1. Kiểm toán là một quá trình do kiểm toán viên tiến hành nhằm thu thập và đánh giá các bằng chứng về những thông tin được kiểm tra của một tổ chức để xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó và các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình này được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập.
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tổng quan về kiểm toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
Kiểm toán là một quá trình do kiểm toán viên tiến hành nhằm thu thập và đánh giá các bằng chứng về những thông tin được kiểm tra của một tổ chức để xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó và các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình này được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập.
Thông tin được kiểm tra : báo cáo tài chính, tờ khai nộp thuế, quyết toán ngân sách của các cơ quan nhà nước ....
Các chuẩn mực đã được thiết lập : là cơ sở để đánh giá các thông tin được kiểm tra, chúng thay đổi tùy theo thông tin được kiểm tra.
Đối với báo cáo tài chính, kiểm toán viên dựa vào các chuẩn mực và kế toán hiện hành.
Đối với tờ khai nộp thuế thì chuẩn mực đánh giá là Luật thuế....
Báo cáo kiểm toán : văn bản trình bày ý kiến chính thức của kiểm toán viên về sự phù hợp giữa thông tin được kiểm tra và chuẩn mực đã được thiết lập.
Kiểm toán viên phải có đủ năng lực và độc lập để có thể thực hiện cuộc kiểm toán đảm bảo chất lượng.
Năng lực của KTV là trình độ nghiệp vụ được hình thành qua đào tạo và kinh nghiệm tích lũy, giúp cho kiểm toán viên có khả năng xét đoán công việc trong từng trường hợp cụ thể. Học suốt đời ( Long life learning ) được xem là 1 yếu tố quan trọng của nghề nghiệp kiểm toán.
Sự độc lập với đơn vị được kiểm toán là yêu cầu tối cần thiết để duy trì sự khách quan của kiểm toán viên và tạo được niềm tin ở người sử dụng kết quả kiểm toán.
Như vậy kiểm toán là 1 quá trình, bắt đầu từ việc thu thập bằng chứng (proof / evidence) è đánh giá độ tin cậy và sự đầy đủ của bằng chứng è đối chiếu giữa bằng chứng thu thập được và các chuẩn mực đã được thiết lập è đầu ra là ý kiến có chất lượng về BCTC. Kiểm toán Kiểm tra kế toán.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 áp dụng cho KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH, mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành ( hoặc được chấp nhận ), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?
Kiểm toán viên phải cho được ý kiến có chất lượng về BCTC :
Kiểm tra tính trung thực và hợp lý của BCTC trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành ( hoặc được chấp nhận ) và pháp luật liên quan.
Xem xét BCTC trên các khía cạnh trọng yếu.
Kể cả khi kiểm toán viên không thể cho được ý kiến thì đó cũng là 1 loại ý kiến.
Câu hỏi “ Mục tiêu của một cuộc kiểm toán nhằm tìm ra những sai sót, gian lận trên báo cáo tài chính ”, đúng hay sai ?
Sai, vì con đường mà các kiểm toán viên hướng đến chính là đi tìm bằng chứng chứng minh báo cáo tài chính là đúng.
Kiểm toán là 1 dịch vụ đảm bảo ( Assurance Service )
Xét ví dụ sau đây :
Finance Provider ( let’s say a bank ) lend money to enterprise.
Ngân hàng sẽ đánh giá khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của DN. Dĩ nhiên là ngân hàng tin là khách hàng của mình sẽ trả được nợ. Tuy nhiên niềm tin nhưng phải có cơ sở. Vậy ngân hàng căn cứ vào đâu để biết khách hàng sẽ trả được nợ ?
Kiểm tra hồ sơ, thông tin tài chính của doanh nghiệp è có thể doanh nghiệp lập hồ sơ giả, khai khống số liệu.
