Tổ chức hoạt động thực hành bộ môn Tâm lí học – giáo dục học tại Cơ sở giáo dục Mầm non Thực hành Hoa Sen, giải pháp gắn lí luận với thực tiễn trong đào tạo sinh viên ngành Giáo dục mầm non

Bộ môn Tâm lí học - Giáo dục học (TLH- GDH) là một bộ môn nghiệp vụ

trong nhà trường Sư phạm, tuy nhiên, nội dung của bộ môn này nhiều kiến thức lí

luận trừu tượng, đòi hỏi tính cập nhật giữa nội dung môn học với thực tiễn giáo

dục cao. Do đó, việc gắn lí thuyết bộ môn TLH – GDH với thực tiễn thông qua hoạt

động thực hành tại cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen (GDMNTHHS) là

hết sức cần thiết. Đây là một giải pháp hữu hiệu góp phần gắn lí luận môn học với

thực tiễn, hình thành phẩm chất, năng lực sư phạm cần thiết cho sinh viên ngành

Giáo dục Mầm non (GDMN), thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

trong trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình (CĐSP HB). Để hoạt động này đạt hiệu

quả cần tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa Tổ Tâm lí - Giáo dục với cơ sở

THMNHS và khoa Mầm non trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt

động thực hành.

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tổ chức hoạt động thực hành bộ môn Tâm lí học – giáo dục học tại Cơ sở giáo dục Mầm non Thực hành Hoa Sen, giải pháp gắn lí luận với thực tiễn trong đào tạo sinh viên ngành Giáo dục mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
55 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH BỘ MÔN TÂM LÍ HỌC – GIÁO DỤC HỌC TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON THỰC HÀNH HOA SEN, GIẢI PHÁP GẮN LÍ LUẬN VỚI THỰC TIỄN TRONG ĐÀO TẠO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON Phạm Nam Phương, Tổ Tâm lí- Giáo dục Tóm tắt: Bộ môn Tâm lí học - Giáo dục học (TLH- GDH) là một bộ môn nghiệp vụ trong nhà trường Sư phạm, tuy nhiên, nội dung của bộ môn này nhiều kiến thức lí luận trừu tượng, đòi hỏi tính cập nhật giữa nội dung môn học với thực tiễn giáo dục cao. Do đó, việc gắn lí thuyết bộ môn TLH – GDH với thực tiễn thông qua hoạt động thực hành tại cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen (GDMNTHHS) là hết sức cần thiết. Đây là một giải pháp hữu hiệu góp phần gắn lí luận môn học với thực tiễn, hình thành phẩm chất, năng lực sư phạm cần thiết cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non (GDMN), thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình (CĐSP HB). Để hoạt động này đạt hiệu quả cần tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa Tổ Tâm lí - Giáo dục với cơ sở THMNHS và khoa Mầm non trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động thực hành. I. Đặt vấn đề Học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn là nguyên lý cơ bản của nền giáo dục Việt Nam. Và trong bối cảnh đổi mới giáo dục toàn diện hiện nay, nguyên lý này càng có ý nghĩa quan trọng. Bộ môn TLH – GDH là một bộ môn nghiệp vụ trong nhà trường Sư phạm, góp phần hình thành phẩm chất và năng lực nghề nghiệpcho sinh viên Sư phạm nói chung và sinh viên ngành GDMN nói riêng. Tuy nhiên, nội dung của bộ môn này nhiều kiến thức lí luận trừu tượng, yêu cầu sinh viên biết vận dụng các kiến thức lí luận để giải quyết vấn đề trong thực tiễn giáo dục cũng như tính cập nhật giữa nội dung môn học với thực tiễn giáo dục cao. Do đó trong giảng dạy bộ môn TLH – 56 GDH cần gắn lí luận với thực tiễn. Cơ sở GDMNTHHS là cơ sở mầm non trực thuộc trường CĐSPHB. Cơ sở vừa là nơi chăm sóc giáo dục cho trẻ em lứa tuổi mầm non ở địa phương, vừa là nơi rèn nghề cho sinh viên ngành GDMN của nhà trường. Như vậy có thể nói, quá trình đào tạo sinh viên ngành GDMN tại trường CĐSPHB có nhiều thuận lợi