Đánh giá (Assessement): là quá trình trình bày, thu thập, tích hợp và cung cấp thông tin một cách có hệ thống giúp cho việc đưa ra nhận định, phán xét hay gán giá trị theo một thang đo nhất định cho một học sinh/SV, một lớp học, một chương trình đào tạo để từ đó đưa ra những quyết định liên quan đến các đối tượng này
76 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tổng quan chung về đánh giá trong giáo dục đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC */ Khái niệm: Đánh giá là việc thu thập thông tin một cách hệ thống và đưa ra nhận định dựa trên cơ sở các thông tin thu được.(Theo Owen & Roger, 1999) I. Đánh giá trong giáo dục*/ Khái niệm (tt.): Đánh giá (Assessement): là quá trình trình bày, thu thập, tích hợp và cung cấp thông tin một cách có hệ thống giúp cho việc đưa ra nhận định, phán xét hay gán giá trị theo một thang đo nhất định cho một học sinh/SV, một lớp học, một chương trình đào tạođể từ đó đưa ra những quyết định liên quan đến các đối tượng này (theo Đỗ Hạnh Nga, 2004.) I. Đánh giá trong giáo dục*/ Khái niệm (tt.): Trắc nghiệm (Test): là một công cụ hay phương pháp có hệ thống dùng để đo lường mẫu hành vi, một số năng lực trí tuệ của học sinh/SV hoặc để kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo hay thái độ của học sinh.(theo Đỗ Hạnh Nga, 2004.) I. Đánh giá trong giáo dục*/ Khái niệm (tt.): Đo lường (Measurement): kết quả học tập của người học là phương pháp được sử dụng để tìm hiểu và xác định mức độ kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người học có được sau một quá trình học tập(theo Đỗ Hạnh Nga, 2004.) I. Đánh giá trong giáo dục*/ Mục đích của đánh giá: Xác định mức độ đạt được của các mục tiêu giáo dục Nhằm nâng cao chất lượng của tất cả các hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục, sản phẩm giáo dục, Đánh giá làm cơ sở cho các cấp quản lý có những quyết định cụ thể như: quyết định về đội ngũ, giảng viên, chương trình giáo dục, I. Đánh giá trong giáo dục (tt.) */ Tiêu chí đánh giá: Là những tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm I. Đánh giá trong giáo dục (tt.) */ Các chủ thể và đối tượng đánh giá: Chủ thể: những người có trách nhiệm bên trong, những người có trách nhiệm từ bên ngoài, các chuyên gia hoặc tổ chức độc lập, Đối tượng: đánh giá về nhận thức, thái độ, hành vi, đánh giá trong giáo dục: đánh giá sinh viên, đánh giá giảng viên, đánh giá hoạt động dạy học và giáo dục của giảng viên, . I. Đánh giá trong giáo dục (tt.) Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học*/ Khái niệm “chất lượng”: Theo Harvey và Green (1993): + Chất lượng là sự xuất sắc (quality as excellence); + Chất lượng là sự hoàn hảo (quality as perfection); + Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu (quality as fitness for purpose); + Chất lượng là sự đáng giá với đồng tiền (quality as value for money); và + Chất lượng là sự chuyển đổi về chất (quality as transformation).- Theo Seameo (2003): Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu II. Đánh giá và đảm bảo chất lượng GDĐH Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học*/ Khái niệm “chất lượng”: - Quan điểm chất lượng là sự phù hợp mục tiêu cũng được một số nhà nghiên cứu Việt Nam như Nguyễn Đức Chính (2004) sử dụng khi cho rằng “chất lượng giáo dục được đánh giá qua mức độ trùng khớp với mục tiêu định sẵn”. II. Đánh giá và đảm bảo chất lượng GDĐH Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học (tt.)