Căn cứ vào agreement giữa ông giám đốc doanh nghiệp và ngân hàng è không đảm bảo chắc chắn
Nếu như có 1 đối tượng thứ ba xác nhận ( verify ) những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp là trung thực, hợp lý và đảm bảo cho những gì mà mình nói ( guaranteed ) thì kiểm toán là 1 dịch vụ đảm bảo.
Tuy nhiên, kiểm toán chỉ có thể đảm bảo hợp lý rằng BCTC đã được kiểm toán, không còn ( hoặc không có ) sai sót trọng yếu. Kiểm toán không đảm bảo chắc chắn ( có thể còn tồn tại những sai sót không trọng yếu ).
Đoạn 12 Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 : “ Ý kiến của kiểm toán viên làm tăng thêm sự tin cậy của báo cáo tài chính, nhưng người sử dụng báo cáo tài chính không thể cho rằng ý kiến của kiểm toán viên là sự đảm bảo về khả năng tồn tại của doanh nghiệp trong tương lai cũng như hiệu quả và hiệu lực điều hành của bộ máy quản lý ”.
Các nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính :
- Tuân thủ pháp luật của Nhà nước;
- Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp;
- Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán;
- Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp.
Đoạn 24 Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 : “ Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán và phải luôn ý thức rằng có thể tồn tại những tình huống dẫn đến những sai sót trọng yếu trong các báo cáo tài chính” .
Ví dụ:
Khi nhận được bản giải trình của Giám đốc đơn vị, kiểm toán viên không được thừa nhận ngay các giải trình đó đã là đúng, mà phải tìm được những bằng chứng cần thiết chứng minh cho giải trình đó.
Khi không thể đánh giá tính rủi ro cao, trung bình hay thấp thì kiểm toán viên phải giả định ( assume ) mức rủi ro cao nhất để tiến hành cuộc kiểm toán trên cơ sở thận trọng cao nhất.
Phân loại kiểm toán theo chức năng
Kiểm toán hoạt động
Là tiến trình kiểm tra và đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của một hoạt động để đề xuất phương án cải tiến.
Kiểm toán tuân thủ
Là việc kiểm tra mức độ chấp hành luật pháp, hay một văn bản, hay một quy định nào đó của đơn vị.
Kiểm toán
báo cáo tài chính
Là sự kiểm tra và trình bày ý kiến nhận xét về báo cáo tài chính của một đơn vị.
So sánh Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán BCTC
Tiêu thức
KT hoạt động
KT tuân thủ
Kiểm toán BCTC
Chủ thể
tiến hành
Các nhà quản lí
Các cấp thẩm
quyền có liên
quan
Bên thứ ba: ngân
hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp, cơ quan thuế.
Người thực
hiện( chủ yếu )
Kiểm toán viên
nội bộ
Kiểm toán viên nhà nước
Kiểm toán viên độc lập
Đối tượng
kiểm toán
Một hoạt động, một tổ chức ( một dự án, phương án SXKD, quy trình công nghệ,
cơ cấu tổ chức,…)
Đơn vị SXKD,
đơn vị hành
chính sự nghiệp,
đơn vị phụ thuộc
Báo cáo tài chính
Chuẩn mực
Tuỳ đối tượng cụ thể ( tiêu chuẩn kĩ thuật, định mức kinh tế kĩ thuật, tiêu chuẩn
ngành,…)
Các văn bản có liên quan ( hợp đồng, quy chế, luật, văn bản pháp quy khác )
Chuẩn mực kế toán hoặc chế độ kế toán hiện hành
Mục đích kiểm toán
Kiểm tra và đánh giá tính hữu hiệu của một hoạt động.
Đề xuất phương án cải tiến
Kiểm tra đánh giá
mức độ chấp hành các quy định ( luật pháp, quy định ) của đơn vị
Kiểm tra và trình bày ý kiến về báo cáo tài chính
So sánh Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán tuân thủ
* Kiểm toán hoạt động là việc kiểm tra và đánh giá về sự hữu hiệu (mức độ hoàn thành % nhiệm vụ hay mục tiêu) và tính hiệu quả của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức (bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được và các nguồn lực đã sử dụng). Từ đó phát hiện sai sót ở đâu và nguyên nhân là gì để đề xuất những biện pháp cải thiện nhằm nâng cao sự hữu hiệu và hiệu quả hoạt động.
