Tối ưu hóa điều kiện trích ly bằng kỹ thuật siêu âm thu nhận triterpensaponin từ rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst)

Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu:dung môi, công suất và

thời gian siêu âm đến khả năng trích ly triterpensaponin từ rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.)

Wettst). Tối ưu hóa các điều kiện trích ly theo phương pháp quy hoạch thực nghiệm. Kết quả cho thấy

tỉ lệ nguyên liệu:dung môi là 1:21,883 (w/v), công suất siêu âm 56,286 W/g, thời gian siêu âm 18 phút

28 giây thu được hàm lượng triterpensaponin cao nhất 2,112% g/g chất khô, cao gấp 1,595 lần so với

mẫu đối chứng không xử lý siêu âm.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tối ưu hóa điều kiện trích ly bằng kỹ thuật siêu âm thu nhận triterpensaponin từ rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo khoa học khoa Công nghệ thực phẩm 2018 TỐI ƯU HÓA ĐIỀU KIỆN TRÍCH LY BẰNG KỸ THUẬT SIÊU ÂM THU NHẬN TRITERPENSAPONIN TỪ RAU ĐẮNG BIỂN (BACOPA MONNIERI (L.) Wettst) Nguyễn Thị Hương Lan, Phùng Thị Ngọc Huyền, Hoàng Thị Trúc Quỳnh* Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh *Email: quynhhtt@cntp.edu.vn Ngày nhận bài: 06/07/2018; Chấp nhận đăng: 12/7/2018 TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu:dung môi, công suất và thời gian siêu âm đến khả năng trích ly triterpensaponin từ rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst). Tối ưu hóa các điều kiện trích ly theo phương pháp quy hoạch thực nghiệm. Kết quả cho thấy tỉ lệ nguyên liệu:dung môi là 1:21,883 (w/v), công suất siêu âm 56,286 W/g, thời gian siêu âm 18 phút 28 giây thu được hàm lượng triterpensaponin cao nhất 2,112% g/g chất khô, cao gấp 1,595 lần so với mẫu đối chứng không xử lý siêu âm. Từ khóa: Bacopa monnieri (L.) Wettst, hàm lượng triterpensaponin, mô hình bề mặt đáp ứng, siêu âm. 1. MỞ ĐẦU Rau đắng biển (Bacopa monnier (L.) Wettst) là loài cây thân thảo, mọc bò quanh năm, cao 10-20 cm, có lá nhỏ, mọng nước, hình bầu dục thuôn dài (dài 2-3 cm, rộng 0,5-0,7 cm). Cây có hoa nhỏ, hình ống cánh mỏng màu tím nhạt hay xanh hoặc trắng, nở từ tháng 5 đến tháng 10. Lá rau đắng biển khi nghiền nát có mùi hương và vị đắng đặc biệt [1]. Rau đắng biển là loại thảo dược được sử dụng để tăng cường trí nhớ và cải thiện chức năng của não trong các loại thuốc Ayurvedic [2]. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy vai trò dược lý của nó như là chất tăng cường nhận thức [3,4,5,6], thuốc chống trầm cảm, tác nhân chống ung thư [7], chất chống oxy hóa và chất đối kháng canxi [8,9,10]. Triterpensaponin là một nhóm các saponin có phần aglycol là các triterpenoid. Các triterpensaponin có đầy đủ tính chất đặc trưng của saponin như khả năng tạo bọt, khả năng tan trong nước, metanol, etanol loãng. Ngoài ra, khi nó tác dụng với axit vô cơ mạnh (axit perchloric, axit sulfuric,..) và thuốc thử vanillin, hơ nóng sẽ cho màu tím hoa cà. Đây là phản ứng để phân biệt saponin triterpenoid với saponin steroid [11]. Kết hợp phản ứng với phân tích quang phổ UV-ViS để xác định hàm lượng triterpensaponin có trong dịch trích của rau đắng biển. Sóng siêu âm có khả năng tăng cường hiệu suất và tốc độ trích ly, rút ngắn thời gian trích ly và làm tăng khả năng hòa tan của thành phần cần trích ly so với phương pháp trích ly thông thường [12,13,14,15]. Vì vậy, trong nghiên cứu này sóng siêu âm được sử dụng để tăng cường hiệu quả trích ly triterpensaponin từ rau đắng biển. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu 25 Nguyễn Thị Hương Lan, Phùng Thị Ngọc Huyền, Hoàng Thị Trúc Quỳnh 2.2.1. Nguyên liệu Rau đắng biển tươi sử dụng trong nghiên cứu này là rau đắng VietGAP, bao gói 200 g/gói, là sản phẩm của Hợp tác xã Nông nghiệp Thương mại Dịch vụ Phú Lộc. Rau đắng biển được rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ đến kích thước <0.5 cm. Hỗn hợp gồm 100 g rau đắng và 60 ml nước cất được xay nhỏ bằng máy xay HR2108 (Philips) với tốc độ 400 W/2 phút, hỗn hợp sau xay được lọc qua rây Ф1 mm. Phần lọt rây được định lượng thành các phần 50 g, đóng gói chân không trong túi PA khô, sạch và bảo quản ở ngăn đông của tủ lạnh để làm nguyên liệu trong suốt quá trình nghiên cứu. 2.2.2. Hóa chất Chất chuẩn axit oleanolic (cung cấp bởi GS. Nguyễn Minh Đức – Đại học Y dược TP.HCM), thuốc thử vanillin (99,9%-Ấn Độ), axit perchloric (99,9%-Trung Quốc), ethyl acetate (99,9%-Trung Quốc). Hóa chất và dung môi khác đạt độ tinh khiết trong phân tích (≥98%). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện trích ly bằng kỹ thuật siêu âm 2.1.1.1. Khảo sát tỷ lệ nguyên liệu:dung môi Cân 5g mẫu đã xử lý cho vào cốc thủy tinh. Sử dụng nước làm dung môi trích ly. Quá trình trích ly bằng kỹ thuật siêu âm được thực hiện trên thiết bị phát sóng siêu âm Sonics (công suất cực đại Wmax = 750 W, tần số 20 kHz, năng suất tối đa 1000 ml, Mỹ); đầu phát siêu âm được nhúng ngập vào nguyên liệu >2cm tại tâm cốc chứa mẫu. Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu:dung môi ở các giá trị 1:10, 1:15, 1:20, 1:25, 1:30 (w/v); công suất siêu âm cố định 30% Wmax (tương ứng 45 W/g nguyên liệu); thời gian siêu âm 10 phút. Kết thúc quá trình xử lý, làm nguội hỗn hợp về nhiệt độ phòng, toàn bộ dịch đem ly tâm bằng thiết bị ly tâm Hermle - Đức ở tốc độ 5500 rpm trong thời gian 15 phút. Dịch sau ly tâm được lọc qua giấy lọc ∅110 mm. Phân tích phần dịch trong thu được từ quá trình lọc để xác định hàm lượng triterpensaponin. 2.1.1.2. Khảo sát công suất siêu âm (W/g) Thí nghiệm được thực hiện tương tự như mô tả ở mục 2.1.1.1. Tỷ lệ nguyên liệu:dung môi là kết quả ở thí nghiệm 2.1.1.1; thời gian siêu âm 10 phút. Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của công suất siêu âm ở các giá trị: 30; 37,5; 45; 52,5, 60 W/g. 2.1.1.3. Khảo sát thời gian siêu âm (phút) Thí nghiệm được thực hiện tương tự như mô tả ở mục 2.1.1.1. Tỷ lệ nguyên liệu:dung môi kết quả thí nghiệm 2.1.1.1; công suất siêu âm là kết quả thí nghiệm 2.1.1.2. Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của thời gian siêu âm ở các giá trị: 5, 10, 15, 20 phút. 2.1.2. Tối ưu hóa điều kiện trích ly 26 Tối ưu hóa điều kiện trích ly bằng kỹ thuật siêu âm thu nhận triterpensaponin từ rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst) Tiến hành siêu âm ở các tỷ lệ 1:15, 1:20, 1:25 (w/v), các mức công suất 45, 52,5, 60 W/g, siêu âm trong 10, 15, 20 phút và một mẫu đối chứng không qua xử lý siêu âm. Thiết kế ma trận Plackett Burman nhằm xác định mức độ tác động của các yếu tố đến hàm mục tiêu, qua đó đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến hàm lượng triterpensaponin trong dịch trích ly. Tối ưu hóa điều kiện trích ly với các yếu tố có ảnh hưởng đáng kể bằng phương pháp bề mặt đáp ứng (Response Surface Methodology – RSM) theo mô hình hồi quy bậc 2 thiết kế CCF với 3 thí nghiệm tại tâm. 2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 2.3.1. Phương pháp phân tích xác định hàm lượng triterpensaponin Xây dựng đường chuẩn của axit oleanolic: Dung