Lịch sử phẫu thuật ung thư thực quản rất
phong phú và hào hứng. Từ 2000 năm trước,
người Trung Hoa đã mô tả bệnh lý này.
Bước đột phá đầu tiên là năm 1868,
Kussmaul thử nội soi thực quản. Không có tiến
bộ về gây mê-hồi sức thì ngành này không thể
phát triển được. Năm 1876, Mac-Even phục hồi
kỹ thuật gây mê nội khí quản do Vesal thực hiện
lần đầu trên thú vào thế kỷ 16. Năm 1869,
Trendelenburg cũng gây mê qua lỗ mở khí quản
ra da.
Theodore Billroth, năm 1871, là người đầu
tiên cắt thực quản và nối lại thành công trên
chó. Ông là người nghĩ rằng có thể cắt thực
quản cổ bị ung thư trên người vào thì đầu, thì
sau đưa thực quản ngực lên nối lại.
Bước đột phá thứ hai do Czerny, cộng sự
của Billroth, năm 1877, thực hiện thành công
lần đầu tiên cắt thực quản trên người. Bệnh
nhân sống được hơn một năm. Trong vòng 25
năm tiếp theo nhiều tác giả đã thực hiện phẫu
thuật cắt thực quản cổ. Điểm thu hút lúc này
là tìm cách ráp nối đường tiêu hóa lại
7 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tổng quan về cắt thực quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014 1
TỔNG QUAN VỀ CẮT THỰC QUẢN
Lê Quang Nghĩa*
TÓM TẮT
Lịch sử phẫu thuật ung thư thực quản rất
phong phú và hào hứng. Từ 2000 năm trước,
người Trung Hoa đã mô tả bệnh lý này.
Bước đột phá đầu tiên là năm 1868,
Kussmaul thử nội soi thực quản. Không có tiến
bộ về gây mê-hồi sức thì ngành này không thể
phát triển được. Năm 1876, Mac-Even phục hồi
kỹ thuật gây mê nội khí quản do Vesal thực hiện
lần đầu trên thú vào thế kỷ 16. Năm 1869,
Trendelenburg cũng gây mê qua lỗ mở khí quản
ra da.
Theodore Billroth, năm 1871, là người đầu
tiên cắt thực quản và nối lại thành công trên
chó. Ông là người nghĩ rằng có thể cắt thực
quản cổ bị ung thư trên người vào thì đầu, thì
sau đưa thực quản ngực lên nối lại.
Bước đột phá thứ hai do Czerny, cộng sự
của Billroth, năm 1877, thực hiện thành công
lần đầu tiên cắt thực quản trên người. Bệnh
nhân sống được hơn một năm. Trong vòng 25
năm tiếp theo nhiều tác giả đã thực hiện phẫu
thuật cắt thực quản cổ. Điểm thu hút lúc này
là tìm cách ráp nối đường tiêu hóa lại.
Bước đột phá thứ ba là Franz Torek, năm
1913, lần đầu tiên mở ngực trái cắt thực quản
bị ung thư đoạn giữa. Ông mở ngực trái, sau
khi cắt toàn bộ thực quản ngực thì thực quản
cổ được đưa ra da. Cuộc mổ kéo dài 1 giờ 45
phút. Bệnh nhân là phụ nữ 67 tuổi. Đây là một
tiến bộ vượt bậc thời bấy giờ.
Sau khi có tiến bộ về gây mê mổ ngực các
phẫu thuật viên đã thực hiện phẫu thuật càng
ngày càng nhiều. Năm 1946, Ivor Lewis cắt
thực quản với 3 đường mổ: cổ trái, ngực phải
và bụng. Sau đó Scanlon khuyến cáo nên nối ở
cổ với chủ trương: xì ở cổ chỉ mất đường nối
nhưng không mất bệnh nhân.
Năm 1978, Orringer nỗi tiếng với cắt thực
quản không mở ngực(7).
Một bước tiến dài là mổ qua nội soi với
danh tiếng của Luketich(6). Các bước tiến được
trình bày trong bảng 1.
Bảng 1. Tóm tắt các sự kiện lịch sử liên quan đến mổ cắt thực quản.
