Chứng khó đọc chiếm tỷ lệ rất khác nhau ở các quần thể khác nhau. Chứng khó đọc thường khiến trẻ bị
thất bại học đường nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời. Bài báo này tổng quan lại một số vấn đề của
chứng khó đọc như: quan điểm có tính lịch sử, phân loại, tỷ lệ mắc, nguyên nhân, tiêu chuẩn chẩn đoán
của ICD-10, sàng lọc và vấn đề chẩn đoán chứng khó đọc. Bài báo cũng gợi ý nhu cầu cần phải tiến hành
các nghiên cứu về chứng khó đọc trên trẻ em Việt Nam càng sớm càng tốt
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tổng quan về chứng khó đọc ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1203
TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHÓ ĐỌC Ở TRẺ EM
Nguyễn Thị Vân Thanh
Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)
TÓM TẮT
Chứng khó đọc chiếm tỷ lệ rất khác nhau ở các quần thể khác nhau. Chứng khó đọc thường khiến trẻ bị
thất bại học đường nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời. Bài báo này tổng quan lại một số vấn đề của
chứng khó đọc như: quan điểm có tính lịch sử, phân loại, tỷ lệ mắc, nguyên nhân, tiêu chuẩn chẩn đoán
của ICD-10, sàng lọc và vấn đề chẩn đoán chứng khó đọc. Bài báo cũng gợi ý nhu cầu cần phải tiến hành
các nghiên cứu về chứng khó đọc trên trẻ em Việt Nam càng sớm càng tốt
Từ khóa: Alexia, Chứng khó đọc, Developmental Reading Disorders, Dyslexia, Rối loạn đọc phát triển.
1. QUAN ĐIỂM CÓ TÍNH LỊCH SỬ
Chứng khó đọc (dyslexia) xuất phát từ từ Hi lạp ―dys-‖ là bị suy giảm và ―-lexis‖ là từ ngữ. Tạm hiểu là
chứng suy giảm khả năng nhận ra các từ ngữ (words).
Thuật ngữ chứng khó đọc được Rudolf Berlin, một bác sĩ người Đức sử d ng năm 1872 khi ng m tả
một người lớn tuổi bộc lộ chứng khó đọc sau tổn thương não.
Năm 1896 Hinshelwood và Morgan m tả chứng khó đọc này là mù chữ bẩm sinh (congenital word
blindness). Hinshelwood đã nhận thấy một số lượng đáng kể người lớn và trẻ em th ng minh nhưng lại
kh ng đọc được chữ. Morgan mô tả một cậu bé 14 tuổi ―th ng minh và sáng láng‖ được đi học từ lúc bảy
tuổi và được giáo viên mất rất nhiều công sức dạy chữ nhưng cậu luôn phải đánh vật để để đọc những từ
chỉ có một âm tiết [1] [2].
Ban đầu, chứng khó đọc được nhà thần kinh học Myc Samuel Orton, kể cả Hinshelwood và Morgan cho
rằng đó là một khiếm khuyết trong việc diễn giải các kích thích nhìn trên vùng giữa não. Bởi lẽ, các ông
nhận thấy rằng, trẻ mắc chứng khó đọc thường mắc lỗi đọc đảo ngược ―b‖ thành ―d‖ ―tác‖ thành ―cát‖.
Do có khiếm khuyết trong não, nên não bối rối và dẫn đến sai lầm trong việc diễn giải đúng chữ mà trẻ
nhìn thấy [2] [5].
Ngày nay người ta thấy quan điểm bất thường trong diễn giải ở não kh ng còn đúng nữa. Bởi lẽ, lỗi kiểu
đảo ngược chữ chỉ là một trong số rất nhiều lỗi đọc khác mà trẻ có chứng khó đọc có thể mắc phải [1].
Bước đầu của việc học đọc là nhận ra được các từ, bằng cách phân biệt ra các âm riêng trong mỗi từ và
sau đó liên hệ các âm đó với mẫu tự. Bước kế tiếp là liên kết các từ vào nhau để hiểu ra câu.
Phần lớn trẻ em bị chứng khó đọc có sức th ng minh bình thường; có em có sức th ng minh cao hơn trung
bình. Chứng khó đọc là do một khúc mắc trong liên hệ thần kinh não, không tương quan đến khả năng suy
nghĩ hay th ng hiểu các khái niệm cao cấp [6].
