Những cuộc chiến tranh "lạnh, nóng" của các bậc cha mẹ
đã làm cho con cái hoang mang, lo lắng. Các nhà tâm lý gọi
đây cũng là một kiểu bạo hành đối với trẻ, hậu quả là các
em dễ bị tổn thương tâm lý.
6 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tổn thương vì cha mẹ "chiến tranh", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổn thương vì cha mẹ
"chiến tranh"
Những cuộc chiến tranh "lạnh, nóng" của các bậc cha mẹ
đã làm cho con cái hoang mang, lo lắng. Các nhà tâm lý gọi
đây cũng là một kiểu bạo hành đối với trẻ, hậu quả là các
em dễ bị tổn thương tâm lý.
Đừng để trẻ sống trong sợ hãi!
Bà Nguyễn Thị Tâm - GĐ Công ty Ứng dụng khoa học tâm
lý Hồn Việt cho biết: "Nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ "trẻ
con vô tư, hồn nhiên". Không ít đôi vợ chồng đã gây gổ,
chửi mắng nhau... mà không biết rằng con trẻ rất nhạy cảm,
chúng bị tác động tâm lý rất nhiều khi chứng kiến những
hành xử bất thường này. Ngoài áp lực phải học giỏi, đạt
thành tích cao, thì sự bất hòa của người thân đã vô tình tạo
cho con cái thêm nỗi lo, muộn phiền".
Mới đây, chương trình tư vấn tâm lý trực tiếp của một đài
phát thanh đã nhận được điện thoại của một cô bé 15 tuổi
khóc rấm rứt: "Cháu buồn lắm, không muốn học nữa vì ba
mẹ cháu gây gổ suốt ngày". Cô bé này kể: "Hơn một năm
nay, mẹ cứ chì chiết, mắng ba là kẻ phản bội. Gần đây ba
mẹ không còn ăn cơm chung, thường cãi vã, quát mắng
nhau om sòm. Cháu không muốn về nhà và không muốn
sống nữa".
Còn Nguyễn Thành P. - HS lớp 11 của một trường chuyên
tại TP.HCM cũng nằm trong tình cảnh tương tự. Ba P. (chủ
một cửa hàng bán xe máy) mê cá độ đá banh, thua độ liên
tục, làm ăn chểnh mảng, mẹ P. xót của cằn nhằn, trách móc
liền bị ba quát nạt. Thế là "chiến tranh" nổ ra, ba P. rượt
đánh mẹ. Thất vọng trước cách hành xử của ba mẹ, đôi khi
P. mong muốn ba mẹ ly hôn nhưng lúc bình tâm, P. thật sự
không muốn sống trong cảnh thiếu cha hay vắng mẹ.
Trường hợp của cậu bé Nguyễn Văn Sơn, sáu tuổi, cũng là
nạn nhân từ cách hành xử đầy bạo lực của cha mẹ là anh
Bùi Văn Hồng và chị Lê Thị Hoa ở Q.3. Chị Hoa cho biết,
bốn năm qua, chị thường xuyên bị người chồng có máu
ghen tuông bệnh hoạn, nhục mạ và đánh đập. Anh đánh
mắng chị ngay trước mặt con, mặc cho cậu bé kêu gào,
khóc lóc. Chịu không nổi, chị đòi ly hôn thì anh ta càng
hành hạ nhiều hơn và dọa giết hai mẹ con, nếu chị gửi đơn
ra tòa.
Chia sẻ với con
Cha mẹ nào cũng mong muốn mang đến những điều tốt đẹp
nhất cho con cái. Nhưng với nhiều phụ huynh, từ suy nghĩ
đến hành động chẳng những có khoảng cách xa, mà còn
làm trái ngược. Việc cha mẹ thường xuyên cãi vã, nhục mạ,
mắng chửi nhau hay "thượng cẳng tay hạ cẳng chân" ngay
trước mặt con sẽ dễ làm cho trẻ bị sốc, sang chấn tâm lý,
ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển và hình thành nhân
cách ở trẻ.
Trong cuộc sống, khó tránh khỏi những lúc vợ chồng căng
thẳng, xung đột. Nhưng cha mẹ phải biết cách kiềm chế để
không làm xáo trộn, ảnh hưởng đến con cái. Một trong
những cách được nhiều người áp dụng là: chỉ gây gổ, mổ
xẻ mâu thuẫn gia đình khi con vắng mặt. Tuy nhiên, cách
làm này mới là giải quyết được vấn đề từ ngọn. Bởi biết
đâu, một ngày con đi học về sớm, hay nửa đêm giật mình
tỉnh giấc... vô tình nghe ba mẹ cãi nhau - điều mà chúng
chưa bao giờ thấy, sẽ càng khiến chúng hoang mang, lo
lắng và dễ bị sốc.
Đặc biệt ở độ tuổi dậy thì, các em đã dần biết khẳng định
cái tôi, thì chuyện ba mẹ cãi vã sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tâm lý của chúng. Vì vậy, theo các chuyên gia tâm lý:
nếu có thể, hãy chia sẻ với con cái về những xung đột của
cha mẹ. Nghĩa là, khi người lớn xảy ra bất hòa, mâu thuẫn
dai dẳng, không hóa giải được thì cha mẹ nên lựa thời điểm
thích hợp kể cho con nghe sự việc. Một là để con hiểu được
giữa ba mẹ đang có khúc mắc; trấn an con cái và giải thích
cho con hiểu đây là điều có thể xảy ra trong cuộc sống. Hai
là để con thông cảm, chia sẻ với ba mẹ. Với sự "vào cuộc"
của những đứa con sẽ ít nhiều giúp ba mẹ đỡ căng thẳng
hơn.
Đây được xem là giải pháp hiệu quả mà gia đình chị Phạm
Kiều Tiên ở P.2, Q.5, TP.HCM áp dụng. Anh Thành -
chồng chị từ ngày lên chức trưởng phòng marketing của
một công ty kinh doanh thì thường đi sớm về trễ và hầu
như lúc nào cũng về trong tình trạng say xỉn, đôi lần còn có
vài sợi tóc phụ nữ vương trên áo. Chị truy hỏi, anh phán:
"Ghen vớ vẩn".
Cũng từ đó chị bắt đầu giám sát chồng. Anh Thành không
chịu nổi những cơn ghen của vợ nên đi sớm về trễ nhiều
hơn. Buồn quá, chị chia sẻ với cô con gái 16 tuổi và giải
thích với con về những trận ba mẹ cãi nhau lúc đêm khuya.
Những ngày sau đó, con gái thường an ủi mẹ và tranh thủ
xem phim cùng mẹ trong lúc chờ ba về. Nhờ sự chia sẻ này
mà chị Tiên đã vơi được cảm giác bực mình và cơn ghen
cũng "hạ nhiệt". Con gái chị cũng tâm sự, e-mail cho ba nói
về nỗi lo của cô và mẹ. Chiếc cầu nối - con gái đã làm cho
anh Thành có nhiều thay đổi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chien_tranh_4345.pdf