- Căn cứ vào kinh nghiệm đã thi công các dự án có độ phức tạp tương tự và năng lực thi công thực tế của chúng tôi;
- Căn cứ vào yêu cầu của Chủ đầu tư về chất lượng cũng như tiến độ thực hiện công trình Tháp văn phòng VIPCO;
- Chúng tôi xin đưa ra giải pháp kỹ thuật thay thế như sau:
+ Dùng công nghệ thi công “cọc khoan nhồi giao tuyến - CSP” tạo thành tường bao quanh; phương pháp này được tiến hành trên cơ sở các cọc cắt nối nhau liên tiếp nên việc thấm qua tường không có, hơn nữa cọc được thử tải nên chủ động về mặt chịu lực và có thể kết hợp làm móng cho các cột biên.
+ Việc thi công semi topdown để thi công móng, đài, dầm, sàn sẽ được thay thế bằng việc thi công các hệ giằng tạm thời bằng cọc ống 1000mm dày12mm, mỗi hệ giàn sẽ được bố trí cách nhau 4m để đảm bảo chịu lực ngang. Dùng hệ kích thuỷ lực 140 tấn (hoặc lớn hơn) để lắp đặt hệ giằng tạm thời này.
Ưu điểm của phương pháp này là thi công nhanh, việc đào hố móng sẽ tận dụng thi công cơ giới; Biện pháp thi công chúng tôi trình bày ở phần sau; Khi được chấp thuận, chúng tôi sẽ lập thiết kế thi công chi tiết.
+ Mặt bằng thi công chật hẹp, phạm vi gia cố nền ngoài tầm làm việc của các thiết bị làm cọc xi măng đất nên biện pháp xử lí nền bằng thi công cọc xi măng đất là rất khó thực hiện, tính khả thi không cao. Để xử lí nền khu vực dự án, chúng tôi kiến nghị phương án khoan phụt màng chống thấm xung quanh để kéo dài đường viền thấm, giảm tối thiểu áp lực đẩy nổi do nước ngầm không ảnh hưởng tới việc thi công móng tầng hầm với độ sâu khoan phụt từ 20m tới 40m.
29 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 770 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tổ chức xây dựng và biện pháp thi công xây lắp kết cấu móng và tầng hầm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nhân điều khiển thiết bị.
- Nguyên tắc hoạt động trên mặt bằng, thời gian hoạt động, sơ đồ phối hợp tham gia thi công.
- Quy định về hành lang an toàn đối với thiết bị.
b. Quy trình bảo đảm sức khoẻ CBCN thi công trên công trường:
Tiêu chuẩn để CBCNV đủ điều kiện tham gia thi công trên công trường. Tiêu chuẩn này phù hợp với quy định của Bộ lao động - Thương Binh Xã hội.
Bố trí cán bộ Y tế thường trực tại hiện trường, thường xuyên có kế hoạch theo dõi, khám chữa bệnh định kỳ, giám sát tình hình thực hiện các quy định về bảo hộ lao động.
Kiểm soát chặt chẽ điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, lao động của CBCNV để có phương án xử lý, điều chỉnh ( nếu cần thiết ) cho thích hợp.
Lập báo cáo định kỳ về tình hình sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp cũng như tiến trình theo dõi trên công trường.
2. Bảo đảm an ninh khu vực:
* Quy trình quản lý mặt bằng:
- Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức quản lý nhân sự theo khu vực hành chính.
- Tổ chức quản lý xe cộ, thiết bị trên mặt bằng công trình.
- Tổ chức quản lý mặt bằng bằng phương pháp hành chính - bảo vệ.
- Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật nâng cao tinh thần tự giác của toàn CBCNV trên công trường.
* Quy trình đảm bảo an ninh trật tự:
- Rà soát lực lượng lao động, xây dựng các phương án bảo an ninh trật tự trên mặt bằng.
- Giáo dục ý thức CBCNV nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật.
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương.
- Thường xuyên có kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ. Có biện pháp điều chỉnh, thay đổi để tăng cường đảm bảo an ninh trật tự tại công trình và địa phương.
