Tổ chức lãnh thổ nông - Lâm - ngư

3.1.1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp (SXNN)

- Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn . Đối với SXNN thì đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản nhất, ở đâu có đất đai thích hợp ở đó có thể phát triển nông nghiệp. Vì vậy, trong việc phát triển và phân bố cần chú ý những vùng đất có qui mô lớn (đồng bằng châu thổ) nên tổ chức thành những vùng CMH’ SXNN để tạo ra khối lượng hàng hoá lớn; Những vùng đất hẹp cần phát triển nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ ở mức độ nhất định. Phân bố nông nghiệp cần chú ý đến việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất.

 

doc132 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tổ chức lãnh thổ nông - Lâm - ngư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM 2 (Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế) CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG - LÂM - NGƯ 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 3.1.1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp (SXNN) - Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn . Đối với SXNN thì đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản nhất, ở đâu có đất đai thích hợp ở đó có thể phát triển nông nghiệp. Vì vậy, trong việc phát triển và phân bố cần chú ý những vùng đất có qui mô lớn (đồng bằng châu thổ) nên tổ chức thành những vùng CMH’ SXNN để tạo ra khối lượng hàng hoá lớn; Những vùng đất hẹp cần phát triển nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ ở mức độ nhất định. Phân bố nông nghiệp cần chú ý đến việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất. - Sản xuất nông nghiệp gắn chặt với môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên (đặc biệt là đất đai, khí hậu, nguồn nước) tác động mạnh và thường xuyên đến phát triển và phân bố nông nghiệp. Vì vậy muốn phân bố hợp lý nền kinh tế nông nghiệp của một nước (một vùng), cần phải ng/cứu kỹ và hiểu rõ những điều kiện tự nhiên để phân bố các loại cây trồng-vật nuôi thích hợp; đồng thời phải có kế hoạch phòng chống, hạn chế những tác động tiêu cực của môi trường tài nguyên đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. - Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, thời gian lao động ngắn hơn thời gian sản xuất. Thời vụ là đặc trưng của sản xuất nông nghiệp, mỗi loại cây trồng đều phát triển theo mùa và thời gian sinh trưởng nhất định. Trong thời gian đó, cây trồng có thể tự phát triển mà không cần tới sự tác động của con người. Vì vậy lao động trong nông nghiệp có lúc dồn dập, có lúc nhàn rỗi, thời gian lao động bao giờ cũng ngắn hơn thời gian sản xuất. Để giảm tính thời vụ, sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nông thôn cần xác định một cơ cấu cây trồng - vật nuôi hợp lý, kết hợp lao động với thời vụ. Để đạt hiệu quả cao trong SXNN cần thực hiện CMH’ với phát triển tổng hợp, đa dạng hoá SXNN, kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi, thực hiện các biện pháp luân-xen-tăng-gối vụ, kết hợp tốt giữa N-L-N nhằm đa dạng hoá cơ cấu kinh tế nông thôn. - Sản xuất nông nghiệp cần phải gắn CNCB’ và thị trường tiêu thụ (CNCB’). Gắn với CNCB’ sẽ tạo chu trình sản xuất nông- CN hợp lý. Hình thức tổ chức này sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp, nâng cao trình độ CMH’ sản xuất. Nước ta có nhiều vùng có thể hình