Tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 của viện năng lượng nguyên tử Việt Nam

Năm 2013 tiếp tục là một năm khó

khăn về kinh tế của đất nước, đã ảnh hưởng

không nhỏ đến nguồn kinh phí đầu tư cho

viện và đời sống của đa số cán bộ viên chức.

Các hoạt động của dự án xây dựng nhà máy

điện hạt nhân với Liên bang Nga và Nhật

Bản đang được triển khai theo kế hoạch,

Viện đã tích cực tham gia thực hiện một số

công việc tư vấn cho Tập đoàn Điện lực về

lựa chọn công nghệ cho nhà máy điện hạt

nhân.Dự án đầu tư Trung tâm KH&CN hạt

nhân đã được khởi động song cũng còn khó

khăn, vướng mắc trong việc lựa chọn địa

điểm. Đội ngũ cán bộ của Viện vẫn chưa đáp

ứng được nhiều các yêu cầu nhiệm vụ nghiên

cứu về công nghệ điện hạt nhân và hỗ trợ kỹ

thuật, chưa có kế hoạch cụ thể về xây dựng

và phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu của

chương trình điện hạt nhân

pdf45 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 của viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rypton-85 và Xenon-133) và một lượng nhỏ I-131 ra khí quyển. Dù vậy, chúng đều có chu kỳ bán rã rất ngắn, và mức độ phóng xạ trong quá trình phát thải được thuyên giảm bằng cách trì hoãn tốc độ phát thải. Ngoài ra, 2 đồng vị phóng xạ đầu tiên vừa đề cập rất trơ về mặt hóa học. Nhưng những hiệu ứng tổng hợp THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN 31Số 37- Tháng 12/2013 vẫn chưa thể đủ để có thể đảm bảo quá trình phân tích chu kỳ sống của nó. Một lượng nhỏ Triti cũng được tạo ra, thế nhưng những cơ quan pháp quy cho rằng hàm lượng của nó là không đáng quan ngại. Cơ quan an toàn pháp quy của Mỹ đã phân loại chất thải mức phóng xạ thấp thành 4 loại dựa vào yêu cầu xử lý và quản lý liên quan đến độ phóng xạ: Chất thải loại A có mức phóng xạ thấp nhất và phân rã toàn bộ tới mức phông nền môi trường sau 100 năm. Nó chiếm tới 99% toàn bộ chất thải có mức phóng xạ thấp(LLW) của Mỹ và bao gồm cả một lượng nhỏ những vật liệu bị ô nhiễm như giấy, vải, nhựa, và các công cụ, thiết bị cũng như quặng đuôi Urani. Chất thải loại B và C bao gồm các màng lọc, mảnh nhựa, phần cứng bị nhiễm xạ và các sản phẩm bị kích hoạt neutron, các đồng vị phóng xạ với chu kỳ bán rã lớn, khoảng 300 tới 500 năm. Ngoài ra chất thải loại trên C là chất thải chứa hàm lượng hạt nhân phóng xạ trên mức được quy định của chất thải loại C. 4. Các điều lệ pháp quy và tổ chức liên quan tới kiểm soát xử lý chất thải phóng xạ Ngành công nghiệp quản lý chất thải phóng xạ và hạt nhân làm việc nhằm đảm bảo thực thi những tiêu chuẩn an toàn trong quản lý chất thải phóng xạ. Những tổ chức quốc tế và khu vực như Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (IAEA), Cơ Quan Năng Lượng Hạt Nhân (NEA) của tổ chức các quốc gia hợp tác kinh tế và phát triển (Khối OECD), Hội Đồng Châu Âu (EC) và Cơ quan Bảo vệ Phóng Xạ Quốc Tế(ICRP) đã phát triển những tiêu chuẩn, phương hướng và đề xuất trong lĩnh vực này. Ngoài ra, những tiêu chuẩn này còn mang mục đích đảm bảo sự bảo vệ đối với cộng đồng và môi trường trong cả hiện tại và tương lai. Thỏa thuận quốc tế trong những hội nghị cũng đã được thực thi, ví dụ như Hội Nghị An Toàn Hạt Nhân và Hội Nghị Quản Lý An toàn Nhiên Liệu Đã Cháy và Quản Lý Chất Thải Phóng