Tổ chức hạch toán kế toán doanh nghiệp là môn học chính của sinh viên chuyên
ngành kế toán ở các trường đại học kinh tế, đồng thời cũng là những vấn đề cơ bản mà
các nhà quản trị, kế toán trưởng doanh nghiệp quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu để tổ
chức công tác kế toán ở đơn vị một cách khoa học và hợp lý.
Với nhận thức đó, giáo trình “ Tổ chức hạch toán kế toán doanh nghiệp” được biên
soạn theo khung chương trình ngành Kế toán của Trường Đại học Vinh. Giáo trình không
chỉ là tài liệu cần thiết đối với công tác đào tạo của Trường mà còn hữu ích cho các bạn
đọc khác có nhu cầu quan tâm và tìm hiểu về công tác tổ chức kế toán doanh nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của học viên thuộc loại hình đào tạo từ
xa, giáo trình được biên soạn với kết cấu mỗi chương theo chuẩn của Trung tâm Giáo dục
Mở và Từ xa thuộc tổ chức Bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á, gồm các phần
sau:
- Giới thiệu các tiêu đề chính
- Trình bày mục tiêu chung của chương và mục tiêu cụ thể của từng nội dung
trong chương
- Trình bày phần lý thuyết
- Câu hỏi và bài tập vận dụng
66 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tổ chức hạch toán kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm đó trên máy tính
- Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan
Nhà nước thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy
tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót.
- Các trường hợp sữa chữa khi ghi sổ trên máy vi tính đều được thực hiện theo
“phương pháp ghi số âm” hoặc “phương pháp ghi bổ sung”
Hình thức sổ kế toán là một hệ thống các loại sổ kế toán, có chức năng ghi chép,
kết cấu nội dung khác nhau, được liên kết với nhau trong một trình tự hạch toán trên cơ
sở của chứng từ gốc.
Các doanh nghiệp khác nhau về loại hình, quy mô và điều kiện kế toán sẽ hình
thành cho mình một hình thức tổ chức sổ kế toán khác nhau. Có thể dựa vào các điều
kiện sau để xây dựng hình thức sổ kế toán cho một đơn vị hạch toán.
- Đặc điểm và loại hình sản xuất cũng như quy mô sản xuất.
- Yêu cầu và trình độ quản lý hoạt động kinh doanh của mỗi đơn vị
- Trình độ nghiệp vụ và năng lực của cán bộ kế toán
- Điều kiện và phương tiện vật chất hiện có của đơn vị
4.1.2. Tổ chức sổ kế toán
Khái niệm: Tổ chức sổ kế toán là việc tổ chức, vận dụng phương pháp ghi chép
trên các đối tượng của kế toán để tổ chức ban hành và vận dụng chế độ sổ kế toán vào các
đơn vị cơ sở. Chế độ sổ kế toán là những quy định về hình thức sổ, cơ cấu và mẫu sổ,
trình tự ghi sổ theo từng hình thức. Nó là cầu nối giữa chứng từ kế toán và báo cáo kế
toán.
46
Chế độ sổ kế toán là những quy định về hình thức sổ, cơ cấu và mẫu sổ, trình tự
ghi sổ theo từng hình thức, là cầu nối giữa chế độ chứng từ và báo cáo kế toán. Theo
quyết định 15, chế độ sổ kế toán gồm:
- Những quy định chung:
- Hình thức sổ kế toán
- Danh mục mẫu sổ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp
- Nội dung và phương pháp ghi sổ tổng hợp
Vai trò tổ chức sổ kế toán:
- Hướng dẫn các đơn vị kế toán trong việc xây dựng hệ thống sổ.
- Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất sổ kế toán ở các đơn vị kinh tế khác nhau, tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác thanh, kiểm tra sổ kế toán ở các đơn vị.
- Hướng dẫn phương pháp ghi sổ kế toán.
Ý nghĩa của tổ chức sổ kế toán
- Đảm bảo thực hiện dễ dàng chức năng ghi chép, hệ thống hoá số liệu kế toán.
