Các phức chất của nguyên tố đất hiếm (NTĐH) với aminoaxit từlâu đã được
nghiên cứu rộng rãi. Các phức chất này đã được ứng dụng trong một sốlĩnh vực nhưnông
nghiệp và y học [3]. Phức chất của NTĐH với axit DL-2-amino-n-butyric còn rất ít được
nghiên cứu. Trong công trình này, chúng tôi tổng hợp phức chất rắn của một sốNTĐH nhẹ
với Hbu và nghiên cứu tính chất của chúng bằng phương pháp phân tích nguyên tố, độdẫn
điện phân tử, phổIR và phân tích nhiệt.
6 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tổng hợp và nghiên cứu tính chất của một số phức chất của nguyên tố đất hiếm với axit DL-2-Amino-N-Butyric, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT
CỦA MỘT SỐ PHỨC CHẤT CỦA NGUYÊN TỐ
ĐẤT HIẾM VỚI AXIT DL-2-AMINO-N-BUTYRIC
ĐẶNG THỊ THANH LÊ
Bộ môn Hóa - Khoa Khoa học cơ bản
Trường Đại học Giao thông Vận tải
LÊ CHÍ KIÊN
Khoa Hóa – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
PHẠM ĐỨC ROÃN
Khoa Hóa – Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt: Các phức chất của nguyên tố đất hiếm (NTĐH) với aminoaxit từ lâu đã được
nghiên cứu rộng rãi. Các phức chất này đã được ứng dụng trong một số lĩnh vực như nông
nghiệp và y học [3]. Phức chất của NTĐH với axit DL-2-amino-n-butyric còn rất ít được
nghiên cứu. Trong công trình này, chúng tôi tổng hợp phức chất rắn của một số NTĐH nhẹ
với Hbu và nghiên cứu tính chất của chúng bằng phương pháp phân tích nguyên tố, độ dẫn
điện phân tử, phổ IR và phân tích nhiệt.
Summary: The complexes of some rare earths with DL-2-amino-n-butyric acid were
synthesized. These solid complexes have the general formula [Ln(Hbu)4]Cl3 [Ln: Y, La, Pr,
Nd, Sm, Eu, Gd, Tb, Dy, Ho, Er, Yb and Hbu: DL-2-amino-n-butyric acid]. The structure of
the complexes have been recognised on the basic of elemental analysis, conductivity
measurements, IR spectra and thermal analysis methods. It was found that the DL-2-amino-n-
butyric acid utilized amino nitrogen and carboxyl oxygen for bonding.
CB-
CNTT
I. THỰC NGHIỆM
Đất hiếm (III) clorua LnCl3 được điều chế từ oxit Ln2O3 loại 99,9% tương ứng. Trộn 2
mmol LnCl3 và 8 mmol Hbu ở dạng rắn trong bình cầu nhỏ, sau đó cho 40 ml etanol vào được
hỗn hợp ở dạng huyền phù. Đun hồi lưu cách thuỷ hỗn hợp phản ứng trong 8h ở 70-800C. Sau
vài giờ hỗn hợp phản ứng trở nên trong suốt và kết tủa phức chất có màu đặc trưng của ion đất
hiếm sẽ xuất hiện từ từ. Lọc,rửa kết tủa bằng etanol tuyệt đối. Làm khô sản phẩm trong bình hút
ẩm. Hiệu suất tổng hợp đạt xấp xỉ 85%.
Hàm lượng đất hiếm được xác định bằng phương pháp oxalat [2]. Hàm lượng clo được xác
định bằng phương pháp phân tích khối lượng dưới dạng kết tủa AgCl. Hàm lượng C, N được
xác định trên máy Inca Enregi (Anh). Phổ IR được ghi trên máy Nicolet-AVATA 360 FT
IRE.S.P (Thuỵ Sỹ), mẫu được ép viên với KBr. Giản đồ phân tích nhiệt được ghi trên máy
Shimadzu DTA-50 trong không khí, thang nhiệt độ được ghi đến 8000C với tốc độ nâng nhiệt
100C/phút.Độ dẫn điện được đo trên máy CDM 210 Conductivity Meter. Ảnh tinh thể các phức
chất được chụp trên máy jeol-jsm-5600LV Scaning electron Microscope.