* Kiểm toán tuân thủ chỉ đánh giá mức độ tuân thủ, không đánh giá tính hiệu quả, những tồn tại, sai sót cũng như không đề xuất biện pháp khắc phục. Kiểm toán tuân thủ chủ yếu do các cấp thẩm quyền có liên quan tiến hành nhằm đánh giá sự tuân thủ của cấp dưới hoặc do kiểm toán nhà nước thực hiện đối với các tổ chức hành chính - sự nghiệp về việc thực hiện 1 chế độ, quy định nào đó.
è Ngoài những loại hình kiểm toán như trên, trong thực tế còn có kiểm toán tích hợp là sự kết hợp giữa kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động, loại này thường được Kiểm toán Nhà nước sử dụng.
Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán
Người thực hiện
Loại hình kiểm toán
Kiểm toán
nội bộ
Nhân viên của đơn vị thực hiện è kết quả kiểm toán chỉ có giá trị đối với DN và không đạt được sự tin cậy của những người bên ngoài.
Có thể thực hiện cả KT hoạt động, KT tuân thủ, Kiểm toán BCTC è thế mạnh là KT hoạt động.
Kiểm toán Nhà nước
Các công chức của Nhà nước
tiến hành
Chủ yếu thực hiện KT tuân thủ, đối với những đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước è KT hoạt động hoặc Kiểm toán BCTC.
Kiểm toán độc lập
Các kiểm toán viên thuộc những tổ chức kiểm toán độc lập
Kiểm toán BCTC, ngoài ra còn cung cấp KT hoạt động, KT tuân thủ, tư vấn về kế toán, thuế,...
Chú ý:
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam chỉ áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính/ Kiểm toán độc lập. Còn Kiểm toán hoạt động, tiêu chuẩn về tính độc lập không áp dụng.
Kiểm toán độc lập có uy nhất, tiêu chuẩn khắt khe nhất > Kiểm toán viên nhà nước > Kiểm toán viên nội bộ.
Chỉ các công ty lớn, công ty đa quốc gia, công ty đa quốc gia, ngân hàng mới có Kiểm toán nội bộ ( các doanh nghiệp nhỏ không có ). Muốn làm quản lý giỏi thì nên kinh qua vị trí Kiểm toán viên nội bộ.
Lịch sử kiểm toán
* Thời phong kiến, địa chủ cho nông dân thuê đất gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch lúa, sau đó nộp địa tô cho địa chủ. Để ngăn ngừa nông dân gian lận hoặc thông đồng với người thu lúa, địa chủ cử người đến giám sát quá trình giao nhận lúa.
* Công ty cổ phần xuất hiện đầu tiên trên thế giới là công ty Đông Ấn ( East India Company ) của Anh ( 1600-1874 ) đã đánh 1 dấu mốc quan trọng. Nếu như trước đó các chủ sở hữu tự bỏ tiền và run business thì với sự ra đời của joint-stock company, lần đầu tiên các chủ sở hữu tự tước đi quyền quản lý của mình. Họ bỏ tiền nhưng không trực tiếp điều hành công ty. Điều này có thể dẫn đến bộ máy làm thuê ( Ban Giám đốc ) làm bậy, không mang lại lợi ích tối đa cho chủ sở hữu nên họ dùng kiểm toán như 1 công cụ để ngăn ngừa sai sót, gian lận.
è 2 loại hình giám sát này là tiền thân của Kiểm toán nội bộ ngày nay.