3. Quy trình phòng cháy chữa cháy:
* Cơ sở để thiết lập quy trình an toàn PCCC:
- Pháp lệnh của Nhà nước về PCCC.
- Hệ tiêu chuẩn áp dụng cho công trình.
- Điều kiện mặt bằng, các quy định của địa phương về an toàn PCCC.
* Kế hoạch an toàn PCCC, tiến trình thực hiện, biện pháp kiểm tra quá trình và đánh giá hiệu quả:
- Ban chỉ huy công trường thiết lập một mạng lưới an toàn PCCC. Qua đó cập nhật thông tin cần thiết đến từng CBCNV trên công trường về vấn đề này.
- Lập kế hoạch an toàn PCCC trong đó nêu rõ các vấn đề: Đánh giá, nhận biết các tác nhân nguy cơ cao tới công tác PCCC, công tác chuẩn bị, công tác mua sắm thiết bị vật tư PCCC, các phương án di chuyển, sơ tán trong các trường hợp có sự cố, phương án khắc phục hậu quả.
- Triển khai thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.
- Thường xuyên rút kinh nghiệm công tác PCCC trong các cuộc họp giao ban, bổ sung hoạt điều chỉnh các biện pháp, các cán bộ hoặc các phương tiện PCCC cho thích hợp.
4. Quy trình bảo vệ an toàn môi trường:
Nhằm đảm bảo các quy định của nhà nước về môi trường. Nhà thầu chúng tôi sẽ thực hiện quy trình quản lý bảo vệ an toàn môi trường như sau:
- Lập kế hoạch bảo vệ môi trường: đánh giá các yếu tố có thể gây tác hại đến môi trường
- Lập sơ đồ tổ chức cho mạng lưới bảo vệ môi trường. Tổ chức này có thể kết hợp hoặc kiêm nghiệm với mạng lưới an ninh trật tự, an toàn PCCC.
- Mua sắm các trang thiết bị, các hoá chất cần thiết để sử lý tình huống.
- Thường xuyên đôn đốc, giáo dục ý thức cho CBCNV về việc thực hiện nhiệm vụ an toàn môi trường.
- Lập quy chế rõ ràng về chế độ thưởng, phạt đối với vấn đề giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Trong quá trình thi công luôn luôn có sự theo dõi bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp và sau khi hoàn thành công trình, cần có báo cáo chính thức về vấn đề bảo vệ môi trường. Đây cũng là cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an toàn môi trường cho các công trình sau của nhà thầu.
IIX. Các biện pháp giải quyết khi có sự cố xảy ra
Trong quá trình thi công, dù đã có biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ, cẩn trọng nhưng vẫn có thể không tránh khỏi có các sự cố xảy ra. Thông thường, sự cố được chia thành:
- Sự cố tai nạn.
- Sự cố hư hỏng công trình.
- Sự cố kỹ thuật.
Căn cứ vào các quy định hiện hành, căn cứ vào lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, bằng kinh nghiệm thực tế, nhà thầu đưa ra các biện pháp sử lý sự cố như sau:
1. Đối với sự cố tai nạn
- Khi có tai nạn xảy ra, bất kể đó là ai, bất kể vì lý do gì, nhà thầu lập tức tiến hành ngay các thao tác sơ cứu, cấp cứu do đồng chí quân y sỹ thường trực tại công trường hướng dẫn, chỉ định.
- Mọi vấn đề khác có liên quan tiếp theo sẽ được các nhà chức trách xem xét giải quyết. Biết rằng tất cả các tai nạn lao động, thương vong, tử vong do bất cẩn hay do quá trình thi công gây ra đều do nhà thầu chịu trách nhiệm. Tuyệt đối không đòi hỏi hoặc gây phiền hà cho phía chủ đầu tư.
2. Đối với sự cố hư hỏng công trình
Khi có sự cố xảy ra, bất luận nguyên nhân nào, nhà thầu cũng tổ chức tiến hành ngay việc khắc phục sơ bộ, nhằm ngăn chặn các hư hỏng tiếp theo. Sau đó báo cáo với các bên có liên quan như: chủ đầu tư, cơ quan tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát... để thống nhất ý kiến, xác định nguyên nhân, xác định trách nhiệm tìm biện pháp khắc phục tối ưu, hữu hiệu nhất.