*/ Đảm bảo chất lượng: gồm các yếu tốGiám sát Đánh giáHệ thống nâng cao chất lượngTự đánh giáĐánh giá ngoài và kiểm định công nhận II. Đánh giá và đảm bảo chất lượng GDĐH }}2. Vai trò của đánh giá: Xác định mức độ đạt được mục tiêuĐiều chỉnh mục tiêuGiải trình với xã hội và các cơ quan có thẩm quyền, với người học về chất lượng của nhà trườngĐG để nâng cao chất lượng giáo dục đại học II. Đánh giá và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học (tt.)Phân loạia. Dựa vào chức năng: Đánh giá xác nhậnĐánh giá điều chỉnhĐánh giá dự đoánb. Dựa vào đối tượng đánh giá: Đánh giá cơ sở giáo dụcĐánh giá giảng viênĐánh giá sinh viênĐánh giá chương trình III. Phân loại đánh giá và qui trình đánh giá c. Dựa vào chủ thể đánh giáTự đánh giáĐánh giá ngoàid. Dựa vào phạm vi đánh giá: Đánh giá bộ phậnĐánh giá tổng thểe. Dựa vào thời điểm thực hiện đánh giáĐánh giá quá trìnhĐánh giá cuối cùng III. Phân loại đánh giá và qui trình đánh giá (tt.)2. Qui trình đánh giáChuẩn bị kế hoạch đánh giáThu thập, phân tích thông tin và xử lý kết quảKết luận và đưa ra những quyết định III. Phân loại đánh giá và qui trình đánh giá (tt.)MỤC TIÊU DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Mục đích/mục tiêu chung: thường được diễn đạt khái quát về những gì SV sẽ biết và làm được trong một khoảng thời gian dài về học tập. Đây là khởi điểm cho các mục tiêu cụ thể hơn. I. MỤC TIÊU DẠY HỌC (tt.) 1.Mục đích (tt.): VD: Mục tiêu chung về kiến thức của ngành Quản trị Kinh doanh – hệ cử nhân của 1 trường đại học:Sau khi hoàn thành xong ngành học này, SV sẽ: Kiến thức chung: có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-LêNin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng HCM; có kiến thức trong lĩnh vực KHXH và KHTN để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.Kiến thức chuyên ngành: có kiến thức nền tảng về các lĩnh vực kinh tế-xã hội và kiến thức chuyên ngành QTKD.Kiến thức bổ trợ: đạt trình độ C tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng. I. MỤC TIÊU DẠY HỌC (tt.) 2. Mục tiêu: thể hiện ở những hoạt động mà SV phải thể hiện cụ thể sau mỗi đơn vị giảng dạymục tiêu thường được miêu tả bằng những động từ chỉ hành động như: phân tích, so sánh, giải thích, trình bày,. I. MỤC TIÊU DẠY HỌC (tt.) VD về mục tiêu của môn Quản trị học, thuộc ngành QTKD của 1 trường ĐH:Về kiến thức:+ Trình bày được các khái niệm về quản trị và phân tích được sự cần thiết của hoạt động quản trị đối với tổ chức.+ Tổng hợp được các kiến thức cơ sở ngành về quản trị để vận hành các chức năng cơ bản của quản trị : hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. + Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và đánh giá được thách thức, cơ hội của môi trường; đồng thời đưa ra các giải pháp thích hợp giúp tổ chức phát triển bền vững. I. MỤC TIÊU DẠY HỌC (tt.) S (specific): cụ thể, chi tiết, rõ ràng, dễ hiểuM (measurable): quan sát được, đo đếm đượcA (achiveable): khả thi, vừa sứcR (realistic): thực tếT (time-scale): có giới hạn về thời gian 3. Tiêu chí SMART trong xây dựng mục tiêu môn học 4. Phân loại mục tiêu học tập Theo lĩnh vực nhận thức Theo lĩnh vực kỹ năng Theo lĩnh vực tình cảma. Lĩnh vực nhận thứcTheo