Tổ chức dạy học theo chương trình tiếng Anh liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm - Thực trạng và giải pháp

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trên thế giới và là cầu nối giao tiếp không

thể thiếu trong xu thế hội nhập quốc tế. Với nguồn lực còn hạn chế, tổ chức dạy học

theo chương trình tiếng Anh liên kết quốc tế tại các trường tiểu học là một phương

án tốt nhằm huy động xã hội hóa giáo dục. Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực

trạng tổ chức dạy học tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế cho học sinh

tiểu học quận Bắc Từ Liêm. Từ đó, đề xuất sáu giải pháp nhằm tổ chức hiệu quả

hơn dạy học tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế tại các trường tiểu học

Quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội.

pdf13 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tổ chức dạy học theo chương trình tiếng Anh liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm như trong bảng sau: Chất lượng giảng dạy tiếng Anh theo chương trình liên kết phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Để giáo viên nắm bắt được tất cả các kỹ năng giảng dạy, thì việc đào tạo, kiểm tra đánh giá thường xuyên là hết sức quan trọng. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng sau: Bảng 7: Đánh giá của cán bộ quản lý nhà trường về việc quản lý giảng dạy của giáo viên tiếng Anh theo chương trình tiếng Anh liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm TT Nội dung Mức độ đánh giá Σ X Thứ bậc1 2 3 4 5 1 Chỉ đạo tổ chuyên môn lên kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên về phương pháp dạy theo chương trình tiếng Anh liên kết quốc tế 0 0 3 3 0 15 2.50 2 2 Bồi dưỡng năng lực sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học ngoại ngữ mới, hiện đại 0 0 1 4 1 12 2.00 3 3 Chỉ đạo việc sinh hoạt tổ chuyên môn theo các chuyên đề về phương pháp dạy các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết 0 0 0 4 2 10 1.67 5 4 Kiểm tra việc thực hiện thông qua dự giờ, kiểm tra giáo án định kỳ, đột xuất 0 1 3 2 0 17 2.83 1 5 Sử dụng các kết quả kiểm tra để xếp loại giáo viên 0 0 1 3 2 11 1.83 4 Kết quả trên cho thấy, các hoạt động về bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ được thực hiện chưa được tốt: Đứng đầu là “Kiểm tra việc thực hiện thông qua dự giờ, kiểm tra giáo án định kỳ, đột xuất” với điểm trung bình X = 2.83. Tiếp theo là nội dung “Chỉ đạo tổ chuyên môn lên kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên về phương pháp dạy theo chương trình tiếng Anh liên kết Quốc tế” - X = 2.50. Đứng thứ 3 là nội dung “Bồi dưỡng năng lực sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học ngoại ngữ mới, hiện đại” - X = 2.00. Nội dung “Sử dụng các kết quả kiểm tra để xếp loại giáo viên” đứng thứ 4 với X = 1.83. Đứng cuối cùng là nội dung “Chỉ đạo việc sinh hoạt tổ chuyên môn theo các chuyên đề về phương pháp dạy các kỹ năng Nghe, Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành592 Nói, Đọc, Viết” có X = 1.67. Kết quả kháo sát với nội dung đứng đầu chỉ có điểm trung bình 2.5 thể hiện rằng hoạt động này được BGH nhà trường thực hiện chưa tốt, cần có biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao việc quản lý nội dung này. 3.8. Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ việc dạy học tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm Để triển khai chương trình tiếng Anh liên kết quốc tế thì việc được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất là điều cần thiết và quan trọng hàng đầu. Tác giả tiến hành khảo sát giáo viên về vấn đề này và kết quả được thể hiện như sau: Bảng 8: Đánh giá của giáo viên về thực trạng CSVC phục vụ việc dạy học tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm TT Nội dung Mức độ đánh giá Σ X Thứ bậc1 2 3 4 5 1 Phần mềm dạy học 30 0 0 0 0 150 5.00 1 2 Máy tính 2 27 1 0 0 121 4.03 2 3 Máy chiếu 3 22 5 0 0 118 3.93 3 4 E book 0 0 5 25 0 65 2.17 4 5 Phầm mềm đánh giá trắc nghiệm .. 