Tổ chức cơ thể động vật

 Sống là quá trình tự điều chỉnh để thích nghi, tồn

tại và phát triển ở các mức độ khác nhau: tế bào

 mô  cơ quan  hệ cơ quan  cơ thể.

 Tế bào là đơn vị cấu trúc ở mức độ hiển vi của

sự sống.

 Tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể.

Chúng có khả năng đồng hóa thức ăn, hô hấp,

bài xuất, chế tiết, trả lời các kích thích, sinh

trưởng và sinh sản.

pdf96 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tổ chức cơ thể động vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I TỔ CHỨC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT Tổ chức cơ thể động vật I. Cấu trúc chung của cơ thể sống II. Các loại mô động vật III. Các hệ cơ quan trong cơ thể động vật Cấu trúc chung của cơ thể sống Sống là quá trình tự điều chỉnh để thích nghi, tồn tại và phát triển ở các mức độ khác nhau: tế bào  mô  cơ quan  hệ cơ quan  cơ thể. Tế bào là đơn vị cấu trúc ở mức độ hiển vi của sự sống. Tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể. Chúng có khả năng đồng hóa thức ăn, hô hấp, bài xuất, chế tiết, trả lời các kích thích, sinh trưởng và sinh sản. Cấu trúc chung của cơ thể sống Những tế bào có hình dạng, kích thước tương đối giống nhau, cùng thực hiện chức năng kết hợp tạo thành những loại mô chuyên biệt: mô cơ, mô liên kết, mô thần kinh… Một tập hợp các loại mô có liên quan với nhau hình thành một cơ quan. Nhiều cơ quan hợp lại tạo thành hệ cơ quan. Nhiều hệ cơ quan hợp lại tạo thành cơ thể. Cấu trúc chung của cơ thể sống Ví dụ CÁC LOẠI MÔ ĐỘNG VẬT Có 4 loại mô: Biểu mô (Epithelial tissue) Mô liên kết (Connective tissue) Mô cơ (Muscle tissue) Mô thần kinh (Nerve tissue) Mô thần kinh Mô cơ vân Mô liên kết Mô cơ tim Mô cơ trơnBiểu mô BIỂU MÔ (EPITHELIAL TISSUE) Đặc điểm của biểu mô Có nguồn gốc từ 3 lá phôi: ngoài, giữa và trong. Phủ mặt ngoài cơ thể, lót mặt trong các xoang rỗng hoặc tạo thành các loại tuyến. Ngăn cách với mô liên kết bởi màng đáy. Bề mặt các tế bào biểu mô hấp thụ hoặc bài xuất thường biệt hóa cao. Trong biểu mô không có mạch máu, không có tế bào thần kinh (trừ niêm mạc khứu giác). Có khả năng tái sinh mạnh. Chức năng của biểu mô Bảo vệ: chống lại các tác nhân vật lý, hóa học và chống nhiễm khuẩn. Hấp thụ: biểu mô phủ lót mặt trong ruột và các ống thận. Chế tiết: biểu mô của các tuyến nội tiết và ngoại tiết có khả năng chế tiết các hormone và enzyme. Thu nhận kích thích: tế bào biểu mô cảm giác của chồi vị giác trên mặt lưỡi, tế bào thính giác của cơ quan Corti ở tai trong. Phân loại biểu mô Dựa vào chức năng, chia biểu mô thành 2 loại: Biểu mô phủ: là những lớp tế bào phủ mặt ngoài cơ thể hay lót mặt trong những cơ quan rỗng, lót mặt thành, mặt tạng của xoang cơ thể. Biểu mô tuyến: là những nhóm tế bào được chuyên hóa cao