BLOOM (1956)a. Lĩnh vực nhận thức (tt.) Mức độ biết: SV có thể kể tên được các hình thức đánh giá trong giáo dục đại họcMức độ hiểu: SV có thể phân tích được các ưu và nhược điểm của các công cụ đánh giá kết quả học tậpMức độ áp dụng: SV có thể vận dụng các kiến thức trong môn đánh giá để thiết kế được các câu hỏi trắc nghiệm khách quana. Lĩnh vực nhận thức (tt.) Mức độ phân tích: SV có thể phân tích được các câu hỏi trắc nghiệm khách quanMức độ tổng hợp: SV có thể viết được một bài phân tích về các hình thức đánh giá trong giáo dục đại họcMức độ đánh giá: SV có thể đánh giá được vai trò của các hình thức đánh giá trong giáo dục đại họcII. Vai trò và chức năng của đánh giá kết quả học tậpVai trò của đánh giá kết quả học tậpLà một bộ phận không thể thiếu của quá trình dạy học, giúp GV đưa ra những quyết định phù hợp, nâng cao hiệu quả giảng dạyThúc đẩy SV học tậpCó tác động tới phương pháp dạy và học, yêu cầu về KTĐG giúp GV và SV phải thay đổi cách dạy và học để đạt được kết quả học tập thực sựGiúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định cải tiến và hoàn thiện nội dung hay chỉ đạp đổi mới PPGDII. Vai trò và chức năng của đánh giá kết quả học tập (tt.)2. Chức năng của đánh giá kết quả học tậpChức năng xác nhận: nhằm xác định mức độ mà SV đạt được các mục tiêu học tập Chức năng chẩn đoán: nhằm hỗ trợ việc học tập của SV, cung cấp cho SV những tín hiệu từ việc học tập của họ, từ đó, giúp họ khắc phục những thiếu sót, điều chỉnh cách học cho phù hợpVấn đápViết: bao gồm: - Trắc nghiệm tự luận (TL mở và TL có cấu trúc) - Trắc nghiệm khách quan (trả lời ngắn, đối chiếu cặp đôi, song tuyển và đa tuyển)3. Quan sát4. Thực hành III. Các phương pháp đánh giá kết quả học tập*/ Khái niệm: là cách thức GV đưa ra cho SV một số câu hỏi và HS trả lời trực tiếp với GV, qua đó GV có thể kiểm tra được mức độ lĩnh hội kiến thức của SV*/ Có thể tiến hành kiểm tra từng cá nhân hoặc trực diện toàn lớp1. PHƯƠNG PHÁP VẤN ĐÁP*/ Ưu điểm: - Giúp GV thu nhận tín hiệu ngược 1 cách kịp thời và nhanh chóng - Giúp SV phát triển kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói1. PHƯƠNG PHÁP VẤN ĐÁP (tt.)*/ Hạn chế: Chỉ kiểm tra được một số ít người họcHiệu quả pp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự chuẩn bị của SV; thái độ của GV; tâm trạng của SV lúc kiểm tra; ...Khó lưu giữ được thông tin trả lời, chỉ hỏi được từng khía cạnh của vấn đề1. PHƯƠNG PHÁP VẤN ĐÁP (tt.)*/ Lưu ý cho GV khi tiến hành: Câu hỏi phải đặt ra rõ ràng, chính xác để tránh việc SV có thể hiểu theo 2 nghĩaChuẩn bị các câu hỏi theo các mức độ nhận thức từ thấp đến cao để phù hợp với nhiều trình độ SVCó các câu hỏi gợi mở, dẫn dắt cho SVXác định thời gian cụ thể cho kiểm tra nói và xây dựng kế hoạch gọi SV trả lời 1. PHƯƠNG PHÁP VẤN ĐÁP (tt.)*/ Khái niệm: là cách thức SV làm những bài kiểm tra viết trong các khoảng thời gian khác nhau tùy theo yêu cầu của người ra đề (15’, 45’,..)Kiểm tra viết thường được sử dụng khi kiểm tracuối khóa cho SV2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VIẾT*/ Ưu điểm: Kiểm tra được nhiều người trong cùng một thời gian nhất định nên dễ so sánh, đối chiếu được trình độ của nhiều người họcPP này giúp người học rèn luyện năng lực hệ thống hóa, khái quát hóa, tổng hợp hóa nội dung học vấn và trình bày, biểu đạt bằng ngôn ngữ viết củaMình2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VIẾT (tt.)