0 0 0 28 2 58 1.93 5 Kết quả khảo sát cho thấy 100% giáo viên đều thống nhất “Phần mềm dạy học” được trang bị đầy đủ. Hệ thống phòng máy tính cũng đáp ứng được tốt cho việc giảng dạy, kết quả thể hiện X = 4.03. Tiếp theo là máy chiếu phục vụ cho giảng dạy cũng đáp ứng đầy đủ với X = 3.93. Tuy nhiên, về phần E book và Phầm mềm trắc nghiệm thì còn chưa đủ điều này được thể hiện qua điểm trung bình đánh giá thấp: X = 2.17 và X = 2.93. Vì vậy, các trường tiểu học đang thực hiện chương trình đào tạo tiếng Anh liên kết quốc tế cần lưu ý đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất để triển khai chương trình hiệu quả. 4. Kết luận & khuyến nghị Nhìn chung, tổ chức dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm đã thu được một số kết quả nhất định. CBQL và GV đã tích cực trong việc phối hợp với đơn vị liên kết để tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó vẫn còn Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 593 một số hạn chế trong công tác quản lý, công tác chỉ đạo hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh. Việc kiểm tra giám sát còn hình thức. Việc chú trọng bồi dưỡng cán bộ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ đã được thực hiện nhưng chưa được quan tâm chú trọng nhiều. Nhiều giáo viên còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc tổ chức các sân chơi tiếng Anh mặc dù đã có nhưng chưa được tuyền truyền phổ biến rộng rãi. Để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như chất lượng học của học sinh môn Tiếng Anh tại các trường tiểu học Bắc Từ Liêm, nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị cho đổi mới tổ chức hoạt động dạy tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm như sau: (i) Tăng cường sự phối hợp giữa Ban Giám hiệu nhà trường với đơn vị liên kết trong việc dạy môn Tiếng Anh tại trường tiểu học; (ii) Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ giáo viên giảng dạy chương trình tiếng Anh liên kết định kỳ hàng năm; (iii) Tổ chức dự giờ và đánh giá giáo viên tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả; (iv) Sử dụng thiết bị, đường truyền hiện có để phối hợp tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh bằng công nghệ thi tiếng Anh trực tuyến, đồng bộ 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết; (v) Liên kết và hợp tác quốc tế về việc sử dụng giáo viên bản ngữ. Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ quận Từ Liêm, Hà Nội nơi có địa bàn dân cư chủ yếu là cán bộ công chức là gia đình có con em theo học chương trình tiếng Anh liên kết quốc tế. Các đề xuất khuyến nghị trên chỉ áp dụng cho địa bàn nghiên cứu vì đang thực hiện thí điểm đào tạo tiếng Anh theo chương tình liên kết quốc tế./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Theo https://tintucphilippines.com/tieng-anh-cua-nguoi-philippines/, nguồn internet, 2018 2. Các bài tham luận tại Hội thảo quốc tế “Giảng dạy ngoại ngữ ở các nước ASEAN”, Trường Đại học Ngoại Ngữ, ĐHQG Hà Nội, 2018. 3. Hương VTT. “Nhu cầu ngoại ngữ và thái độ của công chức đối với chính sách ngoại ngữ hiện nay ở Việt Nam”. Tạp chí Ngôn ngữ. 2012;8:13–25. Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành594 4. Trần Văn Phong, Luận văn thạc sĩ: Biện pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo của trường đại học trà vinh, Đại học Đà Nẵng, 2013. 5. Nguyễn Thành Long, Luận văn: Nghiên cứu thực trạng liên kết đào tạo đại học và sau đại học với nước ngoài ở Hà Nội, Đại học Ngoại thương, 2010. 6. Văn Thị Huyền, Luận văn thạc sĩ: Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo ở Trường Đại học Đồng Tháp, Đại học Vinh, 2012. 7. Theo kết quả khảo sát chương trình liên kết tiếng Anh trong các trường Công lập tại Hà Nội, Ban VHXH - Hội đồng Nhân Dân TP Hà Nội, 2018. 8. Nguyễn Như Ý. Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa - Thông tin, 2005. 9. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương khoa học quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012. 10. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, 2005. ORGANIZE TEACHING ACCORDING TO THE INTERNATIONAL COLLABORATIVE ENGLISH PROGRAM IN NORTH TU LIEM DISTRICT PRIMARY SCHOOLS - CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS Abstrasct: English is a popular language in the world and an indispensable means of communication in international integration. With limited resources, the Organization of Teaching in the International Collaborative English Program at primary schools is a good plan to promote educational socialization. This study aims to assess the status of the organization of English teaching according to the international collaborative program for primary school students in North Tu Liem District. Based on this study, we would propose five solutions to more effectively organize English teaching according to the international collaborative program at North Tu Liem - Ha Noi primary schools. Key word: Organization of teaching, International collaborative, Primary schools, Programs, English.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfto_chuc_day_hoc_theo_chuong_trinh_tieng_anh_lien_ket_quoc_te.pdf
Tài liệu liên quan