để thích nghi với những chức năng chế tiết và bài xuất các sản phẩm đặc hiệu. Các loại biểu mô phủ Tùy theo sự phân lớp và hình dạng tế bào, biểu mô phủ được chia thành 8 loại: 1. Biểu mô dẹt đơn (Simple Squamous Epithelium) 2. Biểu mô vuông đơn (Simple Cuboidal Epithelium) 3. Biểu mô trụ đơn (Simple Columnar Epithelium) 4. Biểu mô dẹt tầng (Stratified Squamous Epithelium) có 2 loại:  Dẹt tầng không sừng hóa  Dẹt tầng bị sừng hóa 5. Biểu mô vuông tầng (Stratified Cuboidal Epithelium) 6. Biểu mô trụ tầng (Stratified Columnar Epithelium) 7. Biểu mô trụ giả tầng (Pseusostratified Columnar Epithelium) 8. Biểu mô tầng biến dạng (Transitional Epithelium) Các loại biểu mô phủ Biểu mô trụ giả tầng (ống hô hấp) Biểu mô dẹt tầng (thực quản) Biểu mô trụ đơn (ruột) Biểu mô vuông đơn (thận) Biểu mô dẹt đơn (phế nang của phổi) Màng đáy Mô bên dưới Nhân tế bào Bề mặt của biểu mô Biểu mô dẹt đơn (Simple Squamous Epithelium) Gồm một lớp tế bào phẳng, dẹp, xếp sát nhau như gạch lát nền nhà, màng tế bào thường có dạng răng cưa không đều. Ví dụ: Biểu mô ở mạch máu, thành phế nang của phổi Mạch máu Phế nang Phế nang Phế nang Biểu mô vuông đơn (Simple Cuboidal Epithelium) Gồm một lớp tế bào hình khối, các cạnh có kích thước đồng đều. Ví dụ: Biểu mô ở ống dẫn của các tuyến ngoại tiết, ống lượn và quai Henlé của thận. Biểu mô Biểu mô trụ đơn (Simple Columnar Epithelium) Gồm một lớp tế bào hình trụ xếp sát nhau. Ví dụ: Biểu mô lót túi mật, biểu mô các lông nhung ở ruột non. Mao mạch Biểu mô Mô liên kết Biểu mô dẹt tầng (Stratified Squamous Epithelium) Gồm nhiều lớp tế bào chồng lên nhau, ngoài cùng là lớp tế bào dẹt, bên trong là những tế bào hình đa giác hay hình hộp xếp chồng lên nhau. Chia làm 2 loại: – Biểu mô dẹt tầng sừng hóa – Biểu mô dẹt tầng không sừng hóa Biểu mô dẹt tầng (Stratified Squamous Epithelium) Biểu mô dẹt tầng sừng hóa (Biểu bì da) Biểu mô Lớp sừng Biểu mô dẹt tầng không sừng hóa lót thành thực quản Biểu mô dẹt tầng Nhân Màng đáy Mô liên kết Biểu mô vuông tầng (Stratified Cuboidal Epithelium) Gồm hai hay nhiều lớp tế bào hình khối xếp chồng lên nhau. Ví dụ: Biểu mô ở thành ống dẫn tuyến mồ hôi (400x) Biểu mô trụ tầng (Stratified Columnar Epithelium) Gồm hai hay nhiều lớp tế bào hình trụ xếp chồng lên nhau. Ví dụ: Biểu mô thành ống dẫn tuyến sữa Biểu mô trụ tầng Biểu mô trụ giả tầng (Pseudostratified Columnar Epithelium) Gồm một lớp tế bào, các tế bào đều có mặt đáy bám vào một nền chung Ví dụ: Biểu mô ở mặt trong khí quản (400x) Biểu mô trụ giả tầng Nhân Biểu mô tầng biến dạng (Transitional Epithelium) Gồm nhiều lớp tế bào có kích thước khác nhau, hình dạng tế bào có thể thay đổi tùy các pha hoạt động chức năng khác nhau. Ví dụ: Biểu mô lót mặt trong bàng quang. Biểu mô Các loại biểu mô tuyến Dựa vào cách chế tiết, bản chất chất tiết và hiệu quả hoạt động, biểu mô tuyến được chia thành:  Tuyến ngoại tiết: bài xuất chất tiết ra ngoài hay vào các xoang rỗng của cơ thể. Cấu tạo gồm 2 phần: phần chế tiết và phần bài xuất (ống tiết)  Tuyến nội tiết: chỉ có các tế bào chuyên làm nhiệm vụ chế tiết, không có ống tiết. Chất tiết đổ vào máu. Phân loại tuyến ngoại tiết Dựa vào hình dạng của ống tiết và phần chế tiết, chia tuyến ngoại tiết thành 8 loại: 1. Tuyến ống đơn: tuyến Lieberkuhn ở kẽ lông nhung ruột non 2. Tuyến ống xoắn đơn: tuyến mồ hôi 3. Tuyến ống phân nhánh đơn giản: tuyến đáy của dạ dày (Fundic gland) 4. Tuyến ống phân nhánh phức tạp: tuyến Brunner ở niêm mạc tá tràng 5. Tuyến nang đơn: tuyến độc trên da cóc, tuyến nhầy trên da ếch 6. Tuyến nang phân nhánh đơn giản: tuyến Meibomius ở sụn mí mắt 7. Tuyến nang phức tạp: tuyến sữa 8. Tuyến ống – nang phức tạp: tuyến nước bọt dưới hàm. Phân loại tuyến ngoại tiết Cấu trúc ống Cấu trúc nang Đơn giản (ống tiết không phân nhánh) Phức tạp (ống tiết phân nhánh) xoắn phân nhánh phân nhánh Tế bào ống Tế bào chế tiết Phân loại tuyến nội tiết Dựa vào sự phân bố tế bào trong tuyến, tuyến nội tiết được chia làm 3 loại chính: Tuyến túi Tuyến lưới Tuyến tản mác Tuyến túi Có cấu tạo từ những túi kín, tạo thành những hình cầu to, nhỏ, chung quanh là mô liên kết và mao quản (tuyến giáp trạng). Tuyến lưới Các tế bào chế tiết tạo thành dãy và đan thành lưới, bên cạnh những dãy tế bào là mao quản (tuyến trên thận, tuyến cận giáp trạng, đảo Langerhans của tụy tạng) Các đảo tụy Mao quản Tế bào  Tế bào  Tế bào  Đảo tụy bình thường Tuyến tản mác Các tế bào chế tiết đứng rãi rác hay thành nhóm nhỏ (tế bào Leydig ở tinh hoàn, các tế bào nội tiết ở biểu mô ống tiêu hóa) MÔ LIÊN KẾT (CONNECTIVE TISSUE) Mô liên kết thưa (dưới da) Mô liên kết sợi (tạo nên gân) Mô mỡ Mô sụn (phần cuối của xương) Mô xương Mô liên kết lỏng (Máu) Đặc điểm cấu tạo của mô liên kết - Có nguồn gốc từ lá phôi giữa. - Giữ cho cơ thể có hình dạng nhất định, bao bọc các cơ quan để bảo vệ, trao đổi chất. Cấu tạo từ 3 thành phần:  Các loại tế bào: nguyên bào sợi, nguyên bào xương, đại thực bào, tiểu thực bào, tế bào máu, tế bào mỡ…  Các loại sợi: Sợi collagen (sợi tạo keo, sợi trắng): có mặt ở hầu hết các loại mô liên kết (trừ mô liên kết lỏng) Sợi elastic (sợi đàn hồi, sợi chun, sợi vàng): phân bố ở thành động mạch, sụn chun, dây phát âm… Sợi reticular (sợi lưới, sợi ưa bạc): ở các cơ quan tạo máu (tủy xương, lách) và các màng nền nâng đỡ.  Chất căn bản vô định hình: có 2 dạng là lỏng và cứng Chức năng của mô liên kết  Bảo vệ: tạo nên các màng bọc quanh các nội quan, mạch máu, các bó cơ và dây thần kinh, tạo điều kiện cho các cơ quan hoạt động tương đối độc lập nhau.  