1. Tính chất khách quan của vùng kinh tế
Khi LLSX XH phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của phân công LĐXH. Phân công LĐXH được biểu hiện ở 2 hình thức cơ bản là phân công lao động theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ dẫn tới hình thành các không gian kinh tế đặc thù - Các vùng kinh tế.
Vùng kinh tế (cũng giống như bất kỳ thực thể kinh tế nào đó) hình thành, hoạt động & phát triển đều có tính qui luật. Con người (có thể) & cần phải nhận thức được những qui luật vận động của nó, để trên cơ sở đó mà cải tạo & xây dựng vùng phát triển một cách hướng đích.
111 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÁC VÙNG KINH TẾ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM 3
(Các vùng kinh tế)
Chương 6.
TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÁC VÙNG KINH TẾ.
A. VÙNG KINH TẾ
1. Tính chất khách quan của vùng kinh tế
Khi LLSX XH phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của phân công LĐXH. Phân công LĐXH được biểu hiện ở 2 hình thức cơ bản là phân công lao động theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ dẫn tới hình thành các không gian kinh tế đặc thù - Các vùng kinh tế.
Vùng kinh tế (cũng giống như bất kỳ thực thể kinh tế nào đó) hình thành, hoạt động & phát triển đều có tính qui luật. Con người (có thể) & cần phải nhận thức được những qui luật vận động của nó, để trên cơ sở đó mà cải tạo & xây dựng vùng phát triển một cách hướng đích.
Vùng là sản phẩm của quá trình phát triển phân công lao động theo lãnh thổ, vùng kinh tế hình thành & hoạt động phù hợp với với những đặc trưng cơ bản của một hình thái KT-XH nhất định. Nhưng cần hiểu rằng, không phải ở mọi hình thái KT-XH trong lịch sử đều tồn tại vùng kinh tế. Cụ thể:
- Thời kỳ trước Tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế tự nhiên là chủ yếu, LLSX còn kém phát triển, PCLĐXH theo lãnh thổ còn thô sơ, chưa có những tiền đề vật chất cần thiết cho việc hình thành vùng kinh tế.
- Đến thời kỳ TBCN, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển mang tính chất phổ biến. Thời kỳ công trường thủ công là thời kỳ bắt đầu phát triển mạnh nền sản xuất hàng hóa, nhiều ngành mới xuất hiện, số lượng các ngành riêng biệt & độc lập tăng lên, thị trường được mở rộng đã hình thành các vùng SX CMH' thúc đẩy mạnh mẽ sự PCLĐ theo lãnh thổ. Công trường thủ công không chỉ tạo ra từng khu vực rộng lớn mà còn CMH' những khu vực đó nữa (sự phân công theo hàng hóa). Như vậy, đến thời kỳ công trường thủ công thì vùng kinh tế mới được hình thành..Chủ nghĩa tư bản càng phát triển càng thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ phát triển, mỗi vùng nhất định chuyên sản xuất một bộ phận của sản phẩm được hình thành, và ta thấy "có mối quan hệ chặt chẽ giữa phân công (nói chung) và phân công (khu vực); Tức là một khu vực nhất định chuyên chế tạo một sản phẩm, đôi khi chuyên làm một loại sản phẩm, thậm chí làm một bộ phận nào đó của sản phẩm". Chính PTSX Tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ tính chất cô lập nền kinh tế tự nhiên của chế độ phong kiến, làm cho các mối liên hệ kinh tế giữa các thị trường dân tộc phát triển, thúc đẩy nhanh chóng thị trường thương mại quốc tế cùng với sự bành trướng của thị trường thế giới. Như vậy, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những mối liên hệ có ý nghĩa thế giới & tạo ra sự phân công lao động quốc tế rất nhiều vẻ, sự phân công lao động quốc tế này cũng tác động mạnh đến sự phân công lao động theo lãnh thổ ở trong từng khu vực và ở từng nước tư bản.