thành chu trình nông – CN về sản xuất – chế biến như cao su, chè, cà phê, mía đường.v.v. 3.1.2. Đặc điểm tổ chức lãnh thổ các ngành sản xuất nông - lâm – ngư (N-L-N) a. Ngành trồng cây lương thực (LT). Cây LT có địa bàn phân bố rộng thường trùng với địa bàn phân bố dân cư. Do đó cần phát triển cây LT (cả lúa và màu) nhằm giải quyết nhu cầu LT ở trong nước; Mặt khác còn tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có giá trị, giải quyết nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, hạn chế vận chuyển xa.Cây lương thực (trừ sắn) đều có thời vụ ngắn. Vì vậy, phân bố nên chú ý tới việc xen canh - gối vụ - thâm canh - tăng vụ, rút ngắn thời vụ; đồng thời tuỳ theo điều kiện sinh thái ở mỗi vùng mà bố trí cây trồng thích hợp. Sản phẩm cây lương thực khó bảo quản và chuyên chở, có nhiều phụ phẩm cho phát triển chăn nuôi. Vì vậy, phân bố cây lương thực phải kết hợp với các cơ sở công nghiệp chế biến; phải kết hợp với phân bố các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tạo ra sự cân đối giữa trồng trọt - chăn nuôi trong từng vùng. b. Ngành trồng cây công nghiệp và cây ăn quả (cây CN) - Đối với cây công nghiệp ngắn ngày, nên bố trí ở những vùng có độ dốc thấp, ở đồng bằng, nên xen – luân - gối vụ với cây lương thực. - Đối với cây công nghiệp dài ngày (cả cây ăn quả), nên bố trí thành các vùng chuyên canh rộng lớn trên các loại thổ nhưỡng thích hợp với từng loại cây nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa và giá trị sản phẩm cao nhất. Độ dốc có thể cao hơn cây hàng năm. - Phân bố cây công nghiệp (đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm) cần chú ý tới số lượng và chất lượng của nguồn lao động, truyền thống nghề nghiệp của dân cư . Bởi vì, sản xuất cây công nghiệp lâu cần nhân công có kĩ thuật, có tập quán kinh nghiệm và hao phí nhiều lao động hơn so với trồng cây lương thực, số ngày lao động thường gấp 2-3 lần so với trồng cây lương thực, điều kiện cơ giới hoá cũng khó khăn hơn; Khi mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp phải tính đến việc bố trí lại nguồn lao động và sử dụng hợp lý các nguồn lao động theo thời vụ. Cây công nghiệp lâu năm đòi hỏi vốn đầu tư lớn, lâu thu hồi vốn; khi phân bố cần điều tra, tính toán tỉ mỉ hiệu quả sử dụng đất-vốn-lao động phù hợp với các điều kiện tự nhiên - kinh tế trong sử dụng lâu dài, ổn định. Phân bố cây công nghiệp phải đảm bảo đạt sản lượng hàng hoá cao (vì phần lớn các sản phẩm đều đưa ra khỏi vùng, chủ yếu để xuất khẩu), vì vậy phải lựa chọn những loại cây thích hợp với điều kiện tự nhiên cụ thể, chọn những giống tốt nhất, và đáp ứng được với nhu cầu thị trường. Sản phẩm cây công nghiệp rất đa dạng, phức tạp, khó chuyên chở và bảo quản, dễ hư hao và giảm chất lượng. Vì vậy, khi phân bố cây công nghiệp phải chú ý xây dựng đồng bộ các cơ sở CNCB’, tạo thành các hình thức liên kết nông – công nghiệp đa dạng. c. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Hoạt động chăn nuôi diễn ra liên tục không mang tính thời vụ như trồng trọt, nhưng ít nhiều cũng phụ thuộc vào tính thời vụ của trồng trọt. Tính chất 2 mặt của ngành chăn nuôi đòi hỏi phải bố trí LLLĐ thích hợp, ổn định từ khâu gieo trồng cây thức ăn, chế biến thức ăn đến chăn nuôi; phòng trừ dịch bệnh; tiêu thụ sản phẩm. Ngành chăn nuôi có quan hệ chặt chẽ với ngành trồng trọt (chăn nuôi cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt; ngược lại, trồng trọt cung cấp thức ăn cho chăn nuôi). Như vậy, cần cân đối về sức kéo - phân bón - thức ăn giữa chăn nuôi - trồng trọt. Ngành chăn nuôi có thể tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau như sức kéo, phân bón, thịt, sữa, trứng, bơ, da, lông, .v.v. Tuỳ theo nhu cầu của thị trường và tiêu dùng của xã hội mà xác định cơ cấu, qui mô vật nuôi phù hợp với ĐKTN, kinh tế của từng vùng. Ví dụ: Những vùng thiếu sức kéo, thiếu phân bón, lại có đồng cỏ nên phân bố loại gia súc lớn. Những vùng có đồng cỏ nhân tạo nên phát triển đàn bò sữa. Những vùng công nghiệp tập trung và các thành phố lớn nên phân bố cơ sở chăn nuôi lợn, gia cầm, thịt bò, bò sữa .v.v. Các sản phẩm của ngành chăn nuôi (thịt, trứng, sữa ...) cần được chế biến và vận chuyển kịp thời. Vì vậy, cần bố trí gần các cơ sở chế biến, gần vùng tiêu thụ. 3.2. CÁC NGÀNH SẢN XUẤT A. NÔNG NGHIỆP 1. VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN (KTQD) Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất sớm nhất của xã hội loài người. Trên thế giới, cách đây khoảng 1 vạn năm con người đã biết thuần dưỡng động vật, trồng các loại cây dại và dần dần biến chúng thành vật nuôi - cây trồng. Ở Việt Nam, nông nghiệp ra đời trong văn hóa khảo cổ học Hòa Bình cách đây > 1 vạn năm. Bên cạnh việc trồng các cây có củ, con người đã biết đến lúa (là lúa hoang, lúa trời). Sau này, trong quá trình phát triển tiếp theo, VH Phùng Nguyên có vị trí quan trọng đối với việc hình thành nền "Văn minh lúa nước sông Hồng". Cách đây trên 4.000 năm, ở lưu vực S.Hồng và các phụ lưu, các bộ tộc Phùng Nguyên với kĩ thuật luyện kim và trồng lúa nước đã tạo nên những tiền đề vật chất và tinh thần đầu tiên cho thời đại các Vua Hùng. Tổ tiên ta từ Văn hóa Phùng Nguyên đã sớm chọn cây lúa nước làm nguồn SX chính, đặt nền móng cho nông nghiệp của nước ta phát triển như ngày nay (Lê Quốc Sử, 1998). Với sự phát triển của KH-KT, nông nghiệp ngày càng được mở rộng; các giống cây trồng-vật nuôi ngày càng đa dạng và phong phú. LT-cái ăn của con người thường được đặt lên hàng đầu. • Vai trò của sản xuất nông nghiệp - Nông nghiệp sản xuất ra LT - TP đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người. Đối với cả nước (nói chung) và từng thành viên cụ thể (nói riêng), LT có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ có chính sách phù hợp và sự tiến bộ trong sản xuất mà nền nông nghiệp nước ta phát triển không ngừng, từ chỗ thiếu đói triển miên, đến nay không chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước mà còn tham gia vào xuất khẩu với số lượng lớn. nông nghiệp còn có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày thông qua việc trồng các cây TP giàu đường, đạm, lipit cũng như việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. - Nông nghiệp đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp CB’LT–TP: Các ngành công nghiệp CB’TP, đồ uống, dệt, giấy, đồ dùng bằng da,... đều sử dụng nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp. Vì thế trong chừng mực nhất định, nông nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành CNCB’. Để đáp ứng cho nhu cầu của việc chế biến, các vùng chuyên canh đã được hình thành ở đồng bằng, TD-MN' (2 vùng trọng điểm lúa; 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp; các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản). - Nông nghiệp góp phần vào