Tổng quan lý thuyết về bất hoàn hảo tài chính và mô hình cân bằng động tổng thể ngẫu nhiên

Mô hình cân bằng động tổng thể ngẫu nhiên – DSGE là công cụ phân tích chính sách chủ yếu của các ngân

hàng trung ương và định chế tài chính lớn trên thế giới. Thế hệ mô hình trước khủng hoảng không xét đến

bất hoàn hảo tài chính và đã thất bại trong việc dự báo diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm

2008. Thất bại này chính là động cơ để các nhà nghiên cứu tiếp tục cải tiến mô hình. Hiện nay mô hình

DSGE đang được phát triển theo hướng bổ sung bất hoàn hảo tài chính nhằm nắm bắt tốt hơn biến động

trong nền kinh tế thực. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tổng hợp cơ sở lý thuyết hiện tại về mô hình

DSGE trong đó chúng tôi tập trung xem xét cách thức mô hình hóa và kết hợp bất hoàn hảo tài chính trong

mô hình. Từ đó chúng tôi đề xuất một số gợi ý cho Việt Nam trong việc xây dựng mô hình phục vụ cho

công tác phân tích chính sách

pdf12 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tổng quan lý thuyết về bất hoàn hảo tài chính và mô hình cân bằng động tổng thể ngẫu nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành một mô hình thực nghiệm mô phỏng thực tế để kiểm định và đánh giá các chính sách. Mô hình này được CMR xây dựng dựa trên SW (2007) và CEE (2005). CMR đã sử dụng mô hình để xây dựng một quy tắc trong đó lãi suất có thể phản ứng lại với tăng trưởng tín dụng, bên cạnh lạm phát và chênh lệch sản lượng. Quy tắc này có thể có ưu thế hơn quy tắc Taylor truyền thống. Curdia và Woodfor (2009) cũng dựa vào cách tiếp cận tổ chức công nghiệp cho các ngân hàng, mặc dù mô hình của họ có khác biệt khi giả định rằng phần lớn các bất hoàn hảo thuộc về khu vực hộ gia đình. Trong mô hình của này hộ gia đình có khả năng tiếp cận với thị trường tài chính hoàn hảo nhưng khả năng này không phải liên tục mà chỉ đôi khi. Trong giai đoạn hộ gia đình có khả năng tiếp cận thị trường, hộ gia đình có thể vay goặc gửi tiền tại ngân hàng. Trong khi đó ngân hàng “tiêu thụ” các khoản tiền gửi và “sản xuất” ra các khoản vay. Cuối cùng hệ số chiết khấu của hộ gia đình là ngẫu nhiên và biến thiên giữa các giá trị cao và thấp. Một cách tiếp cận khác trong việc đưa các ngân hàng vào mô hình cân bằng động được phát triển gần đây bởi Gertler và Karadi (2011) - GK. Ý tưởng chính ở đây là giả định ngân hàng (so với phần còn lại của người dân) là một nhóm có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay bởi vì họ có nhận biết các dự án đầu tư có lợi. Các trung gian tài chính trong mô hình GK (2011) phải đối mặt với một giới hạn tài sản nội sinh. Mục đích của mô hình là nhằm nắm bắt ảnh hưởng của sự hao mòn trong tài sản ngân hàng đến nền kinh tế thực. Để nắm bắt ảnh hưởng này họ giả định tồn tại vấn đề đại điện giữa ngân hàng và người gửi tiền từ đó dẫn đến một giới hạn nội sinh trong tỷ lệ đòn bẩy của ngân hàng. Khi này một sự thay đổi trong số vốn của ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động vay mượn của nó. Một điểm đặc biệt của mô hình là NHTW cũng có vai Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 54 trò trung gian. Cơ quan tiền tệ cũng có thể vay của người tiết kiệm và cho người đầu tư vay lại. Điểm khác biệt của NHTW so với ngân hàng tư nhân là nó không chịu giới hạn trên tỷ lệ đòn bẩy. NHTW vay với tài sản thế chấp là trái phiếu chính phủ. Bằng cách mua lại khoản nợ của chính mình, NHTW tránh được chi phí đại diện. GM (2011) cho thấy rằng trong trường hợp lãi suất chính sách chạm mức 0, CSTT bất thường đặc biệt có ý nghĩa. Mô hình của GK (2011) được mở rộng bởi Gertler và Kiyotaki (2010) bằng cách thêm vào thị trường liên ngân hàng. Mô hình được xây dựng để mô phỏng tình huống khi các ngân hàng không sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay. Mỗi ngân hàng phải đối mặt với cú sốc thanh khoản riêng biệt. Các cú sốc này tạo ra tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư vốn trong khu vực ngân