3. Đối với các sự cố kỹ thuật
Sự cố kỹ thuật tương đối đa dạng như:
- Sự cố do nhầm lẫn, sót, thiếu hoặc bất hợp lý từ phía cơ quan thiết kế mà khi thi công mới phát hiện ra. Nếu xảy ra tình trạng này, nhà thầu sẽ lập tức cho tạm dừng thi công phần việc đó, báo cáo giám sát kỹ thuật bên A, chủ đầu tư và cơ quan tư vấn thiết kế để xin ý kiến chỉ đạo.
- Sự cố do thi công không đúng thiết kế, không tuân theo quy trình quy phạm chuyên ngành, hoặc sử dụng vật tư, vật liệu sai quy cách, không đảm bảo chất lượng...
- Khi được phát hiện, bất kể do người có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm phát hiện và phản ảnh, nhà thầu sẽ cử đoàn cán bộ gồm Giám đốc (hoặc phó Giám đốc) công ty, cán bộ phòng Kỹ thuật, phòng Kế hoạch của công ty xuống tận hiện trường xác minh thông tin. Nếu đúng, lập tức tạm thời đình chỉ phần việc thi công có vi phạm; trao đổi với các bên có liên quan, xin ý kiến chỉ đạo của chủ đầu tư để khắc phục, sửa chữa các sai sót đã vi phạm; dỡ bỏ, làm lại tất cả những hạng mục thi công phi kỹ thuật (khi có yêu cầu); xem xét mức độ vi phạm của người thực hiện, nếu là vi phạm cố tình, vi phạm có hệ thống thì kiên quyết buộc thôi việc tại công trường để Hội đồng kỷ luật của công ty giải quyết.
- Tất cả các chi phí để khắc phục, sửa chữa, làm lại nêu trên đều do nhà thầu chịu trách nhiệm vô điều kiện.
h. Biện pháp đảm bảo chất lượng công trình:
I. Phần chung
Trước khi tiến hành thi công Nhà thầu trình Chủ đầu tư Kế hoạch đảm bảo chất lượng và Sổ tay chất lượng áp dụng cho công trình này.
Kế hoạch đảm bảo chất lượng được xây dựng phù hợp với yêu cầu chất lượng của hồ sơ mời thầu và đảm bảo các tiêu chuẩn được áp dụng đối với công trình này.
Thực hiện kế hoạch đảm bảo chất lượng được thực hiện xuyên suốt trong suốt quá trình thực hiện: từ chuẩn bị thi công đến hoàn thiện bàn giao và bảo hành công trình.
II. quản lý chất lượng vật liệu xây dựng
1. Nguồn gốc vật tư, tiêu chuẩn áp dụng.
Vật tư cung cấp tuân theo thiết kế kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật của Gói thầu.
Một số vật tư chính sử dụng cho công trình này:
- Xi măng sử dụng sản phẩm của nhà cung cấp Nhà máy xi măng Hoàng Thạch – Tổng công ty xi măng Việt Nam hoặc loại Xi măng tương đương.
- Bê tông thương phẩm, trộn tại trạm trộn tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5 – Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng.
- Cát xây dựng là loại theo TCVN1770-1986.
- Đá dăm, sỏi là loại theo TCVN 1771-1987
- Cốt thép cho bê tông: Thép Nam Đô hoặc tương đương.
2. Biện pháp cung cấp và đảm bảo chất lượng một số vật tư chính:
2.1. Xi măng
Xi măng dùng trong công trình là Xi măng Hải Phòng hoặc tương đương, đảm bảo những yêu cầu sau:
a. Xi măng xuất xưởng đưa vào công trình phải có giấy chứng nhận chất lượng kèm theo với nội dung:
- Tên cơ sở sản xuất.
- Tên gọi, kí hiệu mác và chất lượng xi măng theo tiêu chuẩn nào .
- Loại hàm lượng phụ gia (nếu có) .
