Năng lực cảm xúc – xã hội của giáo viên mầm non (GVMN) vẫn là một khái
niệm mới đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam và cho đến hiện tại chưa có công trình
nghiên cứu tổng quan về chủ đề này được công bố. Mục đích của bài viết này nhằm giới
thiệu khái niệm năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN, thu thập và hệ thống lại các bằng
chứng nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN và biện
pháp bồi dưỡng năng lực này từ 22 công trình nghiên cứu tiêu biểu tìm được trong cơ sở dữ
liệu và công cụ tìm kiếm để tìm các nghiên cứu có liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy
năng lực cảm xúc – xã hội cá nhân của giáo viên gần đây đã được công nhận là một chỉ số
đánh giá chất lượng của đội ngũ GVMN; tầm quan trọng của nó ảnh hưởng tới sức khỏe
tinh thần và lòng yêu nghề của GVMN cũng như đối với mối quan hệ giữa GVMN và các
bên liên quan; một số biện pháp để nâng cao năng lực này cho GVMN cần dựa trên những
nỗ lực quốc gia nhằm tăng cường và duy trì lực lượng lao động mầm non chất lượng cao.
13 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 14/05/2022 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tổng quan nghiên cứu về năng lực cảm xúc - xã hội của giáo viên mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa cảm xúc. Hoàn thành bảng
câu hỏi về phong cách xã hội hóa cảm xúc và niềm tin về cảm
xúc của họ.
(Ornaghi và
cộng sự,
2021) [27]
5. Có chế độ
đãi ngộ đối
phù hợp với
GVMN
Các phát hiện cho thấy mối quan hệ giữa cường độ cảm xúc và
sự hài lòng với sự hỗ trợ xã hội mà họ nhận được.
(Fiorilli và
cộng sự,
2016) [23]
Tầm quan trọng của phúc lợi của các GVMN đã được chú
trọng rõ nét trong đại dịch COVID-19, vì các nhà giáo dục đã
tìm ra nhiều yếu tố gây căng thẳng khác trong khi cung cấp các
dịch vụ giáo dục và chăm sóc cho một số trẻ em cũng như hỗ
trợ liên tục cho nhiều trẻ khác học tập tại nhà. Việc xác định
các chiến lược để hỗ trợ và duy trì phúc lợi của giáo viên EC là
đặc biệt quan trọng như một ứng phó với đại dịch toàn cầu và
cung cấp các bài học cho cả thực tiễn thông thường và các bối
cảnh quan trọng trong tương lai.
(Patricia
Eadie1 và
cộng sự,
2021) [18]
Hiện nay, các chương trình đào tạo giáo viên của Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đã chuẩn
bị cho các ứng viên giáo viên để thúc đẩy năng lực xã hội-cảm xúc của chính họ và học sinh của
họ [27]. Theo đánh giá của Buettner và cộng sự [3] mặc dù các chỉ số về cấu trúc chương trình
học và chất lượng quá trình trong lớp học đã được khám phá rộng rãi, nhưng năng lực cảm xúc -
xã hội cá nhân của giáo viên gần đây mới được công nhận là một chỉ số đánh giá chất lượng.
Điều này cho thấy tồn tại các mối tương quan giữa năng lực xã hội-tình cảm của giáo viên và sự
cam kết chuyên nghiệp cũng như khả năng đáp ứng của họ trước Chuẩn nghề nghiệp. Thực tế đã
chứng minh, có thể cải thiện năng lực năng lực cảm xúc - xã hội (SEC) và quản lí căng thẳng
của giáo viên trong trường học thông qua chương trình Học tập cảm xúc – xã hội (SEL) cho
GVMN. Như vậy, nhằm mục đích phát triển năng lực cảm xúc – xã hội (SEC) của GVMN, biện
pháp cần thực hiện sớm là cần đưa giáo dục năng lực cảm xúc - xã hội (SEL) vào chương trình
đào tạo giáo viên như một chiến lược nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp
ứng Chuẩn nghề nghiệp. Thêm nữa, cần thiết kế chương trình giáo dục năng lực cảm xúc – xã
hội (SEL) dành cho GVMN phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn với sự tham gia của đội
ngũ các chuyên gia, nhà giáo dục. Một điều quan trọng, cần tạo tạo môi trường giúp GVMN có
cơ hội vận dụng, thực hành kĩ năng phát triển năng lực cảm xúc – xã hội (SEC) thường xuyên
trên cơ sở tự đánh giá và rút kinh nghiệm. Với những nỗ lực của toàn xã hội trong việc giúp
GVMN hiểu và ý thức về tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cảm xúc - xã hội (SEC)
của bản thân sẽ giúp họ chủ động hơn trong việc phát triển nghề nghiệp, từ đó sẽ hạnh phúc và
gắn bó hơn với công việc.