Xạ.Trong thời gian gần đây, vào năm 1997 những thỏa thuận đã được đưa ra trong một hội nghị ngoại giao được tổ chức bởi IAEA và đã bắt đầu có hiệu lực vào tháng 6 năm 2001 sau những thủ tục phê duyệt cần thiết. Nhiều hội thảo và định hướng mang tính quốc tế nhằm mang tới sự liên kết trong khu vực trong lĩnh vực vận chuyển vật liệu phóng xạ an toàn, bảo vệ môi trường (bao gồm cả môi trường biển) đối với chất thải phóng xạ, và kiểm soát xuất nhập khẩu, vận chuyển qua biên giới các chất thải phóng xạ. Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc Tế IAEA là tổ chức quốc tế đưa ra lời khuyên trong lĩnh vực sử dụng công nghệ hạt nhân cho mục đích hòa bình và an toàn. Đây là một tổ chức cộng đồng quốc tế, được đặt tại Vienna, Áo và thành lập vào năm 1957, hiện tại nó đang có 134 quốc gia thành viên (kể cả những quốc gia có và không có chương trình hạt nhân). IAEA phát triển những tiêu chuẩn an toàn, hướng dẫn , đề xuất và cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật tới những quốc gia thành viên trong lĩnh vực quy tắc quản lý chất thải phóng xạ. Các quốc gia thành viên sử dụng những tiêu chuẩn và hướng dẫn này trong việc phát triển các tài liệu pháp quy và định hướng riêng của họ. Các quá trình này cũng sẽ được kiểm tra lại bởi các chương trình thanh tra an toàn với sự đồng thuận của tổ chức Chống Phổ Biến Vũ Khí (NPT). Bộ phận an toàn chất thải phóng xạ và môi trường của IAEA làm việc với mục đích phát triển những tiêu chuẩn sở hữu sự đồng thuận quốc tế đối với đảm bảo an toàn chất thải hạt nhân. Chương trình tiêu chuẩn an toàn chất thải phóng xạ (RADWASS) mang THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN 32 Số 37 - Tháng 12/2013 tới những định hướng cho các quốc gia thành viên nhằm giúp họ tự tạo chính sách và pháp quy của riêng mình trong việc quản lý các chất thải một cách an toàn, bao gồm cả việc xử lý phân hủy chúng. Hơn nữa, IAEA còn giúp các quốc gia thành viên bằng việc hỗ trợ kỹ thuật với các dịch vụ, thiết bị và khóa đào tạo trong việc đánh giá bức xạ. Cơ quan năng lượng hạt nhân -NEA Cơ quan năng lượng hạt nhân (NEA) của khối OECD là một tổ chức được đặt tại Paris, Pháp. Tổ chức này có rất nhiều chương trình quản lý chất thải với sự tham gia của 28 quốc gia thành viên. Mục tiêu của tổ chức là nhằm hỗ trợ những quốc gia này trong việc phát triển chiến lược và chính sách phân hủy chất thải an toàn đối với nhiên liệu đã qua sử dụng, chất thải HLW và chất thải từ việc tháo rỡ nhà máy. Họ cũng làm việc tương tự như IAEA trong các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân và các hoạt động kỹ thuật khác. Hội đồng Châu Âu Trong vài năm gần đây, Hội đồng Châu Âu đã quyết định ban hành những phương hướng nhằm đảm bảo các phương pháp tiếp cận an toàn hạt nhân và quản lý chât thải phóng xạ. Cái gọi là ‘Tổ hợp’ các phương hướng trong đảm bảo an toàn hạt nhân và quản lý chất thải phóng xạ là những phương thức đầy đủ tổng hợp nhiều quan điểm đối lập của các quốc gia thành viên và đã được chỉnh sửa vài lần trước khi có phiên bản hoàn chỉnh vảo năm 2011. Vào tháng 7 2011, Hội đồng Châu Âu đã xác định phương hướng nhằm phân hủy nhiên liệu đã qua sử dụng và chất thải phóng xạ trong đó yêu cầu các quốc gia thành viên phải phát triển kế hoạch quản