khi sinh viên được thực hành tại cơ sở GDMNTHHS. Với bộ môn TLH- GDH, các giờ học thực hành cũng hiệu quả hơn khi được tổ chức tại cơ sở GDMNTHHS. Quá trình tổ chức cho sinh viên ngành GDMN thực hành tại cơ sở thực hành tạo điều kiện để các em thâm nhập thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm trong hoạt động học tập và rèn luyện, nhờ đó, các em sẽ hứng thú với quá trình học tập bộ môn TLH- GDH, hiệu quả của môn học sẽ được nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường CĐSPHB. II. Nội dung 1. Khái quát về bộ môn Tâm lí học – Giáo dục học trong chương trình đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non TLH – GDH là bộ môn nghiệp vụ cơ bản trong nhà trường Sư phạm, trang bị kiến thức sở ngành cũng như các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho sinh viên ở nhiều ngành học khác nhau, trong đó có sinh viên ngành GDMN. Bên cạnh việc cung cấp cho sinh viên những kiến thức lí luận cơ bản về tâm lí của con người, đặc điểm phát triển tâm lí của các lứa tuổi, về quá trình dạy học, giáo dục, bộ môn TLH - GDH còn góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành thái độ, kĩ năng nghề nghiệp của sinh viên, tạo nền tảng ban đầu giúp sinh viên thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trong trường mầm non. Trong chương trình đào tạo ngành GDMN, cùng các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành như Tâm lí học đại cương, Giáo dục học đại cương thì còn có một số học phần thuộc bộ môn TLH – GDH nằm trong khối kiến thức chuyên môn nghiệp vụ như Sự học và sự phát triển tâm lí trẻ em lứa tuổi mầm non, Giáo dục học mầm non, Nghề giáo viên mầm non, Phương pháp nghiên cứu trẻ emMỗi 57 học phần nêu trên có từ 40% số tiết thực hành trở lên. Nội dung thực hành của các học phần gắn liền với việc củng cố kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Những nội dung thực hành này sẽ ý nghĩa hơn đối với sinh viên khi được thực hiện tại cơ sở GDMNTHHS. Những kiến thức lí luận được hiện thực hóa, những phương thức giao tiếp, ứng xử trong thực tiễn giáo dục mầm non giúp hình thành ở người học những phẩm chất, năng lực cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của các em sau này. 2. Ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động thực hành bộ môn Tâm lí học – Giáo dục học tại cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen Thực hành bộ môn TLH - GDH tại cơ sở GDMNTHHS là quá trình gắn kết đào tạo với hoạt động thực tiễn. Điều này giúp quá trình đào tạo sinh viên ngành GDMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Những nội dung lý thuyết trừu tượng trong môn học được cụ thể hóa trong chính hoạt động của trẻ mầm non cũng như quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, giúp sinh viên hiểu rõ hơn các nội dung học tập, nhờ đó nâng cao hơn hiệu quả học tập bộ môn TLH – GDH. Các hình thức hoạt động đa dạng tại cơ sở GDMNTHHS tạo không khí thoải mái, hứng thú trong học tập cho sinh viên. Chính điều này giúp các em luôn chủ động, nhiệt tình khi tham gia các buổi thực hành tại cơ sở, nhờ đó kết qủa học tập và kĩ năng nghề của các em sẽ được nâng cao. Thực hành tại cơ sở GDMNTHHS, sinh viên hiểu rõ đối tượng, môi trường công việc trong tương lai của mình đồng thời được quan sát trực quan hơn các kĩ năng nghề cần thiết đối với người giáo viên mầm non. Điều này sẽ giúp các em gần gũi hơn với trẻ nhỏ, phát triển lòng yêu trẻ cũng như tình cảm nghề nghiệp, nâng cao nhận thức về kĩ năng nghề nghiệp. Quá trình tổ chức hoạt động thực hành tại cơ sở GDMNTHHS còn có ý nghĩa trực tiếp đối với các giảng viên của tổ Tâm lí – Giáo dục khi cùng sinh viên tham gia hoạt động thực hành tại cơ sở và trao đổi thực tiễn với các giáo viên mầm non. 58 3. Tổ chức hoạt động thực hành bộ môn Tâm lí học – Giáo dục học tại cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen 3.1. Tổ chức thực hiệnhoạt động thực hành bộ môn Tâm lí học – Giáo dục học tại cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen Để quá trình học tập các học phần của sinh viên không bị xa rời thực tiễn, các giảng viên của tổ Tâm lí – Giáo dục thường xuyên tổ chức hoạt động thực hành bộ môn TLH – GDH tại cơ sở GDMNTHHS. Quá trình này thường được thực hiện như sau: Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động thực hành tại cơ sở GDMNTHHS. Ở bước này giảng viên nghiên cứu kế hoạch hoạt động của cơ sở GDMNTHHS sẽ diễn ra trong thời gian thực hành bộ môn để phân chia nhóm lớp hợp lý, sắp xếp thời khóa biểu học phần để lựa chọn nội dung thực hành cho phù hợp với thời gianTiếp đến, giảng viên xác định mục tiêu, nội dung buổi thực hành, dự kiến các hoạt động sẽ diễn ra Bước 2: Chuẩn bị hoạt động thực hành tại cơ sở GDMNTHHS. Trong bước này, giảng viên giải thích rõ cho sinh viên về mục tiêu, nội dung của buổi thực hành. Giảng viên lưu ý sinh viên những kĩ năng cần thiết để thực hành; chuẩn bị các phương tiện và điều kiện cần thiết cho quá trình thực hành. Giảng viên giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sinh viên hoặc nhóm sinh viên. Đây là bước cơ bản để hoạt động thực hành được diễn ra hiệu quả. Vì vậy giảng viên phải hướng dẫn sinh viên thật tỉ mỉ. Bước 3: Tổ chức, điều khiển hoạt động thực hành của sinh viên tại cơ sở GDMNTHHS. Bước này là sự hiện thực hóa các công việc đã được xác định ở 2 bước trên. Sinh viên thực hành theo nhiệm vụ đã được phân công. Giảng viên quan sát, giúp đỡ sinh viên khi các em gặp khó khăn đồng thời linh hoạt, xử lí kịp thời những tình huống bất ngờ xảy ra. Bước 4: Đánh giá hoạt động thực hành của sinh viên tại cơ sở GDMNTHHS. 59 Đây là bước giảng viên đánh giá quá trình sinh viên thực hành tại cơ sở GDMNTHHS, xem xét nhận thức, thái độ, kĩ năng của sinh viên khi thực hiện các nhiệm vụ thực hành. Bên cạnh đó, giảng viên cũng đánh giá quá trình tổ chức, điều kiển hoạt động thực hành để đưa ra các quyết định điều khiển, điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình này. Bước 5: Tổ chức cho sinh viên chia sẻ những bài học, kinh nghiệm rút ra qua buổi thực hành. Giảng viên hướng dẫn sinh viên chia sẻ những bài học, kinh nghiệm rút ra được qua buổi thực hành, từ đó củng cố lại mối liên hệ giữa kiến thức và thực tế, hình thành và phát triển phẩm chất và kĩ năng nghề nghiệp. 3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động thực hành bộ môn Tâm lí học – Giáo dục học tại cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen Trong quá trình hướng dẫn sinh viên thực hành bộ môn TLH – GDH tại cơ sở GDMNTHHS, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn nhất định. * Thuận lợi: - Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu trường CĐSPHB cũng như lãnh đạo khoa Mầm non và cơ sở GDMNTHHS. - Hệ thống cơ sở vật chất, môi trường giáo dục tại cơ sở GDMNTHHS an toàn, thân thiện, tạo hứng thú cho sinh viên khi được thực hành tại các lớp trong cơ sở. - Cơ sở GDMNTHHS luôn tạo điều kiện để sinh viên được tham gia các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Giáo viên tại cơ sở nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên khi các em gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình tham gia các hoạt động tại cơ sở. - Cơ sở GDMNTHHS có số lượng trẻ đông, các độ tuổi đa dạng. Điều này tạo điều kiện để sinh viên có thể thực hành cách chăm sóc giáo dục trẻ ở nhiều độ tuổi, qua đó mở rộng hiểu biết về trẻ và rèn luyện kĩ năng nghề của bản thân. * Khó khăn: - Do phải đảm bảo số tiết dạy theo đúng chương trình chi tiết và theo thời khóa 60 biểu đã đăng kí, nên giáo viên giảng dạy bộ môn nhiều khi khó sắp xếp để sinh viên có thể tham gia hết các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại cơ sở thực hành. - Do thời gian thực hành bộ môn có lúc trùng với hoạt động kiến tập, thực tập thường xuyên của khoa Mầm non nên đôi lúc, lượng sinh viên tập trung tại 1 lớp học mầm non quá đông, điều này khiến sinh viên gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động thực hành. - Thời lượng thực hành các nội dung chỉ diễn ra theo số tiết được quy định ở chương trình đào tạo nên không đủ thời gian để sinh viên thực hành các nội dung lý thuyết phức tạp. Việc dựa vào những lợi thế đã có tại cơ sở GDMNTHHS và khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện sẽ giúp quá trình thực hành bộ môn TLH – GDH đạt hiệu quả cao hơn. 3.3. Kết quả đạt được Đánh giá về hoạt động thực hành bộ môn TLH - GDH tại cơ sở GDMNTHHS, tôi nhận thấy những thay đổi tích cực trong quá trình học tập cũng như trong nhận thức, thái độ của sinh viên ngành GDMN, cụ thể như sau: Đa phần sinh viên nắm vững hơn các nội dung lý thuyết đã được học. Một số nội dung trừu tượng như “tính khái quát độc đáo của trẻ ấu nhi”, “chức năng kí hiệu tượng trưng trong hoạt động vui chơi” được các em giải thích rõ ràng. Sinh viên hứng thú, tích cực hơn trong quá trình học tập học phần. Các em nhiệt tình tham gia vào bài học, nhiều ví dụ thực tiễn sinh động được các em đưa ra để giải thích nội dung của bài. Sinh viên cũng chịu khó nghiên cứu giáo trình trước khi tham gia thực hành, nhờ đó các em dễ dàng gắn lí thuyết với thực tiễn. Phần lớn sinh viên nhiệt tình, tích cực tham gia vào các hoạt động trong trường mầm non, ham học hỏi để rèn kĩ năng nghề nghiệp. Sau mỗi buổi thực hành, sinh viên lại hào hứng hơn với các hoạt động trong trường mầm non, các em mong chờ những buổi thực hành tiếp theo. Nhiều sinh viên chia sẻ, các em cảm nhận được niềm vui khi tiếp xúc với trẻ, điều này tạo động lực cho quá trình học tập 61 cũng như rèn kĩ năng nghề ở các em. Qua quá trình tham gia vào các hoạt động thực tiễn trong trường mầm non như tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ ở tuổi nhà trẻ hay tổ chức cho trẻ ăn uống, tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo sinh viên tự tin, nhanh nhẹn hơn, sẵn sàng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những sinh viên tích cực vẫn có những sinh viên chưa nhiệt tình trong các hoạt động. Các em còn thụ động, hoặc làm cho xong việc như quan sát trẻ nhưng không ghi chép lại kết quả quan sát, ngại không muốn dỗ trẻ khi trẻ khócCũng có những sinh viên còn lúng túng khi phải giải quyết các tình huống xảy ra trong khi thực hành hoạt động chăm sóc giáo dục như không biết làm thế nào khi trẻ khó chịu trong quá trình ăn, khi trẻ nghịch đồ ăn . Nguyên nhân của những vấn đề nêu trên có thể kể đến đó là do các em chưa nhận thức rõ sự cần thiết của quá trình thực hành bộ môn, chưa có ý thức rèn nghề, chưa nắm vững lý thuyết để vận dụng trong quá trình thực hành. Những tồn tại trên có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập và quá trình rèn kĩ năng nghề của các em. Hoạt động thực hành bộ môn TLH - GDH có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực cho sinh viên ngành GDMN. Thực tế cho thấy đa phần sinh viên đã nhận thức đúng về các hoạt động thực hành tại trường mầm non, tích cực thực hiện nhiệm vụ thực hành, tuy nhiên vẫn còn một số em chưa thực sự tích cực trong hoạt động này, vẫn cần sự hướng dẫn, nhắc nhở thường xuyên của giảng viên. 4. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động thực hành bộ môn TLH – GDH tại cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen Quá trình tổ chức hoạt động thực hành bộ môn TLH – GDH tại cơ sở GDMNTHHS đã được thực hiện thường xuyên trong những năm học gần đây. Từ thực tế hướng dẫn sinh viên thực hành tại cơ sở tôi có một số kiến nghị như sau: - Tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa Tổ Tâm lí - Giáo dục và cơ sở GDMNTHHS trong quá trình xây dựng kế hoạch thực hành, tổ chức thực hiện kế 62 hoạch hoạt động và đánh giá sinh viên trong quá trình thực hành. Tổ Tâm lí – Giáo dục chủ động phối hợp với cơ sở GDMNTHHS để biết kế hoạch hoạt động của cơ sở trong tháng, trong học kì. Từ đó chủ động xây dựng kế hoạch thực hành, sắp xếp thời gian giảng dạy phù hợp để tổ chức hoạt động thực hành bộ môn trùng với hoạt động sắp diễn ra trong nhà trường, tạo điều kiện để các em sinh viên được thực hành trong với nhiều hoạt động đa dạng tại cơ sở. Giáo viên tại cơ sở GDMNTHHS phối hợp với giảng viên tổ Tâm lí – Giáo dục nhận xét, đánh giá sinh viên trong quá trình thực hành. - Tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa Tổ Tâm lí - Giáo dục và khoa Mầm non để xây dựng kế hoạch hoạt động thực hành phù hợp. Tổ Tâm lí – Giáo dục phải thông báo với khoa Mầm non về kế hoạch thực hành bộ môn tại cơ sở. Bên cạnh đó khoa Mầm non tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên Tổ Tâm lí – Giáo dục thực hiện kế hoạch thực hành. - Cơ sở GDMNTHHS tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sinh viên xuống thực hành tại cơ sở. Ngoài sự hỗ trợ, tạo điều kiện trong các giờ học thực hành của bộ môn, cơ sở GDMNTHHS có thể tiếp nhận các em đến quan sát, thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ cùng giáo viên tại cơ sở khi các em có nhu cầu nguyện vọng. - Nâng cao tính thực tiễn trong hoạt động giảng dạy của giảng viên tổ Tâm lí – Giáo dục. Giảng viên tổ chức thường xuyên hơn các hoạt động thực hành tại cơ sở GDMNTHHS. Giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên gắn liền với các hoạt động của cơ sở GDMNTHHS, mở rộng cơ hội tìm hiểu các vấn đề thực tiễn về giáo dục mầm non, tâm lí lứa tuổi trẻ mầm non bên cạnh các buổi thực hành được quy định trong chương trình đào tạo. - Nâng cao nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của quá trình thực hành bộ môn, về quá trình rèn nghề tại cơ sở GDMNTHHS. Khuyến khích, động viên sinh viên tích cực tham gia các hoạt động. Có cơ chế khen thưởng, trách phạt phù hợp đối với các sinh viên. 63 III. Kết luận Việc gắn lí thuyết bộ môn TLH - GDH với thực tiễn thông qua hoạt động thực hành tại cơ sở GDMNTHHS là hết sức cần thiết. Đây là một giải pháp hữu hiệu góp phần gắn lí luận môn học với thực tiễn, hình thành phẩm chất, năng lực sư phạm cần thiết cho sinh viên ngành GDMN, thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong trường CĐSPHB. Để hoạt động nàyđạt hiệu quả cần tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa Tổ Tâm lí - Giáo dục với cơ sở GDMNTHHS và khoa Mầm non trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động thực hành. 64 Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Ánh Tuyết, Giáo dục mầm non, những vấn đề lí luận và thực tiễn, (2016), NXBĐHSP. 2. Vũ Thị Phượng, Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng nghề trong đào tạo người giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước, (2015), Kỷ yếu hội thảo khoa học trường ĐHSP Hà Nội. 3. Hồ Lam Hồng, Nghề giáo viên mầm non, (2008), NXBGD

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfto_chuc_hoat_dong_thuc_hanh_bo_mon_tam_li_hoc_giao_duc_hoc_t.pdf
Tài liệu liên quan