Thực hiện, quản lý và vận hành các hiệp định thương mại:
Thương mại hàng hóa, thương mai dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại -TRIPs, giải quyết tranh chấp, Cơ chế rà soát chính sách thương mại -TPRM;
Diễn đàn đàm phán:
Hàng hóa: Giảm thuế thông qua các vòng đàm phán. (Vòng Dillon (60-61) – Vòng Kennedy (64-67) – Vòng Tokyo (73-79)– Vòng Uruguay (86-94));
Chương trình phát triển Doha (DDA) –bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2002, là vòng đàm phán thứ 8, bao gồm nhiều chủ đề khác nhau nhằm đạt được những nhượng bộ lẫn nhau trong thương mại, ví dụ như nhượng bộ trong lĩnh vực nông nghiệp để đổi lấy nhượng bộ trong sở hữu trí tuệ (đàm phán cả gói).
Củng cố các qui định về giải quyết tranh chấp theo Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp (DSU);
Cơ chế rà soát chính sách thương mại (TPRM).
Thiết lập tính nhất quán trong chính sách kinh tế toàn cầu.
28 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tổ chức thương mại thế giới (WTO), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GiỚI (WTO)Lịch sử::Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch 1947: trong buôn bán hàng hóa sau Thế chiến lần II;Nỗ lực của Tổ chức thương mại quốc tế (ITO), thất bại, Mỹ từ chối phê chuẩn năm 1950;Vòng đàm phán Uruguay Hiệp định về WTO – 01/01/1995 –sự ra đời của WTO.Chức năng Thực hiện, quản lý và vận hành các hiệp định thương mại:Thương mại hàng hóa, thương mai dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại -TRIPs, giải quyết tranh chấp, Cơ chế rà soát chính sách thương mại -TPRM;Diễn đàn đàm phán:Hàng hóa: Giảm thuế thông qua các vòng đàm phán. (Vòng Dillon (60-61) – Vòng Kennedy (64-67) – Vòng Tokyo (73-79)– Vòng Uruguay (86-94));Chương trình phát triển Doha (DDA) –bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2002, là vòng đàm phán thứ 8, bao gồm nhiều chủ đề khác nhau nhằm đạt được những nhượng bộ lẫn nhau trong thương mại, ví dụ như nhượng bộ trong lĩnh vực nông nghiệp để đổi lấy nhượng bộ trong sở hữu trí tuệ (đàm phán cả gói).Củng cố các qui định về giải quyết tranh chấp theo Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp (DSU);Cơ chế rà soát chính sách thương mại (TPRM).Thiết lập tính nhất quán trong chính sách kinh tế toàn cầu.Tổ chứcGATT như là một tổ chức “tạm thời” từ năm 1948 đến năm 1995, được thay thế bởi WTO;GATT với tư cách là một hiệp định vẫn tồn tại (GATT 1994);Ban thư kí tại Geneva: 700 nhân viên từ nhiều nước;Ngân sách cho năm 2006 là 140 triệu đô la;Các hội nghị cấp Bộ trưởng diễn ra 2 năm một lần, Đại hội đồng có chức năng điều hành và có 3-4 cuộc họp trong 1 năm;Hội đồng về thương mại hàng hóa, Hội đồng về thương mại dịch vụ, Hội đồng về các khía cạnh liên quan đến thương mại của các quyền sở hữu trí tuệ, các Ủy ban về các hiệp định khác nhau;152 thành viên, khoảng 30 quốc gia xin gia nhập ( trong đó có Russia, Macedonia, Bosnia và Herzegovia); Ra quyết định dựa trên cơ sở đồng thuậnWTO: Cơ cấu Hội nghị Bộ trưởng Đại hội đồng Cơ quan giải quyết tranh chấp Cơ quan rà soát chính sách thương mạiCác hội đồng Hội đồng thương mại hàng hóa Hội đồng thương mại dịch vụ Hội đồng TRIPs Các ủy ban và các cơ quan trực thuộc khácCác nguyên tắc trong hệ thống thương mại1. Thương mại không phân biệt;Qui chế tối huệ quốc (MFN) – đối xử bình đẳng, ngoại trừ điều XXIV và điều khoản đối xử ưu đãi và đặc biệt.