc đo lường và giám sát môi trường sẽ giúp cho
quá trình nhận diện nguy cơ mới phát sinh, tăng lên hay giảm đi của nguy cơ
4
hiện có, giúp cho việc đánh giá xem các giải pháp kiểm soát nguy cơ hiện có là
hiệu quả hay không
Kỹ thuật vệ sinh:
Khi nguy cơ sức khỏe do môi trường và nghề nghiệp mang lại đã được xác định và
đánh giá là trầm trọng, việc quản lý nguy cơ trong đó có việc áp dụng các giải pháp
giảm thiểu yếu tố nguy cơ trong môi trường là cần thiết.
3. Các khái niệm cơ bản về yếu tố nguy cơ, đánh giá nguy cơ, các kỹ thuật kiểm
soát nguy cơ môi trƣờng và nghề nghiệp
Theo Ropeik và Grey (2002): “ nguy cơ được định nghĩa là xác suất mà việc phơi
nhiễm với yếu tố nguy cơ sẽ để lại một hậu quả xấu”. Một định nghĩa khác cũng tương
tự nhưng cụ thể hơn như sau: “Nguy cơ SKMT là xác suất một hậu quả xấu sẽ xẩy ra
trong một khoảng thời gian nào đó, trên một người, một nhóm người, hay trên cây cối,
động vật hay hệ sinh thái của một vùng nào đó do phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ ở
một liều hay nồng độ nhất định” (enHealth Council, 2004), có nghĩa là nguy cơ phụ
thuộc vào mức độ độc hại của chất phơi nhiễm và mức độ phơi nhiễm. Vì vậy, các
định nghĩa này có thể được mô tả bằng công thức sau đây:
Nguy cơ = Xác suất x Hậu quả x Yếu tố nguy cơ x Phơi nhiễm
Cán bộ thực hiện công tác Đánh giá và quản lý nguy cơ cần hiểu rõ các yếu tố quyết
định nguy cơ được liệt kê ở công thức trên. Xác suất là một yếu tố mang tính thống kê
nhằm mô tả khả năng một việc gì đó sẽ xẩy ra, ví dụ „Nguy cơ mắc bệnh ung thư do
phơi nhiễm với chất hóa học X ở nồng độ Y là một phần triệu‟, „Nguy cơ mắc bệnh
tiêu chảy do khuẩn Salmonella có trong nem chua nếu bạn ăn 100 g nem chua mỗi
tuần là Z”. Xác suất “Z” phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng khuẩn Salmonella có
trong thịt, mức độ nhạy cảm của từng cá nhân, lượng nem chua đã ăn, nem chua được
ăn ngay hay rán lên rồi mới ăn v.v.
Hậu quả là những tác động xấu tới sức khỏe do việc tiếp xúc với yếu tố hay chất ô
nhiễm môi trường và có tác động rất lớn đến nhận thức nguy cơ của người dân, ví dụ,
„khả năng (xác suất) một tai nạn xảy ra tại một nhà máy điện nguyên tử là rất thấp,
nhưng nó vẫn tiềm ẩn một nguy cơ do có thể dẫn đến những hậu quả thảm khốc nếu
điều đó xảy ra‟ hay “khả năng bị cá mập tấn công khi bơi ở các bãi biển Việt nam là
thấp, tuy nhiên mọi người vẫn sợ bị cá mập tấn công do họ đã được xem trên truyền
hình một vài trường hợp tử vong do cá mập tấn công ở những nơi khác. Vì vậy, với
nhiều nguy cơ, mặc dù xác suất là khá thấp nhưng hậu quả lại khá nghiêm trọng và
mọi người vẫn nhận thức chúng tiềm ẩn những nguy cơ cao”. Do vậy, “hậu quả” là
một yếu tố quan trọng tạo nên nguy cơ. Hậu quả có thể có nhiều cấp độ từ không đáng
kể, nhỏ, không nghiêm trọng, nghiêm trọng cho đến thảm khốc.
