Để xem xét quan hệ lũ giữa sông Hồng với các sông nhánh (sông Đà, Thao
và Lô), đã tiến hành tính toán hệ số tương quan lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất hàng năm
(Q
max) của sông Hồng tại Sơn Tây với các sông Đà tại Tạ Bú và Hoà Bình, sông
Thao tại Yên Bái, sông Lô tại Vụ Quang (cũ là Phù Ninh), Ghềnh Gà (cũ là Tuyên
Quang) và Hàm Yên, sông Gâm tại Chiêm Hoá [2].
Hệ số tương quan Qmax (r
Qmax) giữa các trạm được tính toán theo số liệu thực
đo trong thời kỳ quan trắc từ khoảng năm 1956 đến năm 2002, trong đó, giá trị Qmax
trong trận lũ tháng VIII/1971 tại Phù Ninh và Sơn Tây đã được hoàn nguyên do tràn
hay vỡ đê, giá trị Qmax trong thời kỳ 1983-2002 tại Hoà bình và Sơn Tây (từ năm
1990) cũng được hoàn nguyên về trạng thái tự nhiên để loại trừ ảnh hưởng điều tiết
của hồ chứa Hoà Bình.
9 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tổ hợp lũ giữa sông Hồng với các sông Đà, Thao và Lô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
tổ hợp lũ giữa sông Hồng với các sông Đà, Thao và Lô
PGS, TS Trần Thanh Xuân
Viện Khí tượng Thuỷ văn
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
Tóm tắt: Lũ xảy ra trên sông Hồng thường do tổ hợp lũ của các sông Đà, sông Thao và
sông Lô. Sự tổ hợp lũ này phụ thuộc vào hình thế thời tiết gây mưa trên lưu vực. Trong vòng
40 năm qua đã có 3 trận lũ lịch sử xảy ra trên hệ thống sông Hồng ( tháng8/1969, tháng
8/1971 và tháng 8/1996) với lưu lượng đỉnh lũ đo được tại Sơn Tây vượt quá 26.000 m3/s.
Cũng trong thời gian này, trên lưu vực còn xảy ra 8 trận lũ lớn khác với lưu lượng đỉnh
vượt quá 20.000 m3/s (xảy ra vào các năm 1964, 1966, 1968, 1970, 1986, 1995, 1998 và
2002). Bài báo này trình bày một số đặc trưng có liên quan tới tổ hợp lũ trên hệ thống sông
Hồng dựa trên các số liệu thống kê thu thập được trên lưu vực trong vòng 40 năm gần đây
1. Quan hệ lưu lượng đỉnh lũ giữa các sông
Để xem xét quan hệ lũ giữa sông Hồng với các sông nhánh (sông Đà, Thao
và Lô), đã tiến hành tính toán hệ số tương quan lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất hàng năm
(Qmax) của sông Hồng tại Sơn Tây với các sông Đà tại Tạ Bú và Hoà Bình, sông
Thao tại Yên Bái, sông Lô tại Vụ Quang (cũ là Phù Ninh), Ghềnh Gà (cũ là Tuyên
Quang) và Hàm Yên, sông Gâm tại Chiêm Hoá [2].
Hệ số tương quan Qmax (rQmax) giữa các trạm được tính toán theo số liệu thực
đo trong thời kỳ quan trắc từ khoảng năm 1956 đến năm 2002, trong đó, giá trị Qmax
trong trận lũ tháng VIII/1971 tại Phù Ninh và Sơn Tây đã được hoàn nguyên do tràn
hay vỡ đê, giá trị Qmax trong thời kỳ 1983-2002 tại Hoà bình và Sơn Tây (từ năm
1990) cũng được hoàn nguyên về trạng thái tự nhiên để loại trừ ảnh hưởng điều tiết
của hồ chứa Hoà Bình.
Trong bảng 1 đưa ra kết quả tính toán rQmax giữa các trạm. Từ kết quả tính
toán cho thấy:
Quan hệ Qmax giữa sông Đà tại trạm Hoà Bình với sông Thao (tại Yên Bái) và
sông Lô - Gâm (tại Vụ Quang, Ghềnh Gà, Hàm Yên, Chiêm Hoá) đều không
được chặt chẽ với hệ số tương quan rQmax 0,50: 0,240 với Yên Bái, 0,453 với Vụ
Quang, 0,500 với Ghềnh Gà, 0,448 với Hàm Yên và 0,470 với Chiêm Hoá.