- Khối lượng xi măng xuất xưởng và số hiệu lô
- Ngày tháng năm sản xuất xi măng
b. Bao gói xi măng đảm bảo quy định cho mỗi bao 50 kg ±1kg. Bao để đựng xi măng là lọai bao giấy Krat có ít nhất 4 lớp hoặc các lọai bao (polipropilen) đảm bảo xi măng không bị rách vỡ khi vận chuyển và không làm giảm chất lượng xi măng .
Trên vỏ bao xi măng ngoài nhãn hiệu đã đăng kí phải có : Tên, mác xi măng, khối lượng bao và số hiệu lô.
Vận chuyển xi măng: Xi măng được chuyên chở bằng mọi phương tiện, đảm bảo được che mưa. Không được phép chở chung xi măng với các loại hoá chất có ảnh hưởng đến chất lượng xi măng.
Bảo quản xi măng: Xi măng phải được bảo quản ở nơi khô ráo cách ẩm.Kho chứa xi măng phải đảm bảo khô, sạch, cao, có tường bao và mái che chắc chắn, có lối cho xe ra vào xuất nhập dễ dàng.Trong kho các bao xi măng không được xếp cao quá 10 bao, cách tường ít nhất 20cm và riêng theo từng lô.
2.2. Cát, đá :
* Cát :
Cát sử dụng vào công trình phải theo tiêu chuẩn Việt Nam 1770-1986.
Cát để ở kho hoặc trong khu vực phải tránh để đất, lẫn rác hoặc các tạp chất khác.
Cát sử dụng vào công trình phải ghi rõ địa chỉ, tên cơ sở sản xuất, cát lọai gì ( cát đổ bê tông, cát trát, cát xây ...)
Trước khi đưa vào công trình mẫu cát được thí nghiệm tại phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn, yêu cầu của HSMT.
* Đá dăm các loại:
Đá dăm nhập vào công trình có chứng nhận của bộ phận KCS của cơ sở sản xuất, nghiệm thu về chất lượng theo lô. Số lượng của mỗi lô là 200m3.
Khi nhận đá vào công trình thủ kho phải nhận đúng chủng lọai kích cỡ đá và có chứng chỉ kèm theo.Nhận đủ về số lượng và hồ sơ về giấy chứng nhận chất lượng của mỗi lô đá có ghi rõ :
- Tên cơ sở sản xuất đá.
- Tên đá
- Số thự tự của lô thời gian sản xuất .
- Kết quả các chỉ tiêu, kỹ thuật kiểm tra theo TCVN 1772-1987.
- Phải có chữ kí cuả trưởng KCS cơ sở sản xuất và đóng dấu.
Khi vận chuyển hay bảo quản ở bãi hoặc kho chứa đá dăm để riêng theo từng loại, tránh làm bẩn hoặc lẫn các tạp chất khác.
Trước khi đưa vào công trình mẫu đá được thí nghiệm đạt tiêu chuẩn, yêu cầu của HSMT.
2.3. Thép xây dựng:
Thép sử dụng trong dự án này là thép Nam Đô hoặc tương đương.
Thép đưa vào sử dụng trong công trình có chứng chỉ xác nhận chất lượng của cơ sở sản xuất. Trong đó có ghi :
- Tên cơ sở sản xuất
- Số hiệu lô hàng
- Đường kính thép (thép tròn)
- Hình dạng kích thước (thép hình)
- Số hiệu của tiêu chuẩn này.
- Khối lượng của lô hàng.
- Số lượng cuộn, cây
- Kết quả thử.
Thép được bảo quản ở nơi khô ráo tránh đặt trên nền đất vận chuyển thép trong điều kiện chống gỉ và bảo đảm tính cơ lý của nó
Thép trong công trình phải được làm giá kê cao so với mặt đất 200¸250mm. Vận chuyển nhẹ nhàng không làm ảnh hưởng đến sự biến dạng của thép. Để tránh mưa thép cần kê trong lán có mái che.
