Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và trên thế giới phê chuẩn công ước về quyền trẻ em năm
1990. Việt Nam thể hiện khả năng lãnh đạo và luôn hướng tới đảm bảo mọi trẻ em đều khỏe
mạnh, an toàn, được giáo dục và phát triển tối đa. Việt Nam là quốc gia đặc biệt quan tâm đến
giáo dục và là quốc gia giàu thành tích tại các kỳ thi Olympic Quốc tế. Hơn thế nữa người Việt Nam
được đánh giá là cần cù, thông minh, hiếu học trên đấu trường quốc tế. Mặc dù vậy nhưng vẫn còn
tình trạng thiếu giáo dục ở trẻ em, không chỉ là vấn đề nhức nhối ở Việt Nam mà cả trên thế giới.
Trẻ em chưa thành niên bị bỏ lại phía sau và sống trong điều kiện thiếu thốn không được học tập
và phát triển. Chính vì lẽ đó mà nhà nước, gia đ nh và xã hội cần có những giải pháp phối hợp tích
cực để bảo vệ quyền trẻ em, để hầu hết trẻ em đều được đến trường hoàn thành cấp độ Tiểu học,
Trung học cơ sở và hơn thế nữa.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tình trạng thiếu giáo dục đối với trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2272
TÌNH TRẠNG THIẾU GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM
Tô Thảo Nguyên, Phạm Phú Quý, Lê Tr ng Hiếu
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Võ Thị Thu ươ
TÓM TẮT
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và trên thế giới phê chuẩn công ước về quyền trẻ em năm
1990. Việt Nam thể hiện khả năng lãnh đạo và luôn hướng tới đảm bảo mọi trẻ em đều khỏe
mạnh, an toàn, được giáo dục và phát triển tối đa. Việt Nam là quốc gia đặc biệt quan tâm đến
giáo dục và là quốc gia giàu thành tích tại các kỳ thi Olympic Quốc tế. Hơn thế nữa người Việt Nam
được đánh giá là cần cù, thông minh, hiếu học trên đấu trường quốc tế. Mặc dù vậy nhưng vẫn còn
tình trạng thiếu giáo dục ở trẻ em, không chỉ là vấn đề nhức nhối ở Việt Nam mà cả trên thế giới.
Trẻ em chưa thành niên bị bỏ lại phía sau và sống trong điều kiện thiếu thốn không được học tập
và phát triển. Chính vì lẽ đó mà nhà nước, gia đ nh và xã hội cần có những giải pháp phối hợp tích
cực để bảo vệ quyền trẻ em, để hầu hết trẻ em đều được đến trường hoàn thành cấp độ Tiểu học,
Trung học cơ sở và hơn thế nữa.
Từ khoá: Bỏ học, đói ăn đói chữ, thất học, thiếu giáo dục, trẻ em.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, Việt Nam đang bước vào quá trình hội nhập và tiến bộ cùng các quốc gia trên thế giới.
Và một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình này là giá trị nhân văn và sự hiểu biết của người Việt
Nam. Thế nhưng, việc tiếp cận một nền giáo dục chất lượng vẫn còn là trở ngại lớn cho nhiều trẻ
em, đặc biệt là những trẻ khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn và dân tộc thiểu số. Trẻ em, là mầm
non và cũng là nhân tài, chủ nhân tương lai của đất nước. Trẻ em không được đi học không chỉ làm
giảm tiềm năng cá nhân của các em, mà còn làm tăng nguy cơ đói nghèo, và giảm chất lượng
sống của thế hệ sau này. Vậy thực trạng này đang diễn ra như thế nào? Nguyên nhân do đâu và
cần những giải pháp hoặc kế hoạch gì? Để đảm bảo cho tất cả trẻ em đều được hưởng quyền tiếp
cận với một nền giáo dục chất lượng.