Quan hệ Qmax giữa sông Đà tại Hoà Bình với sông Hồng tại Sơn Tây tương đối
chặt hơn, nhưng hệ số rQmax cũng chỉ đạt 0,592.
2
Quan hệ Qmax giữa sông Thao tại Yên Bái với các sông Đà và sông Lô cũng
không chặt với rQmax 0,50: 0,497 với Vụ Quang, 0,490 với Ghềnh Gà, 0,358 với
Hàm Yên và 0,457 với Chiêm Hoá.
Quan hệ Qmax giữa sông Thao với sông Hồng tuy có khá hơn, nhưng giá trị rQmax
cũng chỉ đạt 0,621.
Quan hệ Qmax giữa sông Lô với các sông Đà, Thao cũng không được chặt chẽ
như đã nêu ở trên nhưng tương đối chặt đối với sông Hồng: giá trị rQmax của Qmax
giữa Sơn Tây với Vụ Quang, Ghềnh Gà, Hàm Yên, Chiêm Hoá tương ứng bằng:
0,728, 0,692, 0,539 và 0,547.
Quan hệ Qmax tại các trạm trên cùng triền sông khá chặt: Trên sông Đà, giá trị r
của Qmax giữa Hoà Bình và Tạ Bú đạt tới 0,923, trên sông Lô giữa Vụ Quang với
Ghềnh Gà, Hàm Yên, Chiêm Hoá tương ứng bằng: 0,942, 0,785, 0,840; giữa
Ghềnh Gà với Hàm Yên, Chiêm Hoá tương ứng bằng 0,856, 0,884 và giữa Hàm
Yên với Chiêm Hoá bằng 0,695.
Như vậy, quan hệ Qmax giữa sông Hồng tại Sơn Tây tương đối chặt đối với
sông Lô tại Vụ Quang với rQmax = 0,728, nhưng kém chặt chẽ đối với sông Đà tại
Hoà Bình và sông Thao tại Yên Bái với r Qmax = 0,59~0,61.
Ngoài ra giá trị rQmax giữa sông Chảy (tại Thác Bà/ Bảo Yên) với các sông Lô
như sau: 0,89/ 0,70 đối với Vụ Quang, 0,93/ 0,73 đối với Ghềnh Gà, 0,90/ 0,67 đối
với Hàm Yên và 0,89/ 0,67 đối với Chiêm Hoá.
Quan hệ Qmax giữa sông Hồng với các sông nhánh cũng như giữa các sông
nhánh không được chặt chẽ là do các yếu tố hình thành lũ (khí hậu, mặt đệm, hoạt
động của con người) có sự khác biệt nhất định trên các phần của lưu vực. Chính vì
vậy mà giá trị Qmax lớn nhất hàng năm thường xuất hiện không đồng bộ (trong cùng
trận lũ) giữa các sông. Trong Bảng 2 dưới đây đưa ra tần suất xuất hiện Qmax lớn
nhất đồng thời giữa các sông. Từ bảng này có thể nhận thấy:
Khoảng 40-55% tổng số trận lũ lớn nhất năm xuất hiện đồng bộ giữa các sông
nhánh với sông Hồng tại Sơn Tây.
Tần suất xuất hiện Qmax đồng thời giữa các sông Đà, Thao, Lô khoảng 25-40%,
tương đối thấp giữa sông Đà với sông Thao (24%), 30-40% giữa sông Thao với
sông Lô.
Tần suất xuất hiện Qmax đồng thời trên cùng triền sông cao hơn: 57% giữa Tạ Bú
và Hoà Bình trên sông Đà, 76% giữa Vụ Quang với Ghềnh Gà, 65-70% giữa Vụ
3
Quang với Hàm Yên, Chiêm Hoá. Có thể nhận thấy, tần suất xuất hiện Qmax giữa
các trạm trên cùng triền sông phụ thuộc chủ yếu vào độ lớn của khu giữa (chênh
lệch diện tích lưu vực giữa trạm dưới và trạm trên) và đặc điểm mưa lũ khu giữa.
Ngoài ra giá trị rQmax giữa sông Chảy (tại Thác Bà/ Bảo Yên) với các sông Lô như
sau: 0,89/ 0,70 đối với Vụ Quang, 0,93/ 0,73 đối với Ghềnh Gà, 0,90/ 0,67 đối
với Hàm Yên và 0,89/ 0,67 đối với Chiêm Hoá.