Các loại cấu kiện thép hình vận chuyển đến công trường có giá kê theo quy định, có giằng néo chắc chắn được chống lật, chống xê dịch hoặc va đập vào nhau và vào thành xe. Khi xếp dỡ các kết cấu thép hình để lắp ghép phải tuân theo đúng chỉ dẫn thiết kế và sơ đồ vị chí móc cáp và cách bố trí sắp đặt trên phương tiện vận chuyển. Thép trước khi đưa vào công trình được kéo nén theo từng lô tại phòng thí nghiệm để kiểm tra cường độ thép.
2.4. Các loại vật liệu khác:
Tất cả các loại vật tư khác đưa vào sử dụng cho công trình đều được ghi nhãn, có chứng chỉ xác nhận chất lượng của cơ sở sản xuất.
Các vật liệu khác trước khi đưa vào công trình đều được chủ đầu tư duyệt mẫu và duyệt màu sắc.
Trong công tác cung ứng đảm bảo về số lượng và chất lượng. Vật tư khô nhẹ được bảo quản trong kho, có mái che giữ ẩm. Khi vận chuyển vật tư tuỳ từng loại, xếp, đặt lên xe cho hợp lý theo quy định .
3. Thí nghiệm vật liệu:
Nhà thầu tiến hành thí nghiệm các loại vật liệu đưa vào sử dụng cho công trình theo yêu cầu của Chủ đầu tư.
Nhà thầu bố trí 01 phòng thí nghiệm hiện trường với đầy đủ các thiết bị thí nghiệm sử dụng cho công tác kiểm tra chất lượng.
Phòng thí nghiệm được sử dụng là phòng thí nghiệm theo chỉ định của Chủ đầu tư hoặc phòng thí nghiệm theo đề nghị của Nhà thầu mà được Chủ đầu tư và Tư vấn chấp thuận.
4. Quy trình nắm bắt thị trường, mua sắm, kiểm soát nhà cung cấp:
Đơn vị thi công sẽ lập quy trình chi tiết để tìm hiểu, lựa chọn, mua sắm, quản lý chất lượng và quản lý nhà cung cấp các vật tư, vật liệu cho công trình. Nội dung như sau:
4.1. Chuẩn bị kế hoạch mua sắm:
Căn cứ vào các tiêu chuẩn thiết kế, hoạch định kế hoạch chất lượng cho các vật tư, vật liệu chính, phụ cho toàn bộ công trình.
Chuẩn bị đầy đủ hoặc có kế hoạch chi tiết về việc tìm các đối tác đủ tiêu chuẩn để phối hợp kiểm soát, kiểm tra các vật tư, nguyên vật liệu đưa vào thi công.
Đảm bảo sự tương thích giữa quy trình sản xuất, lắp đặt, kiểm tra thử nghiệm và hệ thống các văn bản áp dụng đối với công trình.
4.2. Tìm hiểu, đánh giá thị trường:
Căn cứ các dữ liệu nguyên vật liệu bao gồm:
- Chủng loại.
- Cấp, kiểu.
- Dấu hiệu chính xác theo yêu cầu thiết kế.
Bộ phận quản lý và cung ứng vật tư của công trình sẽ tìm hiểu các nguồn cung ứng để có thể đưa ra một danh sách nguồn cung ứng sơ bộ nhằm rút ra danh sách rút gọn các nhà cung ứng.
4.3. Nhận biết, xác định nguồn gốc, kiểm soát sản phẩm, kiểm soát quá trình:
Việc xác định nguồn gốc của sản phẩm là yêu cầu rất cần thiết nhằm đảm bảo tính đồng nhất và phù hợp của nguyên vật liệu do vậy chúng tôi sẽ cùng các nhà cung cấp lập và duy trì các thủ tục dạng văn bản để nhận biết thống nhất các nguyên vật liệu đơn chiếc hoặc lô sản phẩm.
Bên đơn vị thi công sẽ lập và duy trì các thủ tục dạng văn bản để kiểm soát việc kiểm tra xác nhận, bảo quản và bảo dưỡng sản phẩm do khách hàng cung cấp để dễ dàng quản lý quy trình cung ứng cũng như chất lượng vật liệu.
