Thông tin liên lạc đã ra đời từ lâu và hiện nay là ngành không thể thiếu được ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Nó là yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển , đồng thời góp phần nâng cao đời sống xã hội của con người, để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển và ngày càng khắt khe của xã hội. Ngày nay hệ thống điện tử viễn thông được xem là một phương tiện tinh tế nhất có thể trao đổi tin tức, số liệu, điều này đòi hỏi mạng lưới thông tin phát triển không ngừng, một mặt thoả đáng số lượng thuê bao mật khác phải mở ra nhiều loại hình dịch vụ.
Nhìn chung hệ thống viễn thông được sử dụng nhiều nhất và phổ biến là hệ thống thông tin điện thoại. Ngày nay các dịch vụ thông tin thoại, thông tin số liệu, truyền dẫn hình ảnh và thông tin di động ngày càng phát triển đa dạng và phong phú. Các mạng thông tin đã được nâng cấp cả về tính năng cũng như công nghệ.
Cùng với các thiết bị hiện đại khác như các hệ thống truyền dẫn quang, thiết bị phục vụ cho nhu cầu sử dụng băng rộng như (Internet Tốc độ cao ADSL, FTTx, Mytv, các dịch vụ cần thiết cho nhu cầu của sinh hoạt , các Trung tâm Viễn thông trong cả nước đã được lắp đặt các thiết bị công nghệ đa dạng như IP.DSLAM, MAN.E, Truy nhập M.San và đang ngày càng phát triển loại hình dịch vụ và đáp ứng được tốt nhất những yêu cầu sử dụng của khách hàng.
Qua thời gian học tập thực tế tại Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông – Hà đông-Hà nội, được học tập và tiếp xúc với các thiết bị thực tế, trong khuôn khổ bản báo cáo thực tập em xin trình bày về các vấn đề sau:
Chương I : Giới thiệu tổng quan mạng viễn thông Huyện Thái Thụy-Thái Bình.
1.Đặc điểm kinh tế xã hội.
2.Nội quy lao động của Trung Tâm viễn thông huyện Thái Thụy.
Chương II : Khái quát chung về mạng viễn thông huyện Thái Thụy.
Chương III: Tìm hiểu mạng ngoại vi Cáp đồng của nơi Thực Tập.
1.Sơ đồ ngoại vi cáp đồng.
2.Các phương án bảo vệ mạng ngoại vi Cáp đồng.
3.Các phương thức quản lý mạng ngoại vi.
Chương IV: Tối ưu hóa, nâng cao chất lượng mạng ngoại vi cáp đồng.
1.Mục đích, yêu cầu.
2.Cách thức tổ chức Tối ưu hóa mạng ngoại vi cáp đồng.
29 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tối ưu hóa, nâng cao chất lượng mạng ngoại vi cáp đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Thông tin liên lạc đã ra đời từ lâu và hiện nay là ngành không thể thiếu được ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Nó là yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển , đồng thời góp phần nâng cao đời sống xã hội của con người, để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển và ngày càng khắt khe của xã hội. Ngày nay hệ thống điện tử viễn thông được xem là một phương tiện tinh tế nhất có thể trao đổi tin tức, số liệu, điều này đòi hỏi mạng lưới thông tin phát triển không ngừng, một mặt thoả đáng số lượng thuê bao mật khác phải mở ra nhiều loại hình dịch vụ.
Nhìn chung hệ thống viễn thông được sử dụng nhiều nhất và phổ biến là hệ thống thông tin điện thoại. Ngày nay các dịch vụ thông tin thoại, thông tin số liệu, truyền dẫn hình ảnh và thông tin di động ngày càng phát triển đa dạng và phong phú. Các mạng thông tin đã được nâng cấp cả về tính năng cũng như công nghệ.