lý chất thải quốc gia để Hội đồng Châu Âu đánh giá vào 2015. Và các kế hoạch này cần có những niên biểu hoàn chỉnh đối với quá trình xây dựng các cơ sở phân hủy, mô tả những hoạt động thực thi cần thiết, đánh giá chi phí, và cơ sở tài chính. Các tiêu chuẩn an toàn được cung cấp bởi IAEA sẽ chính thức liên kết các khung pháp lý rộng lớn bên trong khu vực Châu Âu. Thỏa thuận cho phép 2 quốc gia hoặc nhiều hơn thế phát triển những cơ sở phân hủy và cho phép vận chuyển nhiên liệu đã qua sử dụng và chất thải phóng xạ bên trong lãnh thổ Châu Âu. chỉ được phép xuất khẩu ra ngoài Châu Âu tới những quốc gia có những kho lưu trữ đang hoạt động và đạt các tiêu chuẩn của IAEA. Đối với việc tái xử lý ở nước ngoài, chất thải cuối cùng phải mang trở về những quốc gia sở hữu ban đầu thuộc Châu Âu. Các phương hướng đề ra cũng thừa nhận rằng chưa có quốc gia nào đang vận hành một cơ sở lưu trữ chất thải nào và trong kế hoạch 40 năm sắp tới cần thiết phát triển một cơ sở như thế. Quá trình vận chuyển nhiên liệu đã qua sử dụng và chất thải phóng xạ tới Châu Phi, Châu Á Thái Bình Dương, các quốc gia thuộc khu vực Carribean và Bắc Cực bị cấm hoàn toàn. Kế hoạch dự định sẽ từng bước sử dụng phương thức xử lý phân hủy địa chất dựa trên sự tự giác của cộng đồng thuộc địa điểm tự đề xuất. Có 2 hướng xử lý chính, thứ nhất là phân hủy toàn bộ nhiên liệu đã qua sử dụng như một loại chất thải, hướng còn lại là tái chế nhiên liệu và tái xử lý Urani và Plutoni và phân hủy vật chất còn lại như chất thải. Đỗ Văn Lâm, Biên dịch và tổng hợp THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN 33Số 37- Tháng 12/2013 Một trong những yếu tố chủ yếu khiến cho giá urani biếnđộng trong 2013 là kế hoạch khởi động lại các lò phản ứng ở Nhật Bản. Nhưng không may là Nhật Bản đã không thể tái khởi động các lò phản ứng đúng như dự định như nhiều người hy vọng. Bởi vì sự chậm trễ trong công việc thiết lập ra một bộ qui định hạt nhân độc lập mới, nhiều hợp đồng cung cấp urani đã bị trì hoãn và sẽ còn tiếp tục trì hoãn. Việc này dẫn đến nhiều nhu cầu cung ứng urani bắt đầu chuyển hướng sang những thị trường khác. Các chuyên gia cho biết: đơn giản là khi các nhà máy diện hạt nhân mới được phục hồi thị trường urani mới trở nên sôi động trở lại được.. Điều này dẫn đến hệ quả là khả năng tiêu thụ urani bị hạn chế, gián đoạn và giá cả hạ xuống. Và các chuyên gia tin là tình hình này vẫn sẽ không thay đổi cho tới khi Nhật Bản có thể tái khởi động các lò phản ứng của mình. Một yếu tố đóng vai trò trong việc kìm giá urani trong năm 2013 nữa là các công ty làm giầu uraniđã vận hành dưới công suất và Bộ Năng lượng Mỹ khuyếch trương việc ápđặt của mình vào thị trường urani. Hiện nay 14 lò phản ứng năng lượng của Nhật Bản đã nộp đơn yêu cầu tái khởi động và đang chờ đợi được khởi động lại. Đây là vấn đề thời gian và một khi đạt được sự đồng thuận, , thì thị trường urani mới có thể có chuyển biến tích cực được. Câu hỏi đặt ra là khi nào Nhật Bản có thể “khởi lửa” trở lại lò phản ứng đầu tiên? Các nhà phân tích cho rằng có khoảng 6 đến 8 trong 14 lò phản ứng đã nộp đơn xin cấp phép có thể hoạt động trở lại vào cuối năm 2014, với điều kiện lò đầu tiên được tái khởi động lại vào giữa năm nay. Khi quả bóng urani bắt đầu lăn tròn, người