việc phục vụ nhu cầu tái sản xuất mở rộng các ngành kinh tế. Hiện nay, nông nghiệp vẫn chiếm trên 60,0% LĐXH. Khả năng thúc đẩy tái sản xuất mở rộng của ngành này thể hiện ở chỗ: nông nghiệp cung cấp lao động dư thừa cho các ngành nhờ vào việc áp dụng những tiến bộ của KH-KT (tất nhiên, đó là lao động thủ công, muốn sử dụng có hiệu quả, cần phải có chiến lược đào tạo). Mặt khác, việc đẩy mạnh nông nghiệp tạo điều kiện cho nhiều ngành cùng phát triển. Trong mối quan hệ đó, bản thân nông nghiệp lại là thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm của hàng loạt các ngành kinh tế khác. - Nông nghiệp sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu nhằm tăng thêm nguồn ngoại tệ cho đất nước. Năm 2002, trị giá hàng XK trong N - L - N đạt 5.011,7 triệu USD (chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước), riêng hàng nông sản là 2.422,0 triệu USD. Gần đây, tỉ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu GDP có xu hướng giảm, nhưng giá trị tuyệt đối của ngành vẫn tăng liên tục (đây là một xu thế tất yếu, phản ánh trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội). - Nông nghiệp giữ vị trí quan trọng trong nền KTQD do vai trò của nó đối với xã hội - nuôi sống con người là không thể thay thế được. Trong công cuộc CNH’ và HĐH’ đất nước, thì nông nghiệp được coi là đối tượng chủ yếu. Vì vậy, nông nghiệp sẽ được trang bị lại từ công cụ cho đến các phương tiện SX; Bằng việc mở mang các ngành nghề mới, hướng vào SX các nông phẩm hàng hóa. Bản thân nông nghiệp đang tự mình cải tạo và chuyển hướng SX, sử dụng lao động cho phù hợp với cơ chế thị trường, tạo ra bộ mặt mới cho từng vùng nông thôn của cả nước. 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (ĐKTN - TNTN) a. Đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong nông nghiệp; cây trồng - vật nuôi là đối tượng lao động trong sản xuất nông nghiệp. Chính vì thế, nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sản xuất nông nghiệp là đất đai rồi mới đến khí hậu và nguồn nước. Đất đai ảnh hưởng quyết định đến qui mô, cơ cấu và phân bố nông nghiệp (đặc biệt là với ngành trồng trọt). Nước ta có 2 nhóm đất chính (feralit và đất phù sa). Tuỳ theo các nhân tố, điều kiện hình thành và sự tác động của con người mà các loại đất trên có sự phân hoá khác nhau. ▪ Đất miền núi, chủ yếu là đất feralit. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới-ẩm-gió mùa, phần lớn vùng đồi núi của nước ta là đất feralit, lượng khoáng nguyên thấp, hàm lượng mùn không cao, đất chua và có màu đỏ, hoặc đỏ-vàng của ôxyt sắt thích hợp với cây công nghiệp. Ngoài ra, còn có một số loại đất khác: Đất xám phù sa cổ (rìa ĐB sông Hồng và nhiều nhất ở Đông Nam Bộ). Đất này thích hợp với cây CN và cây ăn quả. Đất đen (macgalit) phát triển trên đá ba zơ (đá ba dan, đá vôi), thường gặp ở thung lũng đá vôi (nhiều nhất ở miền Bắc), diện tích tuy không lớn nhưng rất thích hợp với các cây CN có giá trị (quế, chè, thuốc lá,...). Tốt nhất trong các loại đất đồi núi nước ta là đất ba dan (2,0 triệu ha), tập trung ở Tây Nguyên, một phần Đông Nam Bộ và có một vệt từ Phủ Quì (Nghệ An) kéo dài đến Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ (Quảng Trị), loại đất này rất thuận lợi cho cây CN (cao su, cà phê...) qui mô lớn. ▪ Đất ở đồng bằng, quan trọng nhất là đất phù sa 3,40 triệu ha (9,5% diện tích cả nước), đây là loại đất tốt, hàm lượng