Cùng với các thiết bị hiện đại khác như các hệ thống truyền dẫn quang, thiết bị phục vụ cho nhu cầu sử dụng băng rộng như (Internet Tốc độ cao ADSL, FTTx, Mytv, các dịch vụ cần thiết cho nhu cầu của sinh hoạt …, các Trung tâm Viễn thông trong cả nước đã được lắp đặt các thiết bị công nghệ đa dạng như IP.DSLAM, MAN.E, Truy nhập M.San và đang ngày càng phát triển loại hình dịch vụ và đáp ứng được tốt nhất những yêu cầu sử dụng của khách hàng.
Qua thời gian học tập thực tế tại Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông – Hà đông-Hà nội, được học tập và tiếp xúc với các thiết bị thực tế, trong khuôn khổ bản báo cáo thực tập em xin trình bày về các vấn đề sau:
Chương I : Giới thiệu tổng quan mạng viễn thông Huyện Thái Thụy-Thái Bình.
1.Đặc điểm kinh tế xã hội.
2.Nội quy lao động của Trung Tâm viễn thông huyện Thái Thụy.
Chương II : Khái quát chung về mạng viễn thông huyện Thái Thụy.
Chương III: Tìm hiểu mạng ngoại vi Cáp đồng của nơi Thực Tập.
1.Sơ đồ ngoại vi cáp đồng.
2.Các phương án bảo vệ mạng ngoại vi Cáp đồng.
3.Các phương thức quản lý mạng ngoại vi.
Chương IV: Tối ưu hóa, nâng cao chất lượng mạng ngoại vi cáp đồng.
1.Mục đích, yêu cầu.
2.Cách thức tổ chức Tối ưu hóa mạng ngoại vi cáp đồng.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Nguyễn đức Thủy đã chỉ bảo hướng dẫn thực tập, thầy cô giáo bộ môn và cán bộ Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông, cùng các cô các chú của Trung tâm viễn thông huyện Thái Thụy đã giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập và báo cáo thực tập này.
Thái Thụy, Thái Bình, ngày 18 tháng 04 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Hữu Huy
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG HUYỆN THÁI THỤY
1.ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN.
Tên đơn vị: Trung tâm viễn thông Thái Thuỵ-Viễn thông Thái Bình.
Địa điểm trụ sở chính: Khu 6 Thị trấn Diêm điền-huyện Thái Thuỵ-Tỉnh Thái Bình.
Quá trình thành lập: Trung tâm viễn thông Thái Thuỵ được thành lập theo quyết định số 334/QĐ-TCCB ngày 10 Tháng 01 năm 2008 của Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính viễn thông việt nam.
Hiện nay đơn vị có: Tổng số 32 Cán bộ công nhân viên trong đó có 31 nam và 01 nữ.
Trình độ đội ngũ: Trên đại học có 0 (bằng 0%), đại học có 05 (bằng 15%), cao đẳng có 05 (bằng 15%), Trung cấp có 02 (bằng 6%), công nhân kỹ thuật 21 (bằng 63%), không có nhân viên và công nhân viên chưa qua đào tạo.
Tổ chức đảng: Chi bộ đảng Trung tâm viễn thông Thái Thuỵ trực thuộc Đảng bộ viễn thông Thái Bình có 08 đảng viên chính thức, 01 đảng viên dự bị. Có bí thư và phó bí thư chi bộ. là hạt nhân lãnh đạo.
Công đoàn: Công đoàn Trung tâm có 33 đoàn viên công đoàn trực thuộc Công đoàn Viễn thông Thái Bình, ban chấp hành công đoàn có chủ tịch và phó chủ tịch công đoàn.
Đoàn thanh niên: Chi đoàn có 26 đoàn viên thanh niên trực thuộc đoàn thanh niên viễn thông Thái Bình. Có bí thư chi đoàn và phó bí thư chi đoàn.