* Khi thị trường chứng khoán phát triển, mục đích của kiểm toán thay đổi. Khi các nhà đầu tư không biết nên lựa chọn doanh nghiệp nào để đầu tư, họ nảy sinh nhu cầu kiểm tra các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp. Đây chính là kiểm toán hiện đại với mục tiêu chính là kiểm toán BCTC è Có thể nói rằng thị trường vốn ( thị trường Chứng khoán ) phát triển đến đâu thì thị trường Kiểm toán phát triển tới đó.
Hình thức tổ chức của doanh nghiệp kiểm toán
Theo quy định các nước:
Doanh nghiệp tư nhân
Công ty hợp danh
Công ty cổ phần đặc biệt ( phải có người chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn )
….( Tùy luật pháp từng quốc gia )
Quy định của Việt Nam
( NĐ 30/2009/NĐ-CP )
Doanh nghiệp tư nhân
Công ty hợp danh
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ( không có vốn nhà nước )
Hình thức phổ biến nhất của các tổ chức kiểm toán trên thế giới là công ty hợp danh và khi đó thường phải chịu trách nhiệm vô hạn.
Ở Việt Nam, cơ cấu tổ chức của các công ty hợp danh như sau:
Chủ phần hùn: các kiểm toán viên cao cấp và có phần hùn trong công ty.
Chủ nhiệm: những kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm, thường được chủ phần hùn giao nhiệm vụ giám sát một số hợp đồng kiểm toán.
Kiểm toán viên chính: người được giao trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán, trực tiếp điều hành cuộc kiểm toán và soạn thảo báo cáo kiểm toán trình cho cấp trên duyệt.
Kiểm toán viên phụ: trợ lý của kiểm toán viên chính.
Các đối tượng bắt buộc kiểm toán độc lập ( Theo thông tư 64/2004 )
Doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài, kể cả chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
Tổ chức có hoạt động tín dụng, ngân hàng và Quỹ hỗ trợ phát triển;
Tổ chức tài chính và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
Đối với các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện vay vốn ngân hàng thì được kiểm toán theo quy định của pháp luật về tín dụng.
Đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có tham gia niêm yết và kinh doanh trên thị trường chứng khoán thì thực hiện kiểm toán theo quy định của pháp luật về kinh doanh chứng khoán;
Doanh nghiệp nhà nước ( công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty TNHH nhà nước và doanh nghiệp khác có vốn nhà nước trên 50% ).
Báo cáo quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành từ nhóm A trở lên.
Các doanh nghiệp nhà nước rơi vào tình trạng “ 1 cổ 2 tròng ”, đó là Thanh tra Nhà nước và Kiểm toán Nhà nước/ Kiểm toán độc lập.
Nếu năm nay đã được Kiểm toán Nhà nước rồi thì không cần phải KT độc lập.
Nếu năm nay không có Kiểm toán Nhà nước thì bắt buộc phải KT độc lập.
Vai trò, ý nghĩa của kiểm toán
Kiểm toán BCTC làm giảm rủi ro thông tin ( tăng độ tin cậy của thông tin ), giúp người sử dụng có được những thông tin đáng tin cậy nhằm giúp họ đánh giá về thực trạng tài chính của doanh nghiệp để ra các quyết định kinh tế è ý nghĩa quan trọng nhất.
Kiểm toán hoạt động giúp đơn vị tăng cường khả năng và chất lượng quản trị ( xem xét những yếu kém của hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ ).
CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG KIỂM TOÁN
Môi trường kiểm toán là các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến KTV.
Đặc điểm của nghề kiểm toán
Kiểm toán viên là người đứng giữa doanh nghiệp và bên thứ 3 ( nhà đầu tư, các chủ nợ và những người muốn dựa vào ý kiến khách quan, trung thực của kiểm toán viên để tiến hành các giao dịch kinh tế). Trong khi nhiều ngành nghề khác lấy khách hàng làm đối tượng phục vụ chủ yếu, Kiểm toán viên độc lập tuy nhận lợi ích từ phía doanh nghiệp, nhưng lại lấy những người sử dụng BCTC bên ngoài đơn vị làm đối tượng phục vụ chủ yếu. Có thể khẳng định rằng:
Nghề Kiểm toán phục vụ cho lợi ích của xã hội.