hàng. Cùng với vấn đề đại điện, sự trì trệ của thị trường liên ngân hàng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế thực. Mô hình này được dùng để giải thích về tính hiệu quả của các can thiệp tín dụng trong việc giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của bất hoàn hảo tài chính trong giai đoạn khủng hoảng. Một cách tiếp cận khác cũng đang được sử dụng phổ biến hiện nay do tính đơn giản, dễ ứng dụng là cách tiếp cận theo Gerali, Neri, Sessa và Signoretti (2010) – GNSS. GNSS (2010) nghiên cứu vai trò của cung tín dụng trong biến động chu kỳ kinh doanh. Họ xây dựng mô hình DSGE với khu vực ngân hàng cạnh tranh không hoàn hảo, trong đó cách thức tiết kiệm duy nhất là gửi tiền tại ngân hàng và cách thức vay tiền duy nhất là vay từ ngân hàng. Dòng vốn trong khu vực ngân hàng sẽ lưu chuyển như sau: hộ gia đình kém kiên nhẫn gửi tiền tại một ngân hàng bán lẻ; những khoản này sau đó được chuyển về ngân hàng bán buôn; ngân hàng bán buôn sử dụng nguồn tiền gửi này cùng với vốn của ngân hàng để cung cấp các khoản vay cho các ngân hàng bán lẻ chuyên dụng; cuối cùng các ngân hàng bán lẻ này sẽ cung cấp các khoản vay cho nền kinh tế. Vì những ngân hàng bán lẻ hoạt động trong một môi trường độc quyền nên đối với lãi suất cho vay, họ sẽ cộng thêm một khoản “mark-up” vào lãi suất chính sách; đối với lãi suất tiền gửi họ sẽ trừ đi khoản “mark-up” này. Thông qua hoạt động ngân hàng này các ngân hàng bán lẻ thu được lợi nhuận và họ sẽ chuyển phần lợi nhuận này về ngân hàng bán buôn. Ngân hàng bán buôn chỉ giữ lại một phần lợi nhuận còn phần còn lại chi cho hộ gia đình kiên nhẫn dưới dạng cổ tức. Với cách thức thiết lập mô hình trên đây, mô hình DSGE có thêm một cơ chế khuếch đại cú sốc thông qua các trung gian tài chính 5. Các nghiên cứu xem xét cách thức mô hình hóa bất hoàn hảo tài chính trong cung tín dụng phát triển đặc biệt nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng 2007-2008 và bước đầu cho thấy khả năng nắm bắt những biến động phức tạp trong nền kinh tế thực. Lý thuyết về bất hoàn hảo tài chính, sự kết hợp giữa tài chính và kinh tế học vĩ mô, vẫn trong giai đoạn hình thành với nhiều hướng phát triển đa dạng. Thế hệ mô hình bất hoàn hảo tài chính mới nhất hiện nay bao gồm cả khu vực tài chính. Tuy nhiên chúng ta còn một quãng đường dài để đạt được sự đồng thuận trong cách mô hình hóa khu vực trung gian tài chính. 4. Kết luận và gợi ý chính sách Bài nghiên cứu này tổng hợp tình hình nghiên cứu hiện tại về mô hình DSGE và bất hoàn hảo tài chính. Dòng nghiên cứu về bất hoàn hảo tài chính đã có từ lâu đời với Fischer (1933) và Minsky (1967). BGG (1999) và KM (1997) là những nghiên cứu đầu tiên mô hình hóa thành công bất hoàn hảo tài chính. Cơ chế tăng tốc tài chính trong BGG (1999) và giới hạn tài sản thế chấp trong KM (1997) giải thích khả năng bất hoàn hảo tài chính khuếch đại và kéo dài các cú sốc trong nền kinh tế. Trước khủng hoảng, mô hình DSGE sử dụng trong phân tích chính sách tại các quốc gia thường giả định thị trường tài chính hoạt động hoàn hảo và không kết hợp các bất tài chính trong mô hình. Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của mô hình DSGE trong việc dự báo và nắm bắt diễn biến của cuộc khủng hoảng 2008. Sau khủng hoảng các nhà nghiên cứu tìm cách cải thiện mô hình DSGE bằng cách kết hợp bất hoàn hảo tài chính trong mô hình. Bên cạnh hướng mô hình hóa bất hoàn hảo tài chính tập trung bên cầu tín dụng theo BGG (1999) và KM (1997), chúng ta có thể mô hình hóa bất hoàn hảo tài chính trong cung tín dụng theo các cách tiếp cận 5 Vai trò hen chốt của khu vực tài chính trong việc khuếch đại cú sốc có thể quan sát thấy trong cuộc khủng hoảng 2007-2008. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 55 như Freixas và Rochet (2008), Curdia và Woodford (2009), Gerali, Neri, Sessa và Signoretti (2010) và Gertler và Karadi (2011). Việc bổ sung bất hoàn hảo tài chính vào mô hình DSGE giúp cải thiện mô hình về nhiều mặt như: phù hợp hơn với dữ liệu thực tế, giải thích được những biến động kinh tế mà thế hệ mô hình trước không thể nắm bắt và tăng cường khả năng dự báo của mô hình. Sự cải thiện này có vai trò quan trong trong việc thực thi chính sách do mô hình mang đến cho chúng ta hiểu biết sâu sắc và đúng đắn hơn (cả về mặt lý thuyết và định lượng) về cơ chế truyền dẫn chính sách trong nền kinh tế thực. Mô hình bao gồm bất hoàn hảo tài chính còn giúp chúng ta mở rộng phân tích cho các đề tài khác như chính sách cẩn trọng vĩ mô, chính sách tỷ giá và ảnh hưởng của tình hình tài chính quốc tế đến nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên ở đây chúng ta thấy rằng không có quan điểm thống nhất về mô hình DSGE bao gồm bất hoàn hảo tài chính “tiêu chuẩn”. Nguyên nhân là do: Có nhiều cách tiếp cận cũng như nhiều biến thể trong việc kết hợp bất hoàn hảo tài chính vào mô hình DSGE (như thảo luận trong phần 3.2). Các cách tiếp cận này khác nhau cả về bản chất của bất hoàn hảo tài chính cũng như tác động của bất hoàn hảo tài chính đến hoạt động kinh tế. Ngay cả những thay đổi nhỏ trong giả định cũng có thể dẫn đến kết quả định lượng trái ngược. Các mô hình buộc phải tập trung vào một loại bất hoàn hảo tài chính nhất định nhằm đảm bảo mô hình có thể hoạt động. Vì việc kết hợp tất cả các loại bất hoàn hảo tài chính vào một mô hình là không khả thi khi nó khiến mô hình quá phức tạp để ước lượng và diễn giải kết quả. Tương tác giữa các bất hoàn hảo tài chính rất phức tạp, có thể củng cố hoặc thu hẹp tác động của nhau nên việc bao gồm nhiều bất hoàn hảo sẽ phức tạp hóa việc đưa ra các hàm ý chính sách. Ý nghĩa thống kê của bất hoàn hảo tài chính còn bị ảnh hưởng bởi tính sẵn có, độ dài cũng như độ tin cậy của dữ liệu. Từ tình hình nghiên cứu hiện tại về mô hình DSGE trên thế giới, bài nghiên cứu đề xuất một số gợi ý xây dựng mô hình DSGE cho Việt Nam. Đầu tiên mô hình nên được xây dựng trên nền tảng một mô hình DSGE tiêu chuẩn theo CEE (2005) hoặc SW (2007). Thứ hai, mô hình nên kết hợp bất hoàn hảo tài chính trong cầu tín dụng theo BGG (1999) hoặc KM (1997). Thứ ba, nếu có thể, chúng ta nên xem xét mô hình hóa khu vực trung gian tài chính theo GNSS (2010). Cuối cùng mô hình DSGE của Việt Nam nên bao gồm một số đặc trưng của một nền kinh tế nhỏ mở đang phát triển (như hiện tượng đô la hóa, các chính sách kiểm soát vốn và tỷ giá). Các đặc điểm này đảm bảo mô hình có thể mô phỏng đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam và do đó hữu ích cho việc phân tích chính sách. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Adler D. (2014). The New Economics of Liquidity and Financial Frictions. The CFA Institute Research Foundation: www.cfapubs.org. [2] Agénor P.-R. and Peter J. Montiel P. J. (2015). Development Macro Economics. 4th Ed. New Jersey: Princeton University Press. [3] Anand R., Delloro V. and Peiris S. J. (2014). A Credit and Banking Model for Emerging Markets and an Application to the Philippines. In The Evolving Role and Limits of Monetary Policy: New Perspectives for Emerging Market Economies, 2014 BSP International Research Conference. [4] Bernanke, B. S., Gertler, M., and Gilchrist, S. (1999). The Financial Accelerator in a Quantitative Business Cycle Framework. In Taylor, J. B. and Woodford, M., editors, Handbook of Macroeconomics, volume 1 of Handbook of Macroeconomics, chapter 21, pages 1341–1393. Elsevier. [5] Brunnermeier M. and Sannikov Y. (2014). A Macroeconomic Model with a Financial Sector. American Economic Review, vol. 104, no. 2 (February): 379–421. [6] Christiano L.J., Eichenbaum M. and Evans C.L. (2005). Nominal Rigidities and the Dynamic Effects of Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 56 a Shock to Monetary Policy. Journal of Political Economy 113(1), pp. 1–45. [7] Christiano, L. J., Motto, R. and Rostagno, M. (2003). The Great Depression and the Friedman- Schwartz Hypothesis. Journal of Money, Credit, and Banking, 35(6): 