Những đặc điểm chính về tự nhiên và xã hội của huyện:
Thái Thụy là một huyện ở phía Đông tỉnh Thái Bình. Huyện lỵ là thị trấn Diêm Điền. Huyện thành lập từ ngày 17 tháng 6 năm 1969 do hợp nhất 2 huyện Thái Ninh với Thụy Anh. Huyện Thái Thụy nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Tiền Hải, phía Tây Nam giáp huyện Kiến Xương, phía Tây giáp huyện Đông Hưng (Thái Bình), phía Tây Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ. Về phía Bắc, Thái Thụy giáp với các huyện của thành phố Hải Phòng là: huyện Vĩnh Bảo ở phía chính Bắc (ranh giới là sông Hóa), huyện Tiên Lãng ở phía Đông Bắc (ranh giới là đoạn cửa Thái Bình của sông Thái Bình). Phia Nam huyện có sông Trà Lý chảy men theo ranh giới với huyện Tiền Hải, đổ ra cửa Trà Lý. Chính giữa huyện có con sông Diêm Hộ chảy qua theo hướng Tây - Đông, đổ ra cửa Diêm Hộ, chia huyện thành hai nửa gần tương đương về diện tích.
Diện tích: 270,3 km².
Địa hình: đồng bằng duyên hải. Sông Hóa, sông Diêm Hộ, sông Trà Lý chảy qua; có cửa Thái Bình, cửa Diêm Hộ, cửa Trà Lý. Gồm thị trấn Diêm Điền và 47 xã.
Kinh Tế Ngành nông nghiệp: Trồng lúa nước, lạc, cói, khoai lang, thuốc lào. Chăn nuôi: lợn, tôm, cá. làm muối, Thủ công dệt, đan chiếu cói, trạm khảm. Nghề thủ công như đóng gạch, mỹ nghệ nổi tiếng khắp huyện là làng mây tre đan xuất khẩu thôn Lục Nam xã Thái Xuyên. Nghề chăn nuôi tằm tơ nổi tiếng xã thái Hòa (Nhà máy tơ tằm và trại nhân giống tằm ở xã Thái Hòa).
Ngành chế biến thủy sản và nuôi chồng thủy sản: Chế biến nước mắm ngon nổi tiếng Diêm điền (mắm cáy), nuôi chồng tôm, cua, ghẹ, ngao, ngán, cá... ở các đầm nuôi chồng của các hộ dân xã Thái Đô, Thái Hòa.
Nghề xây dựng: Xây dựng nhà máy nhiệt điện lớn nhất miền bắc Nhà máy nhiệt điện Mỹ Lộc - Xã mỹ lộc. Xây dựng cảng Trà lý để mở rộng giao lưu và buôn bán.
Ngành du lịch: Khu resort cao cấp đặt ở bãi biển Cồn đen (đang khai thác và xây dựng) cùng với khu rừng sinh thái ngập mặn ven đê xã Thái Đô - Thái Thượng.
Văn hoá du lịch: Huyện Thái Thụy có nhiều địa điểm du lịch nghỉ mát như bãi biển Cồn đen (thuộc xã Thái Đô), rừng ngập mặn ven biển Thụy Xuân - Thụy Trường, Rừng ngập mặn ven biển xã Thái Thượng - Thái Đô (trong phạm vi Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng): , với rất nhiều loài chim quý hiếm như sếu đầu đỏ, cò,... và các loại thủy hải sản quý như ngao, tôm sú, cua..., mặt khác trong huyện cũng có rất nhiều các khu du lịch văn hóa nổi tiếng của tỉnh Thái Bình như lễ hội Chùa Bảo Linh (xã Thuỵ Phúc) Đền Hệ (xã Thuỵ Ninh) Đền Hét (xã Thái Thượng),Đền Hạ Đồng( xã Thụy Sơn) Đền Tam Tòa (xã Thụy Trường), Đình Từ và Đình Đông xã Thái Xuyên là những nơi thờ các vị anh hùng của dân tộc như Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo.