Yếu tố nguy cơ là khả năng một chất hay một yếu tố sẽ gây ra một tác động tiêu cực
lên sức khỏe nếu có sự tiếp xúc. Ví dụ, „loại vi rút này là một yếu tố nguy cơ vì có thể
gây ra sốt xuất huyết ở người; hay vi khuẩn này là một yếu tố nguy cơ vì có thể gây ra
5
dịch tả ở người v.v.”. Tuy nhiên, nếu chúng ta không phơi nhiễm với một tác nhân nào
đó, thì cho dù rằng yếu tố nguy cơ này có thể tạo ra những mối nguy hiểm tiềm ẩn
nhưng nguy cơ hiện hữu là tối thiểu. Ví dụ, một người sẽ không mắc bệnh sốt xuất
huyết nếu không bị muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt. Bảng 1 và Hình 1 dưới đây mô tả một
số yếu tố nguy cơ vi sinh vật phổ biến trong thực phẩm và nước.
Các yếu tố nguy cơ được phân loại dựa trên bản chất của yếu tố nguy cơ. Có bốn nhóm
yếu tố nguy cơ chính:
- Hóa học
- Vật lý
- Sinh học
- Tâm sinh lý – Éc gô nô my
Định nghĩa về yếu tố hóa học: Các yếu tố hoá học là những chất, hoặc hợp chất có một
hoặc nhiều nguyên tố kết hợp với nhau ở dạng xác định theo tỷ lệ nguyên tử lượng
(Vincoli, 2000)
Định nghĩa này giúp phân biệt các hợp chất, đơn chất có nguyên tử lượng không bền
vững, ví dụ như các chất phóng xạ. Khi các hợp chất và các đơn chất có nguyên tử
lượng không bền vững, chúng sẽ được xếp vào nhóm các yếu tố vật lý. Về mặt bản
chất, các yếu tố này khác các yếu tố hóa học do đặc tính không bền vững. Về mặt tác
động, các yếu tố này cũng có cơ chế tác động khác so với các yếu tố hóa học, sẽ được
bàn luận chi tiết hơn ở trong các bài sau.
Các yếu tố vật lý có thể được liệt kê như: tiếng ồn, ánh sáng, tốc độ gió, nhiệt độ, độ
ẩm v.v.
Các yếu tố sinh học thường gặp trong môi trường và trong lao động: con người, động
vật, vi khuẩn, vi rút, nấm mốc và ký sinh trùng
Các yếu tố tâm sinh lý – éc gô nô my: các yếu tố liên quan đến sự phù hợp của môi
trường, môi trường lao động với khả năng của con người. Các yếu tố tâm sinh lý éc gô
nô my thường gặp trong môi trường như bàn ghế sử dụng trong sinh hoạt, phương tiện
đi lại, đường xá, biển chỉ dẫn, kích thước và thiết kế của giày dép, quần áo v.v. Trong
lao động, các yếu tố này đặc biệt có ảnh hưởng tới khả năng lao động và sức khỏe của
người lao động
Phơi nhiễm là sự tiếp xúc giữa chất hay yếu tố ô nhiễm với đối tượng đích , dẫn đến sự
thấm nhiễm; ví dụ trẻ em tiếp xúc với đất bẩn và các mầm bêṇh trong đất . Hậu quả là
những tác động xấu tới sức khỏe do việc tiếp xúc với yếu tố hay chất ô nhiễm môi
trường. Nếu một người không phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ thì sẽ không có
nguy cơ sức khỏe. Ví dụ, „sự phun trào của núi lửa có thể không là một nguy cơ với tôi
do tôi sống ở Hà nội; hay “sốt xuất huyết có thể không là một nguy cơ đối với những
người dân Châu Âu do họ không phơi nhiễm với vi rút sốt xuất huyết vì muỗi Aedes
không lưu hành ở Châu Âu; hay “nguy cơ mắc bệnh ung thư của người dân sống tại
Hà nội do phơi nhiễm với TCDD – chất độc nhất thuộc nhóm dioxin- là tối thiểu bởi vì
họ không phơi nhiễm với TCDD trong môi trường, trong khi nguy cơ của người dân
địa phương sống tại các điểm nóng dioxin ở Việt nam là khá cao nếu họ tiêu thụ các
thực phẩm có nguy cơ cao được nuôi trồng tại địa phương”; “nguy cơ bị bệnh tiêu
6
chảy nếu sử dụng nước sạch trong ăn uống sinh hoạt, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là rất thấp”
Đánh giá nguy cơ được tiến hành nhằm đánh giá những ảnh hưởng sức khoẻ do phơi
nhiêm̃ với một yếu tố nguy cơ xác định để từ đó đề xuất các giải pháp quản lý nguy cơ
(American Chemical Society 1998). Đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường được định
nghĩa như là “Một quy trình có tổ chức nhằm mô tả và ước lượng khả năng của việc
phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường sẽ để lại hậu quả xấu cho sức
khỏe. Quy trình này bao gồm 4 bước chính, đó là: xác định yếu tố nguy cơ, Đánh giá
mối quan hệ liều-đáp ứng, Đánh giá phơi nhiễm và mô tả nguy cơ “(US Presidential/
Congressional Commission on Risk Assessment and Risk Management 1997).