Bảng 1 Hệ số tương quan Qmax giữa các trạm chính trên hệ thống sông Hồng
Trạm Hoà
Bình
Tạ Bú Yên Bái Vụ
Quang
Ghềnh
Gà
Hàm
Yên
Chiêm
Hoá
Sơn Tây
Hoà
Bình
1,000 0,923 0,240 0,453 0,560 0,448 0,470 0,592
Yên Bái 1,000 0,497 0,490 0,358 0,457 0,611
Phù
Ninh
1,000 0,942 0,785 0,840 0,728
Ghềnh
Gà
1,000 0,856 0,884 0,692
Hàm
Yên
1,000 0,678 0,539
Chiêm
Hoá
1,000 0,547
Sơn Tây 1,000
Bảng 2 Tần suất xuất hiện Qmax lớn nhất năm đồng thời giữa các sông
Trạm/sông
Số năm
Tần
suất
%
Sông Đà/
Tạ Bú
Sông
Đà
/Hoà
Bình
Sông
Thao/
Yên
Bái
Sông
Lô/Vụ
Quang
Sông
Lô/
Ghềnh
Gà
Sông
Lô/
Hàm
Yên
Sông
Gâm/
Chiêm
Hoá
1961-
2002
1956-
2002
1957-
2002
1957-
2002
1957-
2002
1958-
2002
1959-
2002
Sơn Tây
Hồng
Năm 21 22 19 26 24 25 22
% 50 46,8 40,4 56,5 52,2 55,5 50
Hoà Bình
Đà
Năm 24 11 17 16 17 17
% 57,1 23,9 37 34,8 37,8 38,6
Yên Bái
Thao
Năm 16 13 13 12
% 35 28 29 27
Vụ Quang
Lô
Năm 35 29 30
% 76 64 68
2. Tổ hợp lũ giữa sông Hồng với các sông Đà, Thao và Lô
Để phân tích đánh giá sự tổ hợp lũ trong các cấp lũ giữa các sông Đà, Thao
và Lô với sông Hồng, căn cứ vào số liệu quan trắc lũ hàng năm, đã xác định lưu
lượng lũ lớn nhất (Qmax) và tổng lượng lũ lớn nhất các thời đoạn WTmax (với T = 3, 5,
7, 15 và 30 ngày) của các trận lũ xẩy ra trong mùa lũ (tháng VI-X) trên sông Hồng
4
tại Sơn Tây và của các trận lũ (xuất hiện đồng thời với lũ trên sông Hồng) trên sông
Thao tại Yên Bái, trên sông Lô tại Vụ Quang, Ghềnh Gà, Hàm Yên và trên sông
Gâm tại Chiêm Hoá. Thời kỳ tính toán là từ năm 1958 đến 1983 (giá trị Qmax của
trận lũ VIII/1971 tại Vụ Quang, Sơn Tây đã được hoàn nguyên). Đây là thời kỳ hồ
chứa Hoà Bình chưa ảnh hưởng đến chế độ lũ ở hạ lưu sông Đà (tại Hoà Bình) và
sông Hồng. Ngoài ra, còn lựa chọn thêm giá trị Qmax của các trận lũ lớn nhất hàng
năm trong giai đoạn 1984-2002, trong đó giá trị Qmax của các trận lũ tại Hoà Bình và
Sơn Tây đã được hoàn nguyên để loại trừ ảnh hưởng điều tiết lũ của hồ chứa Hoà
Bình.
Để tính toán tổ hợp lũ, đã tiến hành phân cấp độ lớn của lũ (theo Qmax) ra làm 4
cấp như sau [1]: lũ nhỏ Qmax 0,8, lũ trung bình: 0,8<Ki<1,2, lũ lớn: 1,2 Ki<1,5 và lũ
rất lớn Ki1,5, trong đó ki = Qmax,i/ Qmax,tb với Qmax,i là giá trị lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất
của năm thứ i, Qmax,tb là giá trị trung bình của lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất hàng năm
trong thời kỳ quan trắc.
Kết quả tính toán cho thấy, trong tổng số 165 trận lũ được lựa chọn trên sông
Hồng tại Sơn Tây, có 45 trận lũ lớn nhất năm. Số trận lũ xuất hiện trong các cấp lũ
sông Hồng tại Sơn Tây như sau: lũ nhỏ: 116 (chiếm 70,3%), lũ trung bình: 38
(23,1%), lũ lớn: 8 (4,8%) và lũ rất lớn: 3 (1,8%). Tất cả 11 trận lũ lớn và rất lớn đều
là các trận lũ lớn nhất năm.
