Tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Sau khi tìm hiểu thực tế hiện nay, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) trong ngành dịch vụ

trên địa bàn thành phố vẫn còn thấp so với ngành nghề khác. Bên cạnh vấn đề thiếu vốn, một lý do

không kém phần quan trọng là sự hạn chế về trình độ quản lý của đại đa số những người chủ DN,

nên chưa có những coi trọng đúng mức về vấn đề tổ chức công tác kế toán quản trị (KTQT) trong

DN. Do đó, những quyết định kinh doanh của chủ DN này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cảm tính, ít

khi có những căn cứ cụ thể về tình hình DN, tình hình thị trường. Do nhận thấy được có nhiều nhân

tố khác nhau tác động tới việc tổ chức công tác KTQT trong DN nên bài viết bằng cách sử dụng

phương pháp hỗn hợp vừa định tính và vừa định lượng để có thể tìm ra những nhân tố ảnh hưởng

đến tổ chức công tác KTQT tại các DN, từ đó đề xuất các kiến nghị để có thể tổ chức KTQT phù hợp

cho các DN, góp phần cung cấp thông tin phục vụ quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động cho các

đơn vị này.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 25/05/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1179 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM Nguyễn Minh Thế, Nguyễn Lý Thùy Trang, Phạm Khả Vy, Lê Thiện Quát, Lê Vỉ Khan Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Tr n Văn Tùng TÓM TẮT Sau khi tìm hiểu thực tế hiện nay, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) trong ngành dịch vụ trên địa bàn thành phố vẫn còn thấp so với ngành nghề khác. Bên cạnh vấn đề thiếu vốn, một lý do không kém phần quan trọng là sự hạn chế về trình độ quản lý của đại đa số những người chủ DN, nên chưa có những coi trọng đúng mức về vấn đề tổ chức công tác kế toán quản trị (KTQT) trong DN. Do đó, những quyết định kinh doanh của chủ DN này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cảm tính, ít khi có những căn cứ cụ thể về tình hình DN, tình hình thị trường. Do nhận thấy được có nhiều nhân tố khác nhau tác động tới việc tổ chức công tác KTQT trong DN nên bài viết bằng cách sử dụng phương pháp hỗn hợp vừa định tính và vừa định lượng để có thể tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác KTQT tại các DN, từ đó đề xuất các kiến nghị để có thể tổ chức KTQT phù hợp cho các DN, góp phần cung cấp thông tin phục vụ quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động cho các đơn vị này. Từ khóa: KTQT, ngành dịch vụ, TP.HCM. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Có thể thấy rằng KTQT có vai trò chủ đạo và chi phối toàn bộ hoạt động kinh doanh của DN dựa trên các thông tin mà KTQT cung cấp, các nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp trong ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của DN trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Nhưng qua quá trình nghiên cứu, có thể thấy được phần lớn tại các DN công tác KTQT vẫn chưa được triển khai áp dụng một cách cụ thể và đầy đủ. Có DN qua phỏng vấn thì đã cho biết có áp dụng KTQT nhưng công tác KTQT áp dụng tại DN này vẫn còn đơn giản và chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. Cũng có trường hợp DN hiểu được lợi ích và tầm quan trọng của KTQT nhưng vẫn chưa tổ chức triển khai được. Mặt khác công tác tổ chức KTQT là gần như phải thiết kế riêng cho từng DN không giống với kế toán tài chính áp dụng theo khuôn mẫu chung. Chính vì vậy chi phí tổ chức KTQT thường cao và đòi hỏi phải có thêm bộ phận kế toán riêng để thu thập, xử lý các dữ liệu thông tin kế toán cho KTQT. Việc tổ chức công tác KTQT đã vấp phải không ít khó khăn để triển khai. Để có thể giải quyết vấn đề trên nên nhóm đã chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ trên địa bàn TP.HCM”. 