- Sang hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa, lực lượng sản xuất tiếp tục được phát triển, phân công lao động (nói chung) & phân công lao động theo lãnh thổ (nói riêng) càng trở nên sâu sắc. Vùng kinh tế được hình thành nhưng khác tư bản chủ nghĩa ở chỗ là dựa trên cơ sở nhận thức tính qui luật khách quan của sự hình thành & phát triển vùng kinh tế và trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo các qui luật kinh tế vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước mình (Tư bản chủ nghĩa, vùng kinh tế được hình thành dưới áp lực của tự do cạnh tranh & lợi nhuận). Nhà nước xã hội chủ nghĩa tác động có ý thức vào quá trình hình thành & phát triển vùng kinh tế, phục vụ cho các mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước; Nhà nước XHCN không chỉ có khả năng xây dựng những vùng kinh tế mới, mà còn có khả năng cải tạo những vùng kinh tế cũ một cách khoa học phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia.
2. Các yếu tố tạo vùng kinh tế
• Phân công lao động theo lãnh thổ (PCLĐ)
Phân công lao động theo lãnh thổ vừa là cơ sở - vừa là động lực của sự hình thành vùng kinh tế. Phân công lao động theo lãnh thổ được biểu hiện bằng sự tập trung các loại sản xuất riêng biệt trên một lãnh thổ nhất định; bằng việc CMH' sản xuất của dân cư dựa vào những điều kiện & đặc điểm sản xuất đặc thù của lãnh thổ đó; Mỗi phạm vi lãnh thổ có chức năng sản xuất đặc thù - đó là một vùng kinh tế; Các vùng kinh tế thông qua mối liên hệ kinh tế - liên kết với nhau trong một hệ thống phân công lao động theo lãnh thổ thống nhất. Như vậy, vùng kinh tế là sự biểu hiện cụ thể của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ & sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ là yếu tố tạo vùng cơ bản nhất.
• Yếu tố tự nhiên. Môi trường tự nhiên là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp - thường xuyên - vĩnh viễn tới quá trình phát triển & phân bố sản xuất; từ đó ảnh hưởng tới phương hướng - qui mô và cơ cấu sản xuất của vùng kinh tế. Những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng quan trọng nhất là:
- Nguồn tài nguyên khoáng sản & năng lượng. Mỗi loại tài nguyên khoáng sản có thể đóng nhiều vai trò khác nhau & có tác động đến sự hình thành & phát triển vùng kinh tế về nhiều mặt, (ví dụ, than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,... vừa là nhiên liệu, nhưng cũng là nguồn nguyên liệu để sản xuất ra hàng trăm loại sản phẩm hóa chất khác nhau). Ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với việc hình thành vùng kinh tế ở các mặt trữ lượng, chất lượng, sự phân bố, điều kiện khai thác, mức độ sử dụng... Việc đánh giá sự ảnh hưởng của nó cần xem xét dưới góc độ tổng hợp, tìm ra ảnh hưởng "trội" để có thể xác định khả năng CMH' sản xuất của vùng.
Các nguồn tài nguyên rừng, hải sản & nông sản cũng ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành & phát triển vùng kinh tế. Cụ thể, các vùng rừng có trữ lượng gỗ lớn có khả năng hình thành & phát triển các ngành sản xuất CMH' gắn với tài nguyên rừng. Các nguồn cá biển, cá nước ngọt, các đặc hải sản cho phép hình thành các vùng CMH' về CB' - khai thác - nuôi trồng các loại thủy sản đặc biệt (tôm, cua, bào ngư, trai ngọc,.v.v.).
