Ngày 4 tháng 1 năm 2013, tại Hà Nội, Viện Năng lượng nguyên tử Việt
Nam (Viện NLNTVN) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2012.
Tại Hội nghị, TS. Cao Đình Thanh, Phó Viện trưởng Viện NLNTVN, đã
trình bày báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012, trong đó nêu bật đặc điểm
tình hình, thuận lợi, khó khăn của Viện trong năm qua, các kết quả hoạt
động chủ yếu trên nhiều mặt công tác của Viện, những tồn tại cần khắc
phục, các nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2013 và một số đề xuất kiến nghị
với lãnh đạo cấp trên. Thông tin Khoa học và Công nghệ hạt nhân xin giới
thiệu với bạn đọc những thông tin chính về các mặt hoạt động của Viện
NLNTVN năm 2012 được nêu ra từ báo cáo này.
44 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tổng kết các mặt hoạt động của viện năng lượng nguyên tử Việt Nam năm 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úng
ta sẽ thu được điện năng. [14]
Việc xây dựng thành công một lò phản ứng
nhiệt hạch có khả năng hoạt động sẽ là một bước
ngoặt theo đúng nghĩa của nó, thế nhưng khi
những nhà điều hành năng lượng tập hợp lại và
thảo luận về việc thương mại hóa ý tưởng này thì
câu hỏi được đưa ra không phải là “nó có hoạt
động hay không?” mà là “chi phí của nó sẽ là bao
nhiêu?” Câu hỏi này vẫn chưa có lời đáp, nhưng
thoáng nhìn vào khả năng của nhà máy điện ta
có thể có được một số gợi ý cho câu trả lời.
Dù là nhà máy điện hạt nhân loại nào đi nữa
thì giá điện cũng phụ thuộc lớn vào hiệu quả
hoạt động của nhà máy ấy. Quy trình sản xuất
điện của một nhà máy nhiệt hạch bất kỳ được
mô tả theo sơ đồ sau: [6]
Trong công thức trên, Epump là năng lượng
đưa vào viên nhiên liệu DT trong mỗi phát bắn,
f là tần số của hệ thống (số phát bắn mỗi giây),
và G là tỷ số giữa năng lượng nhiệt hạch tạo ra
và năng lượng đưa vào. Còn ηth và ηpump tương
ứng với hiệu suất động cơ nhiệt và hiệu suất đưa
năng lượng vào. Thông thường, động cơ nhiệt
có hiệu suất tối đa là 40%, nên ηth sẽ nằm trong
khoảng từ 0.3–0.4. Tuy nhiên, hiệu suất đưa
năng lượng vào thay đổi trong khoảng rộng. Đối
với hệ thống laser được bơm bằng đèn flash của
thiết bị NIF thì ηpump = 0.66%, nhưng với công
nghệ bơm bằng laser diode được sửa dụng cho
laser Mercury của Phòng thì nghiệm quốc gia
Lawrence Livermore thì có thể tăng hiệu suất
bơm lên tới 5%-13%. [9]
Để mạng lại lợi nhuận, một nhà máy điện
cần phải tạo ra nhiều năng lượng hơn năng
lượng mà nó tiêu thụ. Trong thực tế, chúng ta
mong đợi năng lượng tạo ra phải lớn hơn năng
Hình 6. Chu trình nhiên liệu mở (không tái xử lý)
trong LIFE
urani tự nhiên
hoặc urani nghèo
plutoni trong vũ khí
độ sinh năng lượng từ
phản ứng tổng hợp
độ sinh
năng
lượng
độ sinh năng
lượng toàn phần
các sản phẩm
phân hạch
độ sâu cháy > 99%
nhiên liệu hạt nhân đã qua
sử dụng
29Số 34 - Tháng 3/2013
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
lượng đầu vào rất nhiều (ít nhất là gấp 3 lần), từ
đó chúng ta có thể đưa ra điều kiện sau:
Đối với thiết bị NIF được thiết lập như hiện
nay, thì tỉ số G phải lớn hơn 1200. Rõ ràng con
số là quá lớn đối với NIF. Tuy nhiên, khi chuyển
từ hệ thống bơm bằng đèn flash sang sử dụng hệ
thống bơm bằng laser diode thì hiệu suất bơm
ηpump tăng 10 lần, khi đó tỉ số G sẽ chỉ cần lớn hơn
65 - 170. Đó là một điều kiện có thể chấp nhận
được. Cũng lưu ý rằng giới hạn tỉ số G hiện tại của
NIF là khoảng 20. Công nghệ đánh lửa nhanh và
công nghệ LIFE đều có tiềm năng nâng tỉ số G lên
gấp 10 lần, đem lại khả năng phá vỡ điều kiện trên.
