Tổng quan bệnh lây truyền qua đường tình dục

+ Tính đến 2002 con số mắc bệnh LTQĐTD tăng gấp 10,6 lần (153/17 ) so

với năm 1976 bao gồm các bệnh lậu, giang mai , chlamydia , nhiễm HIV/

ADIS ( ca nhiễm HIV đầu tiên 12/90, ca AIDS đầu tiên 1/93; tính đến 8/2003

toàn quốc có 70.780 ca nhiễm HIV, 10.840 bệnh nhân AIDS và 6065 bệnh nhân

AIDS tử vong ).

+ Dự báo đến 2005 bệnh LTQĐTD tiếp tục gia tăng, riêng nhiễm HIV có

thể lên tới 197.581 người , 81.256 bệnh nhân AIDS và 46.202 bệnh nhân AIDS tử

vong.

+ Bệnh này có ở tất cả các thành phần trong xã hội, ở mọi lứa tuổi ( từ sơ

sinh đến người cao tuổi) ở mọi địa phương, giới tính ( nữ > nam ) với tỷ lệ 4/1 -3/1.

+ Các yếu tố làm lan tràn bệnh LTQĐTD tại Việt Nam.

-Bản chất của bệnh là bệnh lây truyền, bệnh chịu tác động của nhiều yếu

tố xã hội : kinh tế,văn hóa, đi dân, lối sống của giới trẻ.

-Việt Nam đang nằm trong vùng trung tâm, có tỷ lệ mắc bệnh cao của khu

vựcvà trên thế giới.

-Còn nhiều bất cập giữa các chính sách và can thiệp.

+ Các tác nhân gây bệnh:

- Siêu vi khuẩn : virus ecpet alpha 1 hoặc 2, virut ecpet beta 5 (

cytomegalovirus), virut viêm gan B, pox virut ( u mềm lây), virut zosterr( zona),

HIV.