2 NỘI DUNG
2.1 Thực trạng thiếu giáo dục đối với trẻ em ở Việt Nam
Hiện nay, một con số cho thấy thực trạng này rõ rệt đó là ở Hà Nội có khoảng 3.200 trẻ em lang
thang, không ai chăm sóc. Ở TP. Hồ Chí Minh có trên 10.000 trẻ em lang thang kiếm sống trên các
đường phố, không nhà ở, không nơi che chở hay được chăm sóc. Trong đó, hơn 5.000 trẻ em
không biết chữ hoặc bỏ học sớm. Học sinh bỏ học, trước hết là do hoàn cảnh khó khăn, điều đó
góp phần làm tăng số trẻ em không được đi học hoặc phải bỏ học sớm bởi đói nghèo. ‚Đói chữ
chẳng bằng đói cơm‛, ở các gia đ nh nghèo, trẻ em thường phải làm việc để đóng góp thu nhập
2273
cho gia đ nh, đặc biệt vào các thời kỳ mùa vụ, hoặc giúp đỡ công việc nhà. Tại Mường Tè (Lai Châu),
khi cha mẹ phải lựa chọn về chi phí cơ hội, giữa việc cho con đi học và để con làm việc ở nhà, thì
những gia đ nh nghèo khó sẽ chọn cách cho con bỏ học, để tiết kiệm được chi phí ăn uống cho trẻ
phải mang đến trường, đồng thời có thêm nhân lực phụ giúp lao động cho gia đ nh. Cho con bỏ
học, là biện pháp tiết kiệm chi tiêu cho gia đ nh, cắt giảm chi phí cơ hội của việc đến trường. Trẻ em
gái là thành phần bị ảnh hưởng sâu sắc nhất, bởi quan niệm ‚Trọng nam khinh nữ‛. Thực trạng bỏ
học của học sinh nói chung, và học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở nói riêng, thực chất đã diễn ra
trong một thời gian khá dài, nhưng hầu như chưa được ai quan tâm đúng mức. Vấn đề này, chỉ
được nhắc đến và đưa ra bàn luận trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam gia
nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Ngoài trọng tâm đào tạo con người với đầy đủ năng lực và
phẩm chất, thì vấn đề bỏ học của học sinh Trung học cũng ngày càng được Đảng, Nhà nước và các
tổ chức ban ngành quan tâm.
2.2 Thực trạng thiếu giáo dục đối với trẻ em trên thế giới
Hàng năm, hơn 1,2 triệu học sinh bỏ học Trung học ở Hoa Kỳ. Cứ sau 26 giây có 1 học sinh nghỉ học
và 7.000 học sinh/ngày nghỉ học. Khoảng 25% học sinh năm nhất Trung học không tốt nghiệp
đúng thời hạn. Hoa Kỳ, nơi có tỷ lệ tốt nghiệp cao nhất của bất kỳ quốc gia phát triển nào, hiện xếp
thứ 22 trong số 27 quốc gia phát triển. Tỷ lệ bỏ học đã giảm 3% từ năm 1990 đến năm 2010 (12,1%
xuống còn 7,4%). Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp Latino đã tăng đáng kể. Trong năm 2010, 71,4% đã nhận
bằng tốt nghiệp so với 61,4% vào năm 2006. Tuy nhiên, sinh viên người Mỹ gốc Á và người da trắng
vẫn có khả năng tốt nghiệp cao hơn nhiều so với sinh viên Mỹ gốc Latinh và người Mỹ gốc Phi. Một
học sinh bỏ học cấp ba sẽ kiếm được ít hơn 200.000 đô la so với học sinh tốt nghiệp Trung học và ít
hơn gần 1 triệu đô so với sinh viên tốt nghiệp Đại học. Năm 2010, 38 bang có tỷ lệ tốt nghiệp cao
hơn. Vermont có tỷ lệ cao nhất, với 91,4% tốt nghiệp, và Nevada có mức thấp nhất với 57,8% sinh
viên tốt nghiệp. Gần 2.000 trường Trung học trên khắp Hoa Kỳ tốt nghiệp dưới 60% học sinh của. Ở
Mỹ, những học sinh bỏ học cấp ba phạm tội khoảng 75%.