Nâng đỡ: tạo thành bộ khung cho cơ thể đảm nhiệm chức năng chống đỡ và vận động: gân, dây chằng, xương…  Trao đổi chất: máu và bạch huyết mang chất dinh dưỡng đến tế bào và mang những chất bã từ tế bào thải ra ngoài.  Dự trữ: nước, mỡ, các chất khoáng (Ca, P…)  Tái sinh và miễn dịch Phân loại mô liên kết Dựa vào thành phần cấu tạo, mô liên kết được chia thành 4 nhóm: Mô liên kết mềm Mô liên kết sợi Mô liên kết cứng Mô liên kết lỏng Mô liên kết mềm Chất căn bản ở dạng lỏng hay bán lỏng, gồm 5 loại: Mô liên kết thưa Mô liên kết dạng lưới Mô mỡ Mô nhầy Mô hạt Mô liên kết thưa Vị trí: phân bố dưới da, giữa các nội quan, quanh mạch máu và bạch huyết, vách thần kinh, cơ, màng ngoài sụn, xương, lớp dưới lá thành, lá tạng. Cấu tạo: chứa cả 3 loại sợi: tạo keo, đàn hồi, lưới. Chức năng: dự trữ nước, chứa histamin và heparin, các sắc tố. Mô liên kết thưa Sợi đàn hồi Sợi tạo keo Nguyên bào sợi Đại thực bào tự do Sợi lưới Đại thực bào cố định Bạch cầu Hồng cầu Tế bào mỡ Tế bào biểu bì tạo hắc tố Chất nền Mô liên kết thưa Mao mạch Tế bào phì Mô liên kết dạng lưới  Vị trí: ở lõi các cơ quan tạo máu và bạch huyết (tủy đỏ của xương, nhu mô của lách, hạch bạch huyết), các vách xơ của gan, lõi lông nhung ruột non và lông nhung tử cung.  Cấu tạo: các sợi lưới phân nhánh mịn tạo thành mạng.  Chức năng: là bộ xương mềm phía trong cố định các loại tế bào. Mô mỡ Vị trí: có nguồn gốc từ mô liên kết thưa. Cấu tạo: các tế bào sợi tích lũy đầy lipid, làm tế bào căng phồng lên, nhân bị đẩy sang 1 bên, sát vách tế bào, sợi lưới phân nhánh mịn tạo thành mạng. Chức năng: cung cấp năng lượng cho cơ thể, điều hòa thân nhiệt. Mô nhầy Vị trí: Phân bố ở dây rốn, da của phôi. Cấu tạo: chất căn bản dạng keo lỏng, các sợi collagen xếp thành từng bó lượn sóng, tế bào dạng hình sao tạo thành mạng chứa nhiều glycogen. Mô nhầy ở dây rốn người Mô hạt Có nguồn gốc từ mô liên kết thưa. Mô hạt chỉ xuất hiện khi bị nhiễm khuẩn hay tổn thương. Ví dụ: mụn nhọt Mô liên kết sợi Chất gian bào chủ yếu là các loại sợi, gồm 4 loại: Gân (Tendons) Dây chằng (Ligaments) Cân (Aponeuroses) Lớp bì của da (Demis) Gân (Tendons)  Nối các mấu xương với đầu cơ.  Chịu tác động của các lực theo chiều dọc nên các sợi collagen và các tế bào xếp theo hướng song song với chiều tác dụng của lực.  Chất căn bản ít, ở dạng keo lỏng. Dây chằng (Ligaments) Buộc giữa hai đầu xương dài để tạo thành bao khớp. Cấu tạo giống gân nhưng các sợi collagen ít căng hơn. Các dây chằng đàn hồi (dây thanh âm) có thêm các sợi đàn hồi. Cắt dọc một phần dây chằng Mao mạch Sợi collagen Nhân nguyên bào sợi Cân (Aponeuroses) Bao bọc quanh các bó cơ và bắp cơ làm cơ hoạt động trong một bao định hướng. Là màng liên kết sợi, mỏng, nhiều lớp. Các sợi collagen trong cùng một lớp xếp song song