- Đất đai. Vùng kinh tế là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia; Khái niệm vùng gắn liền với khái niệm phạm vi nhất định của diện tích đất đai; Đất đai là TLSX cơ bản trong nông nghiệp, có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp & hình thành các vùng chuyên canh; Yếu tố tạo vùng quan trọng của đất đai là thổ nhưỡng, vì vậy cần đánh giá ý nghĩa kinh tế của thổ nhưỡng để tạo ra các vùng chuyên canh phù hợp; Tác dụng tạo vùng của thổ nhưỡng thể hiện ở chất đất, ở tính chất liền dải đối với việc phát triển một loại cây trồng nào đó. Như vậy khi xem xét yếu tố tạo vùng của đất đai, cần xem xét cả 2 mặt (thổ nhưỡng & diện tích), ngoài ra còn xem xét thêm về địa hình, khả năng tưới tiêu
- Khí hậu. Để tạo vùng, thì khí hậu đóng vai trò quan trọng. Ảnh hưởng của khí hậu đối với SXNN là việc bố trí các loại cây trồng - giống vật nuôi phù hợp. Khí hậu - thổ nhưỡng là những yếu tố trội tác động mạnh mẽ đến việc hình thành các vùng CMH' sản xuất nông nghiệp. Nước ta, do vị trí & hình dáng lãnh thổ kéo dài theo nhiều vĩ độ, nằm trong vùng nhiệt đới - gió mùa, địa hình phân hóa đa dạng. Vì vậy, ng/cứu về đất đai & khí hậu cần được đặc biệt chú ý trong quá trình hình thành vùng kinh tế.
• Yếu tố kinh tế
- Trung tâm công nghiệp (TTCN), thành phố lớn. Thông thường, các thành phố lớn hay TTCN đều tạo ra quanh mình một vùng ảnh hưởng, trong đó mọi sinh hoạt kinh tế đều do thành phố, TTCN chi phối. Vì vậy, khi nghiên cứu vùng kinh tế phải xuất phát từ thành phố & TTCN lớn để xác định phạm vi ảnh hưởng không gian của chúng; Tùy theo qui mô và loại hình thành phố & TTCN mà phạm vi ảnh hưởng khác nhau, những thành phố & TTCN lớn thường là hạt nhân của vùng kinh tế.
- Các cơ sở sản xuất nông - lâm - ngư quan trọng (SX N - L - N). Các cơ sở SX N-L-N thường sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản phẩm lớn và có mối quan hệ (cả bên trong & bên ngoài) phức tạp đều có tác dụng tạo vùng. Ví dụ, hệ thống các nông trường có qui mô hoạt động rộng lớn, có thể phát triển nhiều ngành CMH', tạo ra một phạm vi ảnh hưởng xung quanh mình. Các vùng CMH' về cây công nghiệp, hay vùng chuyên canh lúa đều là những hạt nhân tạo vùng.
- Quan hệ kinh tế đối ngoại. Việc mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với nước ngoài, hay nói một cách khác là việc đẩy mạnh xuất - nhập khẩu cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành, qui mô & mức độ CMH' của các vùng kinh tế. Ví dụ, điều kiện khí hậu của nước ta thuận lợi cho phát triển các loại nông sản nhiệt đới để xuất khẩu đổi lấy máy móc thiết bị phục vụ cho sự nghiệp CNH' & HĐH' đất nước. Điều này đòi hỏi nước ta phải nhanh chóng xây dựng các vùng CMH' rộng lớn & ổn định về sản xuất các nông phẩm nhiệt đới.
• Yếu tố tiến bộ khoa học - công nghệ (KH-CN). Tiến bộ của KH - CN ảnh hưởng tới việc hình thành vùng kinh tế ở nhiều mặt. Ví dụ, ứng dụng tiến bộ của KH - CN vào việc thăm dò, tìm kiếm, xác định trữ lượng, chất lượng tài nguyên khoáng sản, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho việc hình thành nhiều KCN mới. Tiến bộ của KH - CN còn cho phép cải tạo các vùng hoang hóa, đầm lầy,... thành các vùng SX CMH' quan trọng.
• Yếu tố dân cư - dân tộc. Yếu tố dân cư thể hiện ở nguồn LĐ (lao động kĩ thuật) có vai trò quan trọng trong việc hình thành vùng kinh tế. Thường là ở những nơi có LLLĐ đông đảo, trình độ CMKT cao đều là nơi thuận lợi cho việc hình thành & phát triển nhiều ngành sản xuất CMH' có qui trình kỹ thuật hiện đại. Yếu tố dân tộc thể hiện trong tập quán SX và tập quán tiêu dùng cũng tạo ra những ngành sản xuất CMH' khác nhau với những sản phẩm độc đáo. Tập quan tiêu dùng kích thích sự phát triển các ngành nghề với những sản phẩm khác nhau phù hợp với yêu cầu tiêu dùng của nhân dân làm cho cơ cấu sản xuất của vùng phong phú, đa dạng, tận dụng hợp lý tiềm năng mọi mặt của vùng.