3 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ THIẾU GIÁO DỤC Ở TRẺ EM
3.1 Ở Việt Nam
3.1.1 Gia đ nh
Nguyên nhân học sinh bỏ học, trước hết là do hoàn cảnh khó khăn. Điều này góp phần làm tăng
số trẻ em không được đi học hoặc phải bỏ học sớm bởi đói nghèo. ‚Đói chữ chẳng bằng đói
cơm‛, ‚Văn hay chữ tốt không bằng thằng dốt lắm tiền‛ ” đó là cách suy nghĩ vẫn còn tồn tại ở
một số cha mẹ trong thời đại ‚kỹ thuật số‛ này. Đối với họ, lợi ích kinh tế trước mắt quan trọng hơn
rất nhiều việc đầu tư cho con học hành. Điều tất yếu xảy ra là trong số những thanh niên Việt
Nam không được đi học Trung học, có tới gần một nửa bị đói nghèo ngăn bước đến trường. Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp thanh niên và UNICEF vừa tiến
hành nghiên cứu ‚Nguyên nhân bỏ học của trẻ em Việt Nam‛. Qua điều tra về Vị thành niên và
Thanh niên Việt Nam (SAVY), có tới 24% thanh niên được điều tra đã bỏ học khi chưa đến 15 tuổi,
tỷ lệ bỏ học từ lớp 1-5 là 12%, lớp 6-8 là 21%. Theo SAVY, chỉ có 46,3% thanh niên Việt Nam được
2274
đi học Trung học. Đói nghèo là nhân tố được nhắc đến nhiều nhất gây ra tình trạng bỏ học ở trẻ
em từ lứa tuổi 11-18. Do khó khăn về kinh tế, cha mẹ không đủ điều kiện chi trả học phí và các
khoản chi phí liên quan đến học tập. Chi phí học tập: Sách vở, đồ dùng học tập, quần áo đồng
phục, xây dựng trường, tốn gấp 2,5 lần tiền đóng học phí. Và cũng như đã nói ở trên, kinh tế
của các gia đ nh nghèo không thể kham nổi những chi phí cho cuộc sống hàng ngày, nói gì đến
chi trả cho việc học tập của con cái. Vì thế, cho con bỏ học là biện pháp tiết kiệm chi tiêu cho gia
đ nh, cắt giảm chi phí cơ hội của việc đến trường. Và con gái thường là đối tượng phải chịu thiệt
thòi trong lựa chọn ai phải bỏ học hơn con trai. Nhận thức chưa đầy đủ của cha mẹ về giá trị của
giáo dục cũng được xem như là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ bỏ học của trẻ em. Một thành phần
xã hội hiện nay coi giá trị đến từ giáo dục không bằng giá trị của làm ăn kinh tế ‚Văn hay chữ tốt
không bằng thằng dốt lắm tiền‛. Đồng thời, thực tế nhiều người tốt nghiệp đại học, cao đẳng
chưa có việc làm càng làm cha mẹ và học sinh suy giảm niềm tin vào giáo dục. Họ luôn phân
vân giữa việc tiếp tục đầu tư cho con học hay bỏ học sớm để tìm việc làm. Cha mẹ chỉ cần cho
con học nhận biết mặt chữ rồi sau đó bắt các em ở nhà phụ giúp lao động. Có thể thấy được
nguyên nhân làm cho trẻ không được đi học hay phải bỏ học sớm, không chỉ do hoàn cảnh và
điều kiện gia đ nh, mà còn do hoàn cảnh đặc biệt như trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, cha mẹ ly hôn hoặc
qua đời, hay những trẻ là nạn nhân của bạo hành gia đ nh, lạm dụng tình dục và một số nguyên
nhân khác, Cha mẹ ly hôn thực sự là một cú sốc rất lớn đối với trẻ, những tổn thương tâm lý này
dẫn đến sự chán nản, bỏ học và lang thang. Trẻ không được bố mẹ và gia đ nh bảo vệ, bị ngược
đãi, lang thang, không có điều kiện tiếp tục học tập, phát triển, không được chăm sóc sức khoẻ.
Tình trạng đánh mắng, xúc phạm, coi thường trẻ em, trẻ em bị bố mẹ đối xử hà khắc, bị bỏ rơi, bị
trở thành nạn nhân của bạo lực gia đ nh vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi.