Năm Sự kiện
1849 Long lần đầu tiên dùng dùng ether để gây mê
1868 Kaussmaul lần đầu tiên đưa ống nội soi qua thực quản và dạ dày
1869 Trendelenburg gây mê nội khí quản
1871 Billroth cắt và nối thực quản cổ trên chó
1897 Czerny lần đầu tiên cắt thực quản cổ thành công trên người
1889 Roentgen nghiên cứu về X quang
1898 Rehn mở trung thất sau bên phải để cắt thực quản ngực trên 2 bệnh nhân nhưng thất bại
1901 Dobromysslow thực hiện thành công lần đầu tiên cắt thực quản ngực và nối lại trên chó
1905 Beck mô tả cách dùng ống dạ dày dựa vào bờ cong lớn và mạch nuôi là động mạch vị mạc nối phải
1907 Wendell cắt ung thư thực quản 1/3 dưới nối ngay nhưng bệnh nhân tử vong ngày hôm sau
1908 Volecker cắt ung thư thực quản-tâm vị và nối ngay ngã bụng
1913 Zaaijer cắt ung thư tâm vị ngã ngực-bụng
1913 Torek, lần đầu tiên cắt ung thư thực quản ngực thành công
1913 Denk mô tả cách cắt thực quản không mở ngực
1931 Turner mô tả kỹ thuật khác cắt thực quản không mở ngực
1933 Oshawa cắt ung thư thực quản ngực và nối ngay trên 18 bệnh nhân (thành công 8)
1938 Adams là phẫu thuật viên Mỹ đầu tiên cắt thực quản ngã ngực và nối ngay
1946 Ivor Lewis cắt thực quản và nối ngay ngã ngực phải
1947 Sweet báo cáo 212 trường hợp cắt thực quản bị ung thư (tử vong 17% và sống 5 năm 8%)
*ĐH Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: GS.TS. Lê Quang Nghĩa ĐT: 0903953232 Email: prof.lequangnghia@gmail.com
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014 2
Năm Sự kiện
1963 Logan báo cáo 853 trường hợp cắt thực quản (tử vong 29%)
1978 Orringer và Sloan hoàn chỉnh kỹ thuật cắt thực quản không mở ngực của Gray Turner
1984 Leichman phối hợp xạ trị và hóa trị 5FU-Cisplatin (37% có đáp ứng và 27% tử vong)
1997 Nhiều nghiên cứu lâm sàng nhắm về điều trị đa mô thức
2003 Luketich cắt thực quản qua nội soi ngực và bụng
KỸ THUẬT CẮT THỰC QUẢN CỔ ĐIỂN
(MỔ MỞ) (1,8,4,2)
Phẫu thuật được Ivor Lewis trình bày lần
đầu tiên tại Hội Ngoại khoa Luân Đôn vào năm
1946. Đây là phẫu thuật được dùng nhiều nhất
trên thế giới để điều trị ung thư thực quản 1/3
giữa cho đến 1/3 dưới của thực quản.
Lewis phối hợp 2 đường mổ bụng và ngực
phải để cắt tổn thương nằm ở 1/3 giữa thực quản
(hình 63). Kỹ thuật này được dùng như điều trị
phẫu thuật trừ căn cũng như điều trị tạm. Phẫu
trường ở ngực rộng nên có thể cắt bán phần thực
quản và nạo vét hạch trung thất.
Hình 1. Phối hợp 2 đường mổ bụng và ngực phải.
CHỈ ĐỊNH
-Ung thư thực quản 1/3 giữa.
-Ung thư thực quản 1/3 dưới tế bào vảy.
-Hẹp thực quản 1 đoạn dài cắt TQ không
mở ngực không giải quyết.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
-Di căn xa
-Không có dò thực quản-khí quản
-Bướu không dài > 5 cm trên X quang cản
quang
-Bệnh tim mạch-hô hấp nặng
CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG VỚI THÂN
NHÂN-BỆNH NHÂN
-Có thể liệt thần kinh quật ngược 2 bên
-Liệt thần kinh phế vị
-Tổn thương ống ngực gây tràn dưỡng
trấp màng phổi
GÂY MÊ
Cần gây mê nội khí quản với ống Carlens.