Ở Việt Nam chưa có những nghiên cứu có hệ thống về chứng khó đọc, do vậy không có tỷ lệ mắc chính
xác.
1204
2. PHÂN LOẠI CHỨNG KHÓ ĐỌC
Có nhiều đối tượng mắc chứng khó đọc nhưng kh ng phải đối tượng nào cũng thuộc về lĩnh vực tâm l
học lâm sàng trẻ em. Để người đọc có cái nhìn khái quát, chúng tôi phân loại các chứng khó đọc để làm rõ
vấn đề này.
Nhìn chung, có hai loại chứng khó đọc là: Khó đọc tập nhiễm và Rối loạn đọc phát triển.
2.1. Khó đọc tập nhiễm (arquired dyslexia/alexia). Khó đọc tập nhiễm là sự suy giảm về đọc do tổn
thương của não (do đó rối loạn này được gọi là tập nhiễm) [1]. Những kiểu phổ biến nhất của khó đọc tập
nhiễm là:
2.2. Khó đọc sâu (deep dyslexia), là khó đọc nặng nhưng cực kỳ hiếm. Người này rất khó đọc những
từ đơn giản như ―cá‖ ―bà‖ ―t i‖ và những từ trừu tượng như ―tưởng‖. Bệnh nhân có thể đọc được những
danh từ, mặc dù họ thường kh ng đọc đúng.Ví d , từ ―hảo‖ có thể được đọc thành ―hỏa‖. Bệnh nhân này
không bao giờ đọc được những từ v nghĩa như ―koa‖ ―quơi‖ [1].
2.3. Khó đọc bề mặt (surface dyslexia) là một rối loạn mà bệnh nhân có thể đọc một cách
bình thường những từ thực như ―chân‖ và ―tay‖ và những từ v nghĩa như ―khin‖ nhưng kh ng đọc được
những từ không thông d ng như ―mựa‖ (đừng, chớ) ―khứng‖ (chịu) [1].
2.4. Khó đọc âm vị (phonological dyslexia) là khả năng đọc những từ thực bình thường và hiếm gặp
nhưng kh ng có khả năng đọc những từ kh ng có nghĩa [1].
2.5. Rối loạn đọc ph iển (developmental reading disorders)/chứng khó đọc (dyslexia), đặc
trưng bởi sự khó khăn với việc học thông thạo và hiểu chính xác tài liệu đọc, mặc dù cá nhân đó có trí
thông minh bình thường hoặc trên mức trung bình. Điều này bao gồm khó khăn trong việc nhận ra ngữ
âm, âm vị học giải mã, tốc độ xử lý, mã hóa chữ viết, trí nhớ ngắn hạn thính giác, kỹ năng ng n ngữ/hiểu
bằng lời nói, và/hoặc gọi tên nhanh chông [1].
Bài viết này chủ yếu viết về rối loạn đọ p n.
2. TỶ LỆ MẮC
Có rất nhiều con số ước tính tỷ lệ mắc chứng khó đọc. Các con số này cũng rất khác nhau. Bởi lẽ, một số
ngôn ngữ khó và nhiều cách sử d ng bất qui tắc, một số ngôn ngữ khác dễ và đơn giản hơn [4].
Ước tính, từ 5% đến 15% người nói ngôn ngữ chữ cái (alphabetic language) mắc chứng khó đọc. Trong
lúc một nghiên cứu khác lại ước tính con số từ 1 đến 33% dân số [3].
Một số nghiên cứu khác cho rằng nam mắc chứng khó đọc nhiều nữ với tỷ lệ nam:nữ ước tính từ 2:1 đến
4:1 [1] [2]
3. NGUYÊN NHÂN
3.1. Hình chụp và giải phẫu não. Người ta đã phát hiện ra những bất thường ở não, tiểu não, cấu trúc
dưới vỏ trong hình ảnh ch p cộng hưởng từ chức năng (fMRI) ch p cắt lớp phát xạ (PET).