- Giúp kế toán và quản lý doanh nghiệp giám sát, quản lý chặt chẽ các đối tượng
thông qua quá trình ghi sổ
- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm lao động kế toán (ghi sổ chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng khối lượng công tác kế toán của doanh nghiệp)
Nhiệm vụ của tổ chức sổ kế toán
- Xác định được các hình thức sổ kế toán phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp
- Nắm vững quy định đối với từng hình thức sổ kế toán như số lượng, kết cấu,
trình tự ghi chép trên từng mẫu sổ
- Nắm vững các yếu tố bên trong từng sổ, cách ghi, các phương pháp chữa sổ
- Các phương pháp thụ thập thông tin từ các sổ kế toán.
- Nắm vững các công việc tiến hành cuối ngày, định kỳ, cuối tháng, quý, năm theo
từng hình thức sổ để cung cấp thông tin phục vụ quản lý nhanh chóng, kịp thời, chính
xác.
4.2. NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG TỔ CHỨC VẬN DỤNG SỔ KẾ TOÁN
4.2.1. Nguyên tắc tổ chức sổ kế toán
Nguyên tắc thống nhất
- Thống nhất giữa tài khoản kế toán với việc xây dựng hệ thống sổ;
- Phải nhất quán trong việc mở sổ, lựa chọn hình thức sổ;
47
- Sổ quyển phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai giữa 2 trang liền nhau, phải có
chữ ký, con dấu của thủ trưởng;
- Bắt đầu một niên độ mới, phải mở sổ kế toán;
- Cuối kỳ, cuối niên độ phải khoá sổ (cộng phát sinh, tính số dư), trong trường hợp
kiểm kê, kiểm toán, sáp nhập, giải thể.. kế toán phải khoá sổ;
- Việc ghi chép trên sổ phải đảm bảo rõ ràng, dễ đọc, dễ kiểm tra, ghi bằng mực
tốt;
- Số liệu phản ánh trên sổ phải liên tục, có hệ thống, không được để cách dòng,
không được tẩy xoá, làm nhoè, làm mất số đã ghi.
Nguyên tắc phù hợp
- Tổ chức sổ kế toán phải phù hợp với các đặc điểm của doanh nghiệp;
- Phải đảm bảo tính khoa học, tiết kiệm, thuận lợi.
4.2.2. Nội dung tổ chức vận dụng hệ thống sổ
- Xây dựng hệ thống các loại sổ, số lượng từng loại sổ ghi đơn, sổ ghi kép, số tổng
hợp, sổ chi tiết.
- Thiết kế nội dung, hình thức, kết cấu từng loại sổ.
- Xây dựng quy trình hạch toán, quy định ghi chép theo từng hình thức sổ, theo
các giai đoạn hạch toán ban đầu; ghi sổ; và lập báo cáo kế toán.
4.3. TỔ CHỨC SỔ KẾ TOÁN THEO CÁC HÌNH THỨC SỔ
4.3.1. Hình thức “Nhật ký - sổ Cái”
Điều kiện vận dụng
- Doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nghiệp vụ kinh tế phát sinh ít;
- Trình độ cán bộ kế toán, cán bộ quản lý thấp, số lượng ít.
Đặc điểm của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
- Kết hợp trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ
thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào một sổ kế toán tổng hợp duy
nhất là Nhật ký - sổ cái
- Tách biệt việc ghi chép kế toán tổng hợp với việc ghi chép kế toán chi tiết để ghi
vào hai loại sổ khác nhau là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
- Không cần lập bảng cân đối tài khoản cuối kỳ, vì có thể kiểm tra tính chính xác của
việc ghi sổ cái ở dòng cộng cuối kỳ của Nhật ký - Sổ cái.
Trình tự hạch toán của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái
48
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ - SỔ CÁI
(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết
xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của
mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở
cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán
cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi
tiết có liên quan.
(2) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng
vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của
cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái
để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng.
(3) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ
Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng số tiền của cột Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh
“Phát sinh” ở phần = Nợ của tất cả các = Có của tất cả các
Nhật ký Tài khoản Tài khoản
Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
NHẬT KÝ – SỔ CÁI
Bảng tổng
hợp chứng từ
kế toán cùng
loại
Sæ, thÎ
kÕ to¸n
chi tiÕt
Sổ, thẻ kế
toán chi
tiết
Bảng
tổng hợp
chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
49
(4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ,
số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá
sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng
tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối
tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái.
Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ
được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.
Sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái
- Sổ tổng hợp: Sử dụng duy nhất sổ Nhật ký – sổ Cái
- Sổ nhật ký - Sổ cái: Là một quyển sổ vừa làm sổ nhật ký ghi chép nội dung
nghiệp vụ kinh tế theo trình tự thời gian vừa dùng làm sổ cái để tập hợp và hệ thống hoá
các nghiệp vụ đó theo các tài khoản kế toán. Sổ Nhật ký – Sổ Cái gồm nhiều trang chia
làm hai phần (Một phần Nhật ký, một phần sổ Cái).. Sổ này được mở cho từng niên độ kế
toán và khoá sổ hàng tháng.
Kết cấu mẫu sổ như sau:
Đơn vị: SỔ NHẬT KÝ – SỔ CÁI
Địa chỉ:. Năm .
Ngày
tháng
vào sổ
Chứng từ
Diễn giải
Tổng số
tiền
phát
sinh
SH TK
đối ứng TT
dòng
TK TK
SH NT
N
ợ
Có N
ợ
Có
N
ợ
Có
Số dư đầu năm
Phát sinh trong tháng
Cộng phát sinh tháng
Số dư cuối tháng
Cộng lũy kế
- Sổ kế toán chi tiết: Được mở cho tất cả các tài khoản tổng hợp cần theo dõi chi
tiết để hệ thống hoá thông tin kế toán một cách chi tiết, cụ thể hơn đáp ứng yêu cầu quản
lý ở tổ chức.
Ưu điểm: - Đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu, kiểm tra;
- Phù hợp với nhân viên kế toán trình độ không cao.
Nhược điểm: - Khó phân công lao động kế toán;
50
- Không thích hợp cho việc áp dụng kế toán máy (do sổ nhiều cột);
- Không thích hợp với doanh nghiệp lớn sử dụng nhiều tài khoản..
4.3.2. Hình thức Nhật ký chung
Điều kiện vận dụng
- Áp dụng cho doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ, kể cả lớn
- Loại hình hoạt động đơn giản
- Trình độ quản lý và trình độ kế toán ở mức độ khá
Đặc điểm của hình thức kế toán nhật ký chung
- Tách rời trình tự ghi sổ theo thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống
toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh để ghi vào hai sổ kế toán tổng hợp riêng
biệt là sổ Nhật ký chung và sổ cái.
- Tách rời việc ghi chép kế toán tổng hợp với ghi chép kế toán chi tiết để ghi vào
hai loại sổ kế toán là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
- Cuối tháng phải lập bảng cân đối tài khoản để kiểm tra tính chính xác của việc
ghi chép ở các tài khoản tổng hợp
Trình tự ghi sổ kế toán
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ Nhật ký
đặc biệt
Chứng từ kế toán
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp
chi tiết
51
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,
trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên
sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có
mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ
phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các
chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt
liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh,
tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ
Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ
Nhật ký đặc biệt (nếu có).
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối tài
khoản.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp
chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối
số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký
chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp
trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
Sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
- Sổ kế toán tổng hợp: bao gồm 2 loại sổ là Sổ nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký
chuyên dùng) và sổ Cái.
+ Sổ Nhật ký chung: là sổ ghi phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh theo trật tự thời gian phát sinh của chúng.
Mẫu sổ nhật ký chung như sau:
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Năm....................
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi
sổ Cái
Tài
khoản
Số tiền
Số Ngày Nợ Có
Số trang trước chuyển sang
Cộng chuyển sang trang sau
Đối với các đơn vị lớn có nhiều nghiệp vụ cùng loại phát sinh, người ta có thể mở
các Nhật ký chuyên dùng (như Nhật ký mua hàng, Nhật ký bán hàng, Nhật ký tiền mặt,
52
Nhật ký tiền gửi ngân hàng). Trong hướng dẫn chế độ kế toán hiện hành ở nước ta quy
định có thể lấy số liệu tổng hợp ở “Nhật ký chuyên dùng” để ghi thẳng vào sổ Cái không
cần ghi qua Nhật ký chung. Như vậy các “Nhật ký chuyên dùng” này được coi như
những bộ phận cấu thành của Nhật ký chung.