Ba trận lũ rất lớn trên sông Hồng đều xuất hiện vào tháng VIII của các năm
1969, 1971 và 1996, trong đó trận lũ VIII/1971 được coi là trận lũ lịch sử, lớn nhất
trong khoảng hơn 100 năm gần đây (thời kỳ lặp lại khoảng 125 năm).
Các trận lũ lớn xuất hiện vào tháng VII (5 trận) hay tháng VIII (3 trận) trong
các năm: 1964, 1966, 1968, 1970, 1986, 1995, 1998 và 2002.
Trận lũ lịch sử VIII/1971 trên sông Hồng là do lũ rất lớn trên sông Đà, sông
Thao và lũ lịch sử sông Lô tạo nên: Trên sông Đà tại Hoà Bình là trận lũ lớn thứ
3, trên sông Thao là trận lũ lớn thứ 2 và trên sông Lô là trận lũ lớn thứ nhất trong
thời kỳ 1956-2002. Cũng có thể coi trận lũ VIII/1971 là trận lũ lịch sử trên sông
Lô với Qmax = 14.000 m
3/s tại Phù Ninh và 11.700 m3/s tại Ghềnh Gà. Trận lũ rất
lớn VIII/1969 trên sông Hồng là do lũ lớn trên sông Đà (xếp thứ 4) và trên sông
Lô tại Vụ Quang (xếp thứ 5) riêng ở Ghềnh Gà là lũ rất lớn (xếp thứ 4) và lũ
trung bình trên sông Thao. Trận lũ rất lớn VIII/1996 trên sông Hồng là do lũ lịch
5
sử trên sông Đà (xếp thứ 1), lũ lớn trên sông Lô tại Vụ Quang (xếp thứ 10) và lũ
nhỏ trên sông Thao tạo nên.
Trong số 8 trận lũ lớn trên sông Hồng đáng kể nhất có một số trận lũ sau đây:
Trận lũ VII/1964 là trận lũ rất lớn trên sông Đà tại Hoà Bình (thứ 2) nhưng là lũ
nhỏ trên sông Thao và sông Lô. Trận lũ VII/1986 là do lũ rất lớn trên sông Lô tại
Vụ Quang (thứ 3), lũ lớn trên sông Thao (thứ 3) và lũ trung bình trên sông Đà
(thứ 10) và sông Thao (thứ 3) tạo nên. Trận lũ VIII/1968 là do lũ rất lớn trên
sông Thao (thứ 1) và lũ trung bình trên sông Đà (thứ 12), sông Lô (thứ 14) tạo
nên. Trận lũ VIII/2002 là do lũ lớn trên sông Lô (thứ 4) và lũ lớn trên sông Đà
(thứ 5) và lũ trung bình trên sông Thao (thứ 10) tạo nên.
Như vậy, số trận lũ trong các cấp lũ trên các sông nhánh tạo nên 8 trận lũ lớn
trên sông Hồng như sau:
- Sông Đà: Lũ trung bình: 5, lũ lớn: 2 và lũ rất lớn:1;
- Sông Thao: Lũ nhỏ: 3, lũ trung bình: 4, và lũ rất lớn: 1;
- Sông Lô tại Vụ Quang: Lũ nhỏ: 1, lũ trung bình: 4, lũ lớn: 2 và lũ rất lớn:1;
- Sông Lô tại Ghềnh Gà: Lũ nhỏ: 1, lũ trung bình: 4, lũ lớn: 2 và lũ rất lớn: 1;
- Sông Lô tại Hàm Yên: Lũ nhỏ: 3, lũ trung bình: 2, lũ lớn: 2 và lũ rất lớn: 1;
- Sông Gâm tại Chiêm Hoá: Lũ nhỏ: 1, lũ trung bình: 4, lũ lớn: 2 và lũ rất lớn: 1.
Hầu hết các trận lũ trung bình trên sông Hồng đều do lũ trung bình hay lũ
nhỏ trên các sông nhánh tạo nên, trừ một vài trận lũ thuộc lũ lớn: sông Thao: 2, sông
Lô: 1 trận lũ lớn và 1 trận lũ rất lớn.