3. Kết luận
Năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN có ảnh hưởng rõ nét đến sự phát triển nghề nghiệp
của họ và bao gồm đối với trẻ. Đây được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá
năng lực của GVMN trong quá trình hoàn thiện nhân cách người giáo viên.
Trong các nghiên cứu về năng lực cảm xúc – xã hội (SEC) của GVMN có các tác giả
Jennings, P.A, Zinsser [2], [4], Zinsser Katherine M. [15], [26], Poulou, M.S. [20], Schonert-
Tổng quan nghiên cứu về năng lực cảm xúc – xã hội của giáo viên mầm non
135
Reichl và Kimberly A. [22], [24] cũng như tổ chức CASEL [6] đã dành nhiều sự quan tâm với
nhiều công bố liên quan. Với ngày càng nhiều nghiên cứu về chủ đề này được công bố trong 5
năm gần đây cho thấy việc tìm hiểu về năng lực cảm xúc – xã hội SEC của GVMN thực sự có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn.
Thực tế, khái niệm về năng lực cảm xúc-xã hội (SEC) và mô hình Học tập cảm xúc - xã hội
(SEL) dành cho GVMN đã được biết đến như một hướng tiếp cận mới trong việc nâng cao năng
lực nghề nghiệp cho GVMN tại nhiều nước trên thế giới nhưng vẫn còn mới mẻ đối với Việt
Nam. Điều này dẫn tới những thiệt thòi của GVMN trong việc tiếp cận tri thức nhân loại và thụ
hưởng các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới. Vì vậy, trong tương lai cần có những
chính sách cụ thể trong việc xem xét công nhận năng lực cảm xúc-xã hội của GVMN trong
Chuẩn nghề nghiệp GVMN và trở thành một nội dung giáo dục quan trọng của chương trình
đào tạo GVMN, từ đó tạo điều kiện nâng cao năng lực này cho GVMN, nhằm phát triển đội ngũ
GVMN chất lượng cao, hội nhập quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Denham, Susanne A., Hideko H. Bassett, and Susanne L. Miller, 2017. Early Childhood
Teachers’ Socialization of Emotion: Contextual and Individual Contributors. Child and
Youth Care Forum 46(6):805–824. doi: 10.1007/s10566-017-9409-y.
[2] Jennings, Patricia A., Sebrina Doyle, Yoonkyung Oh, Damira Rasheed, Jennifer L. Frank,
and Joshua L. Brown. 2019. Long-Term Impacts of the CARE Program on Teachers’ Self-
Reported Social and Emotional Competence and Well-Being. Journal of School
Psychology Volume 76, Pages 186-202:186–202. doi: 10.1016/j.jsp.2019.07.009.
[3] Buettner, Cynthia K., Lieny Jeon, Eunhye Hur, and Rachel E. Garcia. 2016. Teachers’
Social Emotional Capacity: Factors Associated With Teachers’ Responsiveness and
Professional Commitment. Early Education and Development 27(7):1018–39. doi:
10.1080/10409289.2016.1168227.
[4] Jennings, P.A, MT Greenberg-Review of educational, and undefined 2009. The Prosocial
Classroom: Teacher Social and Emotional Competence in Relation to Student and
Classroom Outcomes. Journals.Sagepub.Com 79(1):491–525.
doi:10.3102/0034654308325693.
