Giáo dục hòa nhập (GDHN) là một nhiệm vụ giáo dục đang ngày càng
được phổ biến trên thế giới. Từ việc hạn chế đối tượng được GDHN ban đầu, đến
nay những đối tượng học sinh cần được GDHN đã dần được áp dụng trong quan
điểm chỉ đạo, chủ trương chính sách cũng như mục tiêu cụ thể của giáo dục ở
nhiều quốc gia. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia sớm áp dụng phương
thức giáo dục này trong các nhà trường, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác
nhau nên còn rất hạn chế về đối tượng áp dụng và hiệu quả giáo dục chưa cao.
Trong thời gian tới, để đảm bảo quyền được học hòa nhập của nhiều nhóm trẻ có
nhu cầu, Việt Nam cần mở rộng đối tượng được GDHN và từng bước nâng cao
hiệu quả của phương thức giáo dục này. Bài viết nêu khái niệm GDHN, tổng lược
các nội dung nghiên cứu về GDHN và định hướng phát triển GDHN ở Việt Nam
dựa vào hệ thống các văn bản chính sách pháp luật.
13 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Tổng quan nghiên cứu về giáo dục hòa nhập và định hướng phát triển giáo dục hòa nhập cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn hoá, hệ thống giáo dục, quản lý và
tổ chức hoạt động giáo dục của mỗi nước. Hoà nhập có liên quan đến sự thay đổi.
Đó là quá trình không có hồi kết của hoạt động học tập và tham gia hoạt động học
tập ngày càng tích cực hơn của trẻ. Thứ hai là, GDHN là một trong các phương thức
giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt, có nhiều phương thức để giáo dục nhưng GDHN
hiện là phương thức giáo dục đạt hiệu quả tối ưu dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt.
Thứ ba là, GDHN là một bộ phận trong giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng một số
nhu cầu đặc biệt của trẻ, tất cả mọi trẻ em có nhu cầu học hòa nhập đ̉ều có quyền
đến trường học gần nơi trẻ sinh sống. Nhưng mỗi trẻ lại có một năng lực và nhu cầu
khác nhau, một bộ phận trẻ có nhu cầu đặc biệt, giáo dục phổ thông phải đáp ứng
nhu cầu đó cho các em. Thứ tư là, để thúc đẩy chất lượng GDHN cần xác định được
Phần 1. TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 125
các tiêu chí của nhà trường hòa nhập, nâng cao nhận thức của giáo viên và cần có
sự tham gia của các lực lượng xã hội bên ngoài nhà trường. Đó là một lý tưởng mà
nhà trường nào cũng mong muốn đạt được nhưng không bao giờ có thể hoàn thành
trọn vẹn. Nhưng hoà nhập diễn ra ngay khi quá trình hoạt động bắt đầu gia tăng.
Nhà trường hoà nhập là nhà trường sẵn sàng cho sự thay đổi để phát triển. Đây là
một trong những bước tiến quan trọng trong khoa học nhằm triển khai một nền
giáo dục nhân đạo trên toàn cầu.
2.3. Định hướng phát triển giáo dục hòa nhập cho Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy GDHN là một vấn đề mà nhiều nước
trên thế giới quan tâm cả về nghiên cứu lý luận và việc triển khai trong thực tiễn.
Việt Nam là quốc gia có rất ít những nghiên cứu về lĩnh vực này nhưng lại rất được
chú trọng trong quan điểm chỉ đạo và đã có những thành công bước đầu khi triển
khai trong thực tiễn. Ngay từ trong Luật Giáo dục, Việt Nam đã có những quy định
về GDHN tại Luật GD số 38/2005/QH11 và được quan tâm điều chỉnh tại Luật GD
sửa đổi số 44/2009/QH12. Bộ GD & ĐT cũng đã cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo về
GDHN trong việc triển khai Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT về GDHN cho trẻ em
có hoàn cảnh khó khăn và Thông tư số 03/2018/TT- BGDĐT về triển khai GDHN cho
trẻ em khuyết tật. Nếu như trước đây, nhóm trẻ khuyết tật và nhóm trẻ có hoàn cảnh
khó khăn được coi là đối tượng cần được GDHN thì hiện nay trong các văn bản quy
phạm pháp luật đang chỉnh sửa thành “mọi trẻ”, “mọi người” có nhu cầu hòa nhập.