ta sẽ thấy được sự vận động đầy ấn tượng và quan trọng trong giá cả urani.Các chuyên gia cho rằng có tiềm năng giá dài hạn sẽ tăng ngoạn mục, nhưng có thể từ từ chứ không nhanh như 6 năm trước đây. Nhiều người quan tâm đến giá urani bán ngay tại thời điểm hiện tại, dự báo giá này sẽ có mức trung bình vào khoảng$43,25/pound trong năm 2014, cũng có người tin là nó sẽở vào khoảng $49 hoặc $50 vào cuối năm 2014. Vào đầu năm 2015, con số này có thể đạt mức đỉnh điểm là khoảng $62,50, thậm chí là tới $70, điều này cho thấy thị trường urani đang có chiều hướng chuyển động rất tích cực. Trần Minh Huân, Biên dịch theo Uranium Investing News, số ngày 19 /12/ 2013 2014 Sẽ là Năm của Uranium? Bắt đầu từ tháng 11/2013, có vẻ như thị trường uranium đã bắt đầu trở nên nhộn nhịp. Từ những quá trình thâu tóm các công ty đến cung cấp tài chính, và chuyển biến từ gián đoạn cung ứng sang sắp khởi đầu trở lại, có vẻ thị trường urani sẵn sàng vào guồng chuyển động mạnh. THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN 34 Số 37 - Tháng 12/2013 Nhằm đẩy mạnh và tăng cường công tác đảm bảo an toàn và an ninh nguồn phóng xạ, Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) phối hợp với Cơ quan Pháp quy hạt nhân Liên bang (Federal Authority for Nuclear Regulation - FANR) của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) tổ chức Hội nghị Quốc tế về An toàn và An ninh nguồn phóng xạ từ ngày 27 đến ngày 31 tháng 10 năm 2013 tại Abu Dhabi, UAE. Ngoài IAEA và FANR, còn có 4 cơ quan tham gia đồng tổ chức Hội nghị, đó là: Tổ chức Cảnh sát tội phạm Quốc tế (INTERPOL); Ủy ban Quốc tế về Bảo vệ bức xạ (ICRP); Hiệp hội Quốc tế về Sản xuất và Cung ứng nguồn phóng xạ (ISSPA) và Viện Quốc tế về An ninh hạt nhân (WINS). Tham dự Hội nghị có 392 đại biểu đến từ các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Ông Denis Flory - Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế, kiêm Vụ trưởng Vụ An toàn và An ninh hạt nhân của IAEA và ông H. Alkaabi - Đại sứ, Đại diện toàn quyền của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất tại IAEA và là Chủ tịch Hội nghị đã đến dự và phát biểu khai mạc Hội nghị. Hội nghị này nhằm đánh giá 10 năm hoạt động an toàn và an ninh đối với các nguồn phóng xạ và trao đổi, thảo luận, rút ra các bài học kinh nghiệm, đưa ra các khuyến cáo, phương hướng, giải pháp để đảm bảo an toàn và an ninh đối với nguồn phóng xạ trên phạm vi toàn thế giới. Hội nghị tập trung vào 9 chủ đề chính sau : 1- Tiến độ thực hiện, các thách thức mới trong công tác an toàn và an ninh nguồn phóng xạ. 2- Mười năm thực hiện quy phạm an toàn: Thành tựu, thách thức và bài học kinh nghiệm. 3- Các phương pháp tiếp cận để nâng cao năng lực an toàn và an ninh nguồn phóng xạ dưới ánh sáng của các sáng kiến hữu ích. 4- Phương pháp kiểm soát tốt nhất việc vận chuyển nguồn phóng xạ trên thế giới, bao gồm cả kiểm soát xuất khẩu, nhập khẩu và hoàn trả nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. 