[5] Oliveira, S., MS Roberto, NS Pereira-Frontiers in, and Undefined 2021. n.d. Impacts of
Social and Emotional Learning Interventions for Teachers on Teachers Outcomes: A
Systematic Review With Meta-Analysis.” Frontiersin.Org.
[6] CASEL, 2013. CASEL 2013 Guide: Effective Social and Emotional Learning Programs -
Preschool and Elementary School Edition. Collaborative for Academic, Social, and
Emotional Learning. Accessed from https://casel.org/wp-content/uploads/2016/01/2013-
casel-guide.pdf.
[7] Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Thị Tứ, 2018. Thực trạng ứng dụng mô hình giáo dục năng lực
cảm xúc xã hội SEL của giáo viên vào hoạt động giáo dục bậc trung học cơ sở địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học giáo dục, Trường Đại học Đồng Nai số 12 –
2019, tr 1-9.
[8] Lê Thị Mỹ Dung, 2015. Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học. Tạp chí Khoa học,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 60, No. 6A, tr.61-69.
[9] Trần Thị Tú Anh, Nguyễn Phước Cát Tường, 2016. Phát triển năng lực cảm xúc xã hội cho
học sinh tiểu học: Cơ hội và thách thức. Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Đào tạo bồi
dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc
tế”. Nxb Đại học Huế, tr. 25-31.
Nguyễn Thiều Dạ Hương
136
[10] Trần Thị Tú Anh, Trịnh Thị Thúy, 2017. Phát triển năng lực cảm xúc xã hội cho học sinh
lớp 3 thông qua dạy học môn tiếng Việt. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học
Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(44)/2017: tr. 72-81
[11] SEAMEO, 2017. Khung năng lực của giáo viên mầm non Đông Nam Á.
https://www.seameo.org/img/Publications/SEAMES/ECCE/EarlyChildhoodCare_Educatio
n_Vietnamese.pdf
[12] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018. Thông tư 26/2008TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 về Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên mầm non .
[13] Phan Thị Thúy Hằng, 2020. Nâng cao năng lực cảm xúc xã hội cho giáo viên mầm non:
Một hướng tiếp cận mới trong việc nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường
Mầm non Hoa Sen, thành phố Vinh - Nghệ An. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Volume 65, Issue 11a, 2020.
[14] Nguyễn Thiều Dạ Hương, 2021. Nâng cao năng lực cảm xúc – xã hội của giáo viên mầm
non: Thực trạng và một số biện pháp. Tạp chí Giáo dục. Số đặc biệt 03/2021, trang 39-43
[15] Zinsser, Katherine M., Claire G. Christensen, and Luz Torres. 2016. She’s Supporting
Them; Who’s Supporting Her? Preschool Center-Level Social-Emotional Supports and
Teacher Well-Being. Journal of School Psychology 59:55–66. doi:
10.1016/j.jsp.2016.09.001.
[16] Aldrup, Karen, Bastian Carstensen, Michaela M. Köller, and Uta Klusmann. 2020.
Measuring Teachers’ Social-Emotional Competence: Development and Validation of a
Situational Judgment Test. Frontiers in Psychology 0:892. doi:
10.3389/FPSYG.2020.00892.
[17] Oberle, Eva, Alexander Gist, Muthutantrige S. Cooray, and Joana B. R. Pinto. 2020. Do
Students Notice Stress in Teachers? Associations between Classroom Teacher Burnout and
Students’ Perceptions of Teacher Social–Emotional Competence. Psychology in the
Schools 57(11):1741–56. doi: 10.1002/PITS.22432.
[18] Patricia Eadie et al, 2021. Early Childhood Educators’ Wellbeing During the COVID-19
Pandemic. Early Childhood Education Journal (2021) 49(5) 903-913.