1180 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khái quát về KTQT Theo Luật Kế toán Việt Nam, KTQT được định nghĩa là “việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. (Luật kế toán, khoản 10, điều 3). Theo định nghĩa của Viện kế toán viên quản trị Hoa Kỳ, Institution of Management Accountants, IMA, KTQT là “Quá trình nhận diện, đo lường, phân tích, diễn giải và truyền đạt thông tin trong quá trình thực hiện các mục đích của tổ chức. KTQT là một bộ phận thống nhất trong quá trình quản lý, và nhân viên KTQT là những đối tác chiến lược quan trọng trong đội ngũ quản lý của tổ chức”. Theo Hilton KTQT là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một tổ chức, các nhà quản lý dựa vào thông tin KTQT để hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức. (Hilton, 1991). Đối với Garrison & Noreen (1999) cho rằng KTQT nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý bên trong DN, những người sẽ trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của DN. Qua các định nghĩa trên có thể hiểu được tổng quát KTQT là việc thu thập đo lường, phân tích, xử lý, tổng hợp theo từng yêu cầu quản trị một cách có hệ thống nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm tra và quyết định của nhà quản trị. Tóm lại, KTQT là quá trình phân tích và đánh giá để giúp cho người điều hành kinh doanh bên trong nội bộ ra quyết định nhằm hướng đến đạt được mục tiêu chung của DN. 2.2 T ng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu của Abdel-Kader và Luther (2006) “Management accounting practices in the British food and drinks industry” (Tổ chức KTQT trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống của Anh) đối với các DN sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp thức ăn và nước giải khát của Anh Quốc chỉ ra rằng các công cụ kỹ thuật KTQT truyền thống vẫn được các DN quen dùng tiếp tục áp dụng phổ biến, tuy nhiên đồng thời cũng có dấu hiệu cho thấy các công cụ kỹ thuật của KTQT tiên tiến được áp dụng như: các thông tin liên quan đến chi phí chất lượng, các thước đo phi tài chính liên quan đến nhân viên. Nghiên cứu của Bhimani (2002) “European Management Accounting Research: Traditions in the Making” (Nghiên cứu KTQT tại châu Âu: Các truyền thống đang tạo lập) đã nhận thức được sự thành công của hệ thống KTQT liên quan đến các bối cảnh văn hoá và tác giả nhấn mạnh rằng văn hoá toàn hệ thống và văn hoá đội, nhóm phải tương thích. 2.2.2 Các nghiên cứu trong nước Phạm Châu Thành (2001), “Vận dụng KTQT vào các DN thương mại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM. Luận án của tác giả đã tổng hợp các lý luận về KTQT cũng như thực trạng công tác KTQT trong các DN thương mại Việt Nam. Từ đó tác giả đề xuất các quan điểm cùng những nội dung chủ yếu vận dụng KTQT vào các DN thương mại Việt Nam với các mô hình cụ thể nhằm tạo ra khả năng vận dụng KTQT vào các DN thương mại Việt Nam một cách có hiệu quả. 1181 Trần Văn Tùng (2016) với đề tài “Vận dụng kế toán quản trị tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán – Số 10/2016 (157). Đề tài đã khả sát, phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức KTQT hiện nay ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm có thể vận dụng được một số nội dung cơ bản của KTQT và phù hợp với điều kiện tổ chức, quản lý của các DN này, cụ thể như kế toán chi phí; phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận; dự toán ngân sách và phân tích chênh lệch chi phí. 3 PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là phương pháp hỗn hợp kết hợp phương pháp định tính và định lượng. Cụ thể như sau: Nghiên cứu định tính: Khảo sát, phỏng vấn và xin ý kiến của các chuyên gia để hệ thống các vấn đề lý luận có liên quan về cơ sở lý luận cho công tác tổ chức KTQT trong DN ngành dịch vụ. Nội dung và kết quả của nghiên cứu sơ bộ được dùng làm cơ sở cho việc xây dựng bảng thảo luận tay đôi, sau đó sẽ tiến hành hiệu chỉnh và bổ sung các biến quan sát để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác KTQT ở các DN ngành dịch vụ. Kết quả nghiên cứu sơ bộ là bảng câu hỏi hoàn chỉnh cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu định ượng: Tác giả dùng công cụ khảo sát để tập hợp các dữ liệu bằng cách chọn mẫu và gửi bảng khảo sát trực tiếp đến các đối tượng có liên quan đến việc tổ chức công tác kế toán trong các DN ngành dịch vụ tại TP.HCM. Sau đó tiếp tục dùng công cụ phần mềm SPSS để kiểm định dữ liệu được tập hợp từ các