5- Các thực hành công nghiệp toàn cầu và khuynh hướng liên quan tới thiết kế, sử dụng, tái chế, hủy bỏ nguồn phóng xạ và sự phát triển của công nghệ mới, kết hợp với thách thức an toàn và an ninh nguồn phóng xạ. 6- Quản lý an toàn, an ninh lâu dài và khía cạnh tài chính để hủy bỏ nguồn phóng xạ, bao gồm cả các nguồn phóng xạ không sử dụng. 7- Quản lý tình trạng khẩn cấp và các sự kiện liên quan tới an toàn, an ninh nguồn phóng xạ. 8- Sự tích hợp của an toàn và an ninh để kiểm soát có hiệu quả, bảo vệ bức xạ trong các thiết bị và các hoạt động khác nhau. 9- Chiến lược, sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông với công chúng về những vấn đề liên quan tới an toàn, an ninh nguồn phóng xạ. Mỗi chủ đề của Hội nghị đều được các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành trình bày báo cáo đề dẫn, sau đó Hội nghị tiến hành thảo luận, hỏi, đáp và nêu các bình luận, đề xuất, kiến nghị. Hội nghị Quốc tế về an toàn, an ninh nguồn phóng xạ, từ ngày 27 đến ngày 31 tháng 10 năm 2013, tại Abu Dhabi - Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN 35Số 37- Tháng 12/2013 Báo cáo Quốc gia của Việt Nam với nhan đề: “Management of Radioactive Sources in the field of Industrial Radiography and Well-Logging in Vietnam” do ông Vũ Đăng Ninh - Phó Văn phòng Hội Thử nghiệm không phá hủy Việt Nam, đại biểu duy nhất của Việt Nam tham dự Hội nghị này chuẩn bị, đã được Ban Tổ chức cho công bố dưới ký hiệu IAEA - CN 204/148 và dán tại Phòng Triển lãm của Hội nghị dưới dạng poster sau đó sẽ được đăng tải trên trang web của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế. Đây là Hội nghị Quốc tế rất quan trọng, 10 năm mới có một lần, các báo cáo viên trình bày báo cáo đề dẫn tại Hội nghị đều là những chuyên gia có trình độ cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn, an ninh nguồn phóng xạ, do đó các tài liệu của Hội nghị này là rất có giá trị và bổ ích không chỉ đối với cán bộ quản lý an toàn bức xạ mà còn rất thiết thực đối với các cán bộ, nhân viên có hoạt động liên quan đến nguồn phóng xạ như buôn bán, xuất nhập khẩu, vận chuyển, lưu trữ và sử dụng nguồn bức xạ. Vũ Đăng Ninh Hội Thử nghiệm không phá hủy Việt Nam THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN 36 Số 37 - Tháng 12/2013 TIN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ VIỆT NAM - HOA KỲ: THÚC ĐẨY HỢP TÁC VỀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN ĐIỆN HẠT NHÂN Ngày 28/10/2013 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân đã có buổi làm việc với ngài Jeffrey A. Benjamin, Phó Chủ tịch Tập đoàn Westinghouse – phụ trách về xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân. Tại buổi làm việc, ngài Jeffrey A. Benjamin giới thiệu tới Bộ trưởng Nguyễn Quân những kinh nghiệm của Tập đoàn trong xây dựng và phát triển điện hạt nhân, đặc biệt là những đặc tính nổi bật của công nghệ AP 1000 của Tập đoàn Westinghouse- công nghệ hiện đang được áp dụng và triển khai tại một nhà máy điện hạt nhân của Hoa Kỳ và hai nhà máy tại Trung Quốc. Ngoài ra, ngài Phó Chủ tịch cũng bày tỏ mong muốn hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo các kỹ sư về điện hạt nhân, xây dựng hệ thống văn bản pháp quy phù hợp và các văn bản phục vụ cho công tác truyền thông về điện hạt nhân tại Việt Nam. “Việc ký Hiệp định 123 với Hoa Kỳ là văn bản pháp lý quan trọng cho Việt Nam xây dựng và phát triển điện hạt nhân, điều này cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể hợp tác với Việt Nam về lĩnh vực điện hạt nhân trong thời gian tới”, ngài