Khi nghiên cứu não của những người mắc chứng khó đọc người ta quan sát thấy sự khác biệt ở trung tâm
ngôn ngữ-những rối loạn chức năng ở vỏ não được biết đến như ectopias và hiếm hơn thì có những dị tật
vi mạch (vascular micro-malformations), trong một số trường hợp rối loạn chức năng ở vỏ não này xuất
hiện như một vi nếp cuộn (microgyrus) [1] [3]
1205
3.2. Di truyền học. Người ta đã tìm thấy nhiều gene liên quan đến chứng khó đọc như: DCDC2 và
KIAA0319 trên nhiễm sắc thể số 6, DYX1C1 trên nhiễm sắc thể số 15, ROBO1, DYX3, và một số gene
khác. [1] [3]
3.3. Tƣơng c gene-môi ƣờng. Các yếu tố của m i trường có thể ảnh hưởng đến chứng khó đọc
gồm: giáo d c của cha mẹ, chất lượng của giáo viênVà các yếu tố này mới là yếu tố ảnh hưởng chính
đến sự độ trầm trọng hay giảm nhẹ biểu hiện của chứng khó đọc, chứ không phải là các yếu tố di truyền,
gene hay bất thường của não. [1] [3].
4. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN
Bảng 1. Tiêu chí chẩn đoán chứng khó đọc trong ICD-10
F81.0 Rối loạn đặc hiệu về đọc
A. Một trong các nhóm sau phải có mặt:
(1) Số điểm về sự đọc chính xác và/hoặc khả năng th ng hiểu ít nhất là hai số chuẩn dưới mức
mong đợi trên cơ sở lứa tuổi của trẻ và mức độ thông minh chung, với cả các kỹ năng đọc và điểm I
đánh giá dựa trên các trắc nghiệm được làm cho từng cá nhân được tiêu chuẩn hóa theo nền văn hóa và
hệ thống giáo d c.
(2) Tiền sử có những khó khăn nặng nề khi đọc, hoặc điểm trắc nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn A(1)
ở lứa tuổi nhỏ hơn thêm với một điểm của trắc nghiệm đánh vần ít nhất là hai sai số chuẩn dưới mức
mong đợi trên cơ sở lứa tuổi của trẻ và điểm IQ.
B. Sự rối loạn mô tả trong tiêu chuẩn A cản trở nhiều đến thành tích học tập hoặc cản trở nhiều
đến thành tích học tập hoặc cản trở các hoạt động trong đời sống hàng ngày mà đòi hỏi các kỹ năng đọc
C. Rối loạn này không phải hậu quả trực tiếp của một khiếm khuyết về thị lực hoặc thính lực,
hoặc của một rối loạn thần kinh
D. Kết quả học hành ở trường trong giới hạn trung bình (có nghĩa là kh ng có sự tương xứng quá
đáng trong việc giáo d c)
E. Tiêu chuẩn loại trừ hay được sử d ng nhiều nhất. Điểm I dưới 70 trong trắc nghiệm chuẩn
được thực hiện cho từng cá nhân.
Tiêu chuẩn quy nạp bổ sung
Đối với một số m c đích nghiên cứu, những người nghiên cứu có thể hiện mong muốn biệt định
một bệnh sử với mức tổn thương nào đó về lời nói, ngôn ngữ, xếp loại âm, phối hợp vận ngôn, xử lý thị
giác chú kiểm soát và điều hòa hoạt động trong thời gian trước khi đi học.
Chứng khó đọc trong phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (International Classification of Disorder hay ICD-10)
về các rối loạn tâm thần và hành vi được xếp vào m c F81.0 [7] với những tiêu chí c thể như ở bảng 1.
5. SÀNG LỌC VÀ CHẨN ĐOÁN CHỨNG KHÓ ĐỌC
5.1. Sàng lọc
1206
Mặc dù không có cách chữa trị được hoàn toàn chứng khó đọc nhưng việc phát hiện sớm chứng khó đọc,
đặc biệt khi trẻ còn chưa bước vào lứa tuổi học đường sẽ giúp chúng ta có cách giúp đỡ các trẻ hiệu quả
nhất.
Thời điểm tốt nhất để phát hiện sớm chứng khó đọc là khi trẻ 5-6 tuổi [6].
Trắc nghiệm sàng lọc được sử d ng rộng rãi nhất cho hơn 3.000 trường ở Anh và trên thế giới là DEST
(Dyslexia Early Screening Test).
Phiên bản mới nhất là DEST-2 (2003) gồm 12 tiểu nghiệm là: 1.Nói tên nhanh, 2.Xâu chuỗi hạt, 3.Phân
biệt âm vị, 4.Giữ tư thế ổn định, 5.Vần/chữ cái đầu, 6.Dãy số, 7.Tên các chữ số, 8.Tên các chữ cái, 9.Trật
tự âm, 10.Sao chép hình, 11.Khóa học ếch, 12.Từ vựng. Các tiểu nghiệm này được chia làm hai phần:
Phần 1.Các trắc nghiệm thành tựu, Phần 2.Các trắc nghiệm chẩn đoán.
Nếu các tiêu chuẩn chẩn đoán được sử d ng để làm căn cứ cho các nhà lâm sàng có những thử nghiệm
theo một hướng nào đó chứ không thể dùng cho bất cứ ai để tiến hành chẩn đoán; nếu các trắc nghiệm
sàng lọc chỉ giúp chúng ta ―lọc‖ ra được những trẻ có ―nhiều khả năng‖ mắc chứng khó đọc thì để đi
được đến một chẩn đoán xác định, chúng ta cần có nhiều thủ t c khác [6].
5.2. Chẩn đo n
Như các tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD-10 đã chỉ ra trước khi tiến hành chẩn đoán nhà lâm sàng phải làm
các xét nghiệm để loại trừ các trường hợp: liệu chứng khó đọc của trẻ có phải là kết quả của sự khiếm
khuyết về thị lực, thính lực, một rối loạn thần kinh, hay do chậm phát triển trí tuệ hay không (?)
Chẩn đoán chứng khó đọc không thể sử d ng các thử nghiệm máu, ch p X-quang, ch p cắt lớp não.
Chứng khó đọc chỉ có thể được chẩn đoán bằng các trắc nghiệm về nhận thức và các trắc nghiệm về chỉ số
đọc. Một số trắc nghiệm loại này có thể kể đến như sau:
– Lindamood Auditory Conceptualization Test (LAC-3)
– Wechsler Individual Achievement Test-III (WIAT-III)
– Test of Language Development-Primary (TOLD-P:4)
– Test of Language Development- Intermediate (TOLD: I-4)
– Test of Adolescent and Adult Language—Fourth Edition (TOAL-4)
– Clinical Evaluation of Language Fundamentals - Fourth Edition (CELF®-4)
– Test of Word Knowledge (TOWK) [1]
6. THAY CHO LỜI KẾT
Chứng khó đọc là một khó khăn phổ biến nhất trong số các khó khăn trong học tập ở trẻ. Mặc dù các tiêu
chuẩn chẩn đoán các nguyên nhân của chứng khó đọc đã được xác định nhưng sự khác biệt về mức độ
khó của các ngôn ngữ của các nước khác nhau là rào cản lớn cho chúng ta khi mong muốn áp d ng những
thành tựu của các nước tiến tiến vào thực tế của nước ta. Để có thể giúp đỡ những trẻ mắc chứng khó đọc
ở Việt Nam một cách hiệu quả nhất đòi hỏi chúng ta cần có những nghiên cứu nghiêm túc và tiến hành
càng sớm càng tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nicola Brunswick (2009), Dyslexia-A beginner‘s guide, One World Oxford, England.
1207
[2] Philomena Ott (2007), Teaching children with Dyslexia, Routledge-Taylor&Francis Group, London
and New York.
[3] Philomena Ott (2007), How to manage Spelling Successfully, Routledge-Taylor&Francis Group,
London and New York.
[4] Rea Reason, Rene Boote (1994), Helping children with reading and spelling-A special needs
manual, Routledge-Taylor&Francis Group, London and New York.
[5] Thanh, Nguyễn Thị Vân (2006), Rối loạn tăng động giảm chú và rối loạn học tập ở trẻ em, Tạp
chí Tâm l học, số 3(84): 38-42.
[6] Thanh, Nguyễn Thị Vân (2013), Giới thiệu trắc nghiệm sàng lọc sớm chứng khó đọc ở trẻ mầm
non: DEST-2, Kỷ yếu hội thảo ―Ứng d ng tâm l trong quản lý nhân sự và chăm sóc-giáo d c trẻ
tại trường mầm non thực hành Trường Cao đẳng Sư phạm trung ương TP.HCM.
[7] W.H.O., The ICD-10 Classification of Mental and Behavioural Disorders, Diagnostic Criteria for
Research.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_quan_ve_chung_kho_doc_o_tre_em.pdf