Bởi vì, khi cá nhân nào đó đột nhiên trong cuộc đời rơi vào tình trạng khuyết tật hoặc
rơi vào hoàn cảnh khó khăn đều cần được tham gia GDHN để bản thân vượt qua
những khó khăn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là một quan niệm hoàn toàn
đúng đắn để đảm bảo rằng mọi người trong mọi giai đoạn cuộc đời nếu có nhu cầu
đều có thể được tham gia GDHN. Từ những nghiên cứu lý luận về GDHN trên thế
giới đồng thời dựa vào những chủ trương của Việt Nam thông qua hệ thống các văn
bản chính sách pháp luật, GDHN của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cần đáp
ứng được một số định hướng cơ bản sau đây:
a. Xây dựng môi trường hòa nhập cho tất cả mọi người có nhu cầu giáo dục hòa nhập
Môi trường học tập tác động đến toàn bộ nhân cách người học (sức khỏe, nhận
thức, xúc cảm, tình cảm và hành vi hoạt động), đem lại cho người học sự tiến bộ về
mặt học vấn, trí tuệ, tác động tới cảm xúc tích cực (khát vọng, yêu thích, hứng thú học
tập rèn luyện...) hay cảm xúc tiêu cực của người học. Đó cũng là nơi người học được
trải nghiệm, khẳng định bản thân, rèn luyện hành vi, thói quen hành vi ứng xử phù
hợp với chuẩn mực xã hội. Vì vậy, việc tạo ra được một môi trường hòa nhập cho tất
cả mọi cá nhân có nhu cầu là một việc làm then chốt, tạo ra hiệu quả cao trong GDHN.
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành126
b. Hỗ trợ năng lực hòa nhập cho người có nhu cầu giáo dục hòa nhập
Mỗi người học tham gia GDHN với đặc điểm khuyết tật hay hoàn cảnh khó
khăn khác nhau sẽ có năng lực hòa nhập khác nhau. Một số người ngay khi mới đến
trường đã có khả năng hòa nhập nhanh chóng với thầy cô, bạn bè trong tất cả mọi
lĩnh vực. Tuy vậy, đa số người khuyết tật và người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
gặp rất nhiều rào cản khi tham gia vào GDHN. Vì vậy, họ rất cần đến sự hỗ trợ của
giáo viên, bạn bè cùng lớp, cùng trường cũng như các đối tượng liên quan.
c. Cần đảm bảo các điều kiện thực hiện giáo dục hòa nhập
Việc thực hiện GDHN trong giai đoạn hiện nay vẫn cần có một số điều kiện đi
kèm. Thứ nhất là cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong
GDHN. Nhiều cơ sở giáo dục thường từ chối tham gia vào việc GDHN cho các cá
nhân có nhu cầu trong khu vực cơ sở đóng mà chưa coi đó là trách nhiệm. Thứ hai là
cần tăng cường sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục với cộng đồng trong GDHN. Bởi vì,
môi trường giáo dục tại cơ sở là môi trường hẹp và là môi trường đào tạo ngắn hạn,
cộng đồng mới là môi trường rộng, môi trường hòa nhập thực sự và lâu dài cho mọi
người. Để các cá nhân có thể hòa nhập thực sự trong cộng đồng một cách bền vững,
hai môi trường này cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau. Thứ ba là cần đảm bảo
chế độ chính sách đáp ứng nhu cầu GDHN cho những người học khuyết tật hoặc có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cuối cùng, để GDHN ở Việt Nam phát triển và ngày
càng đạt kết quả cao cần nâng cao chất lượng đội ngũ tham gia GDHN. Đây không
phải là một lĩnh vực không đào tạo mà có thể làm việc hiệu quả, ngược lại GDHN
đòi hỏi một đội ngũ được đào tạo chuyên sâu và có đạo đức nghề nghiệp nghiêm túc
bên cạnh tình yêu thương dành cho đối tượng được GDHN.
3. Kết luận
Cả lý luận và thực tiễn đều đã cho thấy GDHN là một phương thức giáo dục tối
ưu cho những học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc tất cả những
cá nhân đột nhiên bị khuyết tật, đột nhiên bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Họ đều có
nhu cầu được tham gia vào quá trình GDHN để vượt qua tình trạng khuyết tật, tình
trạng khó khăn của bản thân để sớm ổn định và hướng tới một cuộc sống chất lượng
hơn. Vì vậy, đây là một phương thức giáo dục mang tính nhân văn sâu sắc. Để đạt
được mục tiêu cuối cùng trong GDHN là các cá nhân khuyết tật hoặc có hoàn cảnh
khó khăn vẫn có một cuộc sống tốt đẹp như mọi người, họ rất cần sự quan tâm từ
quan điểm chỉ đạo và các chính sách hỗ trợ của nhà nước, sự nghiêm túc thực hiện của
các cơ sở giáo dục và đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó, sự thông cảm, sẻ chia của bạn bè
và cộng đồng là những nguồn lực quan trọng giúp đối tượng được GDHN giảm bớt
được rào cản khó khăn trong quá trình giáo dục và hòa nhập trong thực tiễn.