Đó cũng chính là lý do các nhà khoa học đang
đẩy mạnh nghiên cứu những công nghệ mang
tính đột phá như laser diode, đánh lửa nhanh và
lò phản ứng LIFE. Hệ số 10 tạo nên sự khác biệt
lớn trong việc giải bài toán về tỉ số G. Chỉ cho đến
khi chúng ta đạt được hệ số 10 này, chúng ta mới
có cơ hội ước tính chính xác giá điện.
Năng lượng nhiệt hạch giam giữ quán tính
là một công nghệ đang còn trong quá trình phát
triển và có thể những hạn chế về khoa học, kỹ
thuật và vấn đề tài chính sẽ là rào cản dẫn tới sự
thành công của công nghệ này. Tuy nhiên, đây là
những khó khăn chung của tất cả những nghiên
cứu cơ bản. Nếu vượt qua được những trở ngại
này, chúng ta sẽ có cơ hội tạo ra một nguồn năng
lượng sạch, vô tận và không mang tính phố biến
vũ khí. Liệu NIF có thực hiện được giấc mơ ấy,
chỉ có thời gian mới trả lời được điều này.
Đỗ Văn Lâm, biên dich
Tài liệu tham khảo
[1] D. Keefe, “inertial Confinement Fusion,” Ann.
Rev. Nucl. Part. Sci. 32, 391 (1982).
[2] T. J. M. Boyd and J. J. Sanderson, The Physics of
Plasmas (Cambridge, 2003).
[3] G. Yonas, “Fusion and the Z-Pinch”. Sci. Am.
279, No. 2, 40 (1998).
[4] S. H. Glezner et al., “Symmetric Inertial
Confinement Fusion Implosions at Ultra-High Laser
Energies”. Science 327, 1228 (2010).
[5] J. Jacquinot, “Fifty Years in Fusion and the Way
Forward,” Nucl. Fusion 50, 014001 (2010).
[6] J. Nuckolls, L. Wood, A. Thiessen & G.
Zimmerman, “Laser Compression of Matter fo
Super-High Densities: Thermonuclear (CTR)
Applications,” Nature 239, 139 (1972).
[7] J. Paisner, E. Campbell and W. Hogan, “The
National Ignition Facility,” Lawrence Livermore
National Laboratory, UCRL-JC-117397, June 1994.
[8] E. I. Moses, “Ignition on the National Ignition
Facility” a Path Towards inertial Fusion Energy,”
Nucl. Fusion 49, 104022 (2009).
[9] J. Caird et al., “Nd:Glass Laser Design for Laser
ICF Fission Energy (LIFE),” Fusion Sci. Technol. 56,
607 (2009).
[10] H. Azechi et al., “The FIREX Program on the
Way to Inertial Fusion Energy,” J. Phys: Conf. Series
112, 012002 (2008).
[11] S. Atzeni et al., “Studies on Targets for Inertial
Fusion Ignition Demonstration at the HiPER
Facility,” Nucl. Fusion 49, 055008 (2009).
[12] J. Chittendon, “The Z-Pinch Approach to
Fusion,” Physics World 13, No. 5, 39 (2000).
[13] J.C. Farmer, “LIFE Materials: Overview of Fuels
and Structural Materials Issues” Lawrence Livermore
National Laboratory, LLNL-TR-407386, October
2009.
[14] Back to the Future, Dir. R. Zemeckis. Universal
Pictures: 1985, Film.
Hình 7. Chu trình năng lượng của một nhà máy
nhiệt hạch. Năng lượng sinh ra từ sự đánh lửa
cần lớn hơn năng lượng gây ra sự đánh lửa.
Đánh lửa
Động cơ nhiệt
Bơm (laser, Z-pinch v.v...)
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
30 Số 34 - Tháng 3/2013
Năm qua có thể là một năm chua chát đối với giá urani, nhưng năm 2012 đã đem lại
nhiều dấu hiệu tích cực cho thị trường urani-
nhất là trong nửa cuối năm 2012. Dấu hiệu này
là tín hiệu đảo chiều đối với giá urani và cổ phiếu
khai khoáng urani.