TƯ THẾ CỦA BỆNH NHÂN.
-Bệnh nhân nằm nghiêng cho thì ngực.
-Thì bụng nằm ngửa
-Có thể nằm nghiêng 45 độ để tránh thay
đổi tư thế bệnh nhân trong khi mổ. Tuy nhiên tư
thế nằm gây khó khăn cho phẫu thuật viên trong
cả 2 thì ngực lẫn bụng
KỸ THUẬT MỔ
-Mở ngực phải liên sườn 5 (cắt sườn hoặc
không)
-Bóc tách màng phổi, cột và cắt cung tĩnh
mạch đơn
-Bóc tách trên và dưới bướu hoặc đoạn
hẹp
-Cắt đầu trên thực quản sát đỉnh phổi,
khâu cột tạm 2 đầu thực quản
-Đóng ngực như thường lệ
-Đặt bệnh nhân nằm ngửa lại
-Kíp mổ phía trên mở cổ trái, bóc tách
thực quản cổ
-Rút thực quản cổ đã cắt trong ngực đưa
ra ngoài cổ
-Kíp mổ ở dưới mở bụng đường giữa trên
rốn, bọc lộ thực quản bụng
-Rút cả thực quản ngực đã bóc tách hết
trong ngực đưa xuống bụng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014 3
-Cắt bỏ thực quản có bướu và uống dạ
dày thành 1 ống theo Akiyama
-Đưa mảnh ghép này qua trung thất sau
lên cổ nối với thực quản cổ
Hình 2. Thế nằm của bệnh nhân. Hình 3. Mở ngực phải thấy
cung tĩnh mạch đơn
Hình 4. Cột và cắt cung tĩnh mạch
đơn.
Hình 5. Bóc tách trên và dưới bướu
qua ngả ngực phải, cắt ngang thực
quản sát đỉnh phổi
Hình 6. Mảnh ghép nằm
trong trung thất sau.
Hình 7. Mở cổ trái
Hình 8. Mở bụng bóc tách vòng
ngang thực quản bụng.
Hình 9. Bóc tách dạ dày, giữ
cuống mạch và uốn thành ống
Hình 10. Khâu tăng cường bờ
cong nhỏ dạ dày.
Hình 11. Đưa ống dạ dày lên nối ở
cổ với thực quản còn lại
Hình 12. Làm miệng nối Hình 13. Đặt ống ngang qua
miệng nối
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014 4
Hình 14. Khâu mặt trước miệng nối Hình 15. Miệng nối đã hoàn
thành
Hình 16. Vị trí các trocar
Hình 17. Bóc tách thực quản qua
nội soi ngực
Hình 18. Cắt cung tĩnh mạch
đơn qua nội soi ngực
Hình 19. Trở lại thì bụng.
Sau 7 ngày cho bệnh nhân chụp X quang
thực quản kiểm tra với chất cản quang không
phải barít (Gastrografin). Nếu không có bục
hay dò miệng nối chúng ta cho bệnh nhân ăn
lại dần dần.
Phẫu thuật này trong tay người nhiều kinh
nghiệm tỏ ra an toàn như Lee và Miller (1997)
đã thực hiện phẫu thuật này cho 400 bệnh
nhân với tỷ lệ bục miệng nối là 1-2% và tỷ lệ
tử vong là 2%.
KỸ THUẬT CẮT THỰC QUẢN CÓ NỘI
SOI NGỰC HỖ TRỢ(3,6,5)
Chỉ định và kỹ thuật
Chỉ định tương tự như cắt thực quản cổ điển.
Về kỹ thuật cần lưu ý:
-Bệnh nhân được gây mê có nội khí quản với
ống Carlens.
-Bệnh nhân nằm nghiêng trái 90 độ.
-Dùng kỹ thuật 5 trocar bóc tách, cột và dùng
clip kiểm soát rồi cắt cung tĩnh mạch đơn. Dùng
dissector bóc tách toàn bộ thực quản ngực. Cắt
thực quản mang bướu. Bệnh nhân được đặt nằm
ngửa lại. Thì cổ và thì bụng tương tự như mổ mở
từ trước đến giờ.
