Bài viết này tổng hợp và phân tích thực trạng khung pháp lý, các chính
sách hiện nay trên thế giới có liên quan đến công tác phòng chống bạo lực học
đường. Thông qua tổng quan, chúng tôi thấy rằng: (1) một số quốc gia có các
chính sách rõ ràng và cụ thể ở cấp quốc gia, kết nối các bên liên quan để phòng
ngừa một hình thức bạo lực học đường cụ thể, (2) một số quốc gia trên thế giới
tuy không có luật cụ thể nào dành riêng cho việc phòng chống bạo lực học đường
nhưng có các luật có liên quan, (3) một số quốc gia đã sửa đổi các luật hiện hành,
đưa ra các kiểu tội phạm mới vào, (4) một số quốc gia thông qua luật xây dựng
cơ quan chuyên trách xử lý vấn đề, (5) một số quốc gia đưa ra luật yêu cầu các
trường học thiết lập và thực hiện các chính sách chống bắt nạt, chỉ định hành vi
bị nghiêm cấm, xác định các nhóm dễ bị tổn thương, cung cấp hướng dẫn chi tiết
về việc điều tra các sự việc, cung cấp hoặc giới thiệu nạn nhân đến các dịch vụ tư
vấn hoặc hỗ trợ, và tư vấn về đào tạo nhân viên để giúp phòng ngừa, xác định và
phản ứng với bắt nạt, (6) một số quốc gia còn thiếu khung pháp lý, chính sách và
luật quy định rõ ràng về an toàn trong trường học, (7) một số quốc gia vẫn chưa
có chiến lược toàn quốc gia trong việc phòng chống vấn đề này. Bài viết cũng tổng
hợp một số chính sách về phòng chống bạo lực ở Việt Nam và khuyến nghị cho
việc xây dựng chính sách tại Việt Nam được đưa ra thảo luận.
22 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tổng quan các văn bản pháp luật về phòng ngừa bạo lực học đường trên thế giới: Khuyến nghị cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đường được coi là ưu tiên thấp so với các vấn đề giáo dục khác, thiếu chính
sách hiệu quả và với nhiều rào cản khác cản trở việc thực thi chính sách an toàn học
đường, chẳng hạn như vấn đề về chi phí.
Thứ bảy, bên cạnh những quốc gia có chiến lược cấp quốc gia để phòng ngừa
một hình thức BLHĐ là bắt nạt, một số quốc gia vẫn chưa có chiến lược quốc gia
trong việc phòng ngừa vấn đề này. Ví dụ như thực trạng tồn tại các chiến lược quốc
gia về phòng ngừa bắt nạt ở các nước châu Âu tính đến năm 2016:
1 https://bangkok.unesco.org/content/thailand-assault-global-wake-call-school-violence-and-
bullying-0
Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 575
Bảng 2. Sự tồn tại của chiến lược quốc gia trong phòng ngừa bắt nạt
trong trường học ở các nước châu Âu (theo Downes, & Cefai, 2016).
Áo Có
Bỉ Không
Bulgaria Có
Đảo Síp Không
Cộng hòa Séc Có
Anh Không
Estonia Không
Phần Lan Không có chiến lược quốc gia nhưng bắt nạt có trong
Chương trình chính quốc gia và chương trình chính phủ và
chương trình triển khai quốc gia Kiva
Pháp Có
Hy Lạp Có
Hungary Không
Ai-len Có
Ý Có
Latvia Không
Litva Có
Malta Có
Hà Lan Không, nhưng có luật mới về an toàn cộng đồng xã hội
Na Uy Có
Ba Lan Có
Bồ Đào Nha Có
Rumani Có
Scotland Có
Serbia Không
Slovakia Không
Tây Ban Nha Có
Thụy Điển Có
Thổ Nhĩ Kỳ Có
Nguồn: Phản hồi kết hợp từ ba nguồn: Ủy ban ET2020 Nhóm làm việc về chính sách giáo
dục của các quan chức giáo dục cấp cao từ các khảo sát của Bộ quốc gia / ENSEC / NGO
(theo Downes, & Cefai, 2016).
Ngoài ra, theo Gershoff (2017) hình phạt về thể chất/ thân thể bị nghiêm cấm
về mặt pháp lý tại các trường học ở 128 quốc gia và được phép ở 69 quốc gia (35%).
