Toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế; Việt Nam muốn làm bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.

Tiếp tục tạo môi trường hoà bình và điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh nghiệp và hàng hoá là một trong những nội dung quan trọng nhất để hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2005 - 2010. Trong thời gian qua, nền kinh tế ở Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng như: tăng trưởng GDP ở nhịp độ cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp. Tỉ lệ huy động vốn cho đầu tư phát triển có xu hướng tăng, các nguồn lực trong xã hội được huy động tốt hơn, đặc biệt trong khu vực kinh tế tư nhân, đầu tư cho cơ sở hạ tầng có tiến bộ, năng lực sản xuất của nhiều ngành tăng lên. Tuy nhiên, hiệu quả sức cạnh tranh kinh tế nước ta vẫn còn một số tồn tại: - Xét về các chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế, Việt Nam xếp thứ 48/53 nước được xem xét năm 1999, 53/59 nước năm 2000, 60/75 nước năm 2001 ; 65/80 năm 2002 nước tham gia xếp hạng. Năm 2004 giảm 17 bậc so với năm 2003, năm 2005 giảm tiếp 4 bậc so với năm 2004 trong các nước xếp hạng (theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới - WEF). - Sức cạnh tranh và năng lực quản lý doanh nghiệp còn yếu, thiếu sự chuẩn bị để ứng phó hiệu quả với quá trình hội nhập đang diễn ra ngày càng sâu rộng. - Xét tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm như giá cả, chất lượng, mạng lưới tổ chức tiêu thụ và uy tín doanh nghiệp thì sức cạnh tranh của hàng Việt Nam cũng thấp hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Những lợi thế về nguồn lao động trẻ đang mất dần, vấp phải sự cạnh tranh của các nước trong khu vực nhất là Trung Quốc, việc phát triển các mặt hàng mới đang gặp khó khăn về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực và thị trường tiêu thụ. - Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế chưa tương xứng với mức tăng đầu tư, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, chưa phát huy được các lợi thế so sánh cạnh tranh của ngành, sản phẩm. Khu vực dịch vụ tuy được đầu tư khá song tỷ trọng tăng chậm trong cơ cấu GDP, hệ thống dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất vừa thiếu, vừa yếu và kém hiệu quả. Cơ cấu lao động chuyển dịch rất chậm không tương xứng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. - Mặc dù việc phát huy các nguồn nội lực cho đầu tư phát triển có nhiều tiến bộ, vốn trong nước chiếm trên 70%, nhưng lại xảy ra tình trạng giảm sút của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mấy năm qua: năm 2002 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút mới chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm 2001. - Hoạt động tài chính - tiền tệ tuy có tiến bộ nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro, lãi suất tiền đồng quá cao so với lãi suất USD và rất cao so với khả năng sinh lời của nền kinh tế, làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Vốn huy động của hệ thống ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, nhưng lại được sử dụng một tỷ lệ khá để cho vay trung và dài hạn. Do vậy, các ngân hàng chịu sức ép bất lợi về lợi nhuận và làm giảm khả năng đề phòng rủi ro. Nhìn chung, sự chuẩn bị để ứng phó với những cách thức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta còn chậm, thiếu một Chiến lược tổng thể hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia dẫn đến sự lúng túng trong xây dựng chiến lược của từng bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Một số chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế đưa vào cuộc sống chậm, môi trường kinh doanh còn chưa bình đẳng, chính sách còn thiếu đồng bộ, nhất quán, khó thực hiện. 2 Chính sách chủ động hội nhập của Việt Nam. Sự nghiệp đổi mới đất nước trong hơn 16 năm qua đã tạo thế và lực mới cho nước ta trong quá trình hội nhập, bảo đảm điều kiện để nước ta đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Song, trên thực tế phải thấy rằng nền kinh tế nước ta còn kém phát triển, sức cạnh tranh còn rất thấp; lực lượng lao động tuy dồi dào, song trình độ kỹ thuật và kỹ năng còn thấp; hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập; hệ thống tài chính, ngân hàng còn yếu kém nên khả năng đương đầu với xu hướng tự do hoá kinh tế, tài chính toàn cầu rất khó khăn; chưa đuổi kịp sự phát triển nhanh chóng của hệ thống thông tin – viễn thông toàn cầu. Để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cần xây dựng chiến lược cạnh tranh quốc gia mà cốt lõi của nó là hệ thống các chính sách cạnh tranh. Việc xây