+ Sổ Cái: là sổ các tài khoản cấp 1 để ghi phân loại các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh theo hệ thống để hệ thống hoá thông tin kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế,
tài chính tổng hợp. Mỗi tài khoản được mở một sổ riêng.
SỔ CÁI
Tên Tài khoản................
Số hiệu TK....................
Năm..............................
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
Tài khoản
đối ứng
Số tiền
Số Ngày
STT
trang
STT
dòng
Nợ Có
Số dư đầu năm
Phát sinh tháng
Cộng phát sinh tháng..
Dư cuối tháng..
- Sổ kế toán chi tiết: Được mở cho tất cả các tài khoản cấp 1 cần theo dõi chi tiết
để hệ thống hoá thông tin kế toán một cách chi tiết, cụ thể hơn đáp ứng yêu cầu quản lý ở
tổ chức.
Ưu điểm: - Đơn giản, dễ làm;
- Thuận lợi cho việc áp dụng kế toán máy.
Nhược điểm: - Ghi chép trùng lắp;
- Không phù hợp làm kế toán thủ công.
4.3.3. Hình thức chứng từ ghi sổ
Điều kiện áp dụng
- Hình thức này phù hợp với mọi loại hình, quy mô các đơn vị;
- Trình độ quản lý và trình độ kế toán ở mức độ khá;
- Phù hợp với cả điều kiện lao động kế toán thủ công hay máy vi tính.
Đặc điểm của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
53
- Tách rời trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo
hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh để ghi vào hai sổ kế toán tổng
hợp là sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ Cái.
- Lập chứng từ ghi sổ trên cơ sở chứng từ gốc để làm thủ tục ghi sổ kế toán tổng
hợp.
- Việc ghi chép kế toán tổng hợp và ghi chép kế toán tách rời nhau, ghi theo hai
đường khác nhau vào hai loại sổ kế toán là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Căn
cứ để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ, còn căn cứ để ghi sổ kế toán chi tiết là
các chứng từ gốc đính kèm theo các chứng từ ghi sổ đã lập.
- Cuối tháng lập bảng cân đối tài khoản để kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ
Cái.
Trình tự hạch toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
(1)- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi
sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Sæ, thÎ
kÕ to¸n
chi tiÕt
Sổ, thẻ kế
toán chi
tiết
Bảng
tổng hợp
chi tiết
Sổ Cái
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
54
dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ
được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(2)- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh
Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập
Bảng Cân đối số phỏt sinh.
(3)- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết
(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát
sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng
Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư
Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng
tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng
trên Bảng tổng hợp chi tiết.
Sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
- Sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ Cái
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ ghi theo trật tự thời gian các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh đã lập chứng từ ghi sổ.
Chứng từ ghi sổ là chứng từ do nhân viên kế toán lập trên cơ sở các chứng từ gốc
nhận được để làm thủ tục ghi sổ kế toán. Mỗi chứng từ ghi sổ chỉ ghi một định khoản loại
kế toán. Khi lập chứng từ ghi sổ phải ghi số thứ tự chứng từ ghi sổ đã lập để ghi vào sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ. Số thứ tự chứng từ ghi sổ có thể đánh số thứ tự theo kỳ kế toán
(từng quý) hoặc theo niên độ kế toán.
Mẫu chứng từ ghi sổ và mẫu sổ đăng ký chứng từ ghi sổ như sau
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số hiệu......... Ngày........ tháng....... năm......
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền Ghi chú
Nợ Có
Cộng - - -
Kèm theo. chứng từ gốc
Ngày .tháng.. năm..
Người lập Kế toán trưởng
55
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Năm..........................
CTGS
Số tiền
CTGS
Số tiền
Số Ngày Số Ngày
- Cộng tháng:
- Lũy kế từ đầu quý:
- Cộng tháng:
- Lũy kế từ đầu quý:
+ Sổ Cái: Là sổ tài khoản cấp 1 căn cứ để ghi sổ Cái là các chứng từ ghi sổ đã lập.
Kết cấu mẫu trang sổ Cái cũng tương tự như mẫu trang sổ cái trong hình thức kế toán
Nhật ký chung.