II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Thành phần phân tử của phức chất
Các phức chất thu được có màu giống màu của ion đất hiếm, dễ chảy rữa trong không khí
ẩm, tan tốt trong nước, không tan trong etanol. Ảnh tinh thể của phức chất prazeođim và ecbi
được đưa ra trên hình 1.
Kết quả phân tích nguyên tố,độ dẫn điện phân tử được đưa ra ở bảng 1.
So sánh các số liệu về hàm lượng nguyên tố tính theo lý thuyết với số liệu phân tích đối với
từng nguyên tố trong mỗi phức chất có thể kết luận rằng các phức chất thu được có thành phần
phù hợp với công thức phân tử nêu trong bảng 1.
Độ dẫn điện phân tử của các phức chất với nồng độ 10-3M được đo ngay sau khi pha có giá
trị từ 342 ÷ 362 om-1.cm2.mol-1. Từ các giá trị đó, theo [4] thì đây là các phức chất điện ly ra 4
ion trong dung dịch nước.
Bảng1. Kết quả phân tích nguyên tố, độ dẫn điện phân tử của các phức chất
STT Công thức của phức chất
Khối lượng
phân tử
%Ln
Lt(Tn)
%Cl
Lt(Tn)
%C
Lt(Tn)
%N
Lt(Tn)
Độ dẵn điện
phân tử
(om-1. cm2.
mol-1)
1 [Y(Hbu)4]Cl3 607,5
14,65
(14,68)
17,53
(15,19)
31,60
(33,46)
9,22
(8,40) 421
2 [La(Hbu)4]Cl3 657,5
21,14
(21,46)
16,20
(16,82)
29,20
(29,96)
8,52
(9,54) 410
3 [Pr(Hbu)4]Cl3 659,5
21,38
(21,46)
16,15
(15,60)
29,11
(31,45)
8,49
(8,61) 427
4 [Nd(Hbu)4]Cl3 662,5
21,74
(22,98)
16,08
(15,72)
28,98
(30,18)
8,45
(9,17) 434
5 [Sm(Hbu)4]Cl3 668,5
22,44
(22,64)
15,93
(15,40)
28,72
(29,85)
8,38
(8,41) 425
6 [Eu(Hbu)4]Cl3 670,5
22,67
(22,85)
15,88
(15,32)
28,64
(28,18)
8,35
(9,21) 416
7 [Gd(Hbu)4]Cl3 675,5
23,24
(23,60)
15,77
(15,25)
28,42
(28,85)
8,29
(9,42) 407
8 [Tb(Hbu)4]Cl3 677,5
23,47
(23,18)
15,72
(14,95)
28,34
(29,25)
8,27
(8,54) 415
9 [Dy(Hbu)4]Cl3 681,0
23,86
(25.00)
15,64
(16,04)
28.19
(29,90)
8,22
(9,53) 402
10 [Ho(Hbu)4]Cl3 683,5
24,14
(23,91)
15,58
(16.33)
28,09
(29,91)
8,19
(9,47) 443
11 [Er(Hbu)4]Cl3 685,5
24,36
(23,10)
15,54
(14,75)
28,01
(30,32)
8,17
(9,09) 437
12 [Yb(Hbu)4]Cl3 691,5
25,02
(24,72)
15,40
(16,36)
27,77
(28,27)
8,10
(9,18) 429
CB-CNTT
Từ các kết quả thực nghiệm trên chúng tôi đưa ra công thức của phức chất là [Ln(Hbu)4]Cl3
[Ln là Y, La, Pr, Nd, Sm, Eu, Gd, Tb, Dy, Ho, Er, Yb; Hbu là CH3-CH2- CH(NH2)-COOH].
2. Nghiên cứu phổ hồng ngoại của phức chất
Hình 2 đưa ra phổ IR của phối tử Hbu tự do và của hai phức chất đại diện là [Pr(Hbu)4]Cl3
và [Er(Hbu)4]Cl3.
Bảng 2 đưa ra tần số (cm-1) của các dải hấp thụ chính trong phổ IR của các phức chất.
Bảng 2. Tần số (cm-1) của các dải hấp thụ chính trong phổ IR.