Khái niệm gần đây nhất về Đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường là : “Một quy trình
và phương pháp nhằm ước lượng những tác động tiềm tàng của việc phơi nhiễm với
một yếu tố nguy cơ hóa học, vật lý, sinh học, hay tâm lý xã hội lên một cộng đồng cụ
thể dưới một số điều kiện và trong một khoảng thời gian xác định” (enHealth Council
2004). Vai trò của Đánh giá nguy cơ là nhằm “cung cấp đầy đủ thông tin đến những
nhà quản lý nguy cơ , cụ thể là những nhà làm luật , hoạch định chính sách , các nhà
quản lý để có thể đưa ra những quyết định tốt nhất có thể” (Paustenbach, 1989). Quy
trình Đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường do enHealth Council (2004) đề xuất bao
gồm những bước tương tự như đề xuất của Ủy ban Quốc hội Hoa Kỳ về Quản lý và
Đánh giá Nguy cơ (1997) và NRC (1983), bao gồm: xác định vấn đề, Đánh giá yếu tố
nguy cơ (gồm hai bước nhỏ là xác định yếu tố nguy cơ và Đánh giá mối quan hệ liều-
đáp ứng), Đánh giá phơi nhiễm, mô tả nguy cơ, sự tham gia của các bên liên quan và
truyền thông nguy cơ.
Đánh giá nguy cơ Sức khỏe môi trường (enHealth Council, 2004)
7
Đánh giá nguy cơ sức khỏe nghề nghiệp:
Sơ đồ chu trình đánh giá nguy cơ – Quản lý nguy cơ do Tổ chức Y tế thế giới, tổ chức
lao động quốc tế khuyến cáo trong đánh giá nguy cơ nghề nghiệp (ILO/WHO , 2009)
Đánh giá tác động
Lưu trữ
Hỗ trợ xây dựng các giải pháp
phòng ngừa
QUẢN LÝ
Khuyến cáo các giải pháp quản
lý nguy cơ
Đánh giá các giải pháp kiểm
soát và dự phòng hiện có
Đánh giá lại và cải
thiện
Đánh giá nguy cơ sức khỏe nghề nghiệp Xác định các nhóm
người lao động dễ
Đánh giá nguy cơ
Xác định yếu
tố nguy cơ
Đánh giá liều -
đáp ứng
Đánh giá phơi
nhiễm
Mô tả nguy cơ
Rà soát,
theo dõi và
đánh giá
Xác định vấn đề
Rà soát, theo
dõi và đánh
giá
ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHỎE MÔI TRƢỜNG
Quản lý nguy cơ
8
bị tổn thương
Đánh giá các hậu quả về sức
khỏe, chấn thương có thể có
Xác định đường phơi nhiễm,
tiếp xúc
Xác định đối tượng tiếp xúc
Xác định yếu tố nguy cơ
ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
Quản lý nguy cơ sức khỏe môi trường và nghề nghiệp:
Theo Vincoli, (2000) quản lý nguy cơ là quy trình áp dụng các biện pháp quản lý để
kiểm soát và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ để giới hạn nguy cơ ở mức có thể tối đa
chấp nhận được. Việc quản lý nguy cơ bao gồm việc xác định, phân tính, đánh giá
nguy cơ cũng như lựa chọn và tiến hành phương pháp hiệu quả nhất để xử lý nguy cơ.
Tài liệu tham khảo:
Last JM (2001). A dictionary of epidemiology, 4th ed. New York, Oxford University
Press, International Epidemiological Association.
Vincoli, Jeffrey W. 2000. Lewis‟ Dictionary of Occupational and Environmental
Safety and Health.Boca Raton: CRC Press LLC
WHO, 2006. Preventing diseases through healthy environment.
Yassi et al, 2001. Environmental Health. Oxford University Press
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dai_cuong_ve_ve_sinh_mt_nn_gt_3995.pdf