*/ Hạn chế: Nội dung kiểm tra không bao hàm được nhiều vấn đề, không phủ kín toàn bộ nội dung môn học, dễ gây thói quen học tủ, học lệch,...PP này khó đảm bảo được tính chính xác nếu khôngđược tổ chức một cách nghiêm túc và khó có điều kiện để đánh giá kĩ năng thực hành, thí nghiệm, sử dụng phương tiện, kỹ thuật,...đối với những môn có nhiều nội dung thực hành của SV2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VIẾT (tt.)*/ Bao gồm 2 loại cơ bản: TN tự luận và TN khách quana/ TN tự luận: là pp sử dụng hình thức bài viết tự luận để thu thập thông tin phản hồi nhằm đánh giá kết quả học tập của SV. Dạng câu hỏi kiểm tra có thể là dạng câu hỏi kiểm tra tự luận tự do (mở) hoặc có cấu trúc2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VIẾT (tt.)*/ Ưu điểm: Thể hiện khả năng lập luận, sắp đặt hay phác họaThể hiện khả năng thẩm định, bình luận Khả năng lựa chọn các kiến thức, ý tưởng quan trọng và tìm mối quan hệ giữa các kiến thức ấyKhả năng thể hiện hay diễn đạt các ý tưởng sáng tạoLoại câu hỏi tự luận có thể dùng để kiểm tra, đánh giá các mục tiêu liên quan đến thái độ, sự hiểu biết, nhữngý niệm, sở thích và tài diễn đạt tư tưởng2a. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN */ Hạn chế: Không có khả năng đo lường tri thức về sự kiện hoặc kỹ năng hành động một cách hiệu quảSV dễ quay cópViệc chấm điểm thường mất khá nhiều thời gianKết quả phụ thuộc nhiều vào người chấmKết quả chấm có thể khác nhau nếu được cùng lúc nhiều giám khảo chấm2a. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (tt.) */ Ưu điểm: Có thể kiểm tra và đánh giá nhanh, không yêu cầu người học ghi nhớCó thể bao gồm nhiều lĩnh vực rộng rãi trong mỗi bài thi, với những câu hỏi bao quát khắp nội dung chương trình giảng dạyKhắc phục được tình trạng học tủ hoặc quay cópCông việc chấm điểm được thực hiện nhanh chóng, đạt mức độ chính xác cao2b. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (tt.) */ Hạn chế: Hạn chế sự thể hiện khả năng nói và viết(diễn đạt, trình bày ý tưởng) của người họcSV cũng có thể dễ đoán mò làm kết quả đánh giá sai lệch và việc soạn câu hỏi rất công phu, tốn kém2b. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (tt.) */ PP này có thể đánh giá SV thông qua: Cách SV tham gia hoạt động nhóm, thuyết trình, các trò chơi,...GV có thể lập sẵn các tiêu chí để cho điểm cá nhân, điểm nhóm của các thành viên trong nhóm3. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT MỘT SỐ KỸ THUẬTXÂY DỰNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁKẾT QUẢ HỌC TẬPTrắc nghiệm theo chuẩn (Norm referenced test): nhằm so sánh kết quả của mỗi cá nhân với kết quả của các cá nhân khác cùng dự thi 1 bài thi trắc nghiệm II. TIẾP CẬN XÂY DỰNG TRẮC NGHIỆM2. Trắc nghiệm dựa theo tiêu chí (Criterion referenced test): xác định khả năng hay kết quả của mỗi cá nhân đối với một tiêu chí kết quả đã xác định nào đó chứ không cần thiết phải biết khả năng của mỗi cá nhân ấy so với những cá nhân khác II. TIẾP CẬN XÂY DỰNG TRẮC NGHIỆMXác định mục tiêu giáo dụcViệc xác định mục tiêu giáo dục giúp định hướng cho người dạy truyền đạt các ý định giảng dạy của mình, và định hướng cho người học về kết quả học tập mà họ cần đạt đượcCần có sự phân tích nội dung chương trình học xây dựng một