STT Hợp chất νOH ν ΝΗ3 νNH2 νC=O νas,COO- νs,COO-
1 Hbu - 3077 - - 1606 1417
2 [Y(Hbu)4]Cl3 3393 - 2976 1675 1570 1512
3 [La(Hbu)4]Cl3 3365 - 2983 1614 1568 1495
4 [Pr(Hbu)4]Cl3 3395 - 2976 1612 1573 1495
5 [Nd(Hbu)4]Cl3 3388 - 2980 1618 1575 1500
6 [Sm(Hbu)4]Cl3 3395 - 2973 1619 1584 1512
7 [Eu(Hbu)4]Cl3 3393 - 2977 1614 1587 1504
8 [Gd(Hbu)4]Cl3 3382 - 2979 1650 1579 1509
9 [Tb(Hbu)4]Cl3 3375 - 2982 1617 1573 1500
10 [Dy(Hbu)4]Cl3 3357 - 2966 1655 1580 1511
11 [Ho(Hbu)4]Cl3 3374 - 2980 1674 1570 1509
12 [Er(Hbu)4]Cl3 3390 - 2981 1613 1568 1509
13 [Yb(Hbu)4]Cl3 3380 - 2984 1678 1566 1512
CB-
CNTT
(a) (b)
Hình 1. Ảnh SEM của tinh thể phức chất: (a) [Pr(Hbu)4]Cl3; (b) [Er(Hbu)4]Cl3;
(a)
(b)
CB-CNTT
(c)
Hình 2. Phổ IR của: a) Hbu; b) [Pr(Hbu)4]Cl3; c) [Er(Hbu)4]Cl3
Các phổ IR của 12 phức chất nghiên cứu đều có cùng dạng, chứng tỏ cấu trúc của các phức
chất giống nhau. Việc qui kết các dải hấp thụ trong phổ IR của các phức chất dựa trên việc so
sánh phổ IR của các phức chất với phổ IR của phối tử tự do Hbu.
Trong phổ IR của Hbu tự do dải ở 3073 cm-1 thuộc về dao động của nhóm NH3+ trong Hbu
tồn tại ở dạng ion lưỡng tính CH3-CH2-CH(NH3+)-COO – [2].
Thực tế dải νNH3+ xuất hiện ở vùng thấp hơn dải νNH2 bình thường quan sát được (3400cm-1)
trong axit amin tự do [1] là do có sự tương tác giữa nhóm NH3+ và COO – trong ion lưỡng tính.
Trong phổ IR của các phức chất dải νNH2 xuất hiện ở vùng 2973 ÷ 2983 cm-1 .Vị trí của dải νNH2
trong phức chất thấp hơn dải NH2 trong phối tử tự do (3400 cm-1), chứng tỏ nhóm NH2 trong Hbu
đã tham gia phối trí với ion kim loại trong phức chất. Dải xuất hiện ở vùng 3382 ÷ 3395 cm-1
trong phổ IR của các phức chất không có ở phổ IR của phối tử, dải này được qui cho νOH của nhóm
COOH. Trong phổ của phối tử Hbu tự do có hai dải ở 1606 cm-1 và 1417cm-1 tương ứng với tần số
dao động hoá trị bất đối xứng νas,COO- và tần số dao động hoá trị đối xứng νs,COO. Nhưng trong
phổ IR của phức chất dải νas,COO- di chuyển về vùng có tần số thấp hơn (1566 ÷ 1587 cm-1), dải
νs,COO- di chuyển về vùng có tần số cao hơn (1495 ÷ 1512 cm-1). Những sự chuyển dịch này chỉ ra
rằng Hbu đã tham gia phối trí với ion Ln3+ qua nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl.
Như vậy Hbu đã phối trí với ion kim loại qua nguyên tử N của nhóm amin và nguyên tử O
của nhóm cacboxylat.
3. Nghiên cứu giản đồ phân tích nhiệt của phức chất
Kết quả phân tích nhiệt của các phức chất được đưa ra ở bảng 3 và ở hình 3 đưa ra giản đồ
phân tích nhiệt của hai phức chất đại diện là [Pr(Hbu)4]Cl3 và [Er(Hbu)4]Cl3.