Khách hàng thực sự của Kiểm toán chính là bên thứ 3, mặc dù khách hàng ( các doanh nghiệp ) là người trả phí kiểm toán.
Sản phẩm thực sự của Kiểm toán không phải là Báo cáo Kiểm toán mà là niềm tin ( bên thứ 3 tin vào các thông tin do công ty cung cấp ).
Theo lịch sử kiểm toán, chính vì DN & bên thứ 3 không tin tưởng lẫn nhau nên mới có kiểm toán. Mâu thuẫn lợi ích giữa người cung cấp thông tin ( bóp méo thông tin để có lợi cho mình ) và người sử dụng thông tin ( muốn có thông tin tin cậy để ra quyết định ) làm nảy sinh nhu cầu cần có kiểm toán viên xác nhận thông tin để cung cấp cho người sử dụng.
Tục ngữ có câu “ Ăn cây nào, rào cây ấy ”, nhưng trong nghề Kiểm toán, Kiểm toán viên ăn của doanh nghiệp nhưng lại rào cho bên thứ 3. Kiểm toán viên luôn đứng trước sự lựa chọn nên ngả về doanh nghiệp ( bên mà nó hưởng thụ lợi ích ) hay người sử dụng thông tin BCTC.
Tiêu chuẩn của Kiểm toán viên rất cao ( Theo Nghị định 105/2004 )
Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.
Có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng hoặc chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán và thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 4 năm trở lên.
Có khả năng sử dụng tiếng nước ngoài thông dụng và sử dụng thành thạo máy vi tính.
Có chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp.
Sản phẩm của Kiểm toán chính là Báo cáo Kiểm toán. Báo cáo Kiểm toán không giới hạn số người sử dụng, không bị tiêu hao trong quá trình sử dụng è càng nhiều người sử dụng thì giá trị của nó càng cao.
Trong các ngành sản xuất, khi có đủ nguồn lực, công nghệ tốt, nguyên vật liệu tốt thì sẽ sản xuất những sản phẩm loại 1 ( chất lượng tốt nhất ) còn nếu không đủ nguồn lực thì sản xuất ra những sản phẩm chất lượng thấp, bán với giá thấp hơn. Nhưng nghề Kiểm toán cho dù có gặp khó khăn về nhân sự, chi phí... thì bằng mọi giá phải tạo ra 1 Báo cáo Kiểm toán có chất lượng tốt nhất, phục vụ vì lợi ích của người sử dụng thông tin trên Báo cáo Kiểm toán.
Trong các ngành sản xuất, khi cung cấp sản phẩm cho khách hàng, nếu thấy có hư hỏng, sai sót thì có thể thu hồi và khắc phục sai lầm. Còn 1 Báo cáo Kiểm toán bị hỏng, không có chất lượng sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người ( vì số người sử dụng không có giới hạn ) cũng như không thể khắc phục được các sai sót trên Báo cáo Kiểm toán hỏng ( nếu có sửa thì cũng không có ý nghĩa gì cả vì hậu quả đã xảy ra rồi ).
Một điểm lưu ý nữa: trong những lĩnh vực khác, khách hàng khi trả tiền cho sản phẩm, dịch vụ đều mong muốn mình sẽ nhận sản phẩm có chất lượng tốt nhất ( chất lượng sản phẩm càng cao thì lợi ích của họ càng gia tăng ). Nhưng trong ngành kiểm toán, DN được kiểm toán không muốn chất lượng Báo cáo Kiểm toán cao chút nào, mà ngược lại chất lượng càng kém càng tốt.