• Yếu tố lịch sử - văn hóa. ra những ngành SX CMH' khác nhau với những sản ph Vùng mà chúng ta nghiên cứu là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài về lịch sử - văn hóa – xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu quá trình hình thành vùng phải có quan điểm lịch sử đúng đắn. Những yếu tố tạo vùng đều có mối quan hệ tác động qua lại với nhau trong một thể thống nhất, việc nghiên cứu quá trình hình thành & phát triển vùng kinh tế cần phải phân tích tỉ mỉ, sâu sắc từng yếu tố; mối quan hệ giữa chúng với nhau (cả trong trạng thái tĩnh và động).
3. Nội dung của vùng kinh tế
Vùng kinh tế là một bộ phận kinh tế lãnh thổ đặc thù của nền KTQD có CMH' sản xuất kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp. Như vậy, có thể hiểu vùng kinh tế bào hàm 2 nội dung là CMH' & phát triển tổng hợp.
3.1. Chuyên môn hóa sản xuất của vùng kinh tế (CMH' SX)
Trước hết, vùng kinh tế phải là một vùng sản xuất CMH'. Sự CMH' nói lên chức năng sản xuất cơ bản, quyết định phương hướng sản xuất chủ yếu của vùng trong một giai đoạn nhất định. Mặt khác, CMH còn nói lên vai trò, vị trí của vùng trong nền KTQD, xác định nhiệm vụ cơ bản mà vùng phải đảm nhận đối với cả nước (hay với nhiều vùng) trong một thời gian tương đối dài.
- CMH' sản xuất của vùng kinh tế là dựa vào những ưu thế của vùng để phát triển một số ngành có ý nghĩa đối với cả nước (hoặc đối với thị trường thế giới). Những ưu thế của vùng là những điều kiện đặc thù về TN - KT - dân cư - lịch sử - XH - VH - KH - KT & CN. Các vùng kinh tế khác nhau không chỉ về điều kiện tự nhiên mà còn khác nhau về trình độ phát triển của LLSX, về mật độ dân số, về nguồn lao động (đặc biệt là lao động có kĩ thuật), về cơ sở kinh tế, về CSVC - KT, khoa học được tạo ra trong quá trình lịch sử. Sự CMH' sản xuất của vùng kinh tế chính là sự lợi dụng những điều kiện đặc thù đó, nhằm tiết kiệm & tăng NS LĐXH, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, tạo ra khối lượng hàng hóa tốt - rẻ - có sức cạnh tranh, thỏa mãn nhu cầu của vùng, đáp ứng nhu cầu nhất định của nền KTQD, tham gia tích cực vào hoạt động KT-XH giữa các vùng, góp phần đẩy nhanh quá trình PCLĐXH theo lãnh thổ trên phạm vi cả nước.
Tiêu chuẩn quan trọng để xác định một ngành SX CMH' là khối lượng - chất lượng sản phẩm hàng hóa xuất ra ngoài vùng. Người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
(1) Tỷ trọng (%) sản phẩm hàng hóa xuất ra ngoài vùng của một ngành nào đó chiếm trong toàn bộ sản phẩm của ngành đó ở trong vùng.
(2) Tỷ trọng (%) sản phẩm xuất ra ngoài vùng của một ngành nào đó chiếm trong toàn bộ sản phẩm - trao đổi giữa các vùng của ngành nào đó trong cả nước.
(3) Tỷ trọng (%) sản phẩm của một ngành SX nào đó của vùng chiếm trong toàn bộ sản phẩm của ngành đó trong cả nước (tính theo đơn vị tự nhiên và giá trị).