Thị trường urani trải qua một quảng đường
dài và chông gai để tiến tới hồi phục kể từ khi suy
thoài tài chính năm 2008 ảnh hưởng đến ngành
khoáng sản. Suốt sáu tháng cuối năm 2010-lúc
các nhà đầu tư hân hoan khi giá tại thời điểm của
U3O8 hơn 30 đôla/lb, thậm chí còn chạm tới 72
đôla/lb trong tháng Giêng năm 2011. Tuy nhiên,
ngành công nghiệp vấp phải thảm họa hạt nhân ở
Fukushima Daiichi-Nhật Bản trong tháng 3 năm
2011, thảm họa đã quét sạch những thành quả gặt
hái được và giá tại thời điểm chỉ còn khoảng 49
đôla/lb và 52 đôla/lb trong gần một năm.
Trong năm 2012, tình hình bất ổn là yếu tố
chủ yếu ảnh hưởng đến giá khoáng sản. Trước
đây các quốc gia dựa vào điện hạt nhân như
Nhật Bản và Đức đưa ra tín hiệu là các nước
này có thể đóng cửa chương trình hạt nhân của
mình, trong khi urani tràn ngập thị trường có
thể làm cho khách mua ngần ngại mua với giá 50
đôla/lb, khiến cho giá tại thời điểm giảm xuống
còn 40 đôla/lb vào đầu quí 4/2012. Sự kiện quan
trọng nhất trong năm 2012 mới xảy ra trong
tháng 12 khi Đảng Dân chủ Tự do ở Nhật Bản-
đảng ủng hộ điện hạt nhân-thắng cử trong cuộc
bầu cử ở Nhật Bản. Tình hình cho thấy hình như
sẽ có một chương trình tái khởi động 48 lò phản
ứng hạt nhân của quốc gia này nhanh hơn.
David Talbot, nhà phân tích urani của công
ty bảo hiểm Dundee Securities, tin là năm 2013
sẽ khơi dậy điện hạt nhân toàn cầu. Tuy nhiên,
những vấn đề cơ bản cung và cầu dẫn đến sự hồi
phục hạt nhân sẽ không ảnh hưởng tí gì đến giá
cả trên thị trường cho tới sáu tháng cuối năm
2013, khi các lò phản ứng của Nhật Bản vốn bị
dừng hoạt động lại được đưa vào vận hành.
NHU CẦU URANI TĂNG MẠNH
Các nhà phân tích tin tưởng một triển
vọng lâu dài chắc chắn đối với nhu cầu urani.
Các dự án mở rộng các nhà máy điện hạt nhân
đang được xúc tiến ở các nước trên thế giới như
Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Ukraina, Mỹ, Anh,
Hàn Quốc và thậm chí cả các nước thuộc Vương
quốc Ả Rập thống nhất. Các số liệu từ Hiệp hội
Hạt nhân Thế giới (WNA) cho thấy 62 lò phản
ứng hạt nhân đang được xây dựng trên khắp thế
giới trong năm 2013, 484 lò phản ứng khác đang
nằm trong kế hoạch hoặc quy hoạch xây dựng.
Trung Quốc đi đầu với 26 lò phản ứng đang
được xây dựng và một kế hoạch 5 năm tăng công
suất lắp đặt điện hạt nhân lên từ 70 đến 80 GWe
vào năm 2020; so với công suất hiện nay là 12
GWe. Vào năm 2030, Trung Quốc hy vọng đạt
tới 200 GWe.
Nhu cầu nhiên liệu hạt nhân toàn cầu sẽ
tăng từ 166 triệu pound trong năm 2011 lên đến
226 triệu pound trong năm 2020, và 280 triệu
pound U3O8 trong năm 2030.
CUNG ỨNG URANI TRÊN MỨC NHU CẦU
HIỆN NAY NHƯNG SẼ THIẾU TRONG
NĂM 2014
Trong khi nhu cầu urani sẽ tăng mạnh trong
những năm tới, nhưng vẫn chưa có gì chắc chắn
thị trường sẽ đáp ứng nhu cầu như thế nào.
Giá U3O8 không như mong chờ và hậu quả
chính trị sau sự cố Fukushima đè nặng lên toàn
bộ lĩnh vực urani, từ thăm dò đến khai thác và
chế biến. Kết quả là, nhiều công ty phải hoãn các
dự án mở rộng và phát triển quan trọng.