+ Sổ kế toán chi tiết: Cũng được mở cho tất cả các tài khoản cấp 1 cần theo dõi chi
tiết như các hình thức kế toán trên.
Ưu điểm: - Dễ dàng phân công lao động kế toán
- Thuận lợi cho việc áp dụng kế toán máy
Nhược điểm: - Dễ bị ghi chép trùng lắp
4.3.4. Hình thức Nhật ký - Chứng từ
Điều kiện vận dụng
- Doanh nghiệp có quy mô lớn, loại hình kinh doanh phức tạp;
- Trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kế toán cao;
- Doanh nghiệp thực hiện kế toán thủ công là chủ yếu.
Đặc điểm của hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ
- Kết hợp trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ
thống các nghiệp vụ kinh tế cùng loại phát sinh vào sổ kế toán tổng hợp riêng biệt gọi là
Nhật ký - Chứng từ. Sổ này vừa là sổ nhật ký của các nghiệp vụ cùng loại vừa là chứng
từ để ghi sổ Cái cuối tháng (số tổng cộng cuối tháng ở Nhật ký - Chứng từ là định khoản
kế toán để ghi sổ Cái).
- Lấy bên Có của tài khoản kế toán làm tiêu thức để phân loại các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh hay nói cách khác là nhật ký - chứng từ được mở cho bên Có của
56
tài khoản kế toán để ghi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến bên Có
của tài khoản này theo trật tự thời gian phát sinh của chúng trong suốt tháng.
- Có thể kết hợp được phần kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp ngay trong các
nhật ký - chứng từ, song xu hướng chung là không nên kết hợp vì nếu kết hợp sẽ làm cho
kết cấu mẫu sổ phức tạp.
- Không cần lập bảng cân đối tài khoản cuối tháng vì có thể kiểm tra tính chính
xác của việc ghi tài khoản cấp 1 ngay ở số tổng cộng cuối tháng của các Nhật ký - Chứng
từ.
Trình tự hạch toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN
NHẬT KÝ - CHỨNG TỪ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
(1). Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi
trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính
chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân
bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký - Chứng
từ có liên quan.
Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì
căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật
ký - Chứng từ.
Chứng từ kế toán và
các bảng phân bổ
Bảng kê NHẬT KÝ
CHỨNG TỪ
Sổ, thẻ
kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi
tiết
Sổ Cái
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
57
(2). Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối
chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp
chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào
Sổ Cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực
tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn
cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản
để đối chiếu với Sổ Cái.
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ,
Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
Sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ
- Sổ kế toán tổng hợp: Gồm các Nhật ký - chứng từ, Bảng kê và sổ Cái.
+ Sổ Nhật ký – Chứng từ: Theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính, gồm 10 sổ Nhật ký chứng từ được
đánh số từ 1 đến 10 dùng để ghi chép nghiệp vụ phát sinh. Các Nhật ký – Chứng từ này
về kết cấu được phân làm 2 mẫu sổ.
Mẫu 1: Là mẫu sổ mở cho bên Có của một tài khoản để ghi các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh liên quan đến bên Có của tài khoản này theo trật tự thời gian phát sinh
của chúng. Nhật ký - chứng từ có kết cấu mẫu sổ này vẫn có thể mở cho nhiều tài khoản
cấp 1, song mỗi tài khoản được ghi vào tờ sổ riêng trong Nhật ký Chứng từ (hoặc ghi
riêng trong cùng tờ sổ). Bao gồm:
Nhật ký – chứng từ số 1: ghi có TK 111
Nhật ký – chứng từ số 2: ghi có TK 112
Nhật ký – chứng từ số 3: ghi có TK 113
Nhật ký – chứng từ số 4: ghi có các TK 311, 315, 341, 342, 343.
Nhật ký – chứng từ số 5: ghi có TK 331
Nhật ký – chứng từ số 6: ghi có TK 151
Nhật ký – chứng từ số 9: ghi có các TK 211, 212, 213, 217.
Nhật ký – chứng từ số 10: ghi có các TK 338,121,141,411...
58
Ví dụ: Mẫu Nhật ký chứng từ số 2 như sau:
Đơn vi:.... Mẫu số S04a2-DN
Địa chỉ:.... (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính)
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 2
Ghi có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Tháng ... năm.....