Phần 1. TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, UNESCO tại Việt Nam (2014), Tăng cường công tác đào
tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục hòa nhập, Tài liệu 1 - Giới thiệu - Tài liệu hiệu
chỉnh, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, UNESCO tại Việt Nam (2014), Tăng cường công tác đào
tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục hòa nhập, Tài liệu 2 - Chính sách - Tài liệu hiệu
chỉnh, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, UNESCO tại Việt Nam (2014), Tăngcường công tác đào
tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục hòa nhập, Tài liệu 3- Chính sách - Tài liệu hiệu
chỉnh, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, UNESCO tại Việt Nam (2014), Tăng cường công tác
đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục hòa nhập, Tài liệu 4 - Học liệu - Tài liệu hiệu
chỉnh, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, UNESCO tại Việt Nam (2014), Tăng cường công tác đào
tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục hòa nhập, Tài liệu 5 - Phương pháp - Tài liệu hiệu
chỉnh, Hà Nội.
6. Diễn đàn Giáo dục thế giới, Dakar (2000), Khuôn khổ hành động quốc Dakar,
Giáo dục cho mọi người: “Cam kết tập thể của chúng ta”.
7. Nguyễn Xuân Hải (2010), Quản lý giáo dục hòa nhập, NXB Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
8. Lê Văn Tạc (chủ biên) (2006), Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật bậc tiểu học (dành
cho giáo viên tiểu học), NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
9. Trần Đình Thuận, Lê Văn Tạc, Nguyễn Xuân Hải (2007), Quản lý giáo dục hoà
nhập trẻ khuyết tật tiểu học, Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Thân Thuỷ (2012), Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học hoà
nhập môn Tự nhiên - Xã hội có trẻ khuyết tật trí tuệ (Luận án Tiến sĩ Giáo dục học),
Đại học Sư phạm, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013), “Tiếp cận liên ngành y tế- giáo dục- bảo trợ
xã hội trong nghiên cứu biện pháp can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho
trẻ tự kỷ ở nước ta giai đoạn 2011 - 2020”, Tạp chí Giáo dục số đặc biệt tháng
12/2013.
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành128
II. Tài liệu Tiếng Anh
12. Bornstein H, (1990), Manual Communication: Implications for Education,
Washington, DC: Gallaudet University Press.
13. Eileen Winter and Daul O’Raw (2010), Literature Review of the Principles and
Practices relating to Inclusive Education for Children with Special Educational Needs,
ICEP Europe in conjunction with the 2007-2009 NCSE Cosultative forum.
14. European Agency for Development in Special meeds Education (2010), Key
principles for promoting quality in inclusive education.
15. Tony Booth and Mel Ainscow (2002), Index for Inclusion- Developing Learning
and Participation in school, CSIE, Frienchay Campus, Coldharbour Lane, Bristol
BS16 1 QU.
16. UNESCO (2001), Open File on Inclusive Education, Section for Compating Exclusion
Through Education, Division of Basic Education, ED.
LITTERATURE REVIEW ON INCLUSIVE EDUCATION AND SUGGESTIONS FOR
DEVELOPMENT OF INCLUSIVE EDUCATION IN VIETNAM
Abstract: Inclusive education(IE) is an incresingly popular educational task. The
targeted pupolation of IE has been initially restricted, however with the reforms in
governmental directions and policy guidelines as well as the specific objectives
of education, the number of students receive inclusive education are gradually
increasedin quantity and quality in many countries. Vietnam is one of the country
that applies IE in schools early, however due to different challenges, the number
ofbeneficiaries and the educational efficiency still remain low quality. For future
development of IE in Vietnam, and to protect the rights to education of children
who are in needed, Vietnamese governments need to expand the target of IE and
gradually improve the effectiveness of this educational methodology. The paper
presents the definition and the litterature review of inclusive education and the
strategic plan for the development of inclusive education in Vietnam based on
current policies and legislative documents.
Key words: Inclusive education, Educational task, Children in need, Educational
efficiency, Educational methodology.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_quan_nghien_cuu_ve_giao_duc_hoa_nhap_va_dinh_huong_phat.pdf