Thái Thụy là huyện mới được thành lập bởi 2 huyện cũ là Thụy Anh và Thái Ninh (tên cũ là huyện Thanh Quan) , thị trấn là Diêm Điền, tại đây có cảng biển, hàng Trung Quốc nhiều. Hai bộ phận Thái và Thụy dược phân chia bởi sông Diêm Hộ, huyện có rất nhiều xã, bên Thụy gồm xà Thụy Hà, Thụy Hải, Thụy Lương, Thụy Trường... Bên Thái gồm nhiều xã như xã Thái Thịnh, xã Thái Tân, Thái Hưng, Thái Xuyên, Thái Thành, Thái Thọ... Xã Thái Thịnh là căn cứ cách mạng thời chống Pháp, trước đây được nổi danh là làng Thần đầu, Thần huống. Là quê hương anh hùng dân tộc Lý Bí. Có nhiều chiến công trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Quê hương của Nguyễn Đức Cảnh, người tham gia rất sớm vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Thái Thụy còn nổi tiếng với món giỏi nhệch, cá khoai, chả cá, sứa chua, canh ron, và gỏi sứa ... Trên địa bàn của huyện có 5 trường THPT là THPT Thái Ninh, Thái Phúc, Đông Thụy Anh, Tây Thụy Anh; THPT dân lập Diêm Điền.
Thêi tiÕt, khÝ hËu: HuyÖn Th¸i Thôy n»m trong vïng nhiÖt ®íi giã mõa: Mïa nãng, ma nhiÒu tõ th¸ng 5 ®Õn th¸ng 10, mïa l¹nh, kh« tõ th¸ng 11 n¨m tríc ®Õn th¸ng 4 n¨m sau: NhiÖt ®é trung b×nh trong n¨m lµ 23 - 240C ( thÊp lµ 40C, cao nhÊt lµ 380C). Lîng ma trung b×nh 1.400mm - 1.800mm. Sè giê n¾ng trong n¨m 1.600 - 1.800 giê, lîng bèc h¬i 728mm/ n¨m. §é Èm trung b×nh vµo kho¶ng 85 - 90%.
HuyÖn Th¸i Thôy cã ®Þa h×nh t¬ng ®èi b»ng ph¼ng víi ®é dèc nhá h¬n 1% cao tr×nh biÕn thiªn phæ biÕn tõ 1 - 2m so víi mùc níc biÓn, thÊp dÇn tõ b¾c xuèng ®«ng nam.
HuyÖn Th¸i Thôy ®îc bao bäc bëi hÖ thèng s«ng biÓn khÐp kÝn, cã bê biÓn dµi 27 km vµ cã 4 s«ng lín ch¶y qua ®Þa phËn cña tØnh: PhÝa b¾c vµ ®«ng b¾c cã S«ng Ho¸ dµi 35,3km phÝa b¾c vµ t©y b¾c cã s«ng Luéc ( ph©n lu cña cÊp 1 cña s«ng Hång) ch¶y qua gi÷a huyÖn tõ t©y sang ®«ng dµi 35 km. §ång thêi cã 2 cöa s«ng lín (Diªm §iÒn, Trµ Lý) . C¸c s«ng nµy ®Òu chÞu ¶nh hëng cña chÕ ®é thuû triÒu, mïa hÌ møc níc d©ng nhanh lu lîng lín, hµm lîng phï sa cao, mïa ®«ng lu lîng gi¶m nhiÒu, lîng phï sa kh«ng ®¸ng kÓ, níc mÆn ¶nh hëng s©u vµo ®Êt liÒn ( 15 - 20km).
2. NỘI QUY CƠ QUAN.
Căn cứ vào luật sửa đổi bổ sung một số điều của bộ luật lao động ngày 02 tháng 04 năm 2002. ngày 17 tháng 06 năm 2010 giám đốc viễn thông đã ra quyết định số 619 quyết định sửa đổi bổ sung nội quy lao động cho toàn bộ các đơn vị trực thuộc, trong đó có Trung tâm viễn thông Thái Thụy.
Điều 3. Thời giờ làm việc:
Do đặc thù dây chuyền công nghệ và do tính chất công việc, thời gian tác nghiệp thì ít, thời giờ thường trực nhiều cho nên tuỳ theo khối lượng công việc ở từng bộ phận có thể bố trí làm việc theo ca, kíp hoặc có bộ phận bố trí thường trực hay khoán công việc.
Người lao động ở bộ phận quản lý ngày làm việc 8 giờ, tuần làm việc 6 ngày (48 giờ theo giờ hành chính/tuần), nhưng vẫn trên cơ sở khoán công việc theo chức năng và nhiệm vụ của từng chức danh.