STT Chứng từ Diễn
giải
Ghi có TK 112, ghi Nợ tài khoản Cộng có
TK112 SH NT 111 121 128 133 151 ...
A B C D 1 2 3 4 5 6 7
Cộng
Mẫu 2: Là mẫu sổ mở cho bên Có của nhiều tài khoản để ghi tổng hợp các nghiệp
vụ liên quan đến bên Có của các tài khoản này theo quan hệ đối ứng với bên Nợ của các
tài khoản khác ngay trên cùng một trang sổ. Bao gồm:
Nhật ký – chứng từ số 7: ghi có các TK liên quan đến chi phí sản xuất, kinh doanh
toàn doanh nghiệp. Nhật ký này bao gồm 3 phần
Phần 1: Tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh toàn doanh nghiệp
Phần 2: Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố
Phần 3: Số liệu chi tiết phần “luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất,
kinh doanh”
Nhật ký – chứng từ số 8: ghi có các TK 155, 156, 157, 158, 159, 131, 511, 512,
515, 521, 531, 532, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 911
Ví dụ: Mẫu Nhật ký chứng từ số 8 như sau
Đơn vi:.... Mẫu số S04a8-DN
Địa chỉ:.... (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính)
59
NHẬT KÝ - CHỨNG TỪ SỐ 8
Ghi có các TK 155, 156, 157, 158, 159, 511, 512, 515, 521, 531, 532, 632, 635, 641, 642,
711, 811, 911
Tháng........ năm...........
STT
Số hiệu
TK ghi
Nợ
TK ghi Có
TK ghi Nợ
155 156 157 511 521 ... Cộng
A B C 1 2 3 4 5 6 7
111 Tiền mặt
112 Tiền gửi ngân hàng
113 Tiền đang chuyển
131 Phải thu của khách hàng
157 Hàng gửi bán
632 Giá vốn hàng bán
641 Chi phí bán hàng
... ......
Cộng Có
+ Bảng kê: Theo chế độ kế toán hiện hành, bao gồm 10 bảng kê được đánh số thứ
tự từ Bảng kê số 1 đến Bảng kê số 11 (không có bảng kê số 7). Bảng kê được sử dụng
trong những trường hợp khi các chỉ tiêu hạch toán chi tiết của một số tài khoản không thể
kết hợp phản ánh trực tiếp trên NKCT được. Khi sử dụng Bảng kê thì số liệu của chứng
từ gốc trước hết được ghi vào Bảng kê. Cuối tháng số liệu tổng cộng của các bảng kê
được chuyển vào sổ NKCT có liên quan.
Bảng kê có thể được mở theo bên Nợ hoặc bên Có của các tài khoản, có thể kết
hợp phản ánh cả số dư đầu tháng, số phát sinh Nợ, số phát sinh Có trong tháng và số dư
cuối tháng... phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu và chuyển số liệu cuối tháng. Số
liệu của Bảng kê không sử dụng để ghi sổ Cái.
Bảng kê số 1: Ghi Nợ TK 111
Bảng kê số 2: Ghi Nợ TK 112
Bảng kê số 3: Tính giá thực tế vật tư, công cụ (TK 152, 153)
Bảng kế số 4: Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng (dùng cho các tài khoản
154, 621, 622, 623, 627, 631)
Bảng kê số 5: Tập hợp chi phí đầu tư XDCB (TK 241), chi phí bán hàng (TK
641), chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642)
60
Bảng kê số 6: Tập hợp chi phí trả trước (TK 142, 242), chi phí phải trả (TK
335), dự phòng phải trả (TK 352)
Bảng kê số 8: nhập, xuất, tồn kho (TK 155, 156, 158)
Bảng kê số 9: Tính giá thực tế thành phẩm, hàng hóa, hàng hóa kho bảo thuế (TK
155, 156, 158)
Bảng kê số 10: Hàng gửi đi bán (TK 157)
Bảng kê số 11: Phải thu của khách hàng (TK 131)
Ví dụ : Mẫu bảng kê số 3
Đơn vi:.... Mẫu số S04b3-DN
Địa chỉ:.... (Ban hành theo quyết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkt0037_p1_4208.pdf