Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trường trung học cơ sở: Nghiên cứu trường hợp tại trường Trung học Cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội

Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THCS nhằm

hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh là một nội dung của triển khai

Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thông qua sử dụng đa dạng, sáng tạo các

phương thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh,

Trường THCS Cầu Giấy đã đạt được sự hài lòng và kết quả nhất định từ đánh giá

của giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh. Từ đó, nhà trường đã rút ra 05 bước tổ

chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THCS để đảm bảo

hiệu quả tổ chức hoạt động này.

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trường trung học cơ sở: Nghiên cứu trường hợp tại trường Trung học Cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... Nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Mức độ hài lòng Điểm trung bình Kết quả đạt được Điểm trung bình Rất HL (3đ) Khá HL (2đ) Không HL (1đ) Tốt (3đ) Trung bình (2đ) Kém (1đ) 3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo phương thức Cống hiến 3.1. Tổ chức đa dạng các hoạt động từ thiện 63 0 0 3,00 63 0 0 3,00 3.2. Xây dựng khung cảnh sư phạm nhà trường “xanh - sạch - đẹp” và một ngôi trường không có rác 62 01 0 2,98 60 03 0 2,90 3.3. Giao cho các lớp công trình măng non, chăm sóc cây xanh, cảnh quan môi trường nhằm giáo dục cho học sinh ý thức tự quản, tự chịu trách nhiệm 60 03 0 2,95 61 02 0 2,96 4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo phương thức Nghiên cứu 4.1. Xây dựng chương trình trải nghiệm, hướng nghiệp đơn môn và liên môn ở tất cả các bộ môn, tăng cường đưa các tiết dạy gắn thực tế ngoài không gian lớp học 59 04 0 2,93 50 13 0 2,79 4.2. Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh, gắn nội dung các bài học với thực tiễn cuộc sống 60 03 0 2,95 57 06 0 2,90 4.3. Thí điểm giáo dục STEM tại trường 48 15 0 2,76 48 15 0 2,76 4.4. Kết hợp với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong hỗ trợ học sinh được học trải nghiệm tại phòng thí nghiệm 61 02 0 2,96 58 05 0 2,92 Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các cán bộ quản lý và giáo viên của Nhà trường đều hài lòng và khá hài lòng với việc tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh. Đặc biệt, có tới 03 hoạt động gồm Tổ chức đa dạng các hoạt động từ thiện, Tham gia cuộc thi vô địch Toán Úc mở rộng (AIMO), Tổ chức các Câu lạc bộ Glee, Câu lạc bộ đọc sách, Câu lạc bộ khoa học... cho học sinh đều được 100% người tham gia khảo sát rất hài lòng và đánh giá đạt kết quả rất tốt. Tuy nhiên, một số hoạt động còn cần cố gắng trong thời gian tới để đạt kết quả như mong đợi có thể thấy rõ là Thí điểm giáo dục STEM tại trường (hài lòng và kết quả đạt được đều có điểm trung bình là 2,76), Tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp, gắn hướng nghiệp với tham quan thực tế (2,84 và 2,85), Thực hiện văn hóa chào hỏi, tăng cường mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh, khách đến trường (đều đạt 2,88). Để có thêm thông tin cho kết quả định lượng, tiến hành phỏng vấn các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp của Nhà trường. 552 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Phỏng vấn cô giáo N.T.M về đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh, được biết: “Tôi rất hài lòng với việc nhà trường tổ chức đa dạng các hoạt động từ thiện truyền thống và hoạt động từ thiện theo chuyên đề. Nhà trường đã xây dựng khung cảnh sư phạm “xanh - sạch - đẹp”,đặc biệt học sinh nhà trường đã biết phân loại rác sau khi sử dụng. Việc giao cho các lớp công trình măng non, chăm sóc cây xanh, cảnh quan môi trường đã thực sự giáo dục cho học sinh ý thức tự quản, tự chịu trách nhiệm”. Phỏng vấn ông T.T.Đ, đại diện cha mẹ học sinh cho biết về sự tham gia cùng Nhà trường khi tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh: “Là người đồng hành với nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh, tôi thực sự nhận thấy nhà trường đã có rất nhiều cách làm sáng tạo mang tính đột phá nhằm thực hiện nếp sống văn minh thanh lịch của học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện. Đặc biệt, tôi đánh giá rất cao phong trào từ thiện do nhà trường phát động đã thực sự giáo dục cho học sinh tinh thần chia sẻ yêu thương, trao yêu thương để nhận yêu thương”. Phỏng vấn học sinh C.H.B.T về sự hài lòng khi tham gia vào hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp của Nhà trường, em cho biết: “Em rất yêu ngôi trường Cầu Giấy. Nơi đây đã khơi gợi tiềm năng của chúng em để tỏa sáng. Chúng em được phát huy năng lực khi tham gia các câu lạc bộ của chính mình, chúng em được tham gia các câu lạc bộ năng khiếu, thể thao ngoài giờ học, được tham gia các sân chơi trí tuệ, được giao lưu và hội nhập quốc tế, được học tập hướng nghiệp gắn với thực tế. Đặc biệt, chúng em luôn được các thầy cô tư vấn, định hướng, truyền lửa cho chúng em về việc chọn trường phù hợp trong tương lai”. Tóm lại, có thể nhận thấy, trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội trong thời gian qua đã khá thành công với việc tổ chức đa dạng các phương thức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh, và kết quả này đã được các giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh ghi nhận, đóng góp vào quá trình tổ chức hoạt động của Nhà trường. 4. Kết luận Như vậy, bốn phương thức (phương thức Khám phá, phương Thức thể nghiệm tác động, phương thức Cống hiến, phương thức Nghiên cứu) khi được áp dụng trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THCS sẽ thực sự có hiệu quả nếu các nhà trường THCS biết phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm thông qua các hoạt động tìm tòi, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có vào đời sống;tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ phân tích những trải nghiệm để kiến tạo kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng mới; biết lựa chọn linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giáo dục phù hợp. Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội và các trường THCS có điều kiện quản lý tương tự có thể chú ý đến thực hiện các bước sau khi tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh: Bước 1: Thống nhất trong nhận thức và khảo sát nhu cầu với các lực lượng giáo dục (giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, tổ chức Đoàn, Đội, chuyên gia tổ chức sự kiện, tổ chức xã hội ngoài nhà trường) về hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh. 553Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... Bước 2: Lập kế hoạch năm học cho các hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh. Bước 3: Huy động các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh. Bước 4: Giám sát, kiểm tra đánh giá kết quả, và rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh. Bước 5: Lưu trữ kết quả hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp vào hồ sơ của học sinh. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Hội thảo Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm khoa học kỹ thuật trong trường trung học, TP Cần Thơ, tháng 3-2014. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo & Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông, Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/ TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo & Đào tạo (2019), Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT ngày 08/08/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Nhiệm vụ chủ yếu của năm học 2019 – 2020. 4. Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Cầu Giấy (2019), Hướng dẫn số 268/HD-PGD ngày 13 tháng 09 năm 2019 về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 – 2020. 5. Kolb A.Y., Kolb D.A., (2012), Experiential Learning Theory. In: Seel N.M. (eds) Encyclopedia of the Sciences of Learning. Springer, Boston, MA. 554 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ORGANIZING EDUCATIONAL EXPERIENTIAL AND CAREER ACTIVITIES FOR STUDENTS OF SECONDARY SCHOOL: CASE STUDY AT CAU GIAY SECONDARY SCHOOL, HA NOI Le Kim Anh1 Abstract Organizing educational experiential and career activities for students of secondary schools to develop competencies is a content of School Education Curriculum in 2018. By applying diverse and creative methods of organizing educational experiential and career activities for students, Cau Giay secondary school has achived significant results and satisfaction from teachers, parents, and students’ assessment. Therefrom, the school has extracted a 5-step process of organizing educational experiential and career activities for students of secondary school to ensure the effectiveness of this activity. Keywords: Educational experiential activities; Student of secondary shool; Organizing educational experiential and career activities. 1 Cau Giay Secondary School, HaNoi.; Mobile: 0912148947.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfto_chuc_hoat_dong_giao_duc_trai_nghiem_huong_nghiep_cho_hoc.pdf
Tài liệu liên quan