Đối xử quốc gia (NT)- không có sự phân biết đối xử giữa hàng trong nước và hàng nhập khẩu, trừ thuế quan. Áp dụng nguyên tắc chung cho cả nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và IPRs của nước ngoài;2. Tự do hơn trong thương mại: Từng bước ,thông qua đàm phán – 8 vòng (Các rào cản thuế quan và phi thuế quan);3. Tính dễ dự báo: Nhờ tính ràng buộc và minh bạch;4. Thúc đẩy cạnh tranh công bằng (các biện pháp tự vệ);5. Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế.WTO – Công cụ ràng buộcGATT 1947GATT 1994 – Phạm vi WTO – Áp dụng dứt điểm (điều khoản hồi tố – GATT 1947 phần II – áp dụng theo mức độ có thể) Điều IX của WTO về giải thích điều khoản – dành riêng cho MC và GC.GATT 1994 : Cấu trúcPhần I Điều I MFN – Điểm khởi đầu cho các quyền và nghĩa vụĐiều II – Các Biểu nhượng bộPhần IIĐiều III (NT) IV to XIX – MTNsXX to XXI – an ninh quốc gia và các ngoại lệ chung XXII and XXIII - Giải quyết tranh chấpPhần III XXIV – Các hiệp định khu vựcXXVIII – Tái đàm phán về thuế quanPhần IV Thương mại và phát triểnQui chế tối huệ quốc (MFN) Điều INguyên tắc không phân biệt đối xử«Một quốc gia nêu đối xử «thuận lợi» với một quốc gia khác thì phải đối xử như thế một cách ngay lập tức và vô điều kiện với quốc gia khác»Phạm vi của điều khoảnThuế và cước hải quan đối với tất cả các hàng hóa xuất nhập khẩu và việc chuyển tiền thanh toán quốc tế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu;Phương pháp đánh thuế và cước; Các nguyên tắc và thủ tục đối với việc xuất nhập khẩu;iv) Tất cả các vấn đề liên quan đến điều.III:2 và 4;v) Tất cả những điều trên chỉ áp dụng đối với hàng hóa.Nghĩa vụ qui định trong điều khoản«Mở rộng lợi ích của những nhượng bộ «ngay lập tức và vô điều kiện» đối với hàng hóa tương tự nhập khẩu từ các bên tham gia».Các trường hợp ngoại lệ của qui chế tối huệ quốc1) «Điều khoản bất hồi tố»: các thỏa thuận trong phụ lục từ A-F của GATT;2) Các thỏa thuận ưu tiên trong khu vực (Điều .XXIV);3) Các thỏa thuận về đường biên giới (Điều. XXIV:3a);4) Điều khoản tạo điều kiện: Ưu tiên và tạo điều kiện hơn cho các quốc gia đang phát triển;5) Các trường hợp ngoại lệ được CP phê chuẩn trên cơ sở vụ việc ( Điều.XXV).Đối xử quốc gia đối với qui định và thuế trong nước – Điều IIINguyên tắc cơ bản thứ 2:« Áp dụng «đối xử quốc gia» khi đánh thuế và điều chỉnh nội địa của chính phủ đối với «hàng hóa nhập khẩu tương tự» như đã áp dụng đối với hàng hóa trong nước»Đối xử quốc gia Thuế trong nước: Hàng hóa nhập khẩu, dù trực tiếp hay gián tiếp, không phải chịu các loại thuế trong nước hay các loại cước khác vượt quá mức đã áp dụng trực tiếp hay gián tiếp đối với hàng hóa tương tự.Nguyên tắc trung lập thuế: Hàng hóa xuất khẩu được miễn các khoản thuế trong nước đánh vào các hàng hóa dành cho tiêu thụ trong nước (Điều.VI và XVI).