Tương tự, hầu hết các trận lũ nhỏ trên sông Hồng đều do lũ nhỏ (chiếm tới
90-95%) trên các sông nhánh tạo nên, trừ một vài trận do lũ trung bình (chiếm 3-
6%) hay lũ lớn (1 trận) tạo nên.
Tổ hợp Qmax giữa các sông nhánh với sông Hồng của 3 trận lũ rất lớn trên sông
Hồng được liệt kê trong bảng 3. Có thể nhận thấy, tỷ số KQmax của các sông
tương ứng với các cấp lũ trên sông Hồng biến đổi trong phạm vi rất rộng và có sự
chênh lệch giữa các sông tuỳ thuộc vào loại hình thế thời tiết gây mưa trên hệ
thống sông Hồng, đặc điểm mưa lũ của từng trận lũ và điều kiện mặt đệm của
từng lưu vực.
Giá trị trung bình của KQmax của 3 trận lũ trên các sông nhánh tương ứng với trận
lũ lịch sử và rất lớn trên sông Hồng như sau: sông Đà: 60,5%, sông Thao: 19,5%,
sông Lô: 28,4% tại Vụ Quang, 29,5% tại Ghềnh Gà, 14,5% tại Hàm Yên và sông
6
Gâm: 15,8%. Biên độ dao động của KQmax trong 3 trận lũ này trên các sông như
sau: sông Đà: 42,9% (năm 1971) ~ 82,8% (năm 1996), sông Thao: 14,3% (năm
1996) ~ 26,1% (năm 1971), sông Lô tại Vụ Quang: 23,9% (năm 1996) ~ 37,6%
(năm 1971), tại Ghềnh Gà: 28,6% (năm 1969) ~ 31,0% (năm 1971), sông Gâm:
16,5% (năm 1971) ~ 15% (năm 1969).
Nhìn chung, giá trị trung bình của KQmax của các cấp lũ trên từng sông là xấp xỉ
nhau, nhưng giá trị lớn nhất của KQmax của cấp lũ nhỏ có xu thế lớn hơn so với
các cấp lũ khác nhau. Trái lại, giá trị nhỏ nhất của KQmax của cấp lũ nhỏ lại nhỏ
hơn so với các cấp lũ khác.
Ngoài tỷ số KQmax đã được trình bầy ở trên, dưới đây sẽ nêu lên sự biến đổi của tỷ
lệ tổng lượng lũ lớn nhất các thời đoạn WTmax (với T = 3, 5, 7, 15 và 30 ngày) của
trận lũ lớn nhất hàng năm trên các sông nhánh (sông Đà, Thao và Lô) so với các
trận lũ lớn nhất năm trong thời kỳ 1958-2002.
Bảng 3. Tổ hợp lũ giữa các sông nhánh với sông Hồng
Năm
Qmax tại các trạm (m3/s) Phân cấp lũ Tỉ lệ Qmax(%) so với Sơn Tây
Sơn Tây
Hoà
Bình
Yên Bái
Vụ
Quang
Ghềnh
Gà
Hàm
Yên
Chiêm
Hoá
Hoà
Bình
Yên
Bái
Vụ
Quang
Ghền
h Gà
Hàm
Yên
Chiêm
Hoá
Hoà
Bình
Yên
Bái
Vụ
Quang
Ghềnh
Gà
Hàm Yên
Chiêm
Hoá
1969 28300 18/VIII 15800 5140 6820 8100 4500 4240 L T L RL RL L 55.8 18.2 24.1 28.6 15.9 15.0
1971 37800 21/VIII 16200 9860 14000 11700 5170 6220 RL RL RL RL RL RL 42.9 26.1 37.0 31.0 13.7 16.5
1996 27400 21/VIII 22700 3920 6560 7930 3850 4340 RL N L L L L 82.8 14.3 23.9 28.9 14.1 15.8
TB 60.5 19.5 28.4 29.5 14.5 15.8
Trong bảng 4 đưa ra tỷ lệ phần trăm của WTmax của các sông nhánh (sông Đà
tại Hoà Bình, sông Thao tại Yên Bái, sông Lô tại Vụ Quang, Ghềnh Gà, Hàm Yên
và sông Gâm tại Chiêm Hoá) so với sông Hồng tại Sơn Tây trong các trận lũ lớn và
rất lớn trên sông Hồng tại Sơn Tây.