Bảng 3. Kết quả phân tích nhiệt
STT Hợp chất Nhiệt độ của hiệu ứng nhiệt (0C)
Hiệu ứng
nhiệt
Khối lượng oxit Ln2O3
còn lại (%) Lt(Tn)
1 Hbu 259,04 Thu nhiệt -
228,16; 287,13 Thu nhiệt 2 [Y (Hbu)4]Cl3 555,16 Toả nhiệt 18,60 (20,63)
245,76; 269,39 Thu nhiệt 3 [La (Hbu)4]Cl3 478,33 Toả nhiệt 24,79 (26,97)
275,79; 290,07 Thu nhiệt 4 [Pr (Hbu)4]Cl3 471,16 Toả nhiệt 25,83 (28,71)
265,28; 293,29 Thu nhiệt 5 [Nd (Hbu)4]Cl3 508,47 Toả nhiệt 25,36 (28,27)
221,27; 276,69 Thu nhiệt 6 [Sm (Hbu)4]Cl3 485,40 Toả nhiệt 26,03 (28,34)
238,80; 285,86 Thu nhiệt 7 [Eu(Hbu)4]Cl3 480,13 Toả nhiệt 26,25 (26,68)
239,39; 261,78 Thu nhiệt 8 [Gd(Hbu)4]Cl3 502,45 Toả nhiệt 26,79 (21,97)
276,03; 294,88 Thu nhiệt 9 [Tb (Hbu)4]Cl3 506,22 Toả nhiệt 27,60 (29,11)
203,72; 285,49 Thu nhiệt 10 [Dy (Hbu)4]Cl3 512,62 Toả nhiệt 27,39 (24,02)
225,05; 290,44 Thu nhiệt 11 [Ho (Hbu)4]Cl3 554,73 Toả nhiệt 27,65 (31,52)
231,26; 281,76 Thu nhiệt 12 [Er (Hbu)4]Cl3 531,95 Toả nhiệt 27,86 (26,04)
231,37; 292,88 Thu nhiệt 13 [Yb(Hbu)4]Cl3 554,41 Toả nhiệt 28,49 (25,37)
CB-
CNTT
(a)
(b)
Hình 3. Giản đồ phân tích nhiệt của: (a) [Pr(Hbu)4]Cl3; (b) [Er(Hbu)4]Cl3
Giản đồ phân tích nhiệt của các phức chất có dạng giống nhau, chứng tỏ chúng có cấu trúc
tương tự nhau. Trên giản đồ phân tích nhiệt của các phức chất, dưới 2000C không cóhiệu ứng nhiệt
cũng như hiệu ứng mất khối lượng, chứng tỏ trong thành phần của chúng không có nước tham gia
phối trí. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các dữ liệu phổ IR ở trên. Trên giản đồ phân tích nhiệt
của các phức chất đều có hai hiệu ứng thu nhiệt kép và một hiệu ứng toả nhiệt mạnh. Hai hiệu ứng
thu nhiệt kép nằm trong khoảng 2210C ÷ 2950C, còn hiệu ứng toả nhiệt nằm trong khoảng
4710C ÷ 5550C. Ứng với các hiệu ứng nhiệt này đều có hiệu ứng giảm khối lượng trên đường DTG.
Sự phân huỷ nhiệt và đốt cháy phần hữu cơ của các phức chất đều xảy ra đến cùng tạo thành Ln2O3.
Khối lượng Ln2O3 còn lại tính theo lý thuyết và thực nghiệm là tương đối phù hợp.
CB-CNTT
III. KẾT LUẬN
1. Đã tổng hợp được 12 phức chất của ion Ln3+ với axit DL-2-amino-n-butyric. Phức chất
rắn tạo thành có công thức [Ln(Hbu)4]Cl3 (Ln: Y, La, Pr, Nd, Sm, Eu, Gd, Tb, Dy, Ho, Er, Yb).
2. Đã nghiên cứu các phức chất thu được bằng phương pháp phân tích nguyên tố, độ dẫn
điện phân tử, phổ IR và phân huỷ nhiệt. Kết quả cho thấy Hbu đã tham gia phối trí với Ln3+ qua
nguyên tử N của nhóm amin và nguyên tử O của nhóm cacboxylat.
Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Đình Triệu (1999), Các phương pháp vật lý ứng dụng trong hoá học, NXB Đại học QG Hà Nội.
[2]. P. Indrasenan, M. Lakshmy (1997). Indian Journal cf Chemistry. Vol 36A, pp. 998 (1000.
[3]. Song, Disheng (1992). Journal of Northwest University. 22 (3 ), pp. 293 (8 (China).
[4]. Zamiatkina (1980). Hợp chất trong dấu móc vuông, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội♦
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 08_2010_1216_dat_hiem_3832.pdf