Một số tác giả áp dụng kỹ thuật mổ với tư
thế bệnh nhân nằm úp cho kết quả tốt.
Luketich hiện là người có số liệu cắt thực
quản qua nội soi ngực và nội soi bụng nhiều
nhất trên thế giới.
Một tác giả Đài Loan và một số tác giả khác
báo cáo kỹ thuật cắt thực quản với nội soi ngực
qua 1 lỗ trocar.
KỸ THUẬT CẮT THỰC QUẢN KHÔNG
MỞ NGỰC (PHẪU THUẬT ORRINGER)(7)
Năm 1913 Denk là người đầu tiên thực hiện trên
xác người và trên thú bằng cách dùng dụng cụ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014 5
kéo tuột tĩnh mạch để tách thực quản ra khỏi
trung thất sau. Năm 1933 Turner thực hiện thành
công trường hợp cắt thực quản không mở ngực
đầu tiên do ung thư và ở lần mổ thứ nhì đã dùng
vạt da trước xương ức để tạo hình thực quản.
Lúc này gây mê nội khí quản phát triển nên việc
mở ngực cắt thực quản trở nên an toàn và nhìn
thấy rõ nên kỹ thuật cắt không mở ngực bị quên
lảng và chỉ thỉnh thoảng được dùng đến như là
một thì của phẫu thuật cắt thanh quản -hầu
trong ung thư thanh quản hay ung thư thực
quản cổ mà trong đó dạ dày được uốn thành
một ống dùng để tạo hình đường tiêu hóa.
Năm 1960 Ong và Lee, LeQuesne và Ranger
(1966) báo cáo các trường hợp đầu tiên thành
công khi nối dạ dày vào hầu sau khi cắt hầu-
thanh quản và cắt thực quản qua ngã ngực.
Trong các trường hợp này và các trường hợp của
Akiyama (1971), toàn bộ thực quản ngực còn
bình thường được cắt bỏ.
Năm 1974 Kirk dùng cách cắt thực quản
không mở ngực để điều trị tạm cho 5 bệnh
nhân bị ung thư thực quản đã tiến triển xa.
Năm 1977 Thomas và Dedo trị 4 bệnh
nhân bị bỏng hầu-thực quản nặng bằng cách
cắt thực quản không mở ngực và qua trung
thất sau đưa ống dạ dày lên nối với hầu.
Năm 1999, người nổi tiếng về cắt thực
quản không mở ngực này là Orringer nên kỹ
thuật còn được gọi là kỹ thuật Orringer hoặc
transhiatal esophagectomy.
Bệnh nhân nằm ngửa, gối kê dưới cổ như
mổ tuyến giáp để vào cổ dễ. Cằm bệnh nhân
xoay qua phải vì ở cổ thực quản bên trái dễ
tìm hơn. Hai tay để dọc theo mình.
1.Thì bụng: mở bụng giữa trên và ngang
rốn trước. Thám sát vùng thực quản bụng và
trung thất quanh lỗ cơ hoành. Nếu bướu bóc
tách ra khỏi các cơ quan lân cận dễ dàng là có
thể thực hiện phẫu thuật an toàn. Cùng ngã
bụng có thể đáng giá tình trạng hạch và xem
có di căn qua các cơ quan khác như gan,buồng
trứng...hay không. Ngoài ra,phẫu thuật viên
còn phải xem qua tình trạng dạ dày hay đại
tràng để tiện chọn cơ quan thay thế thực quản
sau khi cắt bỏ cấu trúc này.
Sau khi quyết định cắt thực quản lúc này có
thể khởi thêm thì cổ nếu có phẫu thuật viên thứ
hai có kinh nghiệm mổ thực quản.
Dạ dày được bóc tách tương tự như khi cắt
toàn bộ dạ dày chỉ khác là giữ cẩn thận các cung
mạch máu nuôi nhất là cung vị-mạc nối phải và
trái.
Phẫu thuật viên bụng khởi bóc tách mặt sau
thực quản. Điều cần nhớ là bóc tách chậm và đi
sát thành thực quản cũng như giữ theo đường
giữa. Lúc này, phẫu thuật viên phía cổ có thể bóc
tách tương tự từ trên đi xuống cũng giữ sát thực
quản để tránh rách khí quản.