- Các chủng nấm: candida albicans

-Các động vật nguyên sinh : trùng roi, amip

-Các ký sinh trùng; ghẻ , rận mu

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tổng quan bệnh lây truyền qua đường tình dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng quan bệnh lây truyền qua đường tình dục TS Nguyễn Khắc Viện 1. Tình hình bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) ở Việt Nam. + Tính đến 2002 con số mắc bệnh LTQĐTD tăng gấp 10,6 lần (153/17 ) so với năm 1976 bao gồm các bệnh lậu, giang mai , chlamydia…, nhiễm HIV/ ADIS ( ca nhiễm HIV đầu tiên 12/90, ca AIDS đầu tiên 1/93; tính đến 8/2003 toàn quốc có 70.780 ca nhiễm HIV, 10.840 bệnh nhân AIDS và 6065 bệnh nhân AIDS tử vong ). + Dự báo đến 2005 bệnh LTQĐTD tiếp tục gia tăng, riêng nhiễm HIV có thể lên tới 197.581 người , 81.256 bệnh nhân AIDS và 46.202 bệnh nhân AIDS tử vong. + Bệnh này có ở tất cả các thành phần trong xã hội, ở mọi lứa tuổi ( từ sơ sinh đến người cao tuổi) ở mọi địa phương, giới tính ( nữ > nam ) với tỷ lệ 4/1 - 3/1. + Các yếu tố làm lan tràn bệnh LTQĐTD tại Việt Nam. - Bản chất của bệnh là bệnh lây truyền, bệnh chịu tác động của nhiều yếu tố xã hội : kinh tế,văn hóa, đi dân, lối sống của giới trẻ. - Việt Nam đang nằm trong vùng trung tâm, có tỷ lệ mắc bệnh cao của khu vực và trên thế giới. - Còn nhiều bất cập giữa các chính sách và can thiệp. + Các tác nhân gây bệnh: - Siêu vi khuẩn : virus ecpet alpha 1 hoặc 2, virut ecpet beta 5 ( cytomegalovirus), virut viêm gan B, pox virut ( u mềm lây), virut zosterr( zona), HIV... - Các chủng nấm: candida albicans… - Các động vật nguyên sinh : trùng roi, amip… - Các ký sinh trùng; ghẻ , rận mu… 2.Các biểu hiện lâm sàng : rất phong phú và đa dạng. 2.1. Ở bộ phận tiết niệu : đại đa số các trường hợp. + Viêm niệu đạo : do song cầu khuẩn lậu, chlamydia, ureaplassma, urealyticum. + Viêm mào tinh hoàn : do song cầu khuẩn lậu, chlamydia. + Viêm âm đạo : do trùng roi, candida albicans. + Viêm cổ tử cung : do song cầu khuẩn lậu, chlamydia, virut, ecpet 1,2. + Loét sinh dục : do xoắn khuẩn nhạt, trực khuẩn ducrcy, virut ecpet alpha 1 và 2, chlamydia. 2.2 . Ngoài bộ phận sinh dục. + Ở da: viêm kẽ do candida, ghẻ, viêm kết mạc viêm võng mạc. + Ở khớp : có thể viêm cấp do lậu cầu chlamydia trachomatis. + Ở dạ dày và ruột: - Viêm trực tràng do chlamydia trachomatis, do lậu cầu. - Viêm gan do virut, viêm gan B, virut ecpet 5, xoắn khuẩn nhạt. + Ở hệ hô hấp : viêm họng, viêm phổi: do lậu cầu, chlamydia. + Ở nhiều hệ cơ quan ; do xoắn khuẩn nhạt ( giang mai bẩm sinh, giang mai 2,3), do HTLV1 gây u lymphô tế bào T, do virus, HTLV3 tức HIV gây bệnh AIDS. Các biểu hiện lâm sàng lắm khi rất ít, kín đáo nhất là ở nữ giới,làm cho người bệnh bỏ qua, không chú ý ở giai đoạn mới mắc. 3. Các nguy hại của bệnh LTQĐTD. 3.1.Về sức khoẻ ( biến chứng của bệnh LTQĐTD). + Chít hẹp niệu đạo gây đái khó, bí đái. + Vô sinh do viêm tắc vòi trứng ( nữ), ống dẫn tinh viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn ( nam). + Viêm hố chậu, chửa ngoài dạ con, thai chết lưu. + Trẻ sơ sinh: nhiễm khuẩn ở mắt ( lậu mắt), nhiễm khuẩn toàn thể ( giang mai bẩm sinh), hữu sinh vô dưỡng. 3.2. Về kinh tế xã hội. + Chi phí lớn cho ngân sách: phương tiện chẩn đoán, thuốc men điều trị, các biến chứng, các di chứng ở bệnh nhân và các thế hệ tiếp theo của họ, kinh phí phòng chống ... + Một bản phân tích gần đây cho thấy ở một số nước đang phát triển, các bệnh LTQĐTD (không kể đến AISD) đã làm mất khoảng 5% tổng số năm sống khoẻ mạnh ( vùng gần Sahara, Châu Phi). Còn riêng AIDS và nhiễm HIV, tỷ lệ đó lên đến 10%. + Ở nhiều vùng đô thị ở Châu Phi, 4 bệnh ( giang mai, chlamydia, lậu và hạ cam) được xếp vào 1 trong 20 bệnh đứng hàng đầu về khía cạnh làm mất số ngày sống khoẻ mạnh tính theo đầu người, chỉ đứng