Jeffrey A. Benjamin khẳng định. Bộ trưởng Nguyễn Quân đánh giá cao sự hỗ trợ, giúp đỡ của tập đoàn Westinghouse trong việc xây dựng và phát triển điện hạt nhân đối với Việt Nam thời gian qua. Mối quan hệ hợp tác đó càng được khẳng định hơn nữa khi Việt Nam và Hoa Kỳ đã có ký kết Hiệp định 123. Điều này thể hiện quan điểm của Việt Nam luôn coi trọng việc tăng cường mở rộng hợp tác với cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, các nước có ngành công nghệ hạt nhân tiên tiến trong đó có Hoa Kỳ và khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển điện hạt nhân đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bộ trưởng Nguyễn Quân và ngài Jeffrey A. Benjamin tại buổi tiếp Tuy nhiên sau sự cố Fukusima (Nhật Bản), trong chính sách phát triển điện hạt nhân, Việt Nam luôn đặt yêu cầu đảm bảo an toàn, an ninh lên hàng đầu cùng với phát triển kinh tế. Do vậy, Chính phủ Việt Nam rất coi trọng tính kiểm chứng của các công nghệ điện hạt nhân tiên tiến trên thế giới hiện nay trong đó có công nghệ AP 1000 của Tập đoàn Westinghouse. Thông qua buổi tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Quân bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ phía Tập đoàn Westinghouse trong việc giúp đỡ Việt Nam xây dựng các văn bản pháp quy và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao để có thể đảm bảo vận hành nhà máy THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN 37Số 37- Tháng 12/2013 điện hạt nhân an toàn tại Việt Nam trong tương lai. Ngũ Hiệp, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM THAM GIA TRIỂN LÃM TECHNO-JAPAN VÀ VN-SECURITY LẦN THỨ 3 Trong các ngày từ 16 – 18/12/2013, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã tham gia “ Triển lãm công nghệ và đầu tư của Nhật Bản” và “Triển lãm quốc tế lần thứ ba về An ninh, An toàn” cùng tại Trung tâm triển lãm quốc tế ICE (Hà Nội). Đây là một trong những cơ hội lớn nhằm thể hiện tiềm lực về khoa học công nghệ của Viện NLNTVN. Đây là một sự kiện kéo dài từ ngày 16 - 18/12/2013 được Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia phối hợp với các cơ quan hữu quan của Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công An tổ chức để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhật Bản hiểu hơn về thị trường Việt Nam, đồng thời thực hiện triển khai Đề án Hội nhập quốc tế về khoa học và Công nghệ (KH&CN) đến năm 2020 tại Quyết định số 735/QĐ-TTg ngày 18/5/2011 và nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam trong “Năm hữu nghị Nhật – Việt” – năm 2013. Ngoài ra còn là cơ hội cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp thể hiện được những tiềm năng trong công nghệ an ninh- an toàn. Techno Japan 2013 và Triển lãm quốc tế an ninh, an toàn đều là techmart quốc tế được tổ chức tại Việt Nam, tập trung trưng bày và giới thiếu những công nghệ, thiết bị và dịch vụ: CNTT: giải pháp bảo mật thông tin, thông tin di động, trung tâm dữ liệu; Công nghệ vũ trụ: công nghệ nano, công nghệ an ninh, công nghệ trong y học, công nghệ điện tử phục vụ cuộc sống, công nghệ chăm sóc sức khỏe, công nghệ xử lý môi trường, công nghệ năng lượng (năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, năng lượng mặt trời), công nghệ bảo quản và chế biến thực phẩm, công