(4) Tỷ trọng (%) giá trị sản lượng của một ngành nào đó của vùng chiếm trong tổng giá trị sản lượng của vùng.
Chỉ tiêu (1) & (2) cho phép xác định vị trí của một ngành nào đó trong sự PCLĐXH theo lãnh thổ của vùng và của toàn quốc. Chỉ tiêu (3) & (4) cho phép xác định vị trí của một ngành nào đó trong nền KTQD của vùng và của toàn quốc. Kết hợp cả 4 chỉ tiêu trên cho phép phát hiện các ngành sản xuất CMH' chủ yếu & trình độ CMH' của chúng trong vùng kinh tế.
3.2. Phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng
- Phát triển tổng hợp là bản chất của vùng kinh tế theo định hướng XHCN, nó xác định cơ cấu kinh tế hợp lý nhất của vùng & phản ánh các mối quan hệ kinh tế trong nội vùng. Phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng tức là mỗi vùng kinh tế phải là một tổng thể kinh tế đa ngành - đa lĩnh vực phát triển mạnh mẽ - cân đối, hỗ trợ nhau trong sản xuất - kinh doanh, trong khai thác - sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên - lao động; đảm bảo cho vùng có thể tự túc được phần lớn nhu cầu của mình; mặt khác có thể làm tốt trách nhiệm đã được phân công đối với nền kinh tế của cả nước.
- Phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng là sự phát triển cân đối - tối ưu của các ngành kinh tế có trong vùng; Phải đảm bảo cho hướng CMH' của vùng phát triển thuận lợi nhất, đạt hiệu quả cao nhất. CMH' sản xuất kết hợp với phát triển tổng hợp chính là thực hiện sự kết hợp giữa lợi ích của vùng với lợi ích của cả nước (đây cũng là tính ưu việt của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường - định hướng XHCN). Muốn phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng, cần xác định rõ số lượng ngành kinh tế & cơ cấu kinh tế của vùng (số lượng ngành & cơ cấu kinh tế thường rất khác nhau tùy thuộc vào sự CMH' & trình độ phát triển của LLSX). Bên cạnh các ngành sản xuất CMH', cần phát triển hợp lý một tổng hợp thể các ngành kinh tế khác; Mục đích là tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của vùng; phát triển cân đối các ngành trong nội vùng nhằm hợp lý hóa các mối liên hệ (trong & ngoài) vùng ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất
Lưu ý, phát triển tổng hợp của vùng kinh tế không phải là sự phát triển của một tập hợp đơn giản các ngành kinh tế khác nhau chỉ có liên hệ với nhau về mặt cùng chung một lãnh thổ phân bố; mà là một sự kết hợp xã hội của sản xuất trong phạm vi một vùng kinh tế. Giữa các ngành của tổng hợp thể kinh tế vùng có sự phụ thuộc lẫn nhau theo một tỉ lệ nhất định, khiến chúng phát triển một cách cân đối, nhịp nhàng theo một kế hoạch thống nhất. Tất nhiên, mối liên hệ đó không phải hình thành ngay trong cùng một lúc, mà nó hình thành dần dần theo sự phát triển của LLSX của vùng. Cho nên, việc xác định cơ cấu kinh tế của vùng theo nguyên tắc tương lai là phải dự báo được những khả năng biến động để tìm ra các giải pháp đảm bảo cho sự phát triển tổng hợp - hợp lý của vùng. CMH' sản xuất kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng tạo thành tổng hợp thể kinh tế của vùng.
● Tổng hợp thể kinh tế vùng bao gồm 3 nhóm ngành chủ yếu sau
+ Các ngành SX CMH’. Các ngành sản xuất CMH' của vùng là những ngành đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh tế vùng; quyết định phương hướng sản xuất chủ yếu; quyết định vị trí của vùng trong sự PCLĐ theo lãnh thổ (giữa vùng & cả nước); quyết định việc hình thành tổng hợp thể kinh tế của vùng & việc tổ chức - quản lý kinh tế của vùng. Những ngành này hình thành & phát triển trên cơ sở các điều kiện thuận lợi nhất của vùng & tạo ra sản phẩm hàng hóa có ý nghĩa quốc gia & quốc tế; Sản phẩm hàng hóa phải có chất lượng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh; thỏa mãn nhu cầu cả nước hay của nhiều vùng khác, là ngành chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng (hoặc cả nước).