Đối xử quốc giaCác qui định quốc gia: Hàng hóa nhập khẩu không phải chịu đối xử kém thuận lợi hơn hàng hóa trong nước từ phía tất cả các luật, quy định, yêu cầu. Trộn lẫn các qui định: Việc yêu cầu nhà nhập khẩu phải mua một lượng nhất định hàng sản xuất trong nước là mâu thuẫn với Điều. III:5.Trường hợp ngoại lệ: Đối xử quốc gia không được áp dụng đối với việc mua sắm của chính phủ.Xóa bỏ những hạn chế về lượng (QR) – Điều XI* Việc bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước được thực hiện thông qua thuế quan và không qua những hạn chế về lượng (QRs) và những biện pháp đối xử quốc gia khác có tính hạn chế nhập khẩu. Đối với xuất khẩu: Được phép đánh phí, thuế; không được sử dụng các hình thức hạn chế khác đối với hàng xuất khẩu (QRs được sử dụng rộng rãi sau chiến tranh khiến cơ chế giá không vận hành được).Những hạn chế về lượngKhổ 1 Không được áp dụng việc cấm hay hạn chế thông qua những hạn chế về lượng, giấy phép xuất, nhập khẩu hay những biện pháp khác đối với xuất nhập khẩu hàng hóa, ngoại trừ các loại phí, thuế hay cước.Khổ 2 – Các trường hợp ngoại lệ a) Đối với xuất khẩu – Trong trường hợp thiếu thực phẩm nghiêm trọng hay các sản phẩm thiết yếu khác; b) Đối với xuất khẩu hay nhập khẩu – khi cần thiết phải áp dụng các tiêu chuẩn hay qui định về hàng hóa thiế yếu trong thương mại quốc tế; c) Đối với nhập khẩu – đối với hàng thủy sản hay nông sản được nhập khẩu dưới bất kỳ hình thức nào mà cần thiết phải áp dụng các biện pháp của chính phủ. * Các thuật ngữ «hạn chế nhập khẩu » hay «hạn chế xuất khẩu» bao gồm cả các hạn chế được thực hiện có hiệu quả thông qua các doanh nghiệp thương mại nhà nước. Danh mục các nhượng bộ và cam kết về thuế - Điều IICam kết về thuế quan hoặc thuếLà cam kết đánh thuế đối với một mặt hàng cụ thể không cao hơn mức đã thỏa thuận.Danh mục các nhượng bộ: Tất cả những nhượng bộ về thuế nằm trong Danh mục các nhượng bộ của một quốc gia là một phần hữu cơ của Hiệp định chung. Các loại thuế ổn định và dễ dự đoán đối với hàng hóa xuất khẩu.Cam kết về thuếCác cuộc tái đàm phán: 1) Theo điều XXVIII: Phải bồi thường cho bất kì sự tăng thuế nào. 2) Theo điều XVIII:A: Thiết lập thủ tục riêng để tái đàm phán về các nhượng bộ nhằm thúc đẩy sự hình thành của một ngành cụ thể.Phần IV: Các quốc gia đang phát triển không phải tuân thủ nguyên tắc có đi có lại trong các nhượng bộ thuế nếu chúng mâu thuẫn vói các nhu cầu phát triển, thương mại, tài chính của các quốc gia đó. Các hiệp định đa phương (Phụ lục 1) Các Hiệp định đa phương trong thương mại hàng hóa (phụ lục 1A):Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT) 1994; Hiệp định về Nông nghiệp;Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch và kiểm dịch thực vật (SPS);Hiệp định Dệt may (ATC);Hiệp định về các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT);Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS);Hiệp định thực thi Điều VI của GATT 1994 (chống bán phá giá);Hiệp định thực thi Điều VII của GATT 1994 (Đánh giá thuế quan (CV);Hiệp định về kiểm tra trước khi giao hàng lên tàu thủy (PSI);Hiệp định về các qui tắc xuất xứ;Hiệp định về các thủ tục cấp giấy chứng nhận nhập khẩu;Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM);Hiệp định về các biện pháp tự vệ;Thỏa thuận về các qui tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (phụ lục 1B)GATS là hiệp định đa phương đầu tiên về đầu tư và thương mại trong các ngành dịch vụ;GATS bao gồm tất các các loại hình dịch vụ ngoại trừ các dịch vụ để thực thi quyền điều hành của chính phủ, dịch vụ vận chuyển hàng không, đường hàng không và tất cả các dịch vụ trực tiếp liên quan đến các quyền về đường không;Nhằm giảm hay loại bỏ các rào cản về dịch vụ qua đường biên giới giữa các quốc gia;Động chạm đến tất cả các biện pháp của chính phủ ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ;Qui chế tối huệ quốc MFN và tính minh bạch;Đối xử quốc gia áp dụng khi có các cam kết. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại trong các quyền sở hữu trí tuệ (Phụ lục 1C) - Hiệp định đa phương toàn diện nhất về sở hữu trí tuệ. Thỏa thuận về các qui định và thủ tục giải quyết tranh chấp (Phụ lục 2) - Tăng cường các nguyên tắc và thủ tục trong DSU; - Tranh chấp giữa các quốc gia thanh viên. Cơ chế rà soát chính sách thương mại (Phụ lục 3) - Rà soát các thủ tục và chính sách thương mại của các bên tham gia. Các hiệp định thương mại đa phương (Phụ lục 4): - Hiệp định thương mại đối với máy bay dân sự; - Hiệp định về mua sắm của Chính phủ; - Hiệp định về Bơ sữa (chấm dứt); - Hiệp định về Thịt bò (chấm dứt).Gia nhập WTO Hầu hết các thành viên hiện nay từng là thành viên của GATT, do đó mặc nhiên trở thành thành viên WTO. Kết quả là nhiều quốc gia nhỏ không tuân thủ hết các hiệp định của WTO.“Bất kì một quốc gia hay một lãnh thổ hải quan nào có đầy đủ khả năng độc lập thực hiện các mối quan hệ thương mại với bên ngoài”, Marrakech Art. XIITất cả các điều kiện gia nhập phải được sự chấp thuận của các quốc gia thành viên: Ban công tác (WP)Bất kì quốc gia thành viên nào cũng có thể tham gia WP (VD Georgia tham gia Ban công tác về việc gia nhập WTO của Nga) Nộp đơnThành lập Ban công tác (WP).Lưu hành Bản ghi nhớ ngoại thương.Đàm phán song phương về hàng hóa và dịch vụĐàm phán đa phương trong WP về sự tuân thủ các hiệp định của WTOBáo cáo của WP được gửi cho Đại hội đồng: cần 2/3 số phiếu ủng hộ (nhưng có thể có cơ chế đồng thuận)Hoa Kỳ và EU là những cửa ải khó qua. Canada và Nhật cũng quan trọngWTO – Lợi ích****Lợi ích về kinh tế: tiếp cận thị trường, MFN Khuyến khích cải cách: Việc gia nhập sẽ giúp thành viên mới trở thành địa điểm kinh doanh hấp dẫn hơn. Các nhà đầu tư/thương mại sẽ ít phải lo ngại hơn đến tham nhũng, đối xử bất bình đẳng. Vì việc ra nhập rất khó khăn, nên đó cũng có thể được xem là thành tích;Giúp kiểm soát tham nhũng: các qui định cũng minh bạch hơn;Về địa chính trị: củng cố mối quan hệ với các