(H2N2)-Chưng cất là một phương pháp tách
dùng nhiệt để tách hỗn hợp đồng thể (dung dịch) của các chất lỏng khác nhau.
Chất rắn hòa tan, thí dụ như các loại muối, được tách ra khỏi chất lỏng bằng
cách kết tinh. Dung dịch muối có thể làm cô đặc bằng cách cho bay hơi. Khi
sản phẩm mong muốn chính là hơi bốc lên, thí dụ như khi khử muối ra khỏi
nước biển, thì người ta cũng gọi đó là chưng cất, mặc dầu điều này chính xác
ra là không đúng. Một khả năng khác để tách dung dịch là đông tụ. Trong các
ngôn ngữ châu Âu, từ chưng cất bắt nguồn từ tiếng La tinh destillare có nghĩa
là nhỏ giọt xuống.
7 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tóm tắt các dạng bài tặp của chương và hướng dẫn giải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu về chưng cất và tháp chưng cất
(H2N2)-Chưng cất là một phương pháp tách
dùng nhiệt để tách hỗn hợp đồng thể (dung dịch) của các chất lỏng khác nhau.
Chất rắn hòa tan, thí dụ như các loại muối, được tách ra khỏi chất lỏng bằng
cách kết tinh. Dung dịch muối có thể làm cô đặc bằng cách cho bay hơi. Khi
sản phẩm mong muốn chính là hơi bốc lên, thí dụ như khi khử muối ra khỏi
nước biển, thì người ta cũng gọi đó là chưng cất, mặc dầu điều này chính xác
ra là không đúng. Một khả năng khác để tách dung dịch là đông tụ. Trong các
ngôn ngữ châu Âu, từ chưng cất bắt nguồn từ tiếng La tinh destillare có nghĩa
là nhỏ giọt xuống.
Chưng cất dựa trên nhiệt độ sôi khác nhau của các chất lỏng tham gia. Người ta
cũng nói là các chất lỏng có áp suất hơi khác nhau tại cùng một nhiệt độ. Nếu
đưa năng lượng vào hệ thống, vì có áp suất hơi khác nhau, chất có áp suất hơi
cao hơn (nhiệt độ sôi thấp hơn) bốc hơi nhiều hơn các chất khác. Vì thế mà
nồng độ của chất có nhiệt độ sôi thấp hơn trong phần cất cao hơn là ở trong
hỗn hợp ban đầu.
Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp thế giới và
nước nhà, các ngành công nghiệp cần rất nhiều hoá chất có độ tinh khiết cao.
Chưng cất là quá trình dùng nhiệt để tách một hỗn hợp lỏng ra thành các cấu tử
riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau của các cấu tử trong hỗn hợp ở cùng
một nhiệt đo.
Ta có thể phân biệt chưng cất ra thành quy trình một lần như trong phòng thí
nghiệm để tách một hóa chất tinh khiết ra khỏi một hỗn hợp, và chưng cất liên
tục, như trong các tháp chưng cất trong công nghiệp.
Chưng cất phân đoạn
Chưng cất phân đoạn được dùng để có được một độ tinh khiết cao của phần cất
hay để chưng cất nhiều chất khác nhau từ một hỗn hợp. Nếu nhiệt độ sôi gần
nhau có thể chưng cất dưới áp suất thấp hơn để cải thiện bước tách vì như thế
nhiệt độ sôi sẽ nằm xa nhau hơn.
Chưng cất lôi cuốn
Chưng cất thật ra chỉ cần thiết khi các chất lỏng cần phải tách hòa tan với nhau
thí dụ như dung dịch cồn và nước. Nếu hỗn hợp là của những chất không hòa
tan vào nhau, thí dụ như nước và dầu thì lệ thường là có thể tách các chất lỏng
bằng cách lắng và gạn đi.
Khi khai thác tinh dầu chỉ có trong cây cỏ ở nồng độ thấp như cây oải hương
(Lavandula angustifolia) hay cây cúc Đức (Matricaria recutita) người ta cho
thêm một ít nước vào cây cỏ đã được cắt nhỏ và đun nóng (chưng cách thủy).
Nhờ có một phần nước nên nhiệt độ được giữ cố định ở nhiệt độ sôi một thời
gian, cũng có thể dùng áp suất cao để nâng nhiệt độ lên quá 100°C. Hơi dầu đi
cùng với hơi nước vào bộ ngưng tụ và ngưng tụ lại. Hỗn hợp dầu-nước sau đó
có thể tách bằng cách lắng gạn đi. Hơi nước cuốn theo một thành phần khác
thật ra là không tan đi theo. Nếu không có nước thì nhiệt độ sẽ tăng cao đến
mức dầu có thể bị phân hủy.
Trong nhiều trường hợp có một tỷ lệ nhất định của hỗn hợp hai chất lỏng mà
không thể tiếp tục tách bằng phương pháp chưng cất được nữa. Các hỗn hợp
này được gọi là hỗn hợp đẳng phí. Nếu muốn tăng nồng độ của cồn phải dùng
đến các phương pháp tinh cất đặc biệt khác.
Các loại tháp chưng cất sử dụng trong công nghiệp:
-Tháp chưng cất dùng mâm xuyên lỗ hoặc mâm đĩa lưới
-Tháp chưng cất dùng mâm chóp
-Tháp đệm (tháp chưng cất dùng vật chêm )
Nhận xét về ưu khuyết điểm của từng loại tháp :
- Tháp mâm xuyên lỗ
Ưu điểm : chế tạo đơn giản , vệ sinh dễ dàng , trở lực thấp hơn tháp chóp , ít
tốn kim loại hơn tháp chóp
Nhược điểm : yêu cầu lắp đặt cao : mâm lắp phải rất phẳng , đối với những
tháp có đường kính quá lớn (>2.4m) ít dùng mâm xuyên lỗ vì khi đó chất lỏng
phân phối không đều trên mâm
- Tháp chóp
Ưu điểm : hiệu suất truyền khối cao , ổn định , ít tiêu hao năng lượng hơn nên
có số mâm ít hơn
Nhược điểm : chế tạo phức tạp , trở lực lớn
- Tháp đệm :
Ưu điểm : chế tạo đơn giản , trở lực thấp
Nhược điểm : hiệu suất thấp , kém ổn định do sự phân bố các pha theo tiết diện
tháp không đều , sử dụng tháp chêm không cho phép ta kiểm soát quá trình
chưng cất theo không gian tháp trong khi đó ở tháp mâm thì quá trình thể hiện
qua từng mâm một cách rõ ràng , tháp chêm khó chế tạo được kích thước lớn ở
qui mô công nghiệp.
Lắp đặt tháp chưng cất dầu thô của nhà máy lọc dầu Dung Quất
Mô hình tháp chưng
Tháp chưng cất
Bubble_Cap_Trays
Sơ đồ công nghệ điển hình
Mâm lỗ tháp chưng
Vòng đệm tăng hiệu quả quá trình truyền khối
Hoahocngaynay.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_hieu_ve_chung_cat_va_thap_chung_cat_0301..pdf