Caùc yeáu toá tác động đến moâi tröôøng kieåm toaùn
Töø yeâu caàu cuûa xaõ hoäi ñoái vôùi chöùc naêng kieåm toaùn è Yeâu caàu naøy luoân thuùc ñaåy hoaït ñoäng kieåm toaùn phaûi ngaøy caøng hoaøn thieän hôn ñeå cung caáp moät möùc ñoä baûo ñaûm cao hôn cho caùc thoâng tin ñöôïc kieåm toaùn.
Töø yeâu caàu cuûa Nhaø nöôùc è Nhaø nöôùc ñöa ra caùc ñònh cheá ñeå giaùm saùt hoaït ñoäng kieåm toaùn phuø hôïp vôùi ñaëc ñieåm vaø yeâu caàu cuûa xaõ hoäi.
Töø chính nhöõng ngöôøi haønh ngheà kieåm toaùn, thoâng qua toå chöùc ngheà nghieäp cuûa mình è Söï yù thöùc cao veà traùch nhieäm xaõ hoäi ñaõ thuùc ñaåy caùc toå chöùc ngheà nghieäp khoâng ngöøng giaùm saùt caùc thaønh vieân cuûa mình ñeå naâng cao chaát löôïng coâng vieäc vaø qua ñoù naâng cao uy tín ñoái vôùi xaõ hoäi.
Chuẩn mực kiểm toán
Chuẩn mực kiểm toán: là quy định và hướng dẫn về các nguyên tắc và thủ tục kiểm toán làm cơ sở để kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán và làm cơ sở kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Nói cách khác, chuẩn mực kiểm toán chỉ là những nguyên tắc cơ bản, những yêu cầu tối thiểu veà nghieäp vuï vaø veà vieäc xöû lyù caùc moái quan heä phaùt sinh trong quaù trình kieåm toaùn. Kiểm toán viên phải dựa vào trình độ và khả năng của mình để ứng xử với những tình huống cụ thể, chứ chuẩn mực không thể quy định tất cả được.
Ý nghĩa của Chuẩn mực Kiểm toán
Giúp cho Kiểm toán viên có cơ sở để thực hiện công việc của mình.
Giúp cho công ty kiểm toán xây dựng chương trình kiểm toán và kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán.
Giúp cho các cơ quan chức năng có cơ sở để kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán và có cơ sở để quy trách nhiệm pháp lý cho Kiểm toán viên/ Công ty kiểm toán nếu có những sai phạm trái chuẩn mực.
Chú ý : Nếu chuẩn mực Kiểm toán có nhiều lỏng lẻo, sơ hở thì không thể tin cậy vào kết quả kiểm toán được, nên tìm kiếm những kênh thông tin khác.
Việc gì sẽ xảy ra nếu Bộ Tài chính hủy bỏ bộ Chuẩn mực Kiểm toán và cho phép các công ty kiểm toán tự xây dựng những chuẩn mực của riêng mình ?
Việc hủy bỏ bộ Chuẩn mực Kiểm toán :
Chuẩn mực Kiểm toán hướng dẫn cách hành nghề từ giai đoạn đầu đến khi kết thúc. Trong những tình huống mà kinh nghiệm không thể giải quyết được hoặc kinh nghiệm không đúng, nếu không có chuẩn mực Kiểm toán thì KTV sẽ mất đi 1 tài liệu hướng dẫn về mặt chuyên môn của mình.
Ví dụ: Trên BCTC phần tài sản trình bày 1 viên kim cương trị giá 1 triệu đôla Mỹ. Khi kiểm toán BCTC, do KTV không có đủ kiến thức chuyên môn để định giá giá trị viên kim cương này, nên mời chuyên gia thẩm định giá trị viên đá quý. Chuyên gia thông báo giá trị viên kim cương này đúng là 1 triệu đôla Mỹ, do đó KTV đã phát hành Báo cáo Kiểm toán khẳng định tính trung thực và hợp lý của BCTC.