Bảng dưới đây liệt kê từng quốc gia cho phép trừng phạt thân thể ở trường, tính
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành576
đến năm 2016. Hình phạt kiểu này đã bị cấm ở tất cả các quốc gia châu Âu và hầu
hết Nam Mỹ và Đông Á. Trong số 69 quốc gia, có ba nước phát triển là ngoại lệ tiếp
tục cho phép trừng phạt thân thể trong học đường: Úc, Cộng hòa Hàn Quốc và Hoa
Kỳ. Ở Úc, hình phạt kiểu này trong môi trường học đường bị cấm ở 5/8 tiểu bang
và vùng lãnh thổ, trong khi ở Hoa Kỳ, nó bị cấm ở các trường công lập ở 31/50 tiểu
bang. Liên hợp quốc đã tuyên bố rõ ràng rằng hình phạt thể chất vi phạm Công ước
về Quyền trẻ em (Liên hợp quốc, Ủy ban về Quyền trẻ em, 2007). Tuy nhiên, nếu một
người trưởng thành đánh vào một đối tượng như học sinh, thì đó sẽ được coi là hành
hung/ tấn công ở bất kỳ quốc gia nào trong số các quốc gia này.
Bảng 3. Danh sách 69 quốc gia cho phép trừng phạt thân thể trong học đường
Angola Mozambique
Antigua and Barbuda Myanmar
Australia Nepal
Bahamas Niger
Barbados Nigeria
Bhutan Pakistan
Botswana Palau
Brunei Darussalam Panama
Burkina Faso Papua New Guinea
Central African Republic Qatar
Comoros Hàn Quốc
Côte d’Ivoire Samoa
Dominica Saudi Arabia
Triều Tiên Senegal
Ai Cập Seychelles
Equatorial Guinea Sierra Leone
Eritrea Singapore
Gambia Solomon Islands
Ghana Somalia
Grenada Sri Lanka
Guatemala St Kitts and Nevis
Guinea St Lucia
Guyana St Vincent and the Grenadines
Ấn Độ Nhà nước Palestine
Indonesia Sudan
Iran Suriname
Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 577
Iraq Swaziland
Jamaica Syrian Arab Republic
Lebanon Timor-Leste
Lesotho Tuvalu
Liberia UR Tanzania
Malaysia Mỹ
Maldives Western Sahara
Mauritania Zimbabwe
Morocco
Nguồn: theo Gershoff (2017)
Đồng thời với việc thi hành các chính sách để phòng chống BLHĐ, việc đánh
giá thực trạng thực thi cũng như hiệu quả của các chính sách này cũng được quan
tâm. Ví dụ, tại Mỹ, từ 1999 đến 2010, có hơn 120 dự luật được ban hành bởi các cơ
quan lập pháp tiểu bang trên toàn quốc đã đưa ra hoặc sửa đổi giáo dục hoặc các
đạo luật hình sự để giải quyết các hành vi bắt nạt và liên quan trong trường học. 21
dự luật mới đã được thông qua vào năm 2010 và 8 dự luật bổ sung đã được ký thành
luật tính đến ngày 30 tháng 4 năm 2011. Kể từ tháng 1/2015, 49 tiểu bang (tất cả trừ
Montana) đã ban hành luật phòng, chống bắt nạt (Hinduja & Patchin, 2015). Nghiên
cứu của Sabia & Bass (2017) là nghiên cứu đầu tiên kiểm tra toàn diện hiệu quả của
Luật Chống bắt nạt ở Mỹ đối với BL ở thanh thiếu niên. Sử dụng dữ liệu từ nhiều
nguồn khác nhau, kết quả cho thấy rằng việc thực thi các chính sách chống bắt nạt
nghiêm ngặt, toàn diện của trường học giảm 7 đến 13% BLHĐ và giảm 8 đến 12 %
bắt nạt. Kết quả cũng cho thấy có sự giảm thiểu tử vong ở trường của thanh thiếu
niên và việc bắt giữ tội phạm BL.
Hay tại Úc, năm 2003, Úc là một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng chính
sách quốc gia tích hợp, được gọi là Khung trường học an toàn quốc gia (National Safe
Schools Framework, NSSF), để ngăn ngừa và quản lý BL, bắt nạt và các hành vi gây
hấn khác. Đây là một trong những nỗ lực của Chính phủ Úc với hy vọng xây dựng
một môi trường học đường an toàn. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã xem xét hiệu quả
của khung này, kết quả cho thấy: Dữ liệu cắt ngang được thu thập trong năm 2007
từ 7418 học sinh từ 9 đến 14 tuổi và 453 giáo viên từ 106 trường đại diện của Úc đã
được phân tích để xác định nhận thức của giáo viên về mức độ thực hiện NSSF, năng
lực của giáo viên trong việc giải quyết bắt nạt ở học sinh và báo cáo của học sinh về
bắt nạt trong trường học của các em, 4 năm sau khi phổ biến khung tại Úc. Mặc dù
các vấn đề về phương pháp còn hạn chế, nhưng kết quả cho thấy các trường dường
như không thực hiện rộng rãi thực hành trường học an toàn được khuyến nghị, giáo
viên dường như cần được đào tạo nhiều hơn để giải quyết bắt nạt, đặc biệt là bắt nạt
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành578
gián tiếp và tỉ lệ bắt nạt ở học sinh dường như không thay đổi so với dữ liệu của Úc
4 năm trước khi có sự hiện diện của NSSF (Cross và cộng sự, 2011).