Từ bảng này có thể rút ra một số nhận xét về sự biến đổi của KWT trong các
cấp lũ như sau:
Cũng như KQmax, giá trị KWT cũng biến đổi trong phạm vi rộng, tuỳ thuộc vào
hình thế thời tiết gây mưa lũ và đặc điểm của các yếu tố mặt đệm (địa hình, địa
chất, thổ nhưỡng, thực vật...) trên các lưu vực sông nhánh trong hệ thống sông
Hồng.
Nhìn chung, giá trị KWT xấp xỉ với KQmax và không biến đổi nhiều giữa các thời đoạn
T trong các cấp lũ.
Giá trị trung bình của KWT của từng sông (từng trạm thuỷ văn) biến đổi không
lớn giữa các thời đoạn trên các cấp lũ, trong đó KWT của cấp lũ rất lớn lớn hơn so
7
với cấp lũ lớn. Giá trị trung bình KWT của các cấp lũ lớn và lũ rất lớn biến đổi
như sau: 49,9-60,8% trên sông Đà, 19,1-28,5% trên sông Thao, 25,8-30,9% trên
sông Lô tại Vụ Quang, 20,9-31,4% tại Vụ Quang, 10-15% tại Hàm Yên và
Chiêm Hoá. Như vậy, giá trị trung bình của KWT lớn nhất ở sông Đà, sau đó đến
sông Lô tại Vụ Quang, Ghềnh Gà, nhỏ nhất ở sông Thao tại Yên Bái.
Giá trị KWT tại Hàm Yên và Chiêm Hoá chỉ bằng khoảng 50% KWT tại Vụ Quang và
Ghềnh Gà, trong đó giá trị KWT ở Chiêm Hoá lớn hơn so với KWT tại Hàm Yên.
Cũng như KQmax, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của KWT trên từng sông có thể đồng
thời xẩy ra trong các thời đoạn T và trong các cấp lũ, nhưng có thể xẩy ra không
đồng thời giữa các sông.
Như đã biết, lũ trên sông Hồng do sự tổ hợp phức tạp của lũ trên các sông
nhánh tạo nên. Tuỳ thuộc vào đặc điểm mưa lũ trên hệ thống sông Hồng mà sự đóng
góp lượng lũ của các sông nhánh cho sông Hồng là không giống nhau.
Thí dụ, trận lũ lịch sử VIII/1971 trên sông Hồng do lũ rất lớn trên các sông
nhánh tạo nên. Vì vậy, giá trị KQmax cùng KWT trên các sông đều tương đối lớn. Trận
lũ VIII/1996 là trận lũ lớn trên sông Hồng do sự tổ hợp lũ lịch sử trên sông Đà, lũ
lớn trên sông Lô và lũ nhỏ trên sông Thao, do đó giá trị KQmax và KWT lớn nhất ở
sông Đà, nhỏ nhất ở sông Thao. Trận lũ lớn VIII/1968 trên sông Hồng do lũ rất lớn
trên sông Thao, lũ trung bình trên sông Đà và sông Lô, nên giá trị KQmax và KWT lớn
nhất ở sông Thao, tương đối lớn ở sông Đà và sông Lô. Trận lũ VIII/1969 trên sông
Hồng do lũ lớn trên sông Đà, lũ trung bình trên sông Thao, lũ rất lớn trên sông Lô
tạo nên, do đó giá trị KQmax cũng như KWT khá lớn ở sông Lô, tương đối lớn ở sông
Đà và tương đối nhỏ ở sông Thao.
Tài liệu tham khảo
1. Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn: Quy phạm dự báo lũ - 94TCN7-91.
2. Trần Thanh Xuân và nnk: Báo cáo chuyên đề tính toán tổ hợp lũ thuộc nhiệm
vụ: "Nghiên cứu, sửa đổi quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình" của
Bộ Công nghiệp, Hà Nội, 5-2004.
8
Abstract
FLOOD COMBINATION PATTERN ON THE RED RIVER SYSTEM
Assoc. Prof. Dr. Tran Thanh Xuan
Institute of Meteorology and Hydrology - MONRE
Flood occurred on the Red River usually caused by the flood combinations from its
tributaries: The Da River, Thao River and the Lo River. The combination of flood on those rivers
depend on the weather pattern that causing rainfall on catchments.