+ Các ngành sản xuất bổ trợ. Là những ngành chủ yếu phát triển để trực tiếp phục vụ cho các ngành sản xuất CMH' vùng, những ngành này có mối liên hệ, gắn bó với các ngành sản xuất CMH'. Có thể nói, không có các ngành bổ trợ thì các ngành sản xuất CMH' không thể phát triển được; nhưng sự phát triển của các ngành bổ trợ lại do các ngành sản xuất CMH' vùng qui định, các ngành này phát sinh, tồn tại & phát triển tùy thuộc vào hướng sản xuất CMH' của vùng.
Các ngành sản xuất bổ trợ thường bao gồm: Các ngành khai thác và làm giàu nguyên liệu cung cấp cho các ngành sản xuất CMH'; Các ngành cung cấp thiết bị, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng cho các ngành sản xuất CMH'; Các ngành có liên hệ chặt chẽ với các ngành sản xuất CMH' về qui trình công nghệ.
+ Các ngành sản xuất phụ: Bao gồm những ngành không có liên quan trực tiếp với các ngành sản xuất CMH' vùng, nhưng lại rất cần thiết cho sự phát triển vùng, vì những ngành này có thể đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu sản xuất có tính chất địa phương dựa trên nguồn nguyên liệu nhỏ có tại địa phương. Các ngành này thường bao gồm: Các ngành sử dụng các phế liệu & phế phẩm của ngành sản xuất CMH'; Các cơ sở sản xuất VLXD, các cơ sở CB' & sửa chữa máy móc dùng trong địa phương.
4. Các loại vùng kinh tế (KT)
a. Vùng kinh tế ngành
Vùng kinh tế ngành là vùng mà ở đó phân bố tập trung một ngành sản xuất nhất định (vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp). Vùng kinh tế ngành cũng có tính chất tổng hợp của nó (ngoài các ngành sản xuất CMH', còn có cả một cơ cấu các ngành phát triển hỗ trợ). Vùng kinh tế ngành là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển & phân bố của các ngành, là cơ sở để kết hợp kế hoạch hóa & quản lý theo ngành - theo lãnh thổ.
b. Vùng kinh tế tổng hợp
Đây là vùng kinh tế đa ngành, phát triển cân đối, nhịp nhàng, nó là một phần tử - cơ cấu của nền kinh tế quốc gia. Sự CMH' của vùng kinh tế tổng hợp được qui định bởi các vùng kinh tế đa ngành tồn tại trong vùng kinh tế tổng hợp, sự CMH' của chúng còn có ý nghĩa đối với cả các vùng kinh tế tổng hợp khác. Khi lực lượng sản xuất càng phát triển, thì PC LĐXH (cả PCLĐ theo ngành) càng sâu sắc sẽ làm cho cơ cấu kinh tế của các vùng kinh tế tổng hợp càng phức tạp. Khi đó, CMH' của các vùng kinh tế tổng hợp trở thành sự CMH' của các ngành kinh tế trong vùng, số lượng các ngành CMH' sẽ tăng lên.