Các nhà lãnh đạo công nghiệp đã từng nói
giá U3O8 tại thời điểm ít ra phải từ 70 đôla đến 80
đôla/lb cho các dự án như Olympic Dam, Langer
Heinrich, Kintyre và Cigar Lake thì mới có hiệu
quả kinh tế. Việc trì hoãn khai thác và mở rộng
các dự án lớn gắn liền với kết thúc thoả thuận
làm giàu urani ở mức độ cao (HEU) năm nay có
TRIỂN VỌNG URANI TRONG NĂM 2013
31Số 34 - Tháng 3/2013
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
thể tạo ra một thị trường tương đối eo hẹp xét
về trung hạn. Điều này khiến giá tại thời điểm sẽ
được khôi phục lại trong đầu nửa cuối năm 2013.
DỰ BÁO GIÁ TẠI THỜI ĐIỂM
Các nhà đầu tư tiếp tục để ý tới Nhật Bản vì
bất cứ động thái nào trong thị trường không gây
tác động mạnh cho tới khi các nhà lãnh đạo mới
của Nhật Bản cho thấy họ nghiêm túc khôi phục
lại chương trình điện hạt nhân của họ-chương
trình này tiêu thụ 10% nhu cầu urani toàn cầu.
Các nhà phân tích hy vọng nhu cầu sẽ vượt
khả năng cung cấp trong năm 2014. Cuối năm
2013 hoặc đầu năm 2014, có chuyên gia cho
rằng giá tại thời điểm hiện nay sẽ sát với giá dài
hạn (60 đôla/lb). Công ty UBS thì tin là giá sẽ
quay lại 50 đôla/lb trong năm 2013 và 55 đôla/
lb trong 2014, trong khi công ty Credit Suisse
đưa ra một triển vọng lớn hơn urani được giao
dịch trong phạm vi 80-90 đôla/lb trong năm
2013. JP Morgan, cũng đưa ra nhận định tương
tự là 78-85 đôla/lb.
TỒN ĐỌNG URANI
Tồn động lượng urani khai thác trong những
năm qua khá lớn. Các công ty khai thác urani
như là Global X Uranium ETF, Cameco, Paladin
Energy, Uranium One và Denison Mines phải
giảm 20% khai thác mỗi năm.
Dưới đây là thông tin về một số công ty khai
thác urani chủ yếu:
Cameco là một trong những công ty khai
thác urani và cung ứng nhiên liệu hạt nhân lớn
nhất thế giới, chiếm tới 16% sản lượng U3O8
toàn cầu từ các mỏ của công ty ở Canada, Mỹ và
Kazakhstan. Mới đây công ty này mua lại dự án
urani Yeelirrie của tập đoàn BHP Billiton ở Tây
Australia.
Energy Fuels là một công ty phát triển, chế
biến và khai thác vanadium và uranium với tài
sản sản xuất ở bang Utah và Arizona, Mỹ và có
các dự án phát triển mỏ ở bang Colorado, Utah,
Arizona và Wyoming. Tài sản quan trọng là nhà
máy chế biến urani White Mesa ở Mỹ. Trong
tháng 6, 2012, Energy Fuels mua lại toàn bộ
các hoạt động khai khoáng ở Mỹ của công ty
Denison Mines.
European Uranium Resources là một công
ty phát triển và thăm dò, có các dự án đang trong
giai đoạn phát triển và thăm dò ở Slovakia, Thuỵ
Điển và Phần Lan. Mỏ Kuriskova của công ty ở
Slovakia có thể trở thành một trong những mỏ
khai thác urani với chi phí thấp nhất thế giới.
Trong các cổ đông của European Uranium có
cả AREVA, công ty công nghiệp hạt nhân hàng
đầu thế giới.
Laramide Resources là một công ty phát
triển và thăm dò có các dự án urani hiện đại ở
Australia và Mỹ. Dự án quan trọng của công
ty, Westmoreland, nằm ở bang Queensland,
Australia, là một trong những dự án lớn nhất
do một công ty cỡ trung nắm giữ. Tài sản ở Mỹ
của công ty bao gồm mỏ urani La Jara Mesa nằm
trong Vành đai Khoáng sản Grants ở bang New
Mexico và mỏ La Sal nằm ở vùng khai thác mỏ
White Mesa ở bang Utah.