nhau, còn giữa hai lớp kế cận thì vuông góc hoặc chéo góc nhau. Lớp bì của da (Dermis) Phân bố dưới lớp biểu bì của da. Gồm nhiều bó sợi collagen xếp không định hướng. Chịu lực theo nhiều chiều khác nhau làm cho da bền vững. Mô liên kết cứng Chất gian bào chủ yếu là chất vô định hình cứng hòa quyện với một số sợi liên kết còn gọi là chất khuôn, gồm 2 loại:  Mô sụn  Mô xương Mô sụn Là tổ chức có nhiều tế bào to, trương nở cao độ, chất căn bản đông đặc. Trong chất căn bản thường có thêm sợi đàn hồi và sợi tạo keo. Căn cứ vào sự hiện diện của những loại sợi này, sụn được chia làm 3 loại: Sụn trong (Hyaline Cartilage) Sụn đàn hồi (Elastic Cartilage) Sụn sợi (Fibro Cartilage) Sụn trong (Hyaline Cartilage) Có ở các khớp, đầu các xương sườn, thành khí quản và hầu, màu trắng sữa hay màu trắng ngà. Chất căn bản không có sợi. Sụn trong ở khí quản Sụn đàn hồi (Elastic Cartilage) Có ở vòm mí mắt, vành tai, ống tai, sụn vách mũi, sụn trong lưỡi gà (ở hầu). Chất căn bản có nhiều sợi đàn hồi làm sụn có màu vàng. Sụn sợi (Fibrocartilage) Có ở các đĩa đệm của cột sống. Chất căn bản có nhiều sợi tạo keo, tập trung thành bó, loại sụn này rất chắc. Mô xương Là tổ chức cứng rắn, có hình dạng thích nghi với chức năng chống đỡ của nó. Xương là nơi dự trữ một số muối khoáng quan trọng. Hỗ trợ quá trình tạo máu. Có 3 loại mô xương: Xương xốp Xương đặc Dentine Xương xốp (Spongy Bone) Nằm ở các đầu xương dài (xương ống) và ở lõi các xương dẹp (xương vòm sọ, xương chậu) Các dải xương xếp xen kẽ với các hốc chứa tủy xương. Đó là nơi tạo xương dài ở tuổi đang lớn. Xương đặc (Compact Bone)  Là phần cứng của các xương dài, có cấu tạo dày đặc, không có xoang như xương xốp. Các xương ống tuy có thành vững chắc nhưng là một hệ thống mở, có mạch máu đi vào và đi ra qua ống Volkmann, làm nhiệm vụ trao đổi chất giữa tủy xương và bên ngoài. Ở động vật có vú bậc cao và người, xương đặc có cấu trúc gồm các ống Havers. . Xương đặc (Compact Bone) Xương đùi ống xương ống Havers Chi tiết 1 tế bào xương ổ xương Tế bào xương Chất nền chứa Canxi Lát cắt 1 hệ Havers ở xương đùi Phiến xương ống nhỏ ổ xương Dentine Là chất căn bản vô định hình của răng, có cấu trúc giống như ở xương đặc nhưng cứng hơn nhiều, do các nguyên bào răng tạo thành chứa 70% chất khoáng. . Men răng Dentine Xoang tủy Chân răng Đỉnh Bao gồm tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương (huyết thanh và tơ huyết) Mô liên kết lỏng (Mô máu) MÔ CƠ (MUSCULAR TISSUE) Đặc điểm của mô cơ  Là loại mô đã được biệt hóa rất cao để thực hiện chức năng vận động. Có nguồn gốc từ lá phôi giữa, riêng cơ bì có nguồn gốc từ lá phôi ngoài. Đơn vị cấu tạo có thể là tế bào (cơ trơn, cơ tim) hoặc hợp bào (cơ vân). Phân loại mô cơ Gồm có 3 loại: Cơ vân (Skeletal) Cơ trơn (Smooth) Cơ tim (Cardiac) Cơ trơn (Smooth Muscle) Cơ bì: có nguồn gốc từ ngoại bì phôi. Ví dụ: cơ dựng lông, cơ co giản đồng tử của mắt; cơ co tuyến lệ, tuyến sữa, tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi. Cơ trơn chính thức: tế bào có dạng hình thoi, nhân nằm chính giữa, trong cơ chất có các tơ cơ và xơ cơ là các protein co rút. Cơ trơn Cơ vân (Skeletal Muscle) Có hình dạng đặc biệt gọi là sợi cơ. Sợi cơ vân có dạng hình ống, là hợp bào. Mỗi sợi cơ gồm: màng cơ, nhân, tế bào chất và tơ cơ. Cơ vân Cơ tim (Cardiac Muscle) Chỉ có ở tim, co nhịp nhàng, tự động suốt cuộc sống của cá thể. Được cấu tạo từ những tế bào cơ tim riêng biệt. Nhân Sợi cơ Các vân Cơ tim MÔ THẦN KINH (NERVOUS TISSUE) Tế bào đệm ít nhánh (Oligodendrocyte) Tế bào đệm hình sao (Astrocyte) Mạch máu Tế bào thần kinh đệm bé (Microglia) Tế bào thần kinh (Neuron) Đặc điểm và phân loại mô thần kinh Gồm những tế bào biệt hóa cao để: thu nhận kích thích, tạo xung động và dẫn truyền xung động đó. Mô thần kinh gồm hai loại tế bào: Tế bào thần kinh (Neuron) Tế bào thần kinh đệm (Neuroglia) Cấu trúc của neuron Một neuron gồm có: Thân tế bào (Cell Body) Sợi nhánh (Dendrite) Sợi trục (Axon) Đầu tận cùng synapse (Synaptic Terminals) Thân neuron Có dạng hình cầu, bầu dục hay hình sao. Bao gồm: Nhân: nằm giữa tế bào, có vài hạch nhân, chất nhiễm sắc ít nhuộm màu, rất mịn. Tế bào chất: có đầy đủ các loại bào quan của tế bào. Sợi nhánh (Dendrite)  Là những sợi ngắn, phân nhánh nhiều, kích thước nhỏ.  Dẫn truyền luồng thần kinh vào thân neuron. Hầu hết neuron có nhiều sợi nhánh giúp gia tăng diện tích tiếp nhận thông tin của neuron.  Đa số các synapse gắn vào neuron đều hiện diện ở các gai sợi nhánh (tương đương cúc tận cùng ở sợi trục) Sợi trục (axon)  Hầu hết neuron chỉ có một sợi trục.  Dẫn luồng thần kinh từ thân neuron ra để truyền sang tế bào khác.  Kích thước lớn, nhưng ít thay đổi suốt chiều dài của một neuron.  Có thể chia một số nhánh bên vuông góc với nó do đó xung thần kinh của một neuron có thể đến nhiều tận cùng khác nhau. Tế bào Schwann- Bao Myelin- Eo Ranvier Tế bào Schwann: Tất cả các sợi thần kinh của hệ thần kinh ngoại biên đều được bao bọc bởi các tế bào Schwann. Bao Myelin: có bản chất là lipoprotein, đó chính là màng của tế bào Schwann. Các tế bào Schwann bao quanh màng axon, một phần màng của chúng kéo dài quấn quanh sợi trục là bao Myelin. Eo Ranvier: khoảng cách giữa các tế bào Schwann. Màng axon tại eo Ranvier không có bao myelin, có khả năng dẫn điện, liên quan đến hiện tượng lan truyền nhảy bậc. Tế bào Schwann - Bao Myelin - Eo Ranvier Synapse  Là nơi tiếp xúc của một tế bào thần kinh với một hay nhiều tế bào thần kinh khác hoặc cơ quan mà chúng điều khiển.  