Vùng kinh tế tổng hợp bao gồm 2 loại:
+ Vùng kinh tế cơ bản. Là vùng có diện tích rộng; có nhiều ngành sản xuất CMH' và sự phát triển tổng hợp của vùng phức tạp hơn so với vùng kinh tế hành chính. Là vùng chỉ có ý nghĩa & chức năng kinh tế, giúp cho việc nghiên cứu & lập các chương trình kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế có tầm cỡ quốc gia; giúp cho việc phân bố hợp lý LLSX trong cả nước & giữa các vùng; xây dựng mối liên hệ kinh tế giữa các vùng và cả nước, tạo điều kiện khai thác tốt mọi nguồn tài nguyên, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật... của đất nước; hình thành & điều tiết các cân đối lãnh thổ lớn; định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
+ Vùng kinh tế hành chính. Là vùng có cả chức năng kinh tế lẫn hành chính, là sự thống nhất giữa quản lý kinh tế với quản lý hành chính, là vùng được xây dựng theo nguyên tắc kinh tế (ranh giới kinh tế - hành chính thống nhất). Do ý nghĩa & chức năng kinh tế, nên vùng kinh tế hành chính cũng có đầy đủ 2 chức năng cơ bản của một vùng kinh tế tổng hợp (CMH' sản xuất & phát triển tổng hợp). Bản thân vùng kinh tế hành chính cũng là một tổng hợp thể kinh tế lãnh thổ, nhưng do ý nghĩa & chức năng hành chính của nó cho nên mỗi vùng kinh tế hành chính là một đơn vị kinh tế trong phân cấp quản lý của Nhà nước, có ngân sách riêng, có thị trường địa phương. Những cơ quan-chính quyền của vùng kinh tế hành chính thực hiện cả 2 chức năng là quản lý hành chính & quản lý kinh tế.
B. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
1. Quan niệm về vùng
Trên thực tế, có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về vùng kinh tế với mục đích & tiêu chí khác nhau. Song, dù qui mô của vùng có thể lớn nhó khác nhau thì đều có những điểm chung là trong một lãnh thổ đều có ranh giới nhất định (dù "cứng" hay "mềm"), trong đó có sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên - môi trường - con người (cả sản xuất & tiêu thụ).
Như vậy có thể quan niệm về vùng như sau: "Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần tạo nên nó, cũng như mối quan hệ có chọn lọc với không gian các cấp bên ngoài".
Với quan niệm trên, có thể thấy rằng
- Vùng là một hệ thống, bao gồm các mối liên hệ của các bộ phận cấu thành với các dạng liên hệ địa lý - kỹ thuật - KT - XH bên trong hệ thống cũng như bên ngoài hệ thống.
- Vùng có qui mô khác nhau, sự tồn tại của cùng là khách quan có tính lịch sử (qui mô & số lượng vùng có thể thay đổi theo các giai đoạn phát triển của đất nước).
- Vùng tồn tại do yêu cầu phát triển của nền KTQD; Tính khách quan của vùng được cụ thể hóa thông quan những nguyên tắc do con người tạo ra.
- Vùng là cơ sở để hoạch định các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển KT - XH của mỗi vùng.
2. Hệ thống vùng của nước ta qua các giai đoạn phát triển
a. Những nhận biết ban đầu về vùng KT đến đầu những năm 60 (thế kỉ XX)
- Giữa TK 15 (khi khoa học địa lý mới phát triển) ở nước ta "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi ra đời (1435) với một loạt công trình nghiên cứu theo địa vực hành chính, tiếp cận với quan điểm dân tộc, độc lập, tự chủ được biên soạn; Mỗi đơn vị (địa phương) đều đề cập tới vị trí địa lý, ranh giới, qui mô lãnh thổ, tổ chức xã hội, tình hình kinh tế với những đặc thù của riêng mình.
- Giữa TK 17, Lê Quí Đôn đã nghiên cứu trọn vẹn một địa phương (Thuận Hóa, Q.Nam).
- Trải qua các triều đại phong kiến, cũng có nhiều công trình chuyên khảo chú ý đến lĩnh vực nghiên cứu địa phương như: " Lịch triều hiến chương; Đại Nam nhất thống chí,...". Xét dưới góc độ địa lý hành chính, mỗi triều đại phân chia lãnh thổ ra thành những đơn vị nhiều cấp khác nhau để thuận tiện cho việc quản lý & bảo vệ an ninh. Ví dụ: Từ thời Hai Bà Trưng (nước ta chia ra các quận, huyện với 65 thành trì); dưới các triều Lý, Trần, Hồ (các bộ phận lãnh thổ mang tên là Lộ); đời Lê (Lộ đổi thành Trấn. Cả nước có 5 Đạo (mỗi Đạo lại bao gồm nhiều Phủ, Châu, Huyện), đến đời Nguyễn (Trấn đổi thành Tỉnh); thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh (Đàng trong-Đàng ngoài).