Kivalliq Energy là một công ty thăm dò đang
triển khai mỏ urani có hàm lượng cao ở Canada
nằm ngoài Bồn chũng Athabasca của khu vực
Saskatchewan. Dự án quan trọng của công ty
là mỏ Angilak ở Nunavut, nằm trong vùng mỏ
urani Lake Cinquante. Mỏ này có trữ lượng suy
diễn NI 43-101 là 1.779.000 tấn với hàm lượng
0,69% U3O8, tổng là 27,13 triệu pound U3O8.
Uranerz Energy là một công ty khai thác có
diện tích đất mỏ rất lớn ở Powder River Basin
của bang Wyoming. Uranerz có kế hoạch trở
thành công ty khai thác thu hồi urani tại chỗ
(ISR) của Mỹ trong năm 2013, đưa vào khai thác
mỏ Nichols Ranch-đây là mỏ urani mới đầu tiên
của bang kể từ năm 1996. Đầu năm này bắt đầu
khai thác.
Ur-Energy là một công ty khai thác urani
ở Great Divide Basin ở bang Wyoming -dự án
Lost Creek ISR. Công ty có kế hoạch đầu tư 30
đến 40 triệu đôla để đưa dự án Lost Creek đi vào
sản xuất trong mùa hè năm 2013.
Trần Minh Huân,
theo Uranium Investing News
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
32 Số 34 - Tháng 3/2013
LÃNH ĐẠO VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN
TỬ VIỆT NAM THAM DỰ CUỘC HỌP CỦA
THỨ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TIẾP PHÁI ĐOÀN HUNGARY
Sáng ngày 09/01/2013, tại Hà Nội, Lãnh đạo
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Viện
NLNTVN) cùng với Lãnh đạo các đơn vị trực
thuộc Viện NLNTVN đã tham dự buổi tiếp và
làm việc của Thứ trưởng Bộ Khoa học và công
nghệ Lê Đình Tiến với phái đoàn Chính phủ
Hungary do ngài Quốc vụ Khanh Bộ Phát triển
Quốc gia Hungary phụ trách về năng lượng và
môi trường Kovács Pál làm trưởng đoàn.
Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Lê Đình Tiến đã
thông báo tình hình triển khai dự án nhà máy điện
hạt nhân Ninh Thuận và khẳng định tầm quan
trọng của việc phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam
đối với việc đảm bảo nguồn an ninh năng lượng và
tăng cường tiềm lực kinh tế của đất nước.
Với tư cách là một quốc gia lần đầu tiên
phát triển điện hạt nhân, Việt Nam coi trọng và
đánh giá cao sự hợp tác với các quốc gia, các tổ
chức quốc tế có kinh nghiệm trong phát triển
điện hạt nhân. Việt Nam rất coi trọng việc xây
dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật và đặc biệt là vấn đề đào tạo
nguồn nhân lực cho phát triển điện hạt nhân.
Thứ trưởng Lê Đình Tiến bày tỏ mong muốn
Hungary chia sẻ những kinh nghiệm và tăng
cường sự hợp tác song phương giữa cơ quan
pháp quy của Việt Nam và cơ quan quản lý của
Hungary trong lĩnh vực an toàn, an ninh và
thanh sát hạt nhân.
Ngài Quốc vụ Khanh Kovács Pál cho biết,
năm 2011 Chính phủ và Quốc hội Hungary
đã thông qua Chiến lược phát triển năng
lượng đến năm 2030 và hướng đến năm 2050.
Chuyến thăm Việt Nam của đoàn lần này nhằm
mục đích trao đổi kinh nghiệm trong việc vận
động nhân dân ủng hộ xây dựng nhà máy điện
nguyên tử. Sắp tới, Hungary sẽ sớm xúc tiến các
bước cần thiết để giúp đỡ, chia sẻ những kinh
nghiệm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
và xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với
Việt Nam.
Phạm Khắc Tuyên
VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT
NAM TIẾP VÀ LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN
CHUYÊN GIA CƠ QUAN NĂNG LƯỢNG
NGUYÊN TỬ QUỐC TẾ (IAEA)
Trong các ngày từ 14-18/01/2013, Đoàn
chuyên gia Cơ quan Năng lượng nguyên tử
quốc tế (IAEA) đã tới thăm và làm việc với
Viện NLNTVN về việc xây dựng kế hoạch hoạt
động chiến lược cho Viện NLNTVN trong thời
gian sắp tới.