Sau đó chuyển qua bóc tách mặt trước thực
quản. Lúc cả 2 phẫu thuật viên trên và dưới đều
không tiến thêm được nữa thỉ còn lại một đoạn
thực quản 5 -7 cm phải bóc tách mù. Phẫu thuật
viên bụng dùng kềm mang gạc để bóc tách mặt
sau đoạn này và thường là dễ dàng. Kềm mang
gạc ló ra ở vết mổ cổ được neo tại đây.
2. Thì cổ: phẫu thuật viên phía cổ sẽ cắt đôi
thực quản cổ. Đầu dưới thực quản cổ được khâu
bít bằng chỉ khâu cỡ lớn. Sợi chỉ này được cột
vào kềm mang gạc. Qua đó, phẫu thuật viên
bụng sẽ lôi lộn đầu trên thực quản về phía sau
đồng thời kéo nó xuống dưới bụng.
Trong khi thực hiện thao tác này, tay phải
phẫu thuật viên nằm trong trung thất sau đón
lấy đầu trên thực quản để kéo tiếp. Dọc đường
đi sẽ gặp một vài cản trở nhỏ có thể kẹp và cắt dễ
dàng.
Sau khi rút được toàn bộ thực quản ngực và
toàn dạ dày làm một khối phẫu thuật viên chuẩn
bị cho việc uốn dạ dày thành một ống theo kỹ
thuật của Akiyama. Nếu vì lý do gì không dùng
được dạ dày thì chọn một đoạn đại tràng theo ý
thích của phẫu thuật viên.
Thì kế tiếp, ống dạ dày đặt trong đường đi
cũ của thực quản được đưa lên nối với đoạn thực
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014 6
quản cổ còn lại. Chúng tôi chuộng cách nối một
lớp mũi rời. Cổ được dẫn lưu với 1 penrose.
Môn vị nếu kiểm tra thấy thông tốt, không
hẹp, chúng tôi không mở rộng môn vị thường
xuyên. Bụng được đóng lại như thường lệ sau
khi mở hổng tràng ra da nuôi ăn trong những
ngày đầu.
Hình 20. Cắt thực quản không mở
ngực.
Hình 21. Cắt thực quản
không mở ngực.
Hình 22. Tạo hình làm ống thực
quản.
Hình 23. Cắt thực quản không mở
ngực. Đưa ống dạ dày lên cổ.
Hình 24. Cắt thực quản
không mở ngực. Vị trí của
ống dạ dày.
Hình 25. Cắt thực quản qua lỗ
hoành. Ngả vào lỗ hoành.
Hình 26. Cắt rộng vùng lỗ hoành. Hình 27. Từ lỗ hoành nội soi
phía trước thực quản.
Hình 28. Từ lỗ hoành nội soi phía
sau thực quản.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014 7
Hình 29. Phần mô được phẫu tích.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Akiyama H (1990): Surgery for Cancer of the Esophagus.
Williams & Wilkins. pp. 259-264.
2. Clavien PA et al: (2007) Atlas of Upper Gastrointestinal and
Hepato-Pancreato-Biliary Surgery. Springer. 2007.
3. Dallemagne B et al (1993): Thoracoscopic Esophageal
Resection in Nagy A.G et al (eds): Minimally invasive surgery
in gastrointestinal cancer. Churchill Livingstone.
4. Izbicki JR et al (2009): Surgery of the esophagus. Textbook and
Surgical Practice. Springer. 2009.
5. Kakegawa T et al (2009): A history of esophageal surgery in
the twentieth century. Gen Thorac Cardiovas Surg 57: 55-63.
6. Luketich JD et al (2003): Minimally invasive esophagectomy:
outcomes in 222 patients. Ann Surg 238: 486-494. 2003.
7. Orringer MB et al (1999): Transhiatal esophagectomy: clinical
experience and refinements . Ann Surg 230: 392-403.
8. Pearson FG et al (1995): Esophageal Surgery. Churchill
Livingstone.
Ngày nhận bài báo: 10/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/12/2013
Ngày bài báo được đăng 20/2/2013
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1_7_1_7312.pdf