Xung động thần kinh đi qua Synapse chỉ theo một chiều. Phân loại neuron Dựa vào sự hiện diện của sợi nhánh, neuron được chia làm 3 loại:  Neuron đơn cực (Unipolar Neuron)  Neuron lưỡng cực (Bipolar Neuron)  Neuron đa cực (Multipolar Neuron) Neuron đơn cực (Unipolar Neuron) Không có sợi nhánh nào. Loại neuron này chỉ có trong thời kỳ phôi thai. Ở cơ thể trưởng thành chỉ có neuron đơn cực giả (tế bào chữ T ở hạch gai) Neuron đơn cực giả Neuron lưỡng cực (Bipolar Neuron) Có một sợi trục và một sợi nhánh. Ví dụ : Neuron lưỡng cực ở võng mạc thị giác Neuron đa cực (Multipolar Neuron) Có một sợi trục và hai hoặc nhiều sợi nhánh. Hầu hết neuron trong cơ thể thuộc loại này. Phân loại neuron theo chức năng Neuron cảm giác (Sensory Neuron) Neuron vận động (Motor Neuron) Neuron trung gian (Inter Neuron) Có 3 loại: Neuron cảm giác (Sensory Neuron)  Hay còn gọi là neuron thụ cảm.  Dẫn xung thần kinh về hệ thần kinh trung ương được gọi là neuron hướng tâm.  Các tế bào thụ cảm ở cơ quan cảm giác không có sợi trục và truyền thông tin tới các neuron cảm giác thực sự, các neuron này mang thông tin đến các neuron trung gian, đôi khi là neuron vận động. Neuron vận động (Motor Neuron)  Hay còn gọi là neuron đáp ứng.  Dẫn xung thần kinh đi ra khỏi hệ thần kinh trung ương đến cơ gây co cơ và tới tuyến làm tuyến tiết ra. Điều khiển hoạt động của các cơ quan đích.  Ở người có khoảng 3 triệu neuron vận động. Neuron trung gian (Inter Neuron) Nhận thông tin từ các neuron cảm giác, hoặc các neuron trung gian khác, xử lý thông tin và chuyển đến các neuron vận động.  Là nơi hợp nhất của hệ thần kinh. Khoảng 98% của 10 tỉ tế bào trong hệ thần kinh người là neuron trung gian. Tế bào thần kinh đệm (Neuroglia) Không có chức năng dẫn truyền xung thần kinh nhưng quan hệ với các neuron rất chặt chẽ. Có khả năng sinh sản và có nguồn gốc từ lá phôi ngoài. Có nhiệm vụ nâng đỡ, dinh dưỡng và bảo vệ các neuron. Chia làm 3 loại: các tế bào đệm lớn (Macroglia), các tế bào đệm bé (Microglia), các tế bào Ependymal. Tế bào thần kinh đệm lớn Tế bào đệm hình sao (Astrocyte) Có dạng hình sao, có nhiều nhánh bào tương. Điều chỉnh môi trường hóa học xung quanh các neuron bằng hệ đệm. Trao đổi chất giữa mao mạch và neuron. Vận chuyển các chất dinh dưỡng. Tế bào thần kinh đệm lớn Tế bào đệm ít nhánh (Oligodendrocyte) Các tế bào ít nhánh. Các nhánh bào tương bao quanh lấy sợi trục, tạo nên bao myelin, có tác dụng cách điện đối với một số neuron trong hệ thần kinh trung ương. Tế bào thần kinh đệm bé (Microglia)  Là một loại đại thực bào ở mô thần kinh, có tiền thân là mono bào của tủy xương.  Các tế bào có hình trứng, các sợi nhánh rất mảnh và phức tạp.  