Thành phần Đoàn IAEA gồm có Ông
Mokdad Maksoudi, Ông Pie Johannes Bredell,
Ông Wessel Van Zyl de Villiers và Ông Charles
Sante Bernardo Piani – là những cố vấn giàu
kinh nghiệm của IAEA.
Toàn cảnh buổi tiếp
TIN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
33Số 34 - Tháng 3/2013
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
Tiếp đoàn chuyên gia IAEA có các ông Viện
trưởng và Phó Viện trưởng Viện NLNTVN;
cùng với sự có mặt của Lãnh đạo các Ban, Viện
và Trung tâm trực thuộc Viện NLNTVN.
Trong buổi làm việc ngày 14/01/2013, Ông
Trần Chí Thành - Viện trưởng Viện NLNTVN
và Ông Trần Ngọc Toàn - Trưởng ban Hợp tác
quốc tế, Viện NLNTVN đã có bài giới thiệu tổng
quan về tình hình và kết quả hoạt động của Viện
cũng như những cơ hội và thách thức đối với
Viện trong thời gian tới. Về phía IAEA, Ông M.
Maksoudi và Ông Van Zyl de Villiers đã giới
thiệu sơ lược về việc lập kế hoạch hoạt động
chiến lược, cách thức tiếp cận và quy trình thiết
lập kế hoạch hoạt động chiến lược của một viện
nghiên cứu.
Trong buổi làm việc ngày 15/01/2013, Viện
trưởng các viện nghiên cứu và giám đốc các
trung tâm trực thuộc Viện NLNTVN đã có bài
phát biểu tổng quan về nhiệm vụ của đơn vị,
kết quả đạt được trong thời gian qua, mục tiêu
phát triển chiến lược trong thời gian tới cũng
như mong muốn nhận được sự giúp đỡ của các
chuyên gia IAEA.
Sáng ngày 16/01/2013, đoàn chuyên gia
IAEA đã trình bày và cùng thảo luận với Viện
NLNTVN về những yếu tố cốt lõi cần quan tâm
trong quá trình xây dựng và thực thi kế hoạch
hoạt động chiến lược. Chiều ngày 16/01/2013 và
ngày 17/01/2012, đoàn chuyên gia IAEA đã có
buổi thăm quan và làm việc với lãnh đạo Viện
Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt nhằm thảo luận
và tư vấn cho Viện Nghiên cứu hạt nhân những
điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chiến lược của
Viện NLNTVN.
Ngày 18/01/2013, tại hội trường Viện
NLNTVN, đoàn chuyên gia IAEA và lãnh đạo
Viện NLNTVN đã có buổi thảo luận về lộ trình
thực hiện kế hoạch hoạt động chiến lược của
Viện NLNTVN với sự giúp đỡ của IAEA cũng
như tổng kết những kết quả đã đạt được trong
chuyến thăm và làm viêc của phái đoàn IAEA.
Viện trưởng Trần Chí Thành đã gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới sự quan tâm giúp đỡ của IAEA dành
cho Viện NLNTVN nói riêng và sự nghiệp phát
triển hạt nhân vì mục đích hòa bình của Việt
Nam nói chung, và hi vọng Viện NLNTVN sẽ
nhận được sự giúp đỡ hơn nữa của IAEA trong
thời gian sắp tới.
Đoàn Thị Thu Hương,
Ban Hợp tác quốc tế
HỘI THẢO LÒ PHẢN ỨNG ATMEA1
Ngày 28/02/2013, Viện NLNTVN đã cùng
phối hợp với công ty ATMEA tổ chức hội thảo
“Lò phản ứng ATMEA1: đặc tính thiết kế, an
toàn và chiến lược của ATMEA sau tai nạn
Fukushima”.
Tham dự hội thảo, về phía Viện NLNTVN
có ông Trần Chí Thành, Viện Trưởng Viện
NLNTVN; ông Cao Đình Thanh, Phó Viện
Trưởng Viện NLNTVN; ông Bùi Đăng Hạnh,
Phó Trưởng ban Hợp tác quốc tế. Về phía công ty
ATMEA có ông Philippe Namy, Chủ tịch và Giám
đốc điều hành ATMEA; ông Satoshi Utsumi, Phó
Giám đốc điều hành ATMEA, cùng các chuyên
gia về lò phản ứng ATMEA1 của công ty. Ngoài
ra còn có các chuyên gia và đại diện các cơ quan,
tổ chức hoạt động trong lĩnh vực năng lượng
nguyên tử của Việt Nam như Cục Năng lượng
nguyên tử Việt Nam, Cục An toàn bức xạ và Hạt
nhân, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, Tập
đoàn Điện lực Việt Nam, Ban quản lý dự án điện
hạt nhân Ninh Thuận, Trường Đại học Điện lực,
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Ảnh chụp trong ngày làm việc đầu tiên của đoàn
chuyên gia IAEA
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
34 Số 34 - Tháng 3/2013
Tại buổi hội thảo, các đại biểu đã được
nghe các chuyên gia trình bày về sự thành
lập liên minh ATMEA, kinh nghiệm cũng
như những lĩnh vực hoạt động của công ty
ATMEA, những đặc tính chính của lò phản
ứng ATMEA1 và chiến lược của ATMEA sau
tai nạn Fukushima.