DOI: 10.1007/s10643-021-01203-3
[19] Morris, Carol A. S., Susanne A. Denham, Hideko H. Bassett, and Timothy W. Curby,
2013. Relations Among Teachers’ Emotion Socialization Beliefs and Practices and
Preschoolers’
[20] Poulou, M.S 2017. Social and Emotional Learning and Teacher–Student Relationships:
Preschool Teachers’ and Students’ Perceptions. Early Childhood Education
Journal volume 45, pages427–435 (2017)
[21] Yelinek, Jillian, and Jessica Stoltzfus Grady. 2019. “Show Me Your Mad Faces!’
Preschool Teachers’ Emotion Talk in the Classroom.” Early Child Development and Care
189(7):1063–71. doi: 10.1080/03004430.2017.1363740.
[22] Schonert-Reichl, Kimberly A., 2017. Social and Emotional Learning and Teachers. Future
of Children 27(1):137–55. doi: 10.1353/foc.2017.0007.
[23] Fiorilli, C., O. Albanese, P. Gabola-Scandinavian journal of, and undefined 2017. 2016.
Teachers’ Emotional Competence and Social Support: Assessing the Mediating Role of
Teacher Burnout. Taylor & Francis 61(2):127–38. doi: 10.1080/00313831.2015.1119722.
[24] Schonert-Reichl, KA, MJ Kitil. 2017. To Reach the Students, Teach the Teachers: A
National Scan of Teacher Preparation and Social & Emotional Learning. A Report
Prepared for CASEL.” ERIC.
Tổng quan nghiên cứu về năng lực cảm xúc – xã hội của giáo viên mầm non
137
[25] Waajid, B., PW Garner, JE Owen, 2013. Infusing Social Emotional Learning into the
Teacher Education Curriculum. International Journal of Emotional Education, and
undefined 2013. Vol 5, No.2, p.31-48
[26] Zinsser, Katherine M., Susanne A. Denham, Timothy W. Curby, and Elizabeth A.
Shewark. 2015. Practice What You Preach’: Teachers’ Perceptions of Emotional
Competence and Emotionally Supportive Classroom Practices. Early Education and
Development 26(7):899–919. doi: 10.1080/10409289.2015.1009320.
[27] Ornaghi, Veronica, Elisabetta Conte, Alessia Agliati, and Sabina Gandellini. 2021. Early-
Childhood Teachers’ Emotion Socialization Practices: A Multi-Method Study.
Https://Doi.Org/10.1080/03004430.2021.1918124. doi: 10.1080/03004430.2021.1918124.
[28] Lam, Lawrence T., and Emmy M. Y. Wong, 2017. Enhancing Social-Emotional Well-
Being in Young Children through Improving Teachers' Social-Emotional Competence and
Curriculum Design in Hong Kong. International Journal of Child Care and Education
Policy 2017 11:1 11(1):1–14. doi: 10.1186/S40723-017-0031-0.
[29] Stillman, SB, P. Stillman, L. Martinez, J. Freedman- Journal of Applied, and undefined
2018. Strengthening Social Emotional Learning with Student, Teacher, and Schoolwide
Assessments. Elsevier. doi: 10.1016/j.appdev.2017.07.010.
ABSTRACT
Literature review of preschool teachers’ social – emotional competence
Nguyen Thieu Da Huong
Faculty of Educational Sciences, VNU University of Education, Vietnam National University
Social-emotional competence is a concept for Vietnamese researchers. To date, there is no
literature review study or analysis of empirical evidence on this topic has been published. The
purpose of this study was to introduce the concept of social-emotional competence, to collect
and synthesise findings of the role of social-emotional competence, its correlates from 22
articles using databases. Results indicated that the preschool teacher's social-emotional
competence has recently been recognized as an indicator of the quality of the teaching staff; its
importance affects the mental health and love of the job of the teachers as well as the
relationship between the teachers and the stakeholders; Some measures to improve this capacity
for preschool teachers should be based on national efforts to strengthen and maintain a high-
quality preschool workforce.
Keywords: competence, social-emotional competence, preschool teacher
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_quan_nghien_cuu_ve_nang_luc_cam_xuc_xa_hoi_cua_giao_vie.pdf