Người lao động ở bộ phận sản xuất, kinh doanh, phục vụ ngày làm việc 8 giờ, tuần làm việc 6 ngày (48 giờ/tuần theo ca kíp).
Quy định ca làm việc theo nguyên tắc giờ nhiều việc nhiều người, giờ ít việc ít người. Những nơi có khối lượng công việc ban đêm ít hoặc không có thì áp dụng chế độ trực. Người lao động làm việc ở những nơi này có nhiệm vụ luân phiên nhau trực và được hưởng chế độ phụ cấp thường trực theo quy định hiện hành.
Người lao động làm việc ở các trạm vệ tinh, trạm truy nhập, viễn thông hệ 1, lái xe, thủ kho, tạp vụ, bảo vệ ... do tính chất và đặc thù của nghề nghiệp nên thực hiện khoán việc. Từng đơn vị trực thuộc, cá nhân chủ động bố trí sắp xếp hợp lý bảo đảm đủ thời gian quy định, hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao.
Điều 4. Làm việc thêm giờ phải có sự thoả thuận với người lao động nhưng đảm bảo nguyên tắc :
+ Không quá 4 giờ trong một ngày.
+ Không quá 200 giờ trong 1 năm.
Trong những điều kiện đặc biệt như thiên tai, địch hoạ, đặc thù dây chuyền công nghệ .v.v... người sử dụng lao động có quyền huy động làm thêm giờ. Việc thanh toán làm thêm giờ được sử dụng 1 trong 2 phương thức là trả bằng tiền hoặc trả bằng ngày nghỉ bù cộng tiền làm thêm giờ.
Điều 5. Thời giờ hội thảo, hội nghị tổng kết, đại hội công nhân viên chức các đơn vị trực thuộc phải có kế hoạch cụ thể trình giám đốc Viễn thông Thái Bình. Khi được giám đốc Viễn thông Thái Bình đồng ý mới được tiến hành.
Điều 6. Thời giờ hoạt động công tác Đảng, công tác đoàn thể của người lao động làm công tác Đảng, Đoàn thể không chuyên trách tại các đơn vị trực thuộc Viễn thông Thái Bình được quy định theo thoả ước lao động tập thể của Viễn thông Thái Bình và theo Điều lệ của tổ chức Đảng, Điều lệ của tổ chức Công đoàn, Điều lệ của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Điều 7. Thời giờ làm nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật được Giám đốc Viễn thông Thái Bình chấp thuận khi có yêu cầu.
Điều 8. Thời giờ nghỉ ngơi.
1. Nghỉ giữa ca.
- Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ, tính vào giờ làm việc.
- Người lao động làm việc theo ca liên tục 8 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.
2. Nghỉ hàng tuần.
Mỗi tuần người lao động được nghỉ 01 ngày nhưng phải bố trí phân công trực luôn phiên để đảm bảo an toàn cơ quan, an toàn mạng lưới, an ninh thông tin.
Điều 9. Nghỉ việc hưởng lương cứng ( hệ số lương x mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định ), không có ăn ca.
1. Nghỉ lễ:
Số ngày nghỉ lễ trong năm theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành.
2. Nghỉ phép hàng năm.
Người hợp đồng lao động làm việc liên tục 12 tháng tại Viễn thông Thái Bình thì được nghỉ phép hàng năm (Theo điều 17 Thoả ước lao động tập thể).
Do đặc thù về dây chuyền công nghệ, mạng lưới thông tin liên lạc, người lao động làm việc ở các đơn vị trực thuộc Viễn thông Thái Bình khi có nhu cầu nghỉ phép phải có đơn xin nghỉ phép có xác nhận của trưởng đơn vị trực thuộc gửi Giám đốc Viễn thông Thái Bình và chỉ được nghỉ khi được Giám đốc Viễn thông Thái Bình đồng ý.
3. Nghỉ việc riêng.
- Kết hôn, nghỉ 03 ngày.
- Con kết hôn, nghỉ 01 ngày.