Người cung ứng cần đảm bảo rằng các vật tư, vật liệu phải được phép sử dụng và lưu hành. Để xác định tính đúng đắn của các nhà cung cấp, cán bộ kỹ thuật của nhà thầu phải kiểm tra tận nơi sản phẩm, cung ứng của nhà cung cấp và xem xét các tài liệu xác nhận chất lượng của nhà cung ứng.
Trong hoặc sau khi cung ứng, khi có yêu cầu của chủ đầu tư hoặc cơ quan chức năng, nhà cung ứng phải trình các văn bản cần thiết hoặc thực hiện các thí nghiệm xác định sự đúng đắn của vật tư, vật liệu đã đưa vào công trình.
Quy trình theo dõi và kiểm soát nguyên vật liệu được thực hiện theo nguyên tắc: toàn bộ nguyên vật liệu chính đều phải được kiểm tra chất lượng và có xác nhận trước khi đưa vào sử dụng.
5. Qui trình quản lý và kiểm tra chất lượng vật tư công trình
a) Tổ chức quản lý
Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng (KCS) từ ban chỉ huy công trường tới các đội, tổ sản xuất.
Tại ban chỉ huy công trường chúng tôi bố trí 01 kỹ sư chuyên trách làm công tác kiểm tra chất lượng (KCS). Dưới các đội xây dựng và các đơn vị tham gia thi công đều có cán bộ bán chuyên trách làm công tác này.
Nhà thầu chịu sự giám sát kỹ thuật của Kỹ sư Tư vấn giám sát thay mặt cho Chủ đầu tư.
Nhà thầu luôn tuân thủ mọi điều khoản trong hợp đồng thi công đã được ký kết với chủ đầu tư, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm, các quy chế, điều lệ và các văn bản pháp quy hiện hành.
Hệ thống tổ chức quản lý, giám sát chất lượng công trình, quản lý kiểm tra chất lượng vật tư sử dụng cho công trình và quản lý điều hành, kiểm tra thiết bị đưa vào công trình được thể hiện theo sơ đồ sau đây:
b) Kiểm tra cấu kiện, sản phẩm gia công
Thực hiện giám sát kỹ thuật chặt chẽ, hai bên A và B tiến hành kiểm tra nghiệm thu từng kết cấu, từng bộ phận công trình và chỉ khi nào chất lượng phần việc trước đã đạt yêu cầu mới cho phép tiến hành các phần việc tiếp sau.
Mọi nhận xét về chất lượng công trình đều phải được ghi đầy đủ vào nhật ký công trình theo quy định.
Tất cả những yêu cầu và quyết định của tư vấn giám sát hoặc người đại diện cho bên thi công đều phải thông qua chủ đầu tư. Nhà thầu không tự ý thay đổi các chủng loại vật liệu và quy cách kỹ thuật các hạng mục công trình nêu trong bản vẽ thiết kế cũng như trong bảng tính giá dự thầu.
Toàn bộ chất lượng các công việc, vật tư, vật liệu được đảm bảo bằng các chứng chỉ của nơi sản xuất, chứng chỉ thí nghiệm, chứng chỉ nghiệm thu, bản vẽ hoàn công.
Kiểm tra vật liệu, vật tư... trước khi đưa vào sử dụng.
Nhà thầu sẽ ghi nhật ký cho tất cả các công việc như thi công đào đắp, bê tông, cốt thép... Nhật ký mô tả công việc, địa điểm, kích thước, dung sai, khối lượng công việc hoàn thành và các số liệu phụ khác có liên quan.
Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và biện pháp thi công đã được phê chuẩn. Ngoài biện pháp, tiến độ thi công nhà thầu đã trình bày trong hồ sơ Thuyết minh Biện pháp tổ chức thi công chúng tôi sẽ triển khai biện pháp, tiến độ chi tiết cho từng hạng mục và công việc. Ngoài ra, ban chỉ huy công trường tổ chức giao ban thường xuyên (sau mỗi buổi làm việc) để đúc rút kinh nghiệm, điều độ công việc nhằm đảm bảo chất lượng cao nhất và đúng tiến độ thi công công trình.
III. Quản lý chất lượng công trình
Nhà thầu chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/12/2004.