3.1.2 Nhà trường
Sẽ là thiếu sót nếu không nói tới một nguyên nhân khác, đó là từ phía nhà trường. Chương trình
giáo dục không thiết thực, nặng tính hàn lâm, ít phù hợp với sự phát triển tâm lý của trẻ, ít các hoạt
động ngoại khóa, khiến trẻ muốn bỏ học. Chất lượng dạy học và cách giảng dạy của giáo viên
thiếu tính hấp dẫn và sáng tạo, cũng là một trong những nguyên nhân không giữ được học sinh
gắn bó với trường. Tình trạng bạo lực xảy ra ở học đường, cũng phần nào ảnh hưởng tới việc bỏ
học của học sinh. Có tới 22% học sinh trong cuộc điều tra cho biết ở trường học đôi khi giáo viên
phạt học sinh bằng các hình thức như tát, đánh, chửi mắng, doạ nạt. Đã bao giờ chúng ta đứng lớp
để hiểu rằng trong 45 phút thầy cô có thể làm được những gì, khi mà trí óc non nớt của học sinh không
thể thu nạp khối kiến thức như người lớn muốn áp đặt? Với một chương trình sách giáo khoa như vậy
thì chuyện trẻ bỏ học chẳng có gì là khó hiểu và nếu cứ tiếp tục thế này thì mọi nỗ lực ngăn dòng bỏ
học sẽ chẳng thu được kết quả gì. ‚Tôi thỉnh thoảng vẫn kiểm tra xem các con thu nhận kiến thức thế
nào, và các cháu có thích thú học không, thì nhận thấy rất ít thứ tạo được sự quan tâm thích thú của
các cháu‛- một phụ huynh cho biết. Mấy năm đầu đi học, chỉ cần không theo kịp vài môn, lại không có
sự giúp đỡ của cha mẹ, việc trẻ chán học, bỏ học là tất yếu.
2275
3.1.3 Xã hội
Cũng có thể thấy rằng không chỉ có nguyên nhân ở mỗi gia đ nh, mà còn phải kể đến điều kiện về
cơ sở vật chất ở những địa phương kinh tế còn lạc hậu. Cụ thể là do dân cư sống rải rác, đường xá
đi lại khó khăn, nhà xa trường, tỷ lệ hộ nghèo cao, Các trường học ở đây thường thiếu thiết bị,
sân chơi, bãi tập, Giáo viên ít có cơ hội giao lưu sinh hoạt, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ hơn ở
các nơi khác. Những yếu tố này là nguyên nhân hạn chế đến chất lượng giáo dục và đời sống văn
hoá của các trường, và do đó làm giảm niềm vui đến trường của học sinh. Còn một nguyên nhân
khác là do nhận thức của các cấp lãnh đạo, của người dân và của chính học sinh về tầm quan
trọng của tri thức, vì vậy mà việc học tập còn bị hạn chế nhiều. Thật vậy, số lượng học sinh bỏ học
vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm và phải tích cực khắc phục. Học kỳ I năm học 2007 - 2008 vẫn
còn 12.966 học sinh Tiểu học, 106.228 học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông bỏ học.
Trong nhiều nguyên nhân đó chúng tôi muốn nói đến một nguyên nhân chính yếu mà nhiều người còn
né tránh, còn ngại nói ra, đó chính là sự quản lý chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Chương trình và sách giáo
khoa không đạt chuẩn. Xét theo mục tiêu đổi mới giáo dục thì đây là giải pháp để nâng cao chất
lượng giáo dục phổ cập - phổ cập bắt buộc ở Tiểu học và phổ cập Trung học cơ sở (THCS), nhưng
chương trình và bộ sách giáo khoa (SGK) duy nhất của Bộ GD&ĐT hiện đang bắt buộc phải dùng trên
phạm vi cả nước lại chưa đạt chuẩn (vừa bất hợp lý, vừa quá tải đối với học sinh và cả giáo viên). Vì
vậy, mà khi triển khai thay sách đại trà đã gặp nhiều khó khăn, tình hình dạy và học ở các trường ngày
càng sa sút. Trước thực tế đó, Đảng đã kịp thời đưa ra giải pháp: ‚Kiên quyết giảm hợp lý nội dung
chương trình học cho phù hợp tâm sinh lý học sinh cấp Tiểu học và Trung học cơ sở‛ (NQ 9 BCH TƯ IX).