1119–1197. [8] Christiano, L., Motto, R. and Rostagno, M. (2010). Financial Factors in Economic Fluctuations. Working Paper Series 1192, European Central Bank [9] Christiano, L. J., Motto, R. and Rostagno, M. (2007). Financial Factors in Business. In The Implications of Changes in Banking and Financing for the Monetary Policy Transmission Mechanism, in European Central Bank Conference. ECB. [10] Clarida, R., Galí, J. and Gertler, M. (1999). The Science of Monetary Policy: A New Keynesian Perspective. Journal of Economic Literature, vol. 37(4), pages 1661-1707, December. [11] Cúrdia, V. and Woodford, M. (2009). Credit Frictions and Optimal Monetary Policy. BIS Working Papers 278, Bank for International Settlements [12] Del Negro, Marco, and Frank Schorfheide. (2009). Monetary Policy Analysis with Potentially Misspecified Models. American Economic Review, 99(4): 1415-50. [13] Diamond, P. A. (1965). National Debt in a Neoclassical Growth Model. The American Economic Review, 55(5):1126–1150. [14] Dizioli A. and Schmittmann M. J. (2015). A Macro-Model Approach to Monetary Policy Analysis and Forecasting for Vietnam. Working Papers WP/15/273, International Monetary Fund. [15] Fisher I. (1933). The Debt-Deflation Theory of Great Depressions. Econometrica. Vol. 1, No. 4 (October): 337-357. [16] Flotho, S. (2009). DSGE Models – Solution Strategies. Mimeo, available at https://www.macro.uni- freiburg.de/publications/research_flotho/dsge_models [17] Freixas, X. and Rochet, J.-C. (2008). Microeconomics of Banking. The MIT Press, 2nd edition. [18] Gerali, A., Neri, S., Sessa, L., and Signoretti, F. M. (2009). Credit and Banking in a DSGE Model. In Laxton, D. and Leon, L., editors, Macro-Linkages, Oil Prices and Deflation Workshop. IMF, IMF. [19] Gerali, A., Neri, S., Sessa, L., and Signoretti, F. M. (2010). Credit and Banking in a DSGE model of the Euro Area. Temi di discussione (EconomicWorking Papers) 740, Bank of Italy, Economic Research Department [20] Gertler, M. and Karadi, P. (2011). A Model of Unconventional Monetary Policy. Journal of Monetary Economics, 58(1):17–34. [21] Gertler, M. and Kiyotaki, N. (2010). Financial Intermediation and Credit Policy in Business Cycle Analysis. In Friedman, B. M. and Woodford, M., editors, Handbook of Monetary Economics, volume 3 of Handbook of Monetary Economics, chapter 11, pages 547–599. Elsevier. [22] Harmanta, Purwanto N. M. A., Rachmanto A. and Okitiyanto F. (2014). Monetary and Macro Prudential Policy Mix under Financial Friction Mechanism with DSGE Model: Lessons froom Indonesian Experience. In The Evolving Role and Limits of Monetary Policy: New Perspectives for Emerging Market Economies, 2014 BSP International Research Conference. [23] Kiyotaki, N. and Moore, J. (1997). Credit Cycles. Journal of Political Economy, 105(2):211–48. [24] Kydland, F. E. and Prescott E. C. (1982). Time to Build and Aggregate Fluctuations. Econometrica, Volume 50, Issue 6 (Nov., 1982), 1345-1370. [25] Minsky H. (1967). Financial Intermediation in the Money and Capital Markets. In Issues in Banking and Monetary Analysis. Edited by G. Pontecorvo, R.P. Shay, and A.G. Hart. New York: Holt, Rinehart and Winston. [26] Modigliani, F. and Miller, M. H. (1958). The Cost of Capital, Corporation Finance and the Theory of Investment. The American Economic Review, 48(3):261–297. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 57 [27] Smets F. and Wouters R. (2007). Shocks and Frictions in US Business Cycles: A Bayesian DSGE Approach. American Economic Review 97(3), pp. 586–606. [28] Tovar, C. E. (2009). DSGE Models and Central Banks. Economics – The Open-Access, Open- Assessment E-Journal, 3(16):1–31. [29] Wieland, V. and M.H. Wolters (2012). Forecasting and Policy Making. G. Elliott and A. Timmermann (eds.), Handbook of Forecasting, Vol. 2, Elsevier.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftong_quan_ly_thuyet_ve_bat_hoan_hao_tai_chinh_va_mo_hinh_can.pdf