1. Công tác tự kiểm tra chất lượng của Nhà thầu:
Thực hiện thi công đúng theo thiết kế kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật của Gói thầu. Tiến hành đúng trình tự nghiệm thu theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/12/2004.
Nhà thầu đệ trình đầy đủ quy trình, phương án và kết quả tự kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện và sản phẩm xây dựng với Chủ đầu tư để kiểm tra và giám sát.
Nhà thầu đề nghị Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu các công tác xây lắp đã hoàn thành sau khi bộ phận quản lý chất lượng của Nhà thầu đã kiểm tra và xác nhận.
2. Tổ chức nghiệm thu:
Công tác nghiệm thu công trình được tiến hành từng đợt ngay sau khi hoàn thành những phần che khuất của công trình (nền móng), những kết cấu chịu lực, những bộ phận, hạng mục và toàn công trình.
Tổ chức nghiệm thu tuân theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/12/2004.
Qui trình nghiệm thu từng công tác: thi công móng, ... được thực hiện theo qui trình nghiệm thu đã được trình bày trong phần D - giải pháp kỹ thuật chính.
Quy trình kiểm tra nghiệm thu
Quy trình kiểm tra và nghiệm thu thi công từng phần và toàn bộ công trình được tiến hành như sau:
a. Nguyên tắc:
Toàn bộ các công việc, các hạng mục công trình sau khi thi công xong đều được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
Chỉ nghiệm thu những công việc xây lắp, bộ phận kết cấu, thiết bị, hạng mục công trình khi đã hoàn toàn phù hợp với thiết kế được duyệt, tuân theo những yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật và khối lượng công tác xây lắp thiết kế quy định.
b. Cơ sở nghiệm thu: Cơ sở để căn cứ cho công tác nghiệm thu bao gồm:
- Hồ sơ thiết kế thi công, toàn bộ các bản vẽ thi công, tài liệu hướng dẫn, tài liệu địa chất, các công văn, văn bản thay đổi ( nếu có ) của chủ đầu tư và đơn vị thiết kế.
- Các tiêu chuẩn được chỉ định áp dụng.
- Các thông tư, văn bản hướng dẫn của chính phủ, của Bộ xây dựng và của ngành.
c. Nghiệm thu từng phần, nghiệm thu tổng thể:
Việc nghiệm thu từng phần, nghiệm thu tổng thể các hạng mục được thực hiện theo kế hoạch sau bởi Ban nghiệm thu cơ sở do chủ đầu tư chủ trì thành phần ban nghiệm thu cơ sở bao gồm:
- Đại diện chủ đầu tư làm trưởng ban.
- Cán bộ kỹ thuật giám sát thi công của chủ đầu tư.
- Ban điều hành dự án (đại diện cho nhà thầu)
Tổ chức thiết kế.
* Trách nhiệm của ban nghiệm thu cơ sở:
- Tiến hành nghiệm thu một cách thường xuyên trong quá trình xây lắp những đối tượng sau:
- Công việc xây lắp hoàn thành.
- Những bộ phận công trình sẽ bị lấp kín: phần móng, công trình ngầm
- Những kết cấu chịu lực quan trọng.
- Những giai đoạn chuyển bước thi công.
* Đối với nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng ban nghiệm thu cơ sở cần phải kiểm tra các hồ sơ bao gồm:
- Biên bản nghiệm thu các bộ phận công trình khuất kín.
- Biên bản nghiệm thu các bộ phận công trình quan trọng.
- Biên bản nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công.
- Nhật ký công trình.
* Khi tiến hành nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, ban nghiệm thu cơ sở cần thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra tại chỗ các phần việc đã hoàn thành.
- Kiểm tra sơ đồ hoàn công của phần việc hoàn thành.
- Kiểm tra các tài liệu thí nghiệm, đo đạc, các văn bản khác đã lập trong quy trình thi công.
3. Bảo hành xây lắp công trình:
Nhà thầu bảo hành công trình theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu; Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/12/2004.
Hà nội, ngày......tháng........năm 2008
Đại diện nhà thầu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bptc_ket_cau_mong_va_tang_hang_chung_cu_793.doc