quốc gia phát triển;Các quốc gia nhỏ hơn được lợi từ các quy tắc chi phối các quốc qia hùng mạnh;Phát triển kinh tế: Vòng đàm phán Uruguay đã thêm vào thu nhập toàn cầu từ 100-500 tỷ USD.Thương mại mở là điều tốt *****Khái niệm về lợi thế cạnh tranh: Samuelson- đúng và quan trọngLợi thế tuyết đối: A có lợi thế về ô tô, B có lợi thế về dệt may, bởi vậy có sự chuyên môn hóa về sản xuất và kinh doanhLợi thế tương đối: A có lợi thế cả về ô tô và dệt may, tốt hơn với ô tô; trong khi B không có lợi thế ở hai lĩnh vực sản xuất này,nhưng có khá hơn về dệt may.GATT: Giới thiệu vắn tắtHiệp định chung về mậu dịch và thuế quanHiến chương Havana về Tổ chức thương mại quốc tê được đàm phán trong một hội nghị của LHQ về Thương mại và Lao động được tổ chức tại Havana, Cuba năm 1947; chưa bao giờ có hiệu lực.Một bộ các quy tắc tạm thời GATT được thành lập theo một nghị định thư được áp dụng tạm thời dựa trên cơ sở của Chương về chính sách thương mại trong Hiến chương Havana như một cơ chế nhằm thực hiện và bảo hộ các nhượng bộ về thuế quan được đàm phán năm 1947. 23 quốc gia đầu tiên Australia, Belgium, Brazil, Burma, Canada, Ceylon, Chile, China, Cuba, the Czechoslovak Republic, France, India, Lebanon, Luxembourg, Netherlands, New Zealand, Norway, Pakistan, Southern Rhodesia, Syria, South Africa, the United Kingdom, and the United States.Nghị định thư có hiệu lực ngày 01/01/1948. Hết hiệu lực ngày 31 tháng 12 năm 1995. GATT: Giới thiệu vắn tắt8 vòng đàm phán thương mại (đàm phán thương mại đa phương),Giảm thiểu các rào cản thương mại và củng cố các qui định thực hiện thương mại quốc tếPhát triển thương mại vượt tốc độ phát triển công nghiệp của thế giới.Các vòng đàm phán GATT Geneva 1947 (tháng 4- tháng10) - Các đàm phán đa phương đầu tiên về thuế quan. 23 thành viên.Annecy 1949 - Kết quả khiêm tốn,13 thành viênTorquay 1951 - Giảm thuế quan 25% so với mức năm 1948. 38 thành viên Geneva 1956 - Kết quả khiêm tốn, 26 thành viênDillon Round (Geneva, 1961-62) - Đàm phán thuế quan với phạm vi lớn theo điều XXIV:6 sau sự ra đời của Cộng đồng Châu Âu, được thay thê bởi các cuộc đàm phán đa phương. 26 thành viên.Kennedy Round (Geneva, 1963-67) - Thông qua công thức giảm thuế.Vòng đàm phán đẩu tiên bàn về một vấn đề ngoài thuế (đó là chống bán phá giá, các giải pháp đặc biệt đối với các quốc gia kém phát triển - LDCs). Các vòng đàm phán GATTTokyo Round (Geneva, 1973-79)Thông qua công thức hài hòa cắt giảm thuế. Cắt giảm ở diện rộng các mức thuế cao nhất. Kết quả vượt xa các vòng đàm phán trước, đặc biệt trong lĩnh vực phi thuế quan. 102 thành viên.Uruguay Round (Geneva, 1986-94)Đây là vòng đàm phán thương mại đa phương lớn nhất được thực hiện. Không có phương pháp đàm phán thuế quan cụ thể. Kết quả quan trọng không chỉ là các biện pháp thuế quan và phi thuế quan.Các hiệp định về nông nghiệp, dệt may, dịch vụ và TRIPs, UDS.Xây dựng khuôn khổ cho sự ra đời của WTO.123 thành viên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- world_tradeorganization_wto_1_tv_1351.ppt