sau các bệnh sởi, nhiếm HIV, sốt rét, viêm dạ dày và ruột nó đứng trước các bệnh suy dinh dưỡng, lao và uốn ván rốn sơ sinh. 3.3. Tác hại qua lại giữa bệnh LTQĐTD và đại dịch HIV/AIDS. Bệnh LTQĐTD tạo điều kiện cho việc lan truyền HIV/AIDS. + Các thương tích lở loét do bệnh LTQĐTD gây ra sẽ là cửa ngõ thuận lợi cho nhiễm HIV/AIDS. Ngược lại trạng thái suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV/AIDS gay nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người bệnh mắc các bệnh LTQĐTD. Đó là 2 bệnh đồng hành và tương hỗ nhau. + Trong thực tế , những nước hoặc những vùng có độ lưu hành cao về bệnh LTQĐTD cũng đồng thời có độ lưu hành cao về HIV/AIDS. Như vậy các bệnh LTQĐTD là bạn đồng hành , lại là đồng loã làm trầm trọng thêm đại dịch HIV/AIDS. 4. Các khó khăn trong quản lý các bệnh LTQĐTD. + Đa số bệnh nhân không đến điều trị ở các cơ sở chuyên khoa do nhà nước quản lý, đó là một hiện trạng thực tế ở khắp các tỉnh/ thành phồ ở Việt Nam vì : - Bệnh nhân ngại đến các cơ sở y tế nhà nước, sợ " bị lộ" với gia đình, bạn bè, cơ quan công tác, lại phải tuân thủ giờ giấc hoặc chờ đợi và trả tiền khám bệnh, xét nghiệm v.v... ( viện phí). - Bệnh nhân thường đến thầy thuốc tư, vừa nhanh chóng, vừa kín đáo, ít người biết, lại có ý nghĩ là có " thuốc tốt" ( cơ chế thị trường). - Một số thầy lang,thầy thuốc " gia truyền" cũng nhận chữa các bệnh LTQĐTD, thường khi chỉ hỏi sơ qua ( không khám) ròi bốc thuốc làm cho bệnh nhân cảm thấy thuận tiện thoải mái nên đến chữa trị. - Bệnh nhân dựa vào sách , báo ,tự đi mua thuốc để chữa trị, trong khi nhiều dược sĩ hoặc nhà thuốc, một mặt do thiếu kiến thức, mặt khác do nặng về kinh doanh, nên chỉ bán thuốc theo yêu cầu chứ không hướng dẫn chuyên môn đúng đắn cho người bệnh. - Khá nhiều bệnh nhân không biết mình có bệnh để đi chữa trị, đặc biệt đối với các trường hợp bệnh không có triệu chứng rầm rộ, cấp tính. Ví dụ: bệnh lậu ở nữ giới. + Trang thiết bị thiếu ở một số cơ sở khám bệnh nhà nước, nên mức độ chính xác hạn chế, kết quả điều trị không cao. 5. Mục tiêu chương trình phòng chống các bệnh LTQĐTD. 5.1. Cắt đứt nhanh chóng nguồn lây lan. 5.2. Làm ngừng tiến triển, chữa khỏi bệnh và tránh biến chứng. 5.3. Theo dõi, điều trị cho người tiếp xúc, bạn tình của bệnh nhân. 5.4. Giáo dục bệnh nhân và bạn tình của họ về nếp sống lành mạnh, tình dục an toàn đề phòng tái nhiễm. 5.5. Chống kỳ thị đối với bệnh nhân bị bệnh LTQĐTD đặc biệt là bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. + Tại sao lại kỳ thị. - Bản chất bệnh AIDS hiện nay chưa có thuốc điều trị có hiệu quả. - Bệnh nhân bị bệnh LTQĐTD và nhiễm HIV/AIDS gắn liền với đối tượng nghiện ma tuý, mại dâm ( là các thành phần mà cả xã hội có mặc cảm). - Do các chính sách, cách tuyên truyền thái quá gây hậu quả ngược lại với mục đích. - Do thiếu hiểu biết của nhân viên y tế và của nhân dân. + Hậu quả của việc kỳ thị. - Kỳ thị đối xử bệnh nhân bị bệnh LTQĐTD và nhiễm HIV/AIDS là xâm phạm nhân quyền đối với người bệnh, họ là người công dân, là người bệnh vẫn còn đầy đủ quyền lợi của người công dân. - Bản thân bệnh nhân không còn hy vọng trong cuốc sống, họ bị tách rời khỏi cồng đồng, từ đó có các hành động tiêu cực không lối thoát. - Kỳ thị dẫn đến bệnh nhân dấu bệnh, bệnh nhân có các hành động không tốt làm nguồn lây nhiễm bệnh tăng lên. - Hậu quả sẽ tác dộng chung đến an toàn xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. 5.6. Xây dựng cơ sở và công thức hay phác đồ chẩn đoán và điều trị hữu hiện nhanh chóng, dễ dàng chấp nhận, thuận tiện cho bệnh nhân, với tốn kém tối thiểu và có thể thực hiện ở các tuyến trong mạnh lưới chuyên khoa, đa khoa và CSSKBD trong cả nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftong_quan_benh_lay_truyen_qua_duong_tinh_duc_816.pdf
Tài liệu liên quan