cuộc khảo sát để kiểm tra lại độ tin cậy của các thang đo các nhân tố tác động đến tổ chức công tác KTQT, đồng thời tìm ra các nhân tố mới và đo lường mức độ tác động của chúng. Các công cụ sử dụng bao gồm Chi bình phương (Chi-square), Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến. 4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4.1 Mô hình nghiên cứu Sau khi trao đổi bằng các kỹ thuật phỏng vấn sâu và xin ý kiến chuyên gia, kết quả thảo luận về mô hình đề xuất ban đầu về các nhân tố tác động công tác tổ chức KTQT tại các DN trong ngành dịch vụ trên địa bàn TP.HCM bao gồm 6 nhân tố như sau: Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất1 Tổ chức công tác KTQT tại các DN trong ngành dịch vụ trên địa bàn TP. HCM Quy mô doanh nghiệp Mức độ cạnh tranh của thị trường Nhận thức về KTQT của ban quản trị DN Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trình độ nguồn nhân lực Chi phí để tổ chức hệ thống KTQT cho DN 1182 trong đó: Biến phụ thuộc: Tổ chức công tác KTQT tại các DN (TC). Biến độc lập: Quy mô DN (QM); Mức độ cạnh tranh của thị trường (CT); Nhận thức về KTQT của ban quản trị DN (NT); Đặc điểm hoạt động kinh doanh của DN (DD); Trình độ nguồn nhân lực (TD); Chi phí để tổ chức hệ thống KTQT cho DN (CP). 4.2 Kết quả kiểm định mô hình Bảng 1: Kết quả hồi quy Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) 3.818E-16 .043 .000 1.000 QM .270 .043 .270 6.295 .000 1.000 1.000 CT .379 .043 .379 8.832 .000 1.000 1.000 NT .191 .043 .191 4.447 .000 1.000 1.000 DD .282 .043 .282 6.565 .000 1.000 1.000 TD .357 .043 .357 8.323 .000 1.000 1.000 CP .363 .043 .363 8.456 .000 1.000 1.000 a. Dependent Variable: TC Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả Dựa vào bảng kết quả hồi quy, ta có mô hình hồi quy như sau: TC = 0.379 * CT + 0.363 * CP + 0.357 * TD + 0.282 * DD + 0.270 * QM + 0.191 * NT 2 KẾT LUẬN Nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường (hệ số Beta: 0.379) có ý nghĩa là DN chịu sự áp lực cạnh tranh càng cao từ môi trường kinh doanh (do đối thủ, đặc thù ngành nghề) sẽ làm gia tăng mức độ tổ chức công tác KTQT trong DN. Nhân tố chi phí để t chức hệ thống KTQT cho DN (hệ số Beta: 0.363) có ý nghĩa là khi tổ chức KTQT trong DN nếu tính toán, lập dự toán về chi phí đầu tư (bao gồm chi phí công nghệ, chi phí tư vấn) ở mức độ phù hợp với khả năng của DN thì sẽ làm gia tăng mức độ hiệu quả của việc tổ chức công tác KTQT trong DN. Nhân tố trình độ nguồn nhân lực (hệ số Beta: 0.357) có ý nghĩa là nếu doanh nghiệp có nguồn nhân lực đủ trình độ, kiến thức vững vàng thì sẽ làm gia tăng mức tổ chức công tác KTQT trong DN. 1183 Nhân tố đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (hệ số Beta: 0.282) có ý nghĩa là nếu DN có định hướng kinh doanh rõ ràng, hoạch định cho mình một chiến lược kinh doanh linh hoạt, tận dụng lợi thế cạnh tranh của DN thì sẽ làm gia tăng mức tổ chức công tác KTQT trong DN. Nhân tố quy mô doanh nghiệp (hệ số Beta: 0.270) có ý nghĩa là nếu DN có quy mô càng lớn (thể hiện qua doanh thu, số lượng nhân viên hoạt động bình quân, số lượng các phòng ban với chức năng rõ ràng, độc lập sẽ làm gia tăng mức độ tổ chức công tác KTQT trong DN. Nhân tố nhận thức về KTQT của ban quản trị DN (hệ số Beta: 0.191) có ý nghĩa là nếu người chủ/người điều hành DN có kiến thức, hiểu biết cũng như đánh giá cao về tính hữu ích các công cụ kỹ thuật KTQT thì sẽ sẽ làm gia tăng mức độ tổ chức công tác KTQT trong DN. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ tài chính, Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12 tháng 06 về việc Hướng dẫn áp dụng KTQT trong DN. [2] Phạm Châu Thành (2001), “Vận dụng KTQT vào các DN thương mại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế TP.HCM. [3] Trần Văn Tùng (2016) với đề tài “Vận dụng kế toán quản trị tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán – Số 10/2016 (157). [4] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (tập 1, 2), NXB Hồng Đức, TP.HCM.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfto_chuc_cong_tac_ke_toan_quan_tri_tai_cac_doanh_nghiep_trong.pdf
Tài liệu liên quan