nghệ cho phương tiện giao thông, công nghệ tự động hóa. Đây là lần đầu tiên Chợ công nghệ và đầu tư Nhật Bản (Techno Japan 2013) được tổ chức tại Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư mới hoặc chuyển dần các nhà máy sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam. Lễ khai mạc hội chợ Tham gia triển lãm lần này, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã trưng bày, giới thiệu một số sản phẩm và thiết bị khoa học kỹ thuật ứng dụng trong các lĩnh vực an toàn bức xạ, đánh giá không phá hủy, hóa chất và vật liệu của 4 đơn vị là Viện công nghệ xạ hiếm; Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân, Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội và Trung tâm Đánh giá không phá huỷ. Về các sản phẩm tiêu biểu được trưng bày tại triển lãm có thể nói tới các chế phẩm muối cácbonat đất hiếm và tinh quặng từ mỏ đất hiếm Đông Pao tại Việt Nam. Những chế phẩm này đều được sản xuất bởi Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Đất hiếm, thuộc Viện Công nghệ xạ hiếm với dây chuyền công nghệ hợp tác với Nhật Bản. Ngoài các sản phẩm trưng bày, còn có thể kể đến các thiết bị ứng dụng công nghệ đánh giá không phá hủy và an toàn-cảnh báo bức xạ như : Mô hình ống phóng tia X, Đèn đọc phim, Máy đo độ ẩm và độ chặt nền đường, Hệ cảnh báo 4 kênh, Phổ kế Gamma, Gamma area Monitor, THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN 38 Số 37 - Tháng 12/2013 Radiation Monitor,. Các thiết bị này là thành quả của quá trình nghiên cứu và phát triển của Trung tâm Đánh giá không phá hủy và Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân. Cuối cùng, có thể nói rằng các sản phẩm và thiết bị của Viện NLNTVN đã góp phần tạo nên thành công rực rỡ cho triễn lãm lần này, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư và phát triển trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ khác nhau. Đỗ Văn Lâm HỘI THẢO NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN - THỦY NHIỆT- AN TOÀN HẠT NHÂN GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN Từ ngày 23 đến ngày 26/12/2013, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Viện NLNTVN) phối hợp với Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Cơ học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) và phía đối tác Nhật Bản, bao gồm Đại học Công nghệ Tokyo, Đại học Kyoto, Đại học Nagaoka và các chuyên gia đến từ 3 công ty Hitachi, Toshiba và Mitsubishi tổ chức Hội thảo Việt-Nhật về nghiên cứu/đào tạo liên quan đến công nghệ điện hạt nhân. Hội thảo được tài trợ bởi JICC, JINED và Viện NLNTVN. Trong 2 ngày 23-24/12/2013, tại Hội trường số 702 – Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, các chuyên gia điện hạt nhân của Việt Nam đến từ Viện NLNTVN, Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Cơ học cùng với các Giáo sư, chuyên gia phía Nhật Bản đã trình bày các báo cáo với chủ đề chính liên quan tới thủy nhiệt và an toàn hạt nhân. Tại Hội thảo lần này còn có các báo cáo dán bảng của các nghiên cứu sinh trẻ Việt Nam và Nhật Bản hiện đang học tập tại Nhật Bản và của các cán bộ nghiên cứu trẻ của Viện NLNTVN. Mở đầu cho Hội thảo, TS. Trần Chí Thành - Viện trưởng Viện NLNTVN và Giáo sư Masaki Saito- Đại học Công nghệ Tokyo đã phát biểu khai mạc