- Bố mẹ (cả bên vợ, bên chồng) chết, vợ chết hoặc chồng chết, con chết được nghỉ 03 ngày.
Điều 10. Nghỉ việc không hưởng lương.
- Người lao động ở các đơn vị trực thuộc được đề nghị Giám đốc Viễn thông Thái Bình hoặc trưởng đơn vị trực thuộc cho nghỉ việc không hưởng lương và chỉ được nghỉ khi được Giám đốc Viễn thông Thái Bình hoặc trưởng đơn vị trực thuộc đồng ý. Thời gian nghỉ việc được tính vào thời gian công tác.
- Trưởng các đơn vị trực thuộc được phép cho người lao động ở đơn vị mình nghỉ không quá 1 ngày/1 lần và trong 1 năm không quá 12 ngày, từ ngày thứ 2 phải báo cáo Giám đốc Viễn thông Thái Bình. Những trường hợp đặc biệt phải báo cáo lãnh đạo Viễn thông Thái Bình.
Riêng đối với trưởng, phó các đơn vị trực thuộc nghỉ 01 ngày phải báo cáo Giám đốc Viễn thông Thái Bình.
CÔNG TÁC TRẬT TỰ TRONG VIỄN THÔNG THÁI BÌNH
Điều 11. Người lao động phải chấp hành các mệnh lệnh sản xuất kinh doanh và phục vụ. Có trách nhiệm hoàn thành khối lượng, chất lượng và tiến độ công việc được giao. Mọi máy móc, thiết bị đều phải được sử dụng theo đúng quy trình vận hành bảo dưỡng, sửa chữa, bảo quản công cụ, dụng cụ, vật tư.
- Mọi dịch vụ Viễn thông và công nghệ thông tin đều phải được khai thác đúng quy trình công nghệ và thể lệ, thủ tục.
- Mọi công việc quản lý đều phải tuân thủ theo quy chế, chức năng và nhiệm vụ.
- Phải chấp hành nghiêm chỉnh sự điều động, sự phân công của người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động đã ký. Trường hợp đặc biệt phải báo cho người sử dụng lao động xem xét giải quyết.
- Phải chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh điều động lao động của trưởng đơn vị trong mọi trường hợp để phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh.
- Phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống cháy nổ, bảo vệ an toàn cơ quan, doanh nghiệp, an toàn mạng lưới an ninh thông tin.
- Phải đến nơi làm việc đúng giờ quy định, những người làm ca phải đến trước từ 10 đến 15 phút để giao nhận ca.
Điều 12. Người lao động phải tuân thủ theo quy định sau:
- Phải có thái độ làm việc văn minh, lịch sự với khách hàng, với đồng nghiệp.
- Không được đùa nghịch, gây gổ, lớn tiếng làm mất trật tự nơi làm việc hoặc xúc phạm danh dự của người khác.
- Nơi làm việc phải bảo đảm trật tự, ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ.
- Cấm nghiện hút ma tuý; không cờ bạc rượu chè bê tha; không mắc tệ nạn xã hội; không uống rượu trong khi làm việc .
- Không được tự ý bỏ việc.
- Không được nói chuyện riêng, làm việc riêng và không được ngủ trong giờ làm việc.
- Không được đến nơi làm việc của đơn vị khác khi không có nhu cầu công tác và không được vào phòng làm việc của người khác khi phòng không có người.
- Không được phao tin đồn nhảm, phát ngôn tuỳ tiện thiếu trách nhiệm về những vấn đề trong doanh nghiệp và ngoài xã hội.
Điều 13. Cán bộ công nhân trong Viễn thông Thái Bình không được đình công. Trường hợp quyền lợi vật chất, tinh thần không được bảo đảm người lao động có quyền đề đạt ý kiến trực tiếp thông qua người sử dụng lao động, hoặc trực tiếp với người đại diện cho người lao động (tổ chức Công đoàn).
Nếu ý kiến vẫn chưa được giải quyết thoả đáng người lao động có quyền đề đạt ý kiến của mình lên cấp cao hơn.