bản phác thảo trắc nghiệm Các mục tiêu học tập phải mang tính toàn diện, mô tả được các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ III. CÁC BƯỚC CƠ BẢN XÂY DỰNG MỘT TRẮC NGHIỆM2. Viết câu trắc nghiệmKhi viết các câu TN, cần căn cứ vào bảng đặc trưng, đảm bảo cho các câu trắc nghiệm bám sát các mục tiêu đã xác định - Số câu trong 1 bài TN tùy thuộc vào lượng thời gian dành cho việc kiểm tra - Thời gian cho 1 bài thi TN thường chỉ trên dưới 1 giờ. Tối đa có thể đến 120 phút III. CÁC BƯỚC CƠ BẢN XÂY DỰNG MỘT TRẮC NGHIỆM (tt.)3. Hoàn thiện câu trắc nghiệmCâu trắc nghiệm viết xong cần có sự góp ý của các chuyên gia về môn học để hoàn thiện câu trắc nghiệm Các câu trắc nghiệm trước khi sử dụng để đánh giá kết quả học tập cần được thử nghiệm III. CÁC BƯỚC CƠ BẢN XÂY DỰNG MỘT TRẮC NGHIỆM (tt.)4. Phân tích câu trắc nghiệmViệc phân tích từng câu hỏi trắc nghiệm và toàn bộ bài trắc nghiệm phụ thuộc vào mục đích trắc nghiệm các đặc trưng thống kê phải phản ánh được các mục đích này (độ phân biệt đ/v trắc nghiệm theo chuẩn, độ khó đ/v trắc nghiệm theo tiêu chí) III. CÁC BƯỚC CƠ BẢN XÂY DỰNG MỘT TRẮC NGHIỆM (tt.)III. 4. Phân tích câu trắc nghiệm (tt.)Cách 1:Độ khó của câu i = Số người trả lời đúng câu i Tổng số người làm bài trắc nghiệmCách 2: Độ khó = Nc + Nt 2n(Nc, Nt : số người trả lời đúng ở nhóm cao và thấp;n: số SV ở mỗi nhóm cao và thấp)III. 4. Phân tích câu trắc nghiệm (tt.)* Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm (ĐKVP): ĐKVP của câu i = 100% + % may rủi 2* Để kết luận được rằng 1 câu TN là dễ/khó/vừa sứcSV, cần so sánh ĐKVP với độ khó của câu TNIII. 4. Phân tích câu trắc nghiệm (tt.)Nếu độ khó của câu TN > ĐKVP: câu TN ấy là dễso với trình độ SV lớp làm trắc nghiệmNếu độ khó của câu TN = 0.40: độ phân cách rất tốt0.30 Mean (lý thuyết) bài TN là dễ sovới SVNếu Mean của lớp = Mean (lý thuyết) bài TN là khó so với SVIII. 7. Điểm TB lý thuyết của 1 bài TN (tt.)ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊNĐánh giá chương trình đào tạo (Khái niệm; quá trình triển khai đánh giá; các phương pháp và kỹ thuật đánh giá; các nguyên tắc ĐGCT; các mô hình ĐGCT; các lưu ý khi ĐGCT) CÁC NỘI DUNG TRÌNH BÀY2) Đánh giá giảng viên (Mục đích; nội dung; phương pháp thu thập thông tin trong đánh giá; nguồn thu thập thông tin để đánh giá; bằng chứng cho đánh giá giảng viên; yêu cầu đ/v đánh giá GV) CÁC NỘI DUNG TRÌNH BÀYKhái niệm CTĐT*/ Khái niệm: Là quá trình thu thập những thông tin cần thiết của CT bao gồm: nội dung kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, các hoạt động xã hội và phương pháp học tập, nghiên cứu mà người học được tiếp nhận trong một chương trình đào tạo, phân tích chúng và sử dụng kết quả ấy để đưa ra các phán đoán có giá trị. I. ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT)*/ Lợi ích của ĐGCT: Nâng cao chất lượng GD để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội Cung cấp những so sánh hợp lý giữa các chương trình để quyết định chương trình nào nên được giữ lạiGiúp chúng trở nên hiệu quả và kinh tế hơnGiám sát và mô tả đầy đủ các chương trình hiệu quả để có thể áp dụng ở những nơi khácTạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lýĐối với sự phát triển của hệ thống trường tư như hiện nay, đánh giá CT giúp khẳng định vị trí của nhà trường, thu hút học viên I. 1.Khái niệm CTĐTKhái niệm CTĐT (tt.)