Có khả năng thực bào các vi sinh vật và các mảnh vỡ của mô. Tế bào Ependymal  Lót ống nội tủy hoặc thành não thất. Một số được biệt hóa để tiết ra dịch não tủy. Tế bào thần kinh đệm CÁC HỆ CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ ĐỘNG VẬT Hệ thần kinh (Nervous System) Cấu tạo: Hệ thần kinh trung ương (não bộ, tủy sống) và hệ thần kinh ngoại biên. Chức năng: Dẫn truyền thông tin và xung động thần kinh từ nơi này đến nơi khác. Hệ thụ cảm (Sensory System) Cấu tạo: Các cơ quan cảm giác: thị giác, khứu giác, vị giác, thính giác, xúc giác. Chức năng: Tiếp thu mọi tín hiệu từ môi trường. Hệ nội tiết (Endocrine System) Cấu tạo: các tuyến chế tiết ra hormon là chất truyền tin hóa học. Chức năng: Chế tiết hormon để điều hòa quá trình trao đổi chất, tăng trưởng, phát triển và sinh sản của cơ thể. Hệ xương (Skeletal System)  Cấu tạo: gồm 206 chiếc xương.  Chức năng: Tăng cường và chống đỡ cho cơ thể. Bảo vệ các cơ quan quan bên trong. Cung cấp bộ xương cho cơ bám vào và hỗ trợ quá trình vận động. Dự trữ chất khoáng. Nơi xuất phát của các tế bào máu. Hệ cơ (Muscular System) Cấu tạo: Chứa 3 loại cơ khác nhau về hình dạng và chức năng. Chức năng: Phối hợp cùng với hệ xương và hệ thần kinh để tạo ra những động tác. Sinh nhiệt. Hệ tiêu hóa (Digestive System) Cấu tạo: Ống tiêu hóa (khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, ruột thẳng, hậu môn) và tuyến tiêu hóa (tuyến nước bọt, tụy tạng, gan, túi mật) Chức năng: Phá vỡ thức ăn thành những phần nhỏ hơn để dễ hấp thụ. Hệ tuần hoàn (Circulatory System) Cấu tạo: Tim, mạch máu (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch) Chức năng: Tim bơm máu đến các mao mạch. Máu giúp quá trình vận chuyển oxy đến mô, đồng thời loại bỏ các chất thải ra khỏi tế bào. Hệ bạch huyết (Lymphatic System)  Cấu tạo: Mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, tỳ tạng, tuyến ức, tủy đỏ xương.  Chức năng: Trả lại dịch cơ thể “bị rò rĩ” trở lại dòng máu. Loại bỏ các mảnh vụn. Tấn công và chống lại các yếu tố bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Hấp thụ chất béo từ ống tiêu hóa. Hệ hô hấp (Respiratory System) Cấu tạo: khoang mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi. Chức năng: Trao đổi khí với môi trường. Điều hòa pH của máu. Hệ bài tiết (Urinary System) Cấu tạo: Thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Chức năng: Bài tiết, loại bỏ chất thải từ máu. Điều hòa lượng nước, chất điện phân và pH máu. Hệ sinh dục (Reproductive System)  Cấu tạo:  Nam: tinh hoàn, bìu, ống dẫn tinh, niệu đạo, tuyến tiền liệt, túi chứa tinh,dương vật  Nữ: Noãn sào, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung, âm đạo, tuyến vú.  Chức năng:  Tạo ra những thế hệ kế tiếp.  Tạo ra hormon làm cho nam và nữ có những đặc điểm khác nhau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_i_to_chuc_co_the_dong_vat_3567.pdf
Tài liệu liên quan