2. Hành lang pháp lý phòng chống BLHĐ tại Việt Nam và khuyến nghị cho
tương lai
Tại Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có thống kê cụ thể về thực trạng BLHĐ
trên phạm vi toàn quốc, tuy nhiên đã có nhiều nghiên cứu nhỏ lẻ cho thấy những
con số đáng báo động: 1/5 trẻ em được báo cáo là bị giáo viên ở trường trừng phạt về
thể chất khi 8 tuổi. Ở tuổi 15, rất ít bé trai hay bé gái báo cáo phải chịu hình phạt về
thể chất (UNICEF, 2009), 70% học sinh cho rằng, các em đã từng chứng kiến những
hành vi BL học đường liên quan đến thể chất ở các mức độ khác nhau (Hoàng Trung
Học, 2016), hay nghiên cứu của Trần Văn Công và cộng sự (2015) cho thấy 24% tổng
số học sinh tại Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương là nạn nhân của ít nhất một hình thức
bắt nạt trực tuyến, hay nghiên cứu trên 500 học sinh THPT tại Đà Nẵng của Nguyễn
Thị Bích Hạnh và cộng sự (2017) cho thấy 19.3% học sinh từng là thủ phạm và 16.7%
học sinh từng là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến.
So sánh quốc tế, hành lang chính sách của Việt Nam đảm bảo an ninh trường
học và phòng chống bạo lực học đường khá đầy đủ từ Nghị định số 80/2017/NĐ-
CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ ban hành quy định về môi trường giáo dục an
toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Các quyết định chỉ
thị của Thủ tướng Chính phủ như Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách
mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 -
2020”; Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”;
Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường
giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Bên cạnh đó còn có các thông tư của
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành có liên quan như: Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT
ngày 18/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn thực hiện công
tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông (Thực hiện Nghị định số
80/2017/NĐ-CP); Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo hướng dẫn công tác xã hội trong trường học (Thực hiện Nghị định số
80/2017/NĐ-CP); Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT/BCA-BGDĐT của Bộ Công an
và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh
quốc gia và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi
phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục; hay Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT ngày
12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quy định Quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở
Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 579
giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. Hay các
Chỉ thị, Quyết định cá biệt và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn
đề có liên quan như: Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ
sở giáo dục; Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; Quyết
định số 1235/QĐ-BGDĐT ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê
duyệt Đề án phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật trong học
sinh, sinh viên đến năm 2020; Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình hành động phòng chống
bạo lực học đường trong các cơ sở GDMN, GDPT, GDTX giai đoạn 2017-2021; Công
văn số 5812/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 21/12/2018 về việc hướng dẫn xây dựng kế
hoạch phòng ngừa bạo lực học đường; Công văn số 1259/BGDĐT-GDCTHSSV ngày
5/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác bảo đảm an
ninh, an toàn trường học; Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ
sở giáo dục.
Như vậy, có thể thấy về mặt văn bản chính sách hành lang pháp lý của Việt
Nam khá đầy đủ cho đến hiện nay, tuy nhiên việc xây dựng và thực thi các văn bản
pháp luật cần xem xét những vấn đề sau:
Cần giám sát việc thực thi các văn bản, cũng như đánh giá hiệu quả của các
văn bản, điều luật trong quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh, thông qua việc
theo dõi con số thống kê tỉ lệ học sinh tham gia vào BLHĐ trên phạm vi toàn quốc
qua các năm.
Cần bổ sung định nghĩa, cơ chế xử lý các hình thức mới như bắt nạt trực tuyến
vào văn bản.
Cần thiết lập mô hình xử lý BLHĐ với cơ chế báo cáo, đánh giá vấn đề và tăng
cường triển khai các chương trình phòng ngừa, can thiệp dựa trên bằng chứng khoa
học.
Tăng cường sự phối hợp hành động giữa các ban, ngành, các bên liên quan
trong và ngoài trường học, các văn bản cần nêu rõ trách nhiệm từng nhiệm vụ, hoạt
động phòng chống BLHĐ cụ thể đối với từng cá nhân và tổ chức.
LỜI CẢM ƠN: Nghiên cứu được tài trợ bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đề
tài mã số B2018-ĐHQG-01.