Nội dung chính và cũng là phần thảo luận sôi
nổi nhất của hội thảo lần này được các chuyên
gia tập trung đề cập đến tính năng an toàn, khả
năng phòng chống đối với những mối hiểm họa
và sự cố nặng của lò phản ứng ATMEA1.
Liên doanh ATMEA ra đời nhằm mục tiêu
phát triển và tung ra thị trường lò phản ứng
tiên tiến ATMEA 1. Công ty hướng đến mục
tiêu dẫn đầu thế giới về thị trường điện hạt
nhân quy mô vừa.
Lò phản ứng ATMEA1 thuộc loại lò phản
ứng nước áp lực quy mô vừa thế hệ III+, được
tích hợp những công nghệ đã qua thử nghiệm,
có đặc tính an toàn cao cùng với hiệu quả kinh
tế và hiệu suất hoạt động lớn.
Hội thảo về lò phản ứng ATMEA1 lần này
nằm trong loạt hội thảo do Viện NLNTVN phối
hợp với các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực
điện hạt nhân nhằm đánh giá tổng quan về các
loại lò phản ứng hạt nhân tiên tiến, góp phần
vào việc xem xét và lựa chọn công nghệ cho nhà
máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Phạm Khắc Tuyên
HỘI THẢO “BÀI HỌC TAI NẠN ĐIỆN HẠT
NHÂN FUKUSHIMA”
Nhân kỷ niệm 2 năm ngày xảy ra tai nạn
tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi,
11/03/2011 - 11/03/2013, Viện Năng lượng
nguyên tử Việt Nam (Viện NLNTVN) đã tổ
chức Hội thảo “Bài học tai nạn điện hạt nhân
Fukushima” do GS. Phạm Duy Hiển Trình bày
nhằm mục đích thảo luận và rút ra những bài
học từ tai nạn Fukushima để từ đó giúp các nhà
Lãnh đạo xây dựng những kế hoạch mang tính
chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển chương
trình điện hạt nhân ở Việt Nam.
Tham dự buổi hội thảo có GS. TSKH Trần
Hữu Phát, Chủ tịch Hội đồng Khoa học công
nghệ và đào tạo Viện NLNTVN; TS. Trần Chí
Thành, Viện Trưởng Viện NLNTVN; PGS. TS.
Vương Hữu Tấn, Cục Trưởng Cục an toàn bức
xạ và hạt nhân, TS. Hoàng Anh Tuấn, Phó Cục
Trưởng phụ trách, Cục Năng lượng nguyên tử;
Ông Lê Văn Lực, Vụ Trưởng Vụ nhiệt điện và
điện hạt nhân-Bộ Công Thương; TS. Võ Văn
Thuận, Văn Phòng Ban chỉ đạo dự án điện
hạt nhân Ninh Thuận; cùng các chuyên gia
và đại diện đến từ các đơn vị trực thuộc Viện
NLNTVN, các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực
năng lượng nguyên tử.
Tại hội thảo, GS. Phạm Duy Hiển đã điểm lại 3
tai nạn điện hạt nhân lớn trên thế giới (Three Mile
Island, Chernobyl, Fukushima), đồng thời phân
tích nhiều khía cạnh liên quan đến vụ tai nạn, từ
Chuyên gia của ATMEA trình bày tại hội thảo
GS. Phạm Duy Hiển trình bày tại hội thảo
35Số 34 - Tháng 3/2013
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
khâu tổ chức, điều hành, cho đến các vấn đề quản
lý, ra quyết định và giải quyết hậu quả sau tai nạn.