Bộ GD ĐT ngay sau đó đã có Chương trình hành động thực hiện NQ 9, nhưng rất đáng tiếc là cho
đến ngày hôm nay Bộ vẫn chưa thực hiện được việc xử lý giảm tải (cũng dễ hiểu, vì ‚Sửa chữa còn khó
hơn làm mới‛. Các loại lệnh: Đó là chính những ‚Lệnh‛ chỉ đạo quản lý phát đi từ Bộ, những ‚Lệnh‛
thiếu chuẩn xác được truyền từ cấp trên xuống cấp dưới, rồi đến từng giáo viên. Đó là lệnh ‚Phải cho
học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3 lên lớp 100 ‛ (từ niên khoá 2002 ” 2003). Từ đó đã dẫn đến tình trạng nhiều
trẻ em học hết năm học lớp 1 mà chưa đọc được, chưa viết được mà vẫn phải lên lớp, các bậc cha mẹ
thương con đã xin cho con học lưu ban cũng không được và họ đã nảy sinh ‚sáng kiến‛ là làm lại giấy
khai sinh cho con, để con mình được học lại, để vẫn đảm bảo đúng độ tuổi, để không ảnh hưởng đến
chỉ tiêu thi đua của trường, của lớp. Và đến năm 2006, lại có lệnh mới - lệnh ‚Chống ngồi nhầm lớp‛.
Thế là, ngay năm học đó số học sinh lưu ban bỏ học gia tăng, học sinh khá giỏi giảm rõ rệt. Trong tình
thế này vẫn có những trường luôn đạt thành tích, thành tích về học sinh lên lớp 100%, rồi lại thành tích
về sự dũng cảm dám nhìn thẳng vào sự thật, còn trẻ em đã thành những nạn nhân (‚Thành tích kép‛).
Những việc kể trên đã khiến các nhà giáo chân chính, tâm huyết cảm thấy đau lòng và mong ước ‚Bao
giờ cho đến ngày xưa‛ - cái ngày mà nhà giáo sống và làm việc ‚Tất cả vì học sinh thân yêu‛ với phong
trào ‚Dạy tốt - Học tốt‛.
3.2 Trên thế giới
Ngoài những nguyên nhân giống như ở Việt Nam, ở một số nước trên thế giới còn đang phải đối
mặt đến vấn đề nóng đó là ‚Xung đột quốc gia‛, vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến nạn thất học
của trẻ em trên thế giới. Theo báo cáo của UNICEF đưa ra ngày 20/09/2018, trung bình khoảng
2276
33% người từ 5-17 tuổi tại các nước thường xuyên chịu thiên tai và chiến tranh không được đi học,
tương đương 104 triệu em. Tính chung, trên thế giới có 303 triệu em từ 5-17 tuổi không đi học. Trong
khi đó, tại các nước thường xuyên có thiên tai và chiến tranh, khoảng 20% người từ 15-17 tuổi chưa
từng đến trường. ‚Khi một nước hứng chịu thảm họa hoặc xung đột, trẻ em và người trẻ phải chịu
đựng gấp đôi. Trước mắt, trường học bị phá hủy hoặc bị các lực lượng quân sự chiếm đóng hoặc
tấn công. Về lâu dài, họ sẽ tiếp tục chu kỳ đói nghèo bất tận‛, bà Henrietta Fore, Tổng giám đốc
UNICEF nói. Nhóm tác giả báo cáo kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, để trẻ em và thanh thiếu
niên có thể được đi học trong môi trường an toàn, nhất là tại các quốc gia xảy ra thảm họa. Báo
cáo được đưa ra trước thềm kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (diễn ra từ ngày 25/09/2018 đến
ngày 01/10/2018) cũng nhấn mạnh rằng cái nghèo đang là trở ngại lớn trong việc tiếp cận giáo
dục. Trẻ em trong các gia đ nh nghèo có nguy cơ bỏ học cao gấp 4 lần so với các em thuộc gia
đ nh khá giả. Theo xu hướng hiện tại, số người thuộc nhóm 10-19 tuổi trên thế giới sẽ đạt 1,3 tỉ người
vào năm 2030, tăng 8% so với hiện tại. Đây là lực lượng lao động chính trong tương lai, và cần
được đào tạo tốt để cống hiến sức lao động nhằm thúc đẩy kinh tế.
4 HẬU QUẢ
Nghiện game: Tối ngày vùi đầu vào game, quên ăn, quên ngủ, suy nhược cơ thể, suy nhược thần
kinh. Tụ tập, chơi bời, hút chích, nghiện ngập, trộm cắp,... gây hậu quả nghiêm trọng cho gia đ nh
và xã hội. Phải lao động vất vả từ sớm: Do không có trình độ, phải làm những công việc nặng nhọc:
Phụ hồ, bốc xếