Tổng quan một số mô hình đào tạo trực tuyến sử dụng trong bồi dưỡng kĩ năng dạy học trực tuyến cho giáo viên

With the development of the Industrial Revolution 4.0, the increase in the

application of information technology solutions to improve the quality of

education and training is taking place very strongly. In particular, it is

necessary to promote regular training and retraining of teachers through

online training. The article presents an overview of research papers on some

online training models being used today in online teaching skills. The

development of courses/ refresher courses on online teaching skills for

Vietnamese teachers should be done early to support teachers to improve their

knowledge, experience and skills in applying practical pedagogic methods in

the context of changing under the influence of technology

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 12/05/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tổng quan một số mô hình đào tạo trực tuyến sử dụng trong bồi dưỡng kĩ năng dạy học trực tuyến cho giáo viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 492 (Kì 2 - 12/2020), tr 11-15 ISSN: 2354-0753 11 TỔNG QUAN MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN SỬ DỤNG TRONG BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN CHO GIÁO VIÊN Trần Thị Bích Ngân1+, Bùi Diệu Quỳnh1, Lê Trung Thành1, Trần Thị Bích Ngọc2 1Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; 2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội +Tác giả liên hệ ● Email: ngantb@gesd.edu.vn Article History Received: 12/10/2020 Accepted: 18/11/2020 Published: 20/12/2020 Keywords teaching skills, online teaching, models, training, teacher. ABSTRACT With the development of the Industrial Revolution 4.0, the increase in the application of information technology solutions to improve the quality of education and training is taking place very strongly. In particular, it is necessary to promote regular training and retraining of teachers through online training. The article presents an overview of research papers on some online training models being used today in online teaching skills. The development of courses/ refresher courses on online teaching skills for Vietnamese teachers should be done early to support teachers to improve their knowledge, experience and skills in applying practical pedagogic methods in the context of changing under the influence of technology. 1. Mở đầu Với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, GD-ĐT là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng to lớn bởi những thay đổi do công nghệ mang lại. Việc tăng cường ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra, đánh giá và công tác quản lí tại các cơ sở GD-ĐT trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng GD-ĐT đang diễn ra rất mạnh mẽ. Trong đó, việc đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên (GV) và cán bộ quản lí thông qua đào tạo trực tuyến là điều cần thiết. Đào tạo trực tuyến là một loại hình đào tạo mang lại nhiều hiệu quả và đang dần khẳng định vai trò của mình với những ưu điểm nổi trội so với các hình thức đào tạo truyền thống (Lai và cộng sự, 2016). Đào tạo bằng hình thức ứng dụng những phát triển công nghệ khiến nội dung đào tạo của phương thức trực tuyến luôn mang tính trực quan, dễ đọc, dễ hiểu, dễ truy cập (McConnell và cộng sự, 2013). Đặc biệt, khi tham gia phương thức học này, người học sẽ dần xây dựng ý thức tự học, tự trau dồi chuyên môn nên tính hiệu quả của việc học rất cao (Lai và cộng sự, 2016; Mulig và Rhame, 2012). Bên cạnh đó, trong quá trình học tập trực tuyến, người học có thể chủ động trong việc bố trí thời gian và không gian học như học tại nhà, trên đường đi, ở cơ quan, (Orleans, 2010). Người học có thể tự điều chỉnh tốc độ học (tăng tốc độ học tập nhằm rút ngắn thời gian học của cá nhân). Ngoài ra, quá trình tham gia học tập theo phương thức đào tạo trực tuyến còn gián tiếp giúp người học đạt được trình độ nhất định về công nghệ thông tin. Đây cũng là một trong những kĩ năng căn bản mà mỗi GV và cán bộ quản lí cần có trong công việc hiện nay (Mai Văn Trinh và cộng sự, 2017). Bài báo nghiên cứu tổng quan về một số mô hình đào tạo trực tuyến đang được sử dụng hiện nay trong bồi dưỡng GV về kĩ năng dạy học trực tuyến. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Những kĩ năng dạy học trực tuyến giáo viên cần có Việc giảng dạy trực tuyến có thể là một sự thay đổi mô hình lớn mà GV dạy trực tuyến cần phải học cách sử dụng công nghệ và nhìn nhận công nghệ như một “người thay thế” mình giảng dạy học sinh (HS). Vì vậy, tất cả các chương trình giáo dục trực tuyến phải đảm bảo xây dựng các tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho người dạy và cung cấp cơ hội phát triển chuyên môn liên tục, chất lượng cao với mục tiêu có thể đem đến cho HS trải nghiệm học trực tuyến tốt nhất. Mỗi phương thức đào tạo trực tuyến đều có những thách thức về giảng dạy riêng (Carwile, 2007). Nghiên cứu về học trực tuyến cho thấy, GV dạy trực tuyến phải đối mặt với một loạt các thách thức đòi hỏi sự hỗ trợ, nâng cao chuyên môn liên tục cũng như các kĩ năng (Rana và Lal, 2014; Jung, 2005; March và Lee, 2016; Comas-Quinn, 2011). Cụ thể: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 492 (Kì 2 - 12/2020), tr 11-15 ISSN: 2354-0753 12 - Kiến thức về nội dung khóa học: GV dạy trực tuyến phải nắm chắc nội dung của khóa học và phải biết cách giúp người học tiếp cận và hiểu được nội dung này trong môi trường trực tuyến. Nhiều người cho rằng, tất cả các hình thức học trực tuyến là một quá trình tự học, trong đó nội dung đóng vai trò là “tài liệu giáo khoa” và người học có thể tự học các ý tưởng nội dung chính chỉ bằng cách xem video hoặc đọc văn bản. Trong một môi trường như vậy, GV hướng dẫn chỉ tập trung vào giao tiếp với học viên, lưu trữ hồ sơ và các công việc hành chính, nhưng thực chất thì GV dạy trực tuyến không những cần biết rõ nội dung khóa học mà còn phải biết cách giúp người học hiểu sâu về nội dung này và biết cách sử dụng các chiến lược giảng dạy phù hợp với nội dung trong môi trường trực tuyến. - Biết kết hợp giữa sư phạm, công nghệ và nội dung: Các chương trình đào tạo trực tuyến thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những GV có trình độ tốt, đó là những người hiểu được cách thức giao thoa giữa công nghệ, phương pháp sư phạm và nội dung để có thể mang lại những trải nghiệm học tập có ý nghĩa cho người học; có khả năng tự định hướng và quản lí thời gian để nâng cao hiệu quả của họ với tư cách là người hướng dẫn trực tuyến; hiểu tầm quan trọng và có kĩ năng để cung cấp hỗ trợ tích cực và hỗ trợ qua trung gian là công nghệ thông tin (Greenway, và Vanourek, 2006). Các chương trình đào tạo trực tuyến cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những GV biết cách sửa đổi các phương pháp giảng dạy và kĩ thuật sư phạm được sử dụng trong môi trường trực tiếp cho môi trường trực tuyến (Tallent-Runnels, 2006). Những khó khăn này nảy sinh từ việc là các GV thường được đào tạo trong các môi trường trực tiếp - nơi mà việc kết hợp giữa công nghệ, sư phạm và nội dung hoàn toàn khác với các môi trường trực tuyến. Giải pháp cho vấn đề này bao gồm: + Thu hút GV tham gia vào các cộng đồng học tập trực tuyến để họ có thể trau dồi chuyên môn thông qua việc kết nối với các đồng nghiệp từ nhiều môi trường khác nhau. + Giới thiệu cho GV các khung kiến thức, chẳng hạn như kiến thức nội dung sư phạm công nghệ, nhấn mạnh mối liên hệ giữa các công nghệ, nội dung chương trình giảng dạy và các phương pháp sư phạm cụ thể để giảng viên có thể kết hợp công nghệ, phương pháp sư phạm và nội dung để tạo ra phương pháp giảng dạy hiệu quả, dựa trên kỉ luật thông qua công nghệ (Harris và cộng sự, 2009). + Tạo điều kiện giúp GV thực hành giảng dạy qua các nền tảng trực tuyến để họ có thể làm quen, bắt nhịp được với môi trường trực tuyến. - Thiết lập sự hiện diện trực tuyến: Trong môi trường học tập trực tuyến, GV phải chuẩn bị để thiết lập sự chào đón thân thiện bằng việc sử dụng giọng điệu phù hợp, khuyến khích được người học. Điều quan trọng nhất, để tạo ra một môi trường trực tuyến thân thiện, an toàn, giống như một cuộc trò chuyện và thúc đẩy cảm giác thân thuộc, GV cần trợ giúp người học “bằng lời nói ngay lập tức” và “kịp thời”. Hỗ trợ giúp người học quản lí thời gian và nhiệm vụ, thậm chí còn quan trọng hơn khi người học chưa quen với giáo dục trực tuyến và/hoặc đã quen với môi trường học tập truyền thống. - Giao tiếp hiệu quả: Các cuộc thảo luận trực tuyến thường là “sợi dây ràng buộc” một tập hợp những người học cá nhân vào một cộng đồng học tập hợp tác. Nếu không có những cuộc thảo luận như vậy, cơ hội học tập sẽ trở thành một nỗ lực cá nhân, và cơ hội học sâu hơn sẽ mất đi. Việc thúc đẩy các cộng đồng hợp tác như vậy thông qua các nhóm thảo luận trực tuyến đòi hỏi GV phải có kĩ năng hướng dẫn theo hướng khơi gợi niềm tin và sự đóng góp của người học. GV nhận ra thời điểm và cách thức đưa ra phản hồi với các cá nhân và với nhóm nhằm thúc đẩy sự tương tác. Ngoài ra, GV cung cấp trợ giúp bằng lời nói ngay lập tức và kịp thời cho người học. Những hoạt động trên là yếu tố quan trọng tạo gắn kết cho các nhóm trực tuyến, vì thời gian phản hồi của GV dạy trực tuyến có thể thu hẹp hoặc làm rộng hơn khoảng cách ảo giữa người hướng dẫn và người học (Rodríguez, 1996). - Có khả năng quản lí người học. Các hình thức đào tạo trực tuyến có cấu trúc “mở”, gây khó khăn đối với những người học chưa bao giờ được trao quyền độc lập cho quá trình học tập của mình hoặc những người đến từ các hệ thống giáo dục đề cao việc nghe giảng - chép bài một cách thụ động. GV phải dành thời gian để hỗ trợ những người học như vậy bằng cách động viên, tư vấn, cung cấp hỗ trợ kịp thời, theo dõi kết quả học tập của họ hoặc kèm cặp riêng và phân hóa tùy vào nhu cầu của từng cá nhân. GV cũng cần liên tục hỗ trợ và động viên người học thông qua công nghệ hiện có (tin nhắn, điện thoại, e-mail). Trong môi trường học tập trực tuyến, GV không chỉ đóng vai trò như người hỗ trợ hoặc người dạy kèm chỉ tương tác với người học khi được yêu cầu qua e-mail mà còn phải chủ động quan sát và giúp đỡ người học khi cần thiết. 2.2. Một số mô hình đào tạo trực tuyến trong bồi dưỡng giáo viên về kĩ năng dạy học trực tuyến Một số mô hình đào tạo trực tuyến trong bồi dưỡng GV đề cập trong bài báo được thể hiện trong hình 1 (trang bên): VJE Tạp chí Giáo dục, Số 492 (Kì 2 - 12/2020), tr 11-15 ISSN: 2354-0753 13 Hình 1. Một số mô hình đào tạo trực tuyến trong bồi dưỡng GV 2.2.1. Mô hình giao tiếp qua trung gian máy tính Giao tiếp qua trung gian máy tính (Computer meditated Communication - CMC) bao gồm các diễn đàn, nhóm thảo luận, danh sách điện tử, e-mail, bảng thông báo và các công cụ phần mềm nhóm (ví dụ: First Class) hỗ trợ giao tiếp trực tuyến và giao tiếp dựa trên văn bản. Vì chúng cần băng thông tương đối ít nên CMC thường được sử dụng trong các chương trình bồi dưỡng cho GV ở nhiều trường đại học mở ở châu Á, châu Phi và trong các môi trường băng thông thấp khác. Chúng thường được sử dụng để chia sẻ nội dung và làm việc nhóm trong trường hợp mỗi nhóm có bảng thảo luận riêng trong hệ thống quản lí dạy và học tập trung trên Internet (Learning Management System - LMS) hoặc bảng thông báo nhằm mục đích trao đổi ý kiến và giao tiếp. Kết quả và bài thuyết trình sau đó có thể được đăng tại một trung tâm tài nguyên chung mà tất cả người học đều có thể truy cập. CMC có thể là một công cụ hữu ích để tạo ra một môi trường học tập, trong đó người học không chỉ giao tiếp với giảng viên mà còn giao tiếp với nhau. Người học có thể đặt câu hỏi, thêm liên kết, hoặc đăng tài liệu lên bảng thông báo, diễn đàn thảo luận, hoặc danh sách điện tử; và người dạy có thể trả lời trên các công cụ nói trên để tất cả mọi người đều biết về nó. Các chủ đề và mục tiêu học tập có thể được thảo luận trong thời gian dài hơn, ngoài lớp học truyền thống kéo dài một giờ, tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận sâu hơn. Tuy nhiên, các diễn đàn thảo luận cần sự hỗ trợ rất nhiều từ người dạy để có thể thúc đẩy người học đặt câu hỏi cho việc tự đánh giá trong quá trình học. 2.2.2. Mô hình hội thảo trực tuyến Trong những năm qua, các chương trình đào tạo GV và các tổ chức giáo dục đã sử dụng Webcast - chương trình phát sóng trực tiếp hoặc video được ghi sẵn trên Internet - làm công cụ để cung cấp và bổ sung chương trình bồi dưỡng cho GV. Webcast là truyền video một chiều, trong đó người thuyết trình hoặc người hướng dẫn trình bày thông tin nghe nhìn qua nền tảng dựa trên Web, chẳng hạn như Elluminate hoặc qua video được ghi sẵn. Tính chất của Webcast là hơi thụ động vì không có sự tương tác đồng thời nào giữa người dạy và người học nhưng Webcast lại rất phổ biến vì tính đa phương thức (sử dụng văn bản, âm thanh và video) và có thể được lưu trữ và xem vào bất kì lúc nào tùy thuộc vào người học. Hội thảo trên web (webminars), còn được gọi là hội thảo ảo, hội nghị trực tuyến, cuộc họp trực tiếp, cuộc họp trên web là các hội thảo video thông qua Internet bởi một nền tảng trực tiếp hoặc hệ thống hội nghị dựa trên Web như Elluminate, Adobe Connect và WebEx, cũng như các nền tảng mã nguồn mở miễn phí như Big Blue Button hoặc các nền tảng trực tuyến miễn phí như Skype. Hội thảo trên web, đặc biệt nếu sử dụng phần mềm thương mại có nhiều tính năng hơn, tạo điều kiện tương tác giữa người dạy và người học, cho phép người học đặt câu hỏi (qua văn bản hoặc âm thanh), cung cấp các đánh giá nhanh chóng (thông qua “giơ tay” điện tử) và cho phép trao đổi tài liệu. Hội thảo trên web có thể là một phần của chương trình phát triển nghề nghiệp trực tuyến liên tục, ví dụ: chương trình đào tạo GV sử dụng hội thảo trên web định kì như một phần của quá trình phát triển chuyên môn trực tuyến. Họ có thể phục vụ “bổ sung” hoặc một chuỗi hội thảo trên web độc lập tập trung vào các chủ đề khác nhau, như thường thấy với các hội thảo trên web do Hiệp hội Công nghệ Quốc tế trong giáo dục và Trung tâm Triển khai Công nghệ trong giáo dục cung cấp. Hoặc họ có thể là một phần của cổng thông tin giáo dục hiện có, chẳng hạn như Gateways2Learning của Alberta ở Canada hoặc các cộng đồng trực tuyến được thiết kế (trong trường hợp này là dành cho GV mới vào nghề) như edWeb.net. Một số hội thảo trên web tập trung vào GV phổ biến nhất bao gồm VJE Tạp chí Giáo dục, Số 492 (Kì 2 - 12/2020), tr 11-15 ISSN: 2354-0753 14 Thời báo học tập (miễn phí) và các trang thương mại như EdTech Connect của Discovery Channel và Hội thảo trên web ReadAbout của Scholastic. 2.2.3. Mô hình trường học ảo Trường học ảo bao gồm các chương trình học trực tuyến toàn thời gian, trong đó người học ghi danh và nhận tín chỉ. Như trong các trường học truyền thống, người học phải đáp ứng tất cả các yêu cầu của khóa học, hoàn thành các bài đọc được giao, tham gia thảo luận, nộp bài tập và làm bài kiểm tra - tất cả đều trực tuyến. GV thiết kế nội dung, giao tiếp với HS, cung cấp bài giảng, trả lời câu hỏi, kiểm tra mức độ nhận biết, cho điểm, đánh giá - tất cả đều trực tuyến. Đại học ảo Tecnológico de Monterrey là một trong những trường đại học ảo sớm nhất và thành công nhất về đào tạo GV. Nhà trường sử dụng cả học tập qua vệ tinh và trực tuyến để cung cấp đào tạo cho 25.000 GV ở Mexico và 10 quốc gia Mĩ Latinh. Chương trình chứng chỉ giảng dạy 260 giờ bao gồm 13 khóa học với các nội dung về công nghệ giáo dục, tâm lí học giáo dục, phát triển tư duy phản biện và sáng tạo, giải quyết vấn đề, thiết kế và lập kế hoạch chương trình học, đánh giá lớp học,... Một số ví dụ cụ thể về các nền tảng đang được sử dụng để tổ chức trường học ảo bao gồm: - Second Life: đang được nhiều nhà giáo dục bắt đầu sử dụng để tăng cường đào tạo trực tuyến, ví dụ: nhiều trường đại học Hoa Kì lên lịch cho các nhóm thảo luận, bài giảng trong Second Life. Các tổ chức giáo dục chuyên đào tạo GV thúc đẩy các sự kiện đặc biệt, hội thảo và mạng lưới không chính thức trong Second Life. - Open Simulator (OpenSim): một thế giới ảo mã nguồn mở phục vụ nhiều chức năng tương tự như Second Life, có hai lợi ích bổ sung là hoàn toàn miễn phí và cho phép người dùng dịch chuyển liên tục từ thế giới ảo này sang thế giới ảo khác. - SimSchool: là một chương trình mô phỏng, trong đó GV thực tập và GV mới có thể tương tác với một lớp học mô phỏng. Họ thực hiện các hoạt động giống như GV thực nhưng nhận được phản hồi theo thời gian thực từ chương trình mô phỏng và từ người hướng dẫn của họ. - TeachMe: là một môi trường nhập vai được phát triển bởi Đại học Central Florida, giúp các GV mới vào nghề phát triển các kĩ năng quản lí lớp học và kỉ luật bằng cách giảng dạy một lớp học ảo; trong đó, GV sẽ đứng trước màn hình có nhiều ảnh đại diện của HS (đại diện của những người tham gia). Trải nghiệm là trực tiếp và chân thực vì các “diễn viên” phản hồi với GV như là những HS thực thụ. Chương trình rất phổ biến với các GV thực tập vì nó cho phép họ mắc lỗi trong một môi trường an toàn, nhận phản hồi từ người hướng dẫn và được chuẩn bị cho các tương tác trực tiếp với HS thực. 2.2.4. Mô hình cộng đồng học tập trực tuyến Các cộng đồng trực tuyến là những giải pháp hiệu quả và ít tốn kém (khi công nghệ ra đời) cho nhu cầu phát triển và hỗ trợ nghề nghiệp của GV. Các cộng đồng trực tuyến có thể là một phần của các khóa học trực tuyến chính thức hoặc các tổ chức riêng biệt, chẳng hạn như me.edu.au của Australia hoặc có thể là các trang mạng xã hội sử dụng nền tảng Ning như Les Professeurs Documentalistes hoặc Classroom 2.0. Không giống như nhiều khóa học phát triển chuyên môn chính thức tập trung vào việc học tập bài bản với sách giáo khoa và chuyên gia hướng dẫn, cộng đồng trực tuyến có xu hướng tập trung vào việc học tập dựa trên thực hành thông qua tương tác, trò chuyện giữa các thành viên. Trong cộng đồng này, các GV có thể cùng soạn giáo án; chia sẻ ý tưởng chương trình học; lên kế hoạch cho các dự án hợp tác trực tuyến; thảo luận về sư phạm, quản lí lớp học, đánh giá hoặc các chủ đề liên quan đến nội dung; đăng kinh nghiệm, bài học kinh nghiệm, tự đánh giá và tham gia vào cố vấn đồng nghiệp. Hai cộng đồng trực tuyến lâu đời là Mạng giáo dục và Tài nguyên Quốc tế (iEARN) và Tapped In: - iEArn ban đầu là một forum cho giới nghiên cứu, sau đó được phát triển trở thành điểm khởi đầu để tích hợp công nghệ thông tin vào việc học cho hàng nghìn GV - thành viên của cộng đồng này. Ngoài việc hỗ trợ các dự án hợp tác, iEARN còn cung cấp các khóa học trực tuyến có người hướng dẫn giúp GV phát triển chuyên môn. iEARN như một “nơi gặp gỡ” trực tuyến cho các GV để tìm đến những đồng nghiệp chung chí hướng cùng cộng tác trong các dự án. - Tapped In là một môi trường học tập dựa trên Web được tạo ra vào năm 1997 bởi Viện Nghiên cứu Stanford dành cho những GV muốn phát triển nghề nghiệp và bồi dưỡng về chuyên môn. Tapped In cung cấp các khóa bồi dưỡng và các trải nghiệm phát triển chuyên môn trực tuyến chất lượng cao cho GV với chi phí hiệu quả. Mục đích của nó là tập hợp hàng nghìn thành viên của mình vào một cộng đồng để GV nào cũng được hỗ trợ. Mạng lưới thành viên của Tapped In hỗ trợ GV lập kế hoạch và thực hiện các dự án học tập với đồng nghiệp và sinh viên, tham gia vào các nhóm và thảo luận chuyên đề, quản lí và tham dự các khóa học, cố vấn cho các GV khác và thử các ý tưởng mới trong một môi trường an toàn và hỗ trợ lẫn nhau. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 492 (Kì 2 - 12/2020), tr 11-15 ISSN: 2354-0753 15 3. Kết luận Tổng quan trên cho thấy, hiện nay có rất nhiều nội dung và hoạt động cần được bồi dưỡng cho GV thực hiện dạy học trực tuyến. Đối với bối cảnh của Việt Nam, dạy học trực tuyến không phải là phương thức tình thế mà trong thời gian tới, phương thức này sẽ tiếp tục được triển khai. Do vậy, việc chuẩn bị tốt kĩ năng dạy học trực tuyến cho GV Việt Nam trong giai đoạn với là hết sức cần thiết. Để thực hiện tốt việc giảng dạy trực tuyến cho HS trong môi trường số, thiết nghĩ GV trước hết phải được đào tạo trực tuyến, tham gia vào những khóa học trực tuyến/đào tạo từ xa phù hợp nhằm phát triển chuyên môn. Việc trải nghiệm những hoạt động tự học nhờ công nghệ là một cách tiếp cận giúp GV có được những trải nghiệm ở vị trí người học, thấy được những ưu và nhược điểm của GV trực tuyến. Việc phát triển những khóa học/bồi dưỡng về kĩ năng dạy học trực tuyến cho GV Việt Nam cần được thực hiện càng sớm càng tốt nhằm hỗ trợ GV nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng áp dụng phương pháp sư phạm thực hành trong bối cảnh giáo dục toàn cầu đang thay đổi dưới sự tác động của công nghệ. Tài liệu tham khảo Carwile, J. (2007). A constructivist approach to online teaching and learning. Inquiry, 12(1), 68-73. Comas-Quinn, A. (2011). Learning to teach online or learning to become an online teacher: An exploration of teachers' experiences in a blended learning course. ReCALL, 23(03), 218-232. Greenway, R., & Vanourek, G. (2006). The virtual revolution: Understanding online schools. Education Next, 6(2), 34-42. Harris, J., Mishra, P., & Koehler, M. (2009). Teachers’ technological pedagogical content knowledge and learning activity types: Curriculum-based technology integration reframed. Journal of research on technology in education, 41(4), 393-416. Jung*, I. (2005). Cost‐effectiveness of online teacher training. Open Learning: The Journal of Open, Distance and e- Learning, 20(2), 131-146. Kong, S. C., Looi, C. K., Chan, T. W., & Huang, R. (2017). Teacher development in Singapore, Hong Kong, Taiwan, and Beijing for e-Learning in school education. Journal of Computers in Education, 4(1), 5-25. Lai, C., Shum, M., & Tian, Y. (2016). Enhancing learners’ self-directed use of technology for language learning: the effectiveness of an online training platform. Computer Assisted Language Learning, 29(1), 40-60. Mai Văn Trinh, Đặng Thị Thu Thủy, Nguyễn Trí Anh (2017). Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trường phổ thông - Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Vinh, tập 46, số 3B, tr 65-73. March, L., & Lee, J. (2016, March). Teaching teachers to teach online: How to implement an evidence-based approach to training faculty. In Society for Information Technology & Teacher Education International Conference (pp. 714-720). Association for the Advancement of Computing in Education (AACE). McConnell, T. J., Parker, J. M., Eberhardt, J., Koehler, M. J., & Lundeberg, M. A. (2013). Virtual professional learning communities: Teachers’ perceptions of virtual versus face-to-face professional development. Journal of science education and technology, 22(3), 267-277. Mulig, L., & Rhame, S. (2012). Time requirements in an online teaching environment: How to be more effective and efficient in teaching online. Journal of Accounting and Finance, 12(4), 101-109. Orleans, A. V. (2010). Enhancing teacher competence through online training. The Asia-Pacific Education Researcher, 19(3), 371-386. Tallent-Runnels, M. K., Thomas, J. A., Lan, W. Y., Cooper, S., Ahern, T. C., Shaw, S. M., & Liu, X. (2006). Teaching courses online: A review of the research. Review of educational research, 76(1), 93-135. Rana, H., & Lal, M. (2014). E-learning: Issues and challenges. International Journal of Computer Applications, 97(5). Rodríguez, J. I., Plax, T. G., & Kearney, P. (1996). Clarifying the relationship between teacher nonverbal immediacy and student cognitive learning: Affective learning as the central causal mediator. Communication education, 45(4), 293-305.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftong_quan_mot_so_mo_hinh_dao_tao_truc_tuyen_su_dung_trong_bo.pdf
Tài liệu liên quan