Within last 40 years, there was three historical flood event occurred on the Red River
system with the peak flood measured at the Son Tay gauging station had reached over 26,000 m3/s
(that happened on Aug. 1969; Aug. 1971 and Aug. 1996) and 8 other large flood events with peak
flood was over 20,000 m3/s (happened in 1964, 1966, 1968, 1970, 1986, 1995, 1998 and 2002). In
which, only the historical flood event that happened on August 1971 was caused by the
combination of the flood on its tributaries. This paper will present some figures related to flood
combination pattern in the Red River system based on the statistic data that measured on the Red
River system over last 40 years.
Bảng 4 Tỷ lệ tổng lượng lũ lớn nhất các thời đoạn trên trên các sông nhánh so với sông Hồng tại Sơn Tây
Sông Hồng/ Sơn Tây Sông Đà/ Hoà Bình Sông Thao/ Yên Bái Sông Lô/ Vụ Quang Sông Lô/ Ghềnh Gà Sông Lô/ Hàm Yên Sông Gâm/ Chiêm Hoá
Cấp lũ Số năm TB
Lớn
nhất
Nhỏ
nhất
TB
Lớn
nhất
Nhỏ
nhất
TB
Lớn
nhất
Nhỏ
nhất
TB
Lớn
nhất
Nhỏ
nhất
TB
Lớn
nhất
Nhỏ
nhất
TB
Lớn
nhất
Nhỏ
nhất
3 ngày lớn nhất
Lớn (L) 8 54.6
77.6 38
21
31.7 15.5
27.3
39.0 6.0
25.7
39.7 4.5
12.8
23.7 6.1
13.4
20.7 7.8
1964 1968 1968 1964 1986 1964 1995 1964 1986 1968 1986 1964
Rất lớn
(RL)
3 60.8
86.7 41.6
20.7
27.5 17.2
30.7
39.1 24.9
31.4
33.3 28.5
14.7
15.6 14.2
14.8
16.4 13.0
1996 1971 1971 1969 1971 1969 1971 1969 1996 1969 1971 1969
5 ngày lớn nhất
Lớn (L) 8 50.0
73.5 36.5
19.1
29.0 14.3
25.8
37.9 17.1
23.1
35.3 13.3
11.0
21.7 5.6
11.5
18.2 7.4
1964 1968 1968 1998 1986 1964 1986 1964 1986 1968 1986 1968
Rất lớn
(RL)
3 54.1
65.0 40.1
19.6
26.8 14.1
28.8
38.3 22.0
27.6
31.0 23.6
13.0
14.4 10.9
13.4
15.2 11.1
1996 1971 1971 1996 1971 1996 1971 1996 1969 1996 1971 1996
7 ngày lớn nhất
Lớn (L) 8 50.1
70.0 35.4
19.2
27.9 14.2
27.2
36.7 17.3
23.3
32.9 13.2
10.9
19.2 5.6
11.9
16.5 7.7
1964 1968 1968 1996 1986 1964 1995 1964 1986 1968 1986 1964
Rất lớn
(RL)
3 58.9
82 39.2
21.5
26.0 17.7
30.9
37.0 26.1
28.7
29.3 27.7
13.3
13.7 13.1
13.6
14.1 12.7
1996 1971 1971 1969 1971 1969 1996 1969 1969 1971 1971 1969
15 ngày lớn nhất
Lớn (L) 8 50.2
64.1 35.7
18.8
25.2 13.7
26.9
32.7 19.6
20.9
29.6 15.2
10.5
15.5 6.8
11.1
14.7 6.8
1964 1968 1968 1964 1986 1964 1995 1964 1986 1968 1998 1968
Rất lớn
(RL)
3 51.9
61.6 41.4
20.9
23.4 17.3
28.9
32.5 25.6
24.4
26 23.0
10.8
11.2 10.5
11.3
12.3 10.3
1996 1971 1971 1969 1971 1969 1996 1969 1971 1996 1971 1969
30 ngày lớn nhất
Lớn (L) 50.0
58.3 41.8
17.5
23.4 11.4
28.2
31.5 24.1
22.8
27.9 19.3
10.7
13.9 7.4
11.4
13 9.6
1964 1968 1968 2002 1986 1970 1996 1968 1986 1968 1995 1970
Rất lớn
(RL)
49.9
56.8 41.4
20.4
24.0 17.1
27.3
30.3 25.1
22.7
23 22.9
10.2
10.4 9.9
11.0
11.1 10.7
1996 1971 1971 1969 1971 1996 1969 1971 1969 1996 1971 1996
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13_tran_thanh_xuan_to_hop_lu_hts_hong_416.pdf