3 tháng sau, giá trị viên kim cương chỉ còn 1 triệu đồng. Vậy ai là người chịu trách nhiệm trong trường hợp này?
Theo nguyên tắc “ Con ai thì người đó chịu trách nhiệm ”
Báo cáo Kiểm toán sai thì KTV là người chịu trách nhiệm.
Báo cáo thẩm định sai thì chuyên gia thẩm định là người chịu trách nhiệm.
Báo cáo tài chính sai thì giám đốc ( người đứng đầu ) doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm ( dù có hay không có kiểm toán ).
==> Như vậy, trong những tình huống không chắc chắn, chưa từng có kinh nghiệm ( ví dụ: làm thế nào để giảm rủi ro kiểm toán khi sử dụng ý kiến của chuyên gia ) thì chuẩn mực Kiểm toán giúp KTV xử sự hợp lý để bảo vệ lợi ích của bên thứ 3.
Không có cơ sở để đánh giá chất lượng kiểm toán è ảnh hưởng lợi ích của người sử dụng thông tin.
Không có cơ sở để quy trách nhiệm pháp lý cho KTV/ Công ty kiểm toán.
Thiếu thước đo thống nhất, “ vàng thau lẫn lộn ”, không thể phân biệt công ty nào là tốt hoặc xấu è các công ty kiểm toán khó cạnh tranh với nhau.
Các công ty kiểm toán tự xây dựng những chuẩn mực của riêng mình : Người sử dụng thông tin không có nhiều kiến thức chuyên môn để so sánh các chuẩn mực kiểm toán của các công ty, cái nào là tốt nhất, cái nào đáng tin cậy nhất è điều này sẽ ảnh hưởng lợi ích của người sử dụng thông tin.
Đạo đức nghề nghiệp ( Professional ethics / conducts )
Ñaïo ñöùc ngheà nghieäp laø nhöõng qui taéc ñeå höôùng daãn cho caùc thaønh vieân öùng xöû vaø hoaït ñoäng moät caùch trung thöïc, phuïc vuï cho lôïi ích chung cuûa ngheà nghieäp vaø xaõ hoäi. Đạo đức nghề nghiệp yêu cầu mỗi kiểm toán viên phải là người có đạo đức và mỗi tổ chức kiểm toán phải là cộng đồng của những người có đạo đức.
Đạo đức nghề nghiệp khác gì với Đạo đức xã hội ?
Đạo đức nghề nghiệp là những quy tắc ứng xử giữa người với người trong nghề nghiệp, để thúc đẩy nghề nghiệp phát triển.
Đạo đức xã hội là những quy tắc ứng xử giữa người với người trong xã hội, không phân biệt ngành nghề, để thúc đẩy xã hội phát triển.
1 KTV không chung thủy với vợ nhưng vẫn có thể là 1 KTV tốt.
Đạo đức nghề nghiệp Kiểm toán khác gì với Đạo đức nghề nghiệp khác ?
Người nông dân cũng có đạo đức nghề nghiệp, đó là không bơm xịt thuốc trừ sâu quá nhiều, sau khi xịt thuốc từ 7 – 14 ngày mới thu hoạch đem bán.
Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên bán hàng là không mua gian bán lận.
* Người nông dân và nhân viên bán hàng không cần phải học hết đại học, không cần phải có trình độ chuyên môn cao mới hoàn thành tốt công việc của mình. Kiểm toán là nghề có tính chuyên môn cao, KTV chỉ cần lười cập nhật kiến thức là thiếu đạo đức nghề nghiệp. Các ngành nghề khác thì học và nâng cao chuyên môn là tự nguyện, còn nghề Kiểm toán thì việc này là bao gồm cả tự nguyện và bắt buộc. Vì KTV phải bảo vệ lợi ích của những đối tượng sử dụng thông tin, nếu anh không có đủ kiến thức thì anh sẽ nhận xét sai về BCTC, gây thiệt hại cho bên thứ 3.