Hội thảo và có nhiều chia sẻ về mặt khoa học về lĩnh vực nghiên cứu công nghệ hạt nhân, hướng tới dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 với công nghệ lò phản ứng do phía Nhật Bản cung cấp. Số báo cáo khoa học tham dự tại Hội thảo là 19 báo cáo miệng (10 báo cáo trình bày bởi chuyên gia công nghệ điện hạt nhân của Việt Nam và 9 báo cáo trình bày bởi chuyên gia Nhật Bản) và 9 báo cáo dán bảng. Nội dung các báo cáo được trình bày tại Hội thảo đều được xoay quanh chủ đề chính là vấn đề thủy nhiệt, cơ học chất lỏng và an toàn hạt nhân. Đây là những kết quả nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia và nhóm chuyên gia của Việt Nam và Nhật Bản. Toàn thể các đại diện tham dự hội thảo Các vấn đề được trình bày và thảo luận nhiều trong Hội thảo là sử dụng các chương máy tính (MELCOR, CFD, ANSYS..) mô phỏng thủy-nhiệt dòng chất lỏng nhằm làm rõ nhiều hiện tượng quan trọng trong quá trình truyền nhiệt của chất lỏng trong hệ thống hạt nhân. Ngoài ra, chủ đề được quan tâm và thảo luận sôi nổi là các mô hình thí nghiệm nhằm phân tích, mô phỏng trong thùng lò của nhà máy điện hạt nhân khi xảy ra sự cố nặng (báo cáo của TS.Trần Chí Thành và GS. Masaki Saito). Sự kết hợp giữa mô phỏng tính toán bằng máy tính và thí nghiệm thực tế này sẽ đưa chúng ta gần hơn tới những gì có thể xảy ra trong sự cố nặng để đưa ra biện pháp thiết kế an toàn hiệu quả nhất. Điều THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN 39Số 37- Tháng 12/2013 đặc biệt đáng chú ý là ngoài các báo cáo của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ điện hạt nhân còn có các báo cáo dán bảng của các nghiên cứu sinh trẻ của Việt Nam và Nhật Bản hiện đang học tập tại Nhật Bản. . Điều này cho thấy thành quả trong việc hợp tác đào tạo về lĩnh vực công nghệ điện hạt nhân giữa Việt Nam và Nhật Bản. Kết thúc Hội thảo, ông Lê Đại Diễn – Giám đốc Trung tâm An toàn hạt nhân- Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân đã có lời tổng kết toàn bộ Hội thảo trong 2 ngày vừa qua. Sau khi đưa ra những kết luận tổng kết Hội thảo, ông Diễn đã bày tỏ hy vọng rằng Hội thảo lần này sẽ làm tăng cường sự liên kết và hiểu biết giữa những chuyên gia nghiên cứu công nghệ điện hạt nhân từ phía Việt Nam và Nhật Bản, cũng như tạo cơ hội cho các nghiên cứu viên trẻ của Việt Nam có cơ hội phát triển. Cuối cùng ông cũng bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới GS. Ma- saki Saito và toàn thể đại biểu đã tới tham dự để Hội thảo thành công tốt đẹp và hy vọng sẽ có sự hợp tác lâu dài, hiệu quả đối với các hoạt động hỗ trợ cho dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 trong tương lai. Trong lời tổng kết, GS. Masaki Saito cũng đã bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc với sự tiếp đón nồng nhiệt cũng như sự hỗ trợ của bên phía Việt Nam đối với Hội thảo lần này. Ông cũng hy vọng có những cơ hội để trao đổi kiến thức và chia sẻ nghiên cứu khoa học giữa các chuyên gia của Việt Nam và Nhật Bản, và các Hội thảo tương tự sẽ được tổ chức nhiều hơn trong tương lai để hướng tới tình hữu nghị bền chặt, sâu sắc giữa cộng đồng các nhà khoa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftong_ket_cong_tac_nam_2013_va_phuong_huong_nhiem_vu_nam_2014.pdf
Tài liệu liên quan