Điều 14. Người lao động nghiện ma túy thì bắt buộc phải cai nghiện:
- Lần thứ nhất cai nghiện (tập trung hoặc tại gia đình có cam kết) ba tháng được hưởng phần lương cứng ( Hệ số lương x mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định). Sau cai nghiện phải có giấy xét nghiệm ma tuý của bệnh viện trình Viễn thông Thái Bình (phòng TCLĐ).
Nếu tái nghiện thì:
- Cai nghiện lần thứ hai (tập trung hoặc tại gia đình có cam kết) ba tháng không hưởng lương và được Viễn thông Thái Bình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Sau cai nghiện phải có giấy xét nghiệm ma tuý của bệnh viện trình Viễn thông Thái Bình (phòng TCLĐ).
- Sau hai lần cai nghiện mà vẫn tái nghiện (có chứng cứ) thì người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
Điều 15. Người lao động vi phạm những điều quy định trong bản nội quy lao động này thì trưởng đơn vị tiến hành xử lý kỷ luật lao động.
Trưởng đơn vị chỉ được tiến hành xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, sau khi tiến hành xử lý kỷ luật người lao động trưởng đơn vị phải báo cáo kết xử lý kỷ luật người lao động bằng văn bản về Giám đốc Viễn thông Thái Bình.
Những trường hợp xử lý kỷ luật lao động còn lại, trưởng đơn vị phải báo cáo hội đồng kỷ luật Viễn thông Thái Bình để hội đồng kỷ luật Viễn thông Thái Bình tiến hành xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật lao động.
AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Điều 16.
1. Cả hai phía người sử dụng lao động và người lao động đều phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ của mình.
2. Tất cả người lao động đều phải bảo đảm an toàn thiết bị máy móc, công cụ lao động, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
Điều 17. Mỗi loại máy móc, thiết bị, vật tư đều phải có quy trình an toàn, vệ sinh lao động phù hợp. Nơi làm việc phải có nội quy an toàn, vệ sinh và bảo đảm các quy định theo tiêu chuẩn của nhà nước.
Điều 18. Trước khi giao việc cho người lao động, các đơn vị phải cử người hướng dẫn về kỹ năng lao động, an toàn vệ sinh lao động.
Điều 19. Hàng năm Viễn thông Thái Bình tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ cho cả người sử dụng lao động và người lao động của các đơn vị trực thuộc. Mọi người tham gia huấn luyện phải được kiểm tra thực hành, đánh giá kết quả một cách nghiêm túc chặt chẽ.
Điều 20. Người lao động trong Viễn thông Thái Bình hàng năm đều được khám sức khoẻ định kỳ. Những người làm việc trên cột cao phải được kiểm tra sức khoẻ mỗi lần làm việc.
Điều 21. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động bảo đảm an toàn lao động vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
Điều 22. Người lao động phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.
Điều 23. Các loại máy móc, thiết bị, vật tư, nhà xưởng phải được định kỳ kiểm tra tu sửa. Các loại máy móc, thiết bị có quy định nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được khai báo, đăng ký và xin giấy phép sử dụng của cơ quan thanh tra nhà nước về an toàn lao động tại địa phương.
Điều 24. Trường hợp nơi làm việc, thiết bị, máy móc có nguy cơ tai nạn gây mắc bệnh nghề nghiệp, trưởng đơn vị phải thực hiện nghiêm những biện pháp an toàn, vệ sinh lao động. Trên các phiếu công tác phải có câu nhắc nhở an toàn lao động in đậm nét và phát tận tay người lao động. Nếu kiểm tra thấy không bảo đảm cho người lao động, trưởng đơn vị phải ra lệnh ngừng hoạt động cho tới khi nguy cơ gây mất an toàn lao động được khắc phục.
Điều 25. Các tổ trưởng sản xuất, các an toàn viên, kiểm soát viên có trách nhiệm nhắc nhở thường xuyên người lao động chấp hành nghiêm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Điều 26. Người lao động khi tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ theo quy định hiện hành.
Điều 27. Người lao động phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.