dịch axit oleanolic pha với nồng độ 2,5 mg/ml, được cho vào các ống nghiệm với các thể tích khác nhau, sau đó 0,2 ml vanillin-axit acetic (5%), 1,2 ml axit percholoric, đun cách thủy và ủ ở 70 oC trong 15 phút. Các ống được lấy ra và làm mát dưới vòi nước trong 2 phút, ethyl acetate được thêm vào sao cho tổng thể tích là 5 ml. Đo độ hấp thu ở bước sóng 550 nm [16]. Xác định hàm lượng triterpensaponin trong mẫu: Hút chính xác 0,2 ml dịch trích sau ly tâm cho vào ống nghiệm, tiến hành các thao tác như trên. Hàm lượng triterpensaponin được phân tích dựa trên phương pháp quang phổ so màu, đo độ hấp thu quang học ở bước sóng 550 nm. Hàm lượng triterpensaponin % (g/g chất khô) được tính tính theo công thức sau: 𝐻à𝑚 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑖𝑡𝑒𝑟𝑝𝑒𝑛𝑠𝑎𝑝𝑜𝑛𝑖𝑛 = 𝐶𝑥 × 5 × 𝑉 × 100 0,2 × 𝑚 × (100 − ℎ) × 1000 (%) Trong đó: Cx là nồng độ triterpensaponin (mg/ml); m là khối lượng mẫu (g); h là độ ẩm nguyên liệu (%); V là thể tích dịch sau ly tâm (ml). 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Kết quả được trình bày dưới dạng mean ± SD. Sử dụng phần mềm Statgraphics Centurion XVII phân tích thống kê số liệu thí nghiệm và phân tích phương sai ANOVA (p<0,05) đánh giá sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Thiết kế thí nghiệm và xử lý kết quả tối ưu hóa bằng phần mềm Modde 5.0. 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu:dung môi đến hàm lượng triterpensaponin Kết quả xây dựng phương trình đường chuẩn axit oleanolic: y = 46,608x – 0,045; R2 = 0,999. Trong đó: x là nồng độ của triterpensaponin - mg/ml; y là độ hấp thu đo ở bước sóng 550 nm. Kết quả của thí nghiệm được biểu diễn trên Hình 1 cho thấy tỉ lệ nguyên liệu:dung môi ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng triterpensaponin trong dịch trích ly. Khi tăng tỉ lệ nguyên liệu:dung môi 27 Nguyễn Thị Hương Lan, Phùng Thị Ngọc Huyền, Hoàng Thị Trúc Quỳnh từ 1:10 đến 1:30 thì hàm lượng triterpensaponin trong dịch trích tăng 1,392 lần (từ 1,388% đến 1,932%). Tuy nhiên không có sự khác biệt có nghĩa (p<0,05) về hàm lượng triterpensaponin trong dịch trích ly khi tỉ lệ nguyên liệu:dung môi thay đổi từ 1:20 đến 1:30. Hình 1. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu:dung môi đến hàm lượng triterpensaponin Điều này được giải thích như sau: dung môi dùng trong quá trình trích ly cần một lượng vừa đủ để ngấm vào nguyên liệu, kéo theo các thành phần hòa tan vào trong dịch trích ly. Khi lượng dung môi ít, hàm lượng triterpensaponin thu được trong dịch trích ly tương ứng sẽ không cao. Khi tăng dung môi lượng vừa đủ, dung môi sẽ ngấm vào trong thành tế bào thực vật của nguyên liệu, cùng với sự hình thành gradient nồng độ từ trong tế bào ra ngoài môi trường, dung môi kéo theo các thành phần hòa tan của nguyên liệu đi vào dịch trích. Tuy nhiên, đến khi lượng chất hòa tan trong dịch trích đạt giá trị cân bằng thì việc tiếp tục tăng dung môi để tăng hiệu quả trích ly là không có ý nghĩa. Ngoài ra việc sử dụng lượng lớn dung môi mà không đem lại hiệu quả khai thác chất hòa tan sẽ gây lãng phí dung môi, khó khăn cho các bước công nghệ tiếp theo như tinh sạch sản phẩm. Kết quả này là tương đồng với nghiên cứu của Thorik và cộng sự (năm 2010) khi sử dụng sóng siêu âm trích ly triterpensaponin từ Ceriops Decandra sp [12]. Do đó, tỉ lệ nguyên liệu:dung môi 1:20 được chọn làm thông số cố định cho các thí nghiệm tiếp theo. 3.2. Ảnh hưởng của công suất siêu âm đến hàm lượng triterpensaponin trong dịch trích ly Kết quả của thí nghiệm được biểu diễn trên Hình 2. Hình 2. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của công suất siêu âm đến hàm lượng triterpensaponin Dựa trên kết quả được thể hiện ở Hình 2 cho thấy công suất siêu âm ảnh hưởng phi tuyến tính đến hàm lượng triterpensaponin trong dịch trích ly. Hàm lượng triterpensaponin đạt cao nhất là 2,042% tại công suất 52,5 W/g. Có thể giải thích điều này dựa trên nguyên lý của hiện tượng cavitation (sự tạo và vỡ bọt khí). Dưới tác dụng của sóng siêu âm, các bọt khí bị kéo nén, sự tăng áp suất và nhiệt độ làm các bọt khí nổ vỡ, làm tăng sự thoát ra của các chất nội bào vào dung dịch. Công suất siêu âm càng lớn thì hiện tượng xâm thực khí càng mạnh do đó cấu trúc thành tế bào bị phá vỡ nhiều hơn và hiệu quả trích ly các chất tăng [17]. Tuy nhiên, khi năng lượng siêu âm quá cao đồng nghĩa với nhiệt độ trong a b c c c 0 0.5 1 1.5 2 2.5 1:10 1:15 1:20 1:25 1:30 H à m l ư ợ n g tr it er p en sa p o n in ( % ) Tỉ lệ nguyên liệu:dung môi (w/v) a b c d d 0 0.5 1 1.5 2 2.5 30 37.5 45 52.5 60 H à m l ư ợ n g tr it er p en sa p o n in (% ) Công suất siêu âm (W/g) 28 Tối ưu hóa điều kiện trích ly bằng kỹ thuật siêu âm thu nhận triterpensaponin từ rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst) lòng dung môi tăng cao làm thúc đẩy các biến đổi hóa học của các thành phần trong nguyên liệu, ảnh hưởng tới hàm lượng triterpensaponin [18]. Quy luật này tương tự với kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Jianyong Wu khi sử dụng sóng siêu âm trích ly triterpensaponin từ rễ nhân sâm [19]. Công suất siêu âm 52,5 W/g được chọn là thông số cố định cho các thí nghiệm tiếp theo. 3.3. Ảnh hưởng của thời gian siêu âm đến hàm lượng triterpensaponin trong dịch trích ly Kết quả của thí nghiệm được biểu diễn trên Hình 3. Hình 3. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian siêu âm đến hàm lượng triterpensaponin Dựa trên kết quả được thể hiện ở Hình 3, hàm lượng triterpensaponin tăng khi tăng thời gian siêu âm từ 5 đến 15 phút. Hàm lượng triterpensaponin đạt cao nhất là 2,085% tại thời gian 15 phút. Tuy nhiên ảnh hưởng này là phi tuyến tính. Tiếp tục tăng thời gian siêu âm lên 20 phút, hàm lượng triterpensaponin có xu hướng giảm chỉ còn 2,026%. Vì thời gian siêu âm càng dài, các biến đổi của nguyên liệu do sóng siêu âm gây ra càng sâu sắc [20]. Triterpensaponin bị phân hủy ở nhiệt độ cao trong thời gian dài [18]. Vì thế sự giảm hàm lượng hợp chất này sau thời gian 15 phút là hoàn toàn phù hợp. Quy luật này tương tự như kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Thorik khi sử dụng sóng siêu âm trích ly triterpensaponin từ Ceriops Decandra sp và của nhóm tác giả Jianyong (năm 2000) khi sử dụng sóng siêu âm trích ly triterpensaponin từ rễ nhân sâm [12,19]. Thời gian siêu âm 15 phút là phù hợp cho trích ly triterpensaponin từ rau đắng biển. 3.4. Tối ưu hóa điều kiện trích ly bằng kỹ thuật siêu âm Bảng 1. Kết quả các thí nghiệm tối ưu theo mô hình Tỉ lệ NL:DM (w/v) Công suất siêu âm (W/g) Thời gian siêu âm (phút) % triterpensaponin (%g/gCK) Tỉ lệ NL:DM (w/v) Công suất siêu âm (W/g) Thời gian siêu âm (phút) % triterpensaponin (%g/gCK) 1:15 45 10 1,878 1:15 52,5 15 1,942 1:25 45 10 1,904 1:25 52,5 15 2,058 1:15 60 10 1,931 1:20 45 15 2,052 1:25 60 10 1,906 1:20 60 15 2,068 1:15 45 20 1,776 1:20 52,5 10 2,033 1:25 45 20 2,058 1:20 52,5 20 2,061 a b c bc 0 0.5 1 1.5 2 2.5 5 10 15 20 H à m l ư ợ n g tr it er p en sa p o n in (% ) Thời gian siêu âm (phút) 29 Nguyễn Thị