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành580
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bagley, C., & Pritchard, C. (1998). The billion dollar costs of troubled youth:
Prospects for cost-effective prevention and treatment. International journal of
adolescence and youth, 7(3), 211-225.
2. Trần Văn Công, Nguyễn Phương Hồng Ngọc, Nguyễn Thị Thắm, Ngô Thùy
Dương (2015), Chiến lược ứng phó của học sinh với bắt nạt trực tuyến. Tạp chí
Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 31, số 3, trang 11-24.
3. Cross, D., Epstein, M., Hearn, L., Slee, P., Shaw, T., & Monks, H. (2011). National
safe schools framework: Policy and practice to reduce bullying in Australian
schools. International Journal of Behavioral Development, 35(5), 398-404.
4. Downes, P., & Cefai, C. (2016). How to prevent and tackle bullying and school violence:
Evidence and practices for strategies for inclusive and safe schools. Publications Office
of the European Union.
5. Gershoff, E. T. (2017). School corporal punishment in global perspective:
prevalence, outcomes, and efforts at intervention. Psychology, health &
medicine, 22(sup1), 224-239.
6. Gini, G., & Pozzoli, T. (2013). Bullied children and psychosomatic problems: a
meta-analysis. Pediatrics, 132(4), 720-729.
7. Hager, A. D., & Leadbeater, B. J. (2016). The longitudinal effects of peer
victimization on physical health from adolescence to young adulthood. Journal
of Adolescent Health, 58(3), 330-336.
8. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Văn Công, (2017), Thực trạng bắt nạt trực tuyến ở
học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Kỷ yếu Hội thảo quốc
tế Tâm lý học Khu vực Đông Nam Á lần thứ nhất “Hạnh phúc con người và
phát triển bền vững”, RCP 2017, Quyển 2, Trang 355-363.
9. Hoàng Trung Học, Đặng Thị Bích Diệp (2016), Ứng phó của học sinh trung học
phổ thông với bạo lực thể chất và bạo lực tinh thần, Kỷ yếu hội thảo khoa học
quốc tế tâm lý học đường lần thứ 5: Phát triển tâm lý học đường trên thế giới
và ở Việt Nam.
10. Hinduja, S., & Patchin, J. W. (2015). Cyberbullying legislation and case
law. Implications for School Policy and Practice. Pridobljeno, 5, 2016.
11. Hunter, S. C., Durkin, K., Boyle, J., Booth, J. N., & Rasmussen, S. (2014).
Adolescent bullying and sleep difficulties. Europe’s Journal of Psychology, 10(4),
740-755.
12. Nixon, C. L., Linkie, C. A., Coleman, P. K., & Fitch, C. (2011). Peer relational
Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 581
victimization and somatic complaints during adolescence. Journal of Adolescent
Health, 49(3), 294-299.
13. Noaks, J., & Noaks, L. (2000). Violence in school: Risk, safety and fear of
crime. Educational Psychology in Practice, 16(1), 69-73.
14. Pereznieto, P., Montes, A., Routier, S., & Langston, L. (2014). The costs and
economic impact of violence against children. Richmond, VA: ChildFund.
15. Sabia, J. J., & Bass, B. (2017). Do anti-bullying laws work? New evidence on
school safety and youth violence. Journal of Population Economics, 30(2), 473-502.
16. Van Geel, M., Goemans, A., and Vedder, P.H. (2015). The relation between
peer victimization and sleeping problems: A meta-analysis. Sleep Medicine
Reviews, 27, 89-95.
OVERVIEW OF LEGAL DOCUMENTS RELATING TO SCHOOL VIOLENCE
PREVENTION AROUND THE WORLD: RECOMMENDATIONS FOR VIETNAM
Abstract: This paper reviewed current situation of legal framework and policies
around the world and in Vietnam related to school violence prevention. Through
the review, we find that: (1) some countries have clear and specific policies at the
national level, linking stakeholders to prevent a specific form of school violence, (2)
some countries have no specific laws for the school violence prevention, but they
have relevant policies, (3) some countries have modified existing laws, added new
types of crimes, (4) some countries adopted laws to build a specialized agency to
deal with problems, (5) some countries made laws requiring schools to establish
and implement anti-bullying policies, assigning prohibited behaviors, identifying
vulnerable groups, providing detailed guidance on investigating incidents,
providing or introduce victims to counseling or other support services, and advice
for staff training to prevent, identify and respond to bullying, (6) some countries
still lack the legal and laws clearly about school safety, (7) some countries still
do not have a national strategy to prevent this problem. This paper also reviewed
Vietnam’s policy for school violence and provided some suggestions for the future.
Keywords: School violence, Prevention, Legal documents.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_quan_cac_van_ban_phap_luat_ve_phong_ngua_bao_luc_hoc_du.pdf