- Thời kỳ Pháp thuộc, Pháp chia lãnh thổ nước ta (Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ).
- Sau 1954, các khu tự trị được thành lập như "Khu tự trị Việt Bắc (1956), Khu tự trị Thái-Mèo (1955) và năm 1962 đổi thành Khu tự trị Tây Bắc...
Như vậy, tùy từng thời kỳ, tùy theo mục đích chính trị - kinh tế - quân sự mà các đơn vị hành chính được gộp lại thành những đơn vị hành chính dưới cấp quốc gia. Việc hình thành các đơn vị hành chính này đó là do nhu cầu quản lý đất nước, cần có nhiều cấp, trong đó nổi lên cấp quản lý trung gian giữa quốc gia và tỉnh - tạm gọi là vùng.
b. Giai đoạn 1960 - 1975. Giai đoạn này, việc nghiên cứu & phân vùng diễn ra chủ yếu ở M.Bắc (từ Vĩnh Linh) với đặc trưng chính về kinh tế N - L - N. Chia thành 2 thời kỳ:
* Thời kỳ 1960 - 1970: Việc phân vùng, qui hoạch tập trung chủ yếu vào những vấn đề nhỏ lẻ từng vùng cụ thể (chủ yếu là PVNN). UBKH Nhà nước phối hợp với Bộ nông nghiệp nghiên cứu và PVNN ở miền Bắc VN (chia 4 vùng NN lớn: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng & Khu IV cũ). Tổng cục Lâm nghiệp đã tổ chức, điều tra và tiến tới phân vùng lâm nghiệp làm cơ sở cho phát triển ngành. Năm 1968, UBXD cơ bản Nhà nước triển khai nghiên cứu qui hoạch các điểm công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam.
* Thời kỳ 1971 - 1975 (phương án 2 vùng kinh tế cơ bản). Một số vùng kinh tế mới được hình thành ở TDMN', Nhà nước tiến hành qui hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp. Ngành lâm nghiệp qui hoạch một số vùng CMH' giấy, sợi, gỗ trụ mỏ... Trong công nghiệp tiếp tục nghiên cứu địa điểm bố trí các công trình lớn. Thời kỳ này cũng tiến hành qui hoạch một số huyện, thị xã trọng điểm. Nhìn chung thời kỳ này, công tác qui hoạch vẫn tập trung chủ yếu vào phục vụ cho SX nông - lâm. Cuối những năm 1960, trong giáo trình giảng dạy về vùng ở trường ĐHSP-HN, dựa trên quan điểm vùng của trường phái Địa lý Xô viết hiện đại, GS Trần Đình Gián phân chia lãnh thổ nước ta thành 2 vùng kinh tế cơ bản với 4 á vùng theo ranh giới chính trị hồi đó. Vận dụng NQ ĐH Đảng III, Ông chia M.Bắc thành 4 vùng kinh tế hành chính, đồng thời đề ra một hệ thống 3 cấp: Vùng KT - XH lớn; vùng kinh tế - hành chính tỉnh (hay liên tỉnh); vùng kinh tế cơ sở huyện (hay liên huyện). Ba cấp đó giống như một hệ thống động lực, hoạt động vừa có phân cấp - vừa có phối hợp nhằm xây dựng nền KT-XH thống nhất & đa dạng:
Cấp vùng KT-XH lớn phải đủ tiềm lực để trang bị kỹ thuật & đổi mới kỹ thuật - công nghệ cho nền KTQD trong phạm vi lãnh thổ của mình. Có mạng lưới năng lượng, nguyên liệu, lương thực cùng các cơ sở chế tạo & thiết bị cơ bản ở mức độ thích hợp; Có hệ thống nghiên cứu & ĐT hoàn chỉnh (gồm các trường ĐH, CĐ & KT dạy nghề) qui mô thích hợp.
Cấp v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dia_li_ktxh_vn_hp_iii_7357.doc