dinh dưỡng cao, có độ pH trung tính, rất thích hợp cho trồng lúa. Ngoài ra, ở các vùng đồng bằng còn có các loại đất khác như đất chua mặn, đất mặn, ven biển, đất cát, đất glây hoá trong các vùng trũng, đất lầy thụt than bùn, loại đất này ít có giá trị đối với sản xuất nông nghiệp và việc cải tạo cần nhiều vốn đầu tư. ▪ Thực trạng của việc sử dụng đất hiện nay: Qúa trình khai thác lãnh thổ cho đến nay (2008) chúng ta mới đưa vào sử dụng 80,0% diện tích đất tự nhiên (trong đó 28,45% là đất nông nghiệp). Vốn đất thuận lợi cho trồng lúa hầu như đã khai thác hết, để tận dụng tiếm năng của tự nhiên ở ĐB sông Hồng nhân dân đã tìm mọi biện pháp để tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất bằng cách thâm canh và đầu tư lao động sống để nâng cao năng suất. Phần lớn đất nông nghiệp được trồng cây hàng năm, có thể luân canh - tăng vụ với lúa (như lúa - đay, lúa - thuốc lá); phần còn lại chủ yếu trồng cây lâu năm, nhiều nhất là Tây Nguyên, Đ.Nam Bộ trên vùng đất bazan. Vốn đất và khả năng mở rộng lại có sự khác nhau giữa các vùng lãnh thổ. Năm 2008, cả nước có trên 33,0 triệu ha đất tự nhiên; sử dụng vào SXNN 9,42 triệu ha (28,45%), đất lâm nghiệp 14,8 triệu ha (44,74 %), đất chuyên dùng và thổ cư 407,0 nghìn ha (6,56%), đất chưa sử dụng 6,7 triệu ha (20,24%). Như vậy đất chưa sử dụng còn lớn, nhưng việc mở rộng diện tích lại rất khó khăn, chủ yếu là đất dốc, thiếu nước, xói mòn và thoái hoá; Đất đồng bằng chưa sử dụng còn rất ít, chủ yếu là đất phèn, đất mặn, đất ngập úng đòi hỏi phải đầu tư lớn. Hiện nay, đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa) sử dụng vào mục đích khác như công nghiệp, GT, đô thị... ngày càng nhiều. Theo dự báo trong vòng 10 năm tới, đất nông nghiệp có thể mất đi mỗi năm ~ 2,8 vạn ha (trong đó đất trồng lúa ~ 1,0 vạn ha). Điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp. b. Khí hậu - Nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, khí hậu nước ta cơ bản là nhiệt đới. Nhưng do hình thể trải dài theo nhiều vĩ tuyến ở rìa Đông Nam lục địa châu Á, cho nên chế độ nhiệt có sự phân hóa khác nhau giữa các vùng. Từ đèo Hải Vân trở ra chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh cực đới (NPc) tràn xuống, hàng năm có một mùa đông lạnh và một mùa hè nóng. Từ đèo Hải Vân trở vào nóng quanh năm với một mùa khô và một mùa mưa. Tính chất nhiệt đới làm cho tổng lượng bức xạ mặt trời lớn. Chế độ mưa phong phú (1.500 - 2.000mm/năm). - Khí hậu nước ta lại có sự phân hoá đa dạng theo chiều Bắc - Nam, theo mùa và theo độ cao. Ở miền Bắc có khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa với một mùa Đông lạnh. Ở vùng núi cao có sương giá và rét đậm. Ở miền Nam khí hậu nhiệt đới điển hình với một mùa khô và mùa mưa. Ở miền Trung là nơi giao thoa khí hậu giữa 2 miền Nam-Bắc. ▪ Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp - Trước hết là việc cung cấp lượng bức xạ lớn, nguồn ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt phong phú cho cây trồng phát triển quanh năm và cho năng suất cao. Độ ẩm không khí cao, lượng mưa dồi dào cho phép cây trồng có sức tái sinh mạnh mẽ, thúc đẩy nở hoa, kết trái. Cũng trong điều kiện nóng - ẩm còn giúp cho cây ngắn ngày tăng thêm từ 1 đến 2 vụ/năm; đối với cây dài ngày có thể khai thác được nhiều đợt, nhiều lứa/năm. Do các đặc trưng của khí hậu nước ta, đã tạo điều kiện để bố trí một tập đoàn cây trồng - vật nuôi đa dạng bao gồm cả nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới với hệ sinh thái phát triển bền vững (ở vùng núi cao 1.500m, khí hậu mát mẻ cho phép phát triển tập đoàn cây trồng-vật nuôi cận nhiệt và ôn đới; ở miền Bắc có mùa Đông lạnh là tiền đề để phát triển cây vụ đông). - Ở mỗi vùng khí hậu lại có sự tác động khác nhau đến sản xuất nông nghiệp: Lãnh thổ trải dài 15 vĩ độ trong vùng nội chí tuyến BBC, hẹp ngang, lượng phân bố bức xạ và nhiệt - ẩm sẽ khác nhau (cả về thời gian và không gian giữa các vùng lãnh thổ), mối quan hệ giữa các khối khí cũng vậy. Vì vậy: Ở phía bắc đèo Hải Vân, tính chất chí tuyến được tăng cường thêm bởi các khối khí lạnh-khô vào mùa Đông (mỗi năm ~20 đợt). Biên độ nhiệt TB chênh lệch tới 110C, còn giữa cực trị nhiệt (tối thiểu và tối cao) lên tới 400C. Sự nhiễu loạn về thời tiết đã tạo cho nửa phần phía Bắc nước ta một hệ sinh thái cực đoan giữa 2 mùa nóng-lạnh. Ở đây thích hợp hơn cả là các cây ngắn ngày và cây ngày ngắn; đối với cây dài ngày và cây lâu năm, nên chọn cây có biên độ sinh thái rộng của vùng cận nhiệt (chè, hồi...) thì mới cho năng suất cao. Ở phía nam đèo Hải Vân: nền sinh thái ổn định hơn về thời tiết, về nhịp điệu mùa cũng như nền nhiệt-ẩm, điều này cho phép nền nông nghiệp có tính chất ổn định hơn. Sự phân hoá cây trồng ở đây chỉ đơn thuần là phân theo loại đất từ cây hàng năm đến cây lâu năm. Tuy nhiên, còn có sự khác biệt về thời tiết ở sườn Tây (giữa Tây Bắc – phía Bắc, giữa Tây Nguyên – phía Nam) trên diện tích 26% lãnh thổ lại có ý nghĩa đáng kể trong việc điều khiển thời vụ đối với cây ngắn ngày và lựa chọn cây dài ngày. Ví dụ, ở Đông Nam Bộ có một mùa khô sâu sắc tương phản với một mùa mưa cường độ cao là điều cần quan tâm đối với cây trồng lấy mủ. ▪ Trở ngại của khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa: Tính chất biến động và sự phân hoá về khí hậu đã dẫn đến các tai biến thiên nhiên như bão, lũ, khô hạn ... trong những năm gần đây lại có chiều hướng gia tăng. Độ ẩm không khí lớn cũng là điều kiện để sâu bệnh lây lan, phát triển. c. Nguồn nước + Nước trên mặt: Nằm trong vùng nhiệt đới, vì vậy nước ta có nguồn nước khá dồi dào. Nhưng các hệ thống sông lớn đều bắt nguồn từ nước ngoài: S.Hồng từ Trung Quốc; S.Mã, S.Cả từ Lào; S.Cửu Long từ Mianma, nếu như ở thượng nguồn việc sử dụng không hợp lý sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của nước ta. Lượng mưa TB năm khá lớn càng làm cho nguồn nước trên các sông của Việt Nam thêm phong phú. Đối với sản xuất nông nghiệp, nước rất cần thiết, ông cha ta đã khẳng định “Nhất nước, nhì phân”. Với mức tiêu thụ nước trong nông nghiệp khoảng 60 tỉ m3 thì về nguyên tắc chỉ cần khai thác 10-15% trữ lượng nước là đủ cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Mạng lưới sông ngòi phân bố rộng khắp và khá dày đặc, các hệ thống sông lớn lại bao phủ toàn bộ các vùng nông nghiệp trù phú. Ngoài việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sông ngòi còn cung cấp lượng phù sa lớn. Trong phạm vi cả nước, dòng chảy cát bùn là 300 - 400 triệu tấn/năm (hệ thống S.Hồng 130 triệu tấn; S.Cửu Long 100 triệu tấn). Về mùa lũ, lượng phù sa trên S.Hồng (tại Sơn Tây) đã lên tới 3.500 gr/cm3, mùa cạn 500 gr/cm3. Lượng cát bùn lớn đã khiến cho các đồng bằng châu thổ lấn ra biển hàng năm từ vài chục tới hàng trăm mét. + Nước ngầm: cũng rất phong phú, mặc dù chưa