Thông qua bài trình bày của GS. Phạm Duy
Hiển, các chuyên gia cũng đã đưa ra nhiều ý
kiến đóng góp có giá trị về hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật điện hạt nhân, vấn đề thực thi và
giám sát pháp luật, vấn đề đào tạo nhân lực và sự
phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức liên quan đến
chương trình phát triển điện hạt nhân
Phát biểu tại buổi hội thảo, GS. TSKH Trần
Hữu Phát cho rằng một trong những vấn đề đáng
cảnh báo hiện nay là các văn bản quy phạm pháp
luật về điện hạt nhân. Mặc dù Luật năng nguyên
tử và các văn bản dưới luật đã được thông qua
hoặc đang sửa đổi. Tuy nhiên, GS. Phát đặt câu
hỏi “liệu những văn bản đã thông qua đã đảm
bảo chưa?”. GS. Phát cũng đã nhấn mạnh đến
các vấn đề về tổ chức các cơ quan thực thi và
giám sát luật. GS. Phát nói: “từ sự cố Fukushima,
chúng ta cần phải nghiêm túc xây dựng lại toàn
bộ hệ thống từ cấp cao đến cấp thấp.”
Cũng đồng quan điểm với GS. TSKH Trần
Hữu Phát, Viện Trưởng Trần Chí Thành cho
rằng vấn đề đào tạo nguồn nhân lực là ưu tiên
hàng đầu hiện nay. Viện trưởng cũng nhấn
mạnh đến sự cần thiết phải có sự phối hợp giữa
các đơn vị để năng cao hiệu quả đối thoại với các
tổ chức quốc tế và đảm bảo lợi ích quốc gia.
TS. Lê Văn Hồng góp ý: “Lãnh đạo các cơ
quan về điện hạt nhân nên đề xuất một nhiệm
vụ lớn và thu hút nhiều cơ quan tham gia, đồng
thời cần nhìn sự cố trên nhiều góc độ để từ đó
rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.”
Hội thảo đã diễn ra trong không khí cầu thị
và mang đến một bức tranh khá đầy đủ về tai
nạn Fukushima. Đây cũng là dịp để các chuyên
gia trong lĩnh vực hạt nhân thảo luận và đóng
góp ý kiến về những bài học cho Việt Nam, rút
ra từ các tai nạn điện hạt nhân, đặc biệt là tai
nạn Fukushima, nhằm góp phần giải quyết các
vấn đề ‘nổi cộm’ và thúc đẩy quá trình phát triển
điện hạt nhân của Việt Nam.
Phạm Khắc Tuyên
ĐOÀN CỰU CHIẾN BINH TRUNG ĐOÀN
66 TẠI LÂM ĐỒNG ĐẾN THĂM VÀ TÌM
HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN NGHIÊN
CỨU HẠT NHÂN
Sáng 20/3/2013, Đoàn đại biểu Cựu Chiến
binh Trung đoàn 66 – Đơn vị 3 lần được tặng
Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, do
Thiếu tướng Lê Bảy – Nguyên Chính ủy Học
viện lục quân Đà Lạt dẫn đầu, đã đến thăm Viện
Nghiên cứu hạt nhân. Tiếp đoàn có PGS.TS.
Nguyễn Nhị Điền - Viện trưởng, các đồng chí
đại diện cho Đảng ủy, lãnh đạo Hội Cựu chiến
binh và Phòng Hành chính - Tổ chức Viện
Nghiên cứu hạt nhân (NCHN).
Tại buổi tiếp, Viện trưởng Viện NCHN
đã giới thiệu khái quát về các hoạt động và các
thành tựu nổi bật trong nghiên cứu khoa học,
triển khai tiến bộ kỹ thuật phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội của Viện, đồng thời cũng thông
tin với Đoàn về những nét chủ yếu của Dự án
Điện hạt nhân Ninh Thuận và Dự án Trung tâm
Khoa học & Công nghệ hạt nhân mới. Đoàn
cũng đã thăm quan Lò phản ứng và các dây
chuyền sản xuất đồng vị phóng xạ phục vụ y tế.
Đoàn bày tỏ đánh giá cao sự nỗ lực và những
thành quả mà Viện đã đạt được trong gần 30
năm qua và chúc cho Viện tiếp tục phát triển
bền vững.
Lê Thị Phú Vân,
Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt
Đoàn Cựu Chiến binh Trung đoàn 66 tại Lâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_ket_cac_mat_hoat_dong_cua_vien_nang_luong_nguyen_tu_vie.pdf