Điều 28. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, quy định của Viễn thông Thái Bình đã được xây dựng.
BẢO VỆ TÀI SẢN, BÍ MẬT CÔNG NGHỆ VÀ KINH DOANH
Điều 29. Người lao động phải có trách nhiệm bảo vệ các thông tin cá nhân của khách hàng tại Viễn thông Thái Bình và tài sản của đơn vị, không được để mất mát hư hỏng. Việc điều chuyển, thanh lý tài sản đều do người sử dụng lao động thực hiện theo quy định của nhà nước.
Điều 30. Tuyệt đối giữ bí mật công nghệ, kinh doanh của đơn vị bao gồm: các tài liệu, tư liệu, số liệu của đơn vị trong phạm vi trách nhiệm được giao (danh mục các tài liệu đã được quy định) theo quy chế bảo mật của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam và của Viễn thông Thái Bình.
Điều 31. Tuyệt đối giữ bí mật công văn, điện thoại, Fax và các dạng thông tin khác của cơ quan, khách hàng, nhân dân qua Viễn thông Thái Bình.
Điều 32. Không tự ý cung cấp thông tin liên quan đến công nghệ và hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị cho bất kỳ ai. Việc cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài phải được phép của giám đốc Viễn thông Thái Bình.
Điều 33. Không tự ý mang tài liệu, thiết bị, vật tư .v.v... của đơn vị ra khỏi cơ quan. Trong trường hợp đặc biệt phải được phép của trưởng đơn vị.
Điều 34. Không được phép đưa người không nhiệm vụ vào cơ quan, không được tiếp khách riêng ở nơi làm việc như: Phòng máy, nơi giao dịch, nơi làm việc của văn thư, thủ quỹ. Phải tiếp ở nơi quy định.
Khách của Viễn thông Thái Bình và khách của người lao động trong Viễn thông Thái Bình nếu nghỉ lại qua đêm phải làm thủ tục đăng ký tạm trú.
KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
Điều 35. Người lao động không chấp hành đúng các quy định của bản nội quy này đều coi là hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Điều 36. Người lao động vi phạm kỷ luật lao động tuỳ theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo một trong các hình thức sau:
1. Khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức.
3. Sa thải .
Điều 37. Các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật lao động:
Việc áp dụng các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật lao động được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Hình thức khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ.
2. Hình thức kỷ luật lao động kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức được áp dụng trong những trường hợp sau:
+ Người lao động bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách.
+ Người lao động vi phạm những điều đã quy định trong bản nội quy lao động.
3. Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp trong những trường hợp sau đây:
- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của đơn vị;
- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;
- Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch, năm dương lịch.
Điều 38. Nguyên tắc xử lý vi phạm kỷ luật lao động.
Không áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Không xử lý kỷ luật đối với người lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc mắc một bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình.
Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi sử lý vi phạm kỷ luật lao động.
Cấm dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
Điều 39. Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động tối đa là ba tháng, kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt cũng không quá sáu tháng kể từ ngày vi phạm hoặc ngày phát hiện vi phạm.
Điều 40. Người sử dụng lao động sau khi tham khảo ý kiến của Thường vụ Công đoàn có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không quá ba tháng.
Điều 41. Thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động.
Giám đốc Viễn thông Thái Bình là người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động.
Trưởng các đơn vị trực thuộc Viễn thông Thái Bình chỉ được xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách.
Điều 42.
1. Khi tiến hành xử lý vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.
2. Người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bào chữa.
3. Khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có mặt đương sự và phải có sự tham gia của Công đoàn. Xử lý kỷ luật ở cấp nào thì Công đoàn cấp đó tham gia.
4. Thành phần Hội đồng kỷ luật bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là thủ trưởng đơn vị hoặc cấp phó được uỷ quyền.
- Đại diện Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp.
- Đại diện công nhân viên của đơn vị có người vi phạm kỷ luật lao động.
Ngoài thành phần nêu trên Hội đồng kỷ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tối ưu hóa, nâng cao chất lượng mạng ngoại vi cáp đồng.doc