dựng và thực hiện chính sách cạnh tranh cần theo hướng: giảm dần tiến tới xoá bỏ phân biệt đối xử trong kinh doanh, chống hạn chế cạnh tranh, giảm thiểu các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, hạn chế kiểm soát độc quyền. Theo hướng này, cần nhanh chóng ban hành Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh. Ngoài ra, cần tập trung vào các giải pháp khác như: Quá trình toàn cầu hoá, phát triển sự hợp tác đa phương và song phương với các nước tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá sang các nước. Tất nhiên, vấn đề này còn gắn với cuộc cạnh tranh, vừa hợp tác vừa đấu tranh rất phức tạp. Chúng ta cần tranh thủ các nguồn vốn đầu tư, nhập khẩu kỹ thuật cao, tranh thủ kinh nghiệm quản lý của thế giới, mở rộng thị trường để nhanh chóng đi tắt, đón đầu, xây dựng nền kinh tế mới phù hợp với sự phát triển chung và thực tiễn nền kinh tế Việt Nam. - Cải thiện nhanh môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong nước, nhất là đầu tư nước ngoài theo hướng kiên quyết giảm giá đầu vào của sản xuất thuộc thẩm quyền của Nhà nước, đặc biệt là một số loại giá có tính độc quyền (điện, viễn thông, dịch vụ cảng biển, phí cầu đường); giải quyết kịp thời những khó khăn ách tắc trong việc giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo tính nhất quán minh bạch của chính sách, tôn trọng và đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư; xây dựng cơ sở pháp lý, thiết lập một mặt bằng áp dụng chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài với các quy định về điều kiện đầu tư và ưu đãi phù hợp với từng đối tượng. - Thực hiện quá trình cải cách hệ thống thuế nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập mở cửa nền kinh tế, tiến tới xây dựng hệ thống thuế thống nhất cho các thành phần kinh tế; thực hiện nhất quán lộ trình cắt giảm thuế theo hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết (AFTA, Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, WTO); công khai thời gian và mức độ cắt giảm thuế nhập khẩu để các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế chủ động trong hội nhập và cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế. - Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư nhất là đối với các đối tác lớn như: EU, Mỹ, Nhật Bản… để mở rộng thị trường, tranh thủ công nghệ nguồn, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thông qua điều chỉnh cơ cấu đầu tư nhằm phát huy lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; khắc phục căn bản tình trạng bố trí đầu tư dàn trải phân tán, dứt khoát không đầu tư vào những công trình dự án kém hiệu quả đồng thời đa dạng hoá các hình thức đầu tư như BOT, BT, phát hành trái phiếu công trình… Tập trung vào sắp xếp, cải cách doanh nghiệp nhà nước, lành mạnh hoá hệ thống tài chính, ngân hàng, đẩy mạnh cải cách thể chế, tăng cường hiệu lực của bộ máy hành chính Nhà nước, tiến hành cải cách tiền lương, nâng cao trách nhiệm, trình độ của bộ máy công chức, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra hiện nay. Những khó khăn, thách thức rất to lớn đang đặt ra trước chúng ta. Bởi vậy, chúng ta phải trên cơ sở kinh nghiệm của mình trong những năm đổi mới và kinh nghiệm của các nước đang phát triển mà thúc đẩy sự hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của nước ta. Chiến lược hội nhập quốc tế của nước ta là chiến lược chủ động hội nhập, nhằm tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi, khai thác tốt nhất nội lực của ta để phát triển đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Chiến lược chủ động hội nhập của nước ta xuất phát từ việc thừa nhận lợi ích to lớn của hội nhập; đồng thời ý thức rằng sự hội nhập đó cũng đưa lại những thách thức to lớn, những nguy cơ không thể xem thường. Thời cơ và nguy cơ thường đan xen với nhau, do đó phải hết sức tỉnh táo để bảo đảm hội nhập và giữ được bản sắc văn hóa dân tộc; hội nhập và giữ vững độc lập tự chủ; hội nhập và bảo vệ được lợi ích dân tộc; hội nhập và góp phần vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của nhân loại. Chúng ta chủ động hội nhập quốc tế để phát triển bền vững, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 3. Quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế; Việt Nam muốn làm bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Tiếp tục tạo môi trường hoà bình và điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực theo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe doạ vũ lực; bình đẳng và cùng có lợi, giải quyết các bất đồng và các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình; chống mọi hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. Trên nền tảng phân tích các quan điểm đối ngoại trên, chúng ta có thể thấy rõ quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta là: Hội nhập kinh tế quốc tế là do yêu cầu nội sinh, do yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với việc giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước. Ở đây chúng ta cần hiểu rõ, cần có tư duy mới về kinh tế độc lập tự chủ. Kinh tế độc lập tự chủ khác với kinh tế tự cung tự cấp. Độc lập tự chủ về kinh tế trong hội nhập là khẳng định mở cửa hội nhập để khai thác các mặt có lợi cho sự phát triển kinh tế của ta từ nền kinh tế thế giới. Do đó muốn bảo đảm độc lập tự chủ phải mở cả về cơ cấu kinh tế và cả về cơ chế kinh tế, phải đa phương hoá không để cho một nước nào, một nền kinh tế nào, một tập đoàn nào giữ vị trí độc quyền, chi phối bất cứ một lĩnh vực, một sản phẩm thiết yếu nào của nền kinh tế chúng ta. Phải tìm mọi cách tạo ra sự cạnh tranh giữa các đối tác và cũng đề phòng sự lợi dụng cạnh tranh của các tổ chức kinh tế quốc tế với chúng ta. Muốn giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập phải giữ vững ổn định kinh tế, đối phó kịp thời với những tác động bất lợi từ bên ngoài. Bởi vậy cần xây dựng những sợi dây an toàn cho nền kinh tế quốc gia: chẳng hạn như xây dựng và thực hiện các mối quan hệ hợp lý trong tỷ lệ tích luỹ tối thiểu trong GDP, tỷ lệ vốn vay, tỷ lệ trả nợ hàng năm, tỷ lệ vay ngắn hạn và trung hạn, dài hạn, mức thâm hụt tối đa trong cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế, tỷ lệ đầu tư trực tiếp của nước ngoài và đầu tư gián tiếp của nước ngoài qua cổ phiếu và trái phiếu, bảo đảm an toàn lương thực. Muốn giữ vững độc lập tự chủ trong hội nhập còn phải ra sức nâng cao năng lực làm chủ khoa học kỹ thuật, phải nhanh chóng đào tạo đội ngũ các nhà kinh doanh giỏi và đội ngũ cán bộ hành chính thạo việc. Và điều cốt lõi là phải phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho toàn dân, thực hiện công bằng, xã hội... Đây chính là nền tảng vững chắc nhất bảo đảm cho chúng ta vừa hội nhập kinh tế quốc tế vừa giữ được quyền độc lập tự chủ. Chúng ta chủ động hội nhập, dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Ở đây chúng ta cần nắm vững mối quan hệ biện chứng tuy hai nhưng là một của nội lực và ngoại lực. Nội lực là chính, là quyết định. Nhưng muốn phát huy tốt nội lực thì phải có sự tham gia của ngoại lực. Ngoại lực tham gia càng nhiều, càng mạnh thì càng xuất hiện nhiều và nhanh các khả năng tối đa để phát huy “nội lực”. Và ngược lại để tranh thủ được ngoại lực nhất thiết phải biết động viên tối đa nội lực. Chúng ta phải nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu thị trường, xây dựng đồng bộ thị trường trong nước (thị trường hàng hoá, thị trường nhân lực, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản), để đủ sức hội nhập với khu vực và hội nhập toàn cầu, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta và các đối tác. Song song với việc xây dựng sự phát triển đồng bộ thị trường, chúng ta phải nhanh chóng xây dựng các doanh nghiệp vững mạnh. Doanh nghiệp là đội quân xung kích vô cùng quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế. Doanh nghiệp được nói tới ở đây là bao gồm các doanh nghiệp, các công ty, tổng công ty của tất cả các thành phần kinh tế ở tất cả các lĩnh vực sản xuất hàng hoá thiết bị, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, tiếp thị và nhân lực. Chúng ta phải chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, tích cực tham gia đàm phán thương mại, tham gia các diễn đàn, các tổ chức, các hiệp định định chế quốc tế một cách chọn lọc với những bước đi tỉnh táo và thích hợp. KẾT LUẬN Với đề tài “Toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay. Ngành, địa phương đã làm gì để hội nhập kinh tế quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO?”. Người viết đã cố gắng đưa ra những luận điểm, kiến giải và có phân tích cụ thể. Qua đề tài nghiên cứu này, người viết đúc kết được kinh nghiệm từ thực tiễn, và nắm được quy luật, bản chất của tự do hóa thương mại trong xu thế hội nhập toàn cầu, tăng thị phần cho doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư của nước ngòai cũng như sức cạnh tranh giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu sẽ có một số vấn đề được mổ xẻ kỹ lưỡng và cũng có những vấn đề còn mơ hồ, thiếu sót. Người viết mong rằng, quý thầy (cô) sẽ tận tình đóng góp để đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctoan_cau_hoa_kinh_te_va_van_de_chu_dong_hoi_nhap_kinh_te_quoc_te_4698.doc
Tài liệu liên quan