*/ Nội dung đánh giá CT:Mục tiêu chương trìnhCấu trúc nội dungPPGD và học tập dự kiến áp dụngCác nguồn tài liệuThiết bịĐội ngũTài chính đảm bảo để tiến hành CTĐT có chất lượngCơ chế, quy trình đảm bảo chất lượng sẽ đưa vào sử dụng khi thực hiện CT I. Khái niệm CTĐT (tt.)*/ Đánh giá CTĐT gồm các cv sau:Lập kế hoạch đánh giá CTĐT bao gồm:Tiêu đề đánh giá CTMục đích ĐGNội dung ĐGNhững người liên quan đến đánh giáKhung thời gian cho đánh giáCác kỹ thuật đánh giáPhân tích dữ liệuBáo cáo kết quả I.2. Quá trình triển khai đánh giá một CTĐT*/ Các phương pháp đánh giá CTĐT bao gồm:Khảo sát trước và sau chương trình Phản hồi từ các học viên tham gia chương trình (về nội dung CT; tài liệu đào tạo; các bài kiểm tra, đánh giá; các pp, phương tiện trình bày; kỹ năng và kiến thức của GV; các gợi ý cải tiến CT)Phản hồi từ các đồng nghiệp và những người có quan tâm đến chương trìnhChương trình tiếp tục theo dõi các học viên (đảm bảo chất lượng CT) I.3. Các phương pháp và kỹ thuật đánh giá CTĐT*/ Các kỹ thuật đánh giá CTĐT bao gồm:Phỏng vấnBảng khảo sátThảo luận nhómQuan sát.... I.3. Các phương pháp và kỹ thuật đánh giá CTĐT (tt.)Chất lượng giảng dạy của GV:Chất lượng giảng dạy là một thành tố cơ bản và thiết yếu cấu thành nên chất lượng giáo dục của một trường đại học (theo Lê, 2013).Chìa khóa cho sự phát triển giáo dục đại học ngày nay chính là việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo (theo Robiah Sidin, 2000.) II. Đánh giá giảng viên2. Mục đích: Nhằm phát triển nghề nghiệp cá nhân, giúp GV có được các thông tin để điều chỉnh và nâng cao việc giảng dạy của mình Đây là khâu quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giảng dạy và đào tạo của các trườngDùng để hoạch định nguồn nhân lực trong các trường II. Đánh giá giảng viên3. Phương pháp thu thập thông tin trong đánh giá GV: Phỏng vấnNghiên cứu hồ sơ giảng dạyĐo lường đánh giá kết quả học tập của người họcTự đánh giá của GVNghiên cứu hồ sơ các kết quả hoạt động chuyên môn Nhận xét của đồng nghiệpLấy ý kiến từ người học (SV; cựu SV) II. Đánh giá giảng viên4. Các nguồn thu thập thông tin trong đánh giá GV: Nguồn đánh giá từ SV đang họcNguồn ĐG từ SV tốt nghiệp và SV năm cuốiNguồn ĐG từ đồng nghiệp Tự đánh giá của GVCác nguồn khác II. Đánh giá giảng viên5. Tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của GV thông qua ý kiến phản hồi của SV (tt.): Việt Nam: 7 tiêu chí đánh giá chính gồm:Nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên; Tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và việc sử dụng phương tiện dạy học của giảng viên; Trách nhiệm, sự nhiệt tình của giảng viên đối với người học và thời gian giảng dạy của giảng viên; Khả năng của giảng viên trong việc khuyến khích sáng tạo, tư duy độc lập của người học trong quá trình học tập; Sự công bằng của giảng viên trong kiểm tra đánh giá quá trình và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học; Năng lực của giảng viên trong tổ chức, hướng dẫn và tư vấn hoạt động học cho người học; Tác phong sư phạm của giảng viên.(Theo thông tư 2754/BGDĐT- NGCBQLGD của Bộ GD&ĐT ngày 20/05/2010 về việc hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên của các trường đại học) II. Đánh giá giảng viên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_danh_gia_trong_gd_dh_347.ppt