* KTV không được quá tin người, phải có sự thận trọng đúng mức và thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp. KTV không được buổi sáng làm kiểm toán, buổi chiều đi bán rau, bán cổ phiếu, bán xe hơi .... è ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của KTV, dễ dẫn đến xung đột về đạo đức ( đoạn 51, 254, 255, 256 quyết định 87 )
* Đạo đức nghề nghiệp còn là cơ sở để các cơ quan chức năng quản lý và giám sát chặt chẽ mọi kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán ( quy trách nhiệm pháp lý nếu cần ). Giúp công chúng đánh giá về các hành vi đạo đức của KTV, từ đó nâng cao sự tín nhiệm của xã hội đối với KTV và chất lượng dịch vụ kiểm toán.
Đoạn 15 VSA 200 – Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên
Độc lập
Chính trực è trung thöïc, thaúng thaén, baát vuï lôïi.
Khách quan è KTV phaûi công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị, khoâng ñöôïc pheùp phaùn quyeát moät caùch voäi vaøng, hoaëc aùp ñaët, hay gaây aùp löïc ñoái vôùi ngöôøi khaùc.
Năng lực chuyên môn & tính thận trọng : KTV phaûi duy trì trình ñoä nghieäp vuï cuûa mình trong suoát quaù trình haønh ngheà, KTV chæ ñöôïc pheùp nhaän laøm nhöõng coâng vieäc khi ñaõ coù ñuû trình ñoä nghieäp vuï ñeå hoaøn thaønh nhieäm vuï.
Tính bảo mật è KTV phaûi giöõ bí maät cuûa nhöõng thoâng tin ñaõ thu thaäp ñöôïc trong thôøi gian thöïc hieän caùc dòch vuï chuyeân moân, vaø khoâng ñöôïc söû duïng hoaëc tieát loä baát cöù thoâng tin naøo của khách hàng ( kể cả với gia đình ). KTV chỉ được cung cấp thông tin khi :
Khách hàng cho phép KTV cung cấp thông tin ra ngoài
Khi có yêu cầu của Tòa án ( Thuế và các cơ quan ngang Bộ không có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin ).
Những tình huống thuộc về phạm vi, traùch nhieäm ngheà nghieäp yeâu caàu phaûi coâng boá thông tin để kiểm soát chất lượng kiểm toán.
Tư cách nghề nghiệp è KTV phaûi töï ñieàu chænh nhöõng haønh vi cuûa mình cho phuø hôïp vôùi uy tín cuûa ngaønh ngheà, vaø phaûi töï kieàm cheá nhöõng haønh ñoäng coù theå phaù hoaïi uy tín ngheà nghieäp.
Tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn
Đoạn 33 Quyết định 87/2005 quy định “ Tính độc lập ” bao gồm:
Độc lập về tư tưởng - 1 cá nhân hành động một cách chính trực, khách quan và có sự thận trọng nghề nghiệp mà không chịu ảnh hưởng của những tác động trái với những đánh giá chuyên nghiệp.
Độc lập về hình thức - Là không có các quan hệ thực tế và hoàn cảnh có ảnh hưởng đáng kể làm cho bên thứ ba hiểu là KTV không độc lập hay không duy trì được tính chính trực, khách quan và thận trọng nghề nghiệp của mình.
Đoạn 36 Quyết định 87/2005 quy định “ Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên hành nghề ”.
Trong quá trình kiểm toán, KTV hành nghề không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình.
KTV hành nghề không được nhận làm kiểm toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế như góp vốn, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hóa.
KTV hành nghề không được nhận làm kiểm toán ở những đơn vị khách hàng mà bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của KTV là người trong bộ máy quản lý điều hành ( Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, kế toán trưởng, các trưởng, phó phòng và các cấp tương đương ) .
KTV hành nghề không được vừa làm dịch vụ kế toán, như ghi sổ kế to
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kiem_toan.doc