thăm dò đánh giá đầy đủ. Trữ lượng đã thăm dò khoảng 3,3 tỉ m3. Nước ngầm tập trung ở các phức hệ rời bở (ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long); Trong phức hệ trầm tích cácbônat (ở Đông Bắc, Tây Nguyên và BTBộ). Trong phức hệ phun trào ba dan (ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ), đã được khai thác phục vụ cho tưới tiêu và sinh hoạt. + Hạn chế: Tài nguyên nước phong phú, nhưng phân bố không đều cả về thời gian và không gian. Vào mùa lũ, lượng nước chiếm tới 70 - 80%, mùa kiệt chỉ 20 - 30% tổng lượng nước. Đây là một khó khăn rất lớn đối với nền nông nghiệp, để hạn chế việc thiếu và dư thừa nước phải xây dựng các công trình thuỷ lợi để chủ động tưới - tiêu nước. Ngoài ra, chất lượng nước ở một số sông, hồ nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng. Ở các khu vực ven biển, nước mặn có chiều hướng lấn sâu vào đất liền (ở S.Hồng lấn sâu tới 20 km; S.Thái Bình 40 km; S.Tiền 50 km; S.Hậu 40 km). Điều này lại càng khó khăn hơn đối với ĐB sông Cửu Long vào mùa khô. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (KT - XH) a. Nguồn lao động Trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, LLLĐ nước ta vẫn tập trung nhiều trong khu vực nông nghiệp và mức độ tập trung sẽ còn cao hơn nữa khi các ngành kinh tế khác chỉ thu hút lao động trong các đô thị và lao động có trình độ chuyên môn – kĩ thuật. Trong nông nghiệp, tình trạng phân công lao động diễn ra chậm chạp, mặc dù trong những năm gần đây lao động trong nông nghiệp có chiều hướng giảm về tỉ trọng, nhưng vẫn còn cao. Số dân nước ta đông, gia tăng còn lớn. Vì vậy, nguồn lao động rất dồi dào và thường xuyên được bổ sung (3%/năm), chất lượng cũng đã được nâng hơn. Tuy chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới, song nó vẫn được coi là nhân tố quan trọng để phát triển nông nghiệp cả theo chiều rộng (khai hoang mở rộng diện tích) và theo chiều sâu (thâm canh). Nguồn lao động đông cũng là một khó khăn cho nông nghiệp, số lao động hàng năm tăng với nhịp độ nhanh, phần lớn lại là lao động phổ thông, kĩ thuật thấp đã làm nóng thêm tình hình việc làm ở khu vực này. Mặt khác, nguồn lao động sử dụng chưa hợp lý; phân bố cũng không đều giữa các ngành và các vùng (tập trung quá đông ở 2 đồng bằng) và chủ yếu lại ở trong ngành trồng trọt. Từ sau đổi mới (đặc biệt từ đầu thập kỷ 90), trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn có nhiều thay đổi, bắt nguồn từ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Cụ thể là sự ra đời của các hoạt động kinh doanh mới như nuôi gia cầm gia súc theo hướng chuyên môn hóa; nuôi trồng đặc sản gắn với nhu cầu thị trường; trồng cây ăn quả, cây thực phẩm, cây cảnh; Sự hình thành các dịch vụ nông nghiệp và nông thôn như cung ứng phân bón, giống cây - con, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, vận tải nông sản và nhiều dịch vụ khác. Sự khôi phục các ngành nghề thủ công truyền thống sau một thời bị mai một.v.v. Các hoạt động trên đã góp phần làm thay đổi cơ cấu sử dụng lao động nông nghiệp, đã xuất hiện nhiều lao động phi nông nghiệp, tỉ trọng lao động phi nông nghiệp tăng dần từ vùng ven đô thị đến vùng thuần nông. Về trình độ tiếp thu kĩ thuật, thì LLLĐ (nhất là lao động trẻ) trong nông nghiệp có đủ sức đón nhận các chương trình khuyến nông, có kinh nghiệm thâm canh trong SXNN. Như vậy, nguồn lao động với tính chất 2 mặt của nó đã tạo ra cả những thuận lợi và KK đối với SXNN. b. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật (CSHT, CSVC - KT) Về CSVC-KT bước đầu đã được hình thành và hoàn thiện. Một trong nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là thuỷ lợi hoá. Vấn đề tưới - tiêu về cơ bản đã được giải quyết ở các vùng đồng bằng. Hệ thống đồng ruộng đã được cải tạo đảm bảo cho việc thâm canh, cơ giới hoá. Công tác phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng - vật nuôi được triển khai có thể nhanh chóng dập tắt các nguồn gây bệnh. Các loại giống mới cho năng suất cao đã dần dần thay thế các giống cũ... Bước vào thời kỳ CNH’- HĐH’, nền nông nghiệp được tăng cường đáng kể (nhất là về thuỷ lợi, điện, phân bón, vật tư nông nghiệp, cơ giới hoá). Vào giữa thập kỷ 1990, trên 90% diện tích lúa được tưới bằng các công trình thuỷ nông lớn, phần lớn các vùng nông thôn đã có điện. Một bộ phận diện tích được cơ giới hoá. Nhiều tiến bộ của khoa học – kĩ thuật được đưa vào sản xuất tạo ra bước chuyển biến mới về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nông nghiệp . Về CSHT và dịch vụ nông thôn cũng có nhiều tiến bộ. Nếu xét theo từng vùng, thì ở vùng núi của Trung du – miền núi phía Bắc và Tây Nguyên một số chỉ tiêu thấp hơn các vùng khác, đặc biệt là chỉ tiêu về điện và giáo dục Trung học cơ sở. Ở ĐB sông Hồng các chỉ tiêu đều đạt ở mức cao và đồng đều, vì đây là khu vực được khai thác sớm nhất, có trình độ phát triển tốt. Ở ĐB sông Cửu Long vào loại thấp (do sự thuận lợi và cả khó khăn về giao thông đường sông, kênh rạch tại địa bàn này). Ở miền Trung, CSHT nông thôn còn yếu, trong khi những tuyến liên hệ cơ bản (quốc lộ, phủ sóng truyền thông...) đều do TW trợ giúp. Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về CSHT nông thôn phân theo vùng năm 2002 (đơn vị: %) Các vùng Xã có điện Xã có đường ô tô Xã có trạm y tế Xã có trường tiểu học Xã có trường THCS Cả nước 62,2 86,4 916 97,7 76,2 TDMN phía Bắc 37,0 82,6 82,9 94,9 64,7 ĐB sông Hồng 98,1 99,4 99,6 98,5 97,5 Bắc Trung Bộ 61,8 90,0 79,3 99,8 86,8 Nam Trung Bộ 54,7 82,5 85,9 97,3 66,1 Tây Nguyên 31,7 96,2 84,3 99,9 50,3 Đông Nam Bộ 71,8 97,9 98,2 100,0 75,4 ĐBS Cửu Long 67,0 65,7 96,7 98,4 74,9 c. Đường lối chính sách Là một nước nông nghiệp, vì thế từ lâu nông nghiệp được Đảng và Nhà nước coi là mặt trận hàng đầu. Từ ĐH VI (12/1986) với đường lối đổi mới toàn diện đã khắc phục những sai lầm của công cuộc cải tạo XHCN trong nông nghiệp trước đó và đưa ngành này lên một bước phát triển mới (khoán 10). Hộ nông dân được coi là đơn vị kinh tế tự chủ; được giao quyền sử dụng đất lâu dài; được tự do trao đổi hàng hoá, mua bán vật tư, sản phẩm theo cơ chế thị trường. Kết quả là sức sản xuất được giải phóng, đã khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng sẵn có. Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, ở nông thôn lại có thêm kinh tế hộ nông dân; nhiều hình thức hợp tác mới tự nguyện, sinh động đã tạo nên nền kinh tế đa dạng về sở hữu, đan xen liên kết với nhau, đồng thời cạnh tranh lẫn nhau để cùng phát triển theo qui luật khách quan của kinh tế thị trường. Vấn đề việc làm cũng đã được cải thiện, đó là do thắng lợi của công cuộc đổi mới, SXNN tăng lên rõ rệt; tình trạng thiếu đói cơ bản đã được xoá bỏ, đã tạo thêm việc làm cho người la

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdia_ly_kt_xh_vn_ii_4921.doc