Hương Lan, Phùng Thị Ngọc Huyền, Hoàng Thị Trúc Quỳnh 1:15 60 20 1,970 1:20 52,5 15 2,088 1:25 60 20 2,058 - - - - Phương trình hồi quy: Y = 2,08685 + 0,0486899X1 + 0,0265134X2 + 0,0271168X3 – 0,0306208X1X2 + 0,0459459X1X3 + 0,0175625X2X3 – 0,086331X12 – 0,0263812X22 – 0,0390978X32 Trong đó: Y là hàm lượng triterpensaonin (%); X1: tỷ lệ nguyên liệu:dung môi (w/v); X2: công suất siêu âm (W/g); X3: thời gian siêu âm (phút). Với R2 = 0,887 và Q2 = 0,810 cho thấy mô hình hồi quy là tương thích với thực nghiệm [21]. Tương quan giữa các yếu tố trong phương trình hồi quy được biểu diễn ở Hình 4 Hình 4. Tương quan giữa các yếu tố trong phương trình hồi quy Kết quả tối ưu theo mô hình CCF cho thấy hàm lượng triterpensaponin đạt cực đại 2,112% tại tỷ lệ nguyên liệu:dung môi 1:21,883 (w/v), thời gian siêu âm 18 phút 28 giây và công suất siêu âm 56,286 W/g. Tiến hành kiểm tra thực nghiệm, kết quả thu được ở Bảng 2 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) giữa kết quả thực nghiệm và kết quả dự đoán từ phương trình hồi quy. Hàm lượng triterpensaponin của dịch trích ly thu được từ giá trị tối ưu từ phương trình hồi quy cao gấp 1,595 lần so với mẫu đối chứng không xử lý siêu âm. Như vậy, kết quả tối ưu hóa phù hợp với thực nghiệm. Như vậy, kết quả tối ưu hóa phù hợp với thực nghiệm. Sự khác biệt giữa thực nghiệm và lý thuyết là 0,28%. Bảng 2. Kết quả kiểm tra thực nghiệm các thông số tối ưu từ phương trình hồi quy Hàm lượng triterpensaponin (%g/gCK) Mẫu đối chứng (không xử lý) 1,324 ± 0,038 Giá trị tối ưu theo phương trình 2,112a Kết quả thực nghiệm 2,118a ± 0,034 A 30 Tối ưu hóa điều kiện trích ly bằng kỹ thuật siêu âm thu nhận triterpensaponin từ rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst) 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các điều kiện của quá trình trích ly triterpensaponin từ rau đắng biển bằng kỹ thuật siêu âm: tỷ lệ nguyên liệu:dung môi, công suất và thời gian siêu âm ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả trích ly. Hàm lượng triterpensaponin thu được cao nhất đạt 2,112% khi tỉ lệ nguyên liệu:dung môi là 1:21,883 (w/v), công suất siêu âm 56,286 W/g, thời gian siêu âm 18 phút 28 giây (cao gấp 1,595 lần so với mẫu đối chứng không xử lý siêu âm). Hiệu quả của phương pháp trích ly bằng kỹ thuật siêu âm là đáng kể. Nghiên cứu này là bước đầu trong khai thác triterpensaponin từ rau đắng biển và những nguyên liệu thực vật khác hướng đến tạo ra sản phẩm chứa hàm lượng triterpensaponin cao, có lợi cho sức khỏe, mang tính kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, quyển 2, Nhà xuất bản trẻ. 2. V. V. Sivarajan I. Balachandran (1994), "Ayurvedic drugs and their plant sources", NewDelhi: Oxford and IBH Publishing. 3. A. Das (2002), "A comparative study in rodents of standardized extracts of Bacopa monniera and Ginkgo biloba. Anticholinesterase and cognitive enhancing activities", Pharmacology, Biochemistry and Behavior, 73, 893-900. 4. K. H. Singh N. B. Dhawan (1997), "Neuropsychopharmacological effets of the Ayurvedic nootropic Bacopa monniera Linn. (Brahmi)", Indian Journal of Pharmacology, 29, 359-365. 5. C.Stough (2001), "The chronic effects of an extract of Bacopa monnier(Brahmi) on cognitive function in healthy human subjects", Psychopharmacology, 156, 481-484. 6. T. Sumathi (2002), "Alcoholic extract of 'Bacopa monniera' reduces the in vitro effects of morphine withdrawal in guinea-pig ileum", Journal of Ethnopharmacology, 82, 75-81. 7. K. Sairam (2001), "Prophylactic and curative effects of Bacopa monniera in gastric ulcer models", Phytomedicine, 8, 423-430. 8. R.Pawar, C. Gopalakrishnan K.K. Bhutani (2001), "Dammarane triterpene saponin from Bacopa monniera as the superoxide Inhibitor in polymorphonuclear cells", Planta Medica, 67, 752-754. 9. A. Russo (2003), "Nitricoxide-related toxicity in cultured astrocytes: Effect of Bacopa monniera", Life Sciences, 73, 1517-1526. 10. A. Dar S. Channa (1999), "Calcium antagonistic activity of Bacopa monniera on vascular and intestinal smooth muscles of rabbit and guinea-pig", Journal of Ethnopharmacology, 66, 167-174. 11. GS. Ngô Văn Thu (1990), Hóa học saponin, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 12. M. Thorik Firdaus Dr. Reddy Prasad (2010), "Extraction of Mangrove Component for Isolation of Triterpenoid Saponins Via Ultrasonic Extraction Method". 13. T. J. Mason, L. Paniwnyk J. P. Lorimer (1996), "The uses of ultrasound in food technology", Ultrasonics Sonochemistry. 3(3), S253-S260. 14. Kamaljit Vilkhu (2008), "Applications and opportunities for ultrasound assisted extraction in the food industry — A review", Innovative Food Science & Emerging Technologies. 9(2), 161-169. 15. M. Vinatoru (1997), "The use of ultrasound for the extraction of bioactive principles from plant materials", Ultrasonics Sonochemistry. 4(2), 135-139. 31 Nguyễn Thị Hương Lan, Phùng Thị Ngọc Huyền, Hoàng Thị Trúc Quỳnh 16. Yi Chen, Ming-Yong Xie Xiao-Feng Gong (2007), "Microwave-assisted extraction used for the isolation of total triterpenoid saponins from Ganoderma atrum", Journal of Food Engineering. 81(1), 162-170. 17. J. A. Cárcel (2007), "High intensity ultrasound effects on meat brining", Meat Science. 76(4), 611- 619. 18. Shivani Chaturvedi, R. Hemamalini Sunil K. Khare (2012), "Effect of processing conditions on saponin content andantioxidant activity of Indian varieties of soybean(Glycine max Linn.)", Annals of Phytomedicine 1(1): 62-68. 19. Jianyong Wu, Lidong Lin Foo-tim Chau (2001), "Ultrasound-assisted extraction of ginseng saponins from ginseng roots and cultured ginseng cells", Ultrasonics Sonochemistry. 8(4), 347-352. 20. T. J. Mason J. P. Lorimer (2002), "The uses of power ultrasound in chemistry and processing", Applied sonochemistry, 1-48. 21. Gabrielsson Jon, Lindberg Nils-Olof Lundstedt Torbjörn (2002), "Multivariate methods in pharmaceutical applications", Journal of Chemometrics. 16(3), 141-160. ABTRACT OPTIMIZATION OF EXTRACTION OF SAPONIN FROM BACOPA MONNIERI (L.) Wettst BY ULTRASOUND METHODS Nguyen Thi Huong Lan, Phung Thi Ngoc Huyen, Hoang Thi Truc Quynh* Ho Chi Minh Ciy University of Food Industry *Email: quynhhtt@cntp.edu.vn The aim of this study was to evaluate the effects of the ratio of material:solvent, ultrasonic time and acoustic power on the extraction the triterpensaponin content from Bacopa monnier(L.) Wettst. Optimize these extraction parameters according to the experimental planning method. Results showed that when the ratio of material:solvent was 1:21,883 (w/v), acoustic powder was 56,286 (W/g), ultrasonic time of 18 minutes 28 seconds would obtain the highest triterpensaponin content(2,112% g/gDW), 1,595 times higher than control samples no ultrasonic. Keywords: Bacopa monnieri (L.) Wettst, the concentration of triterpensaponin, the response surface model, ultrasound. 32

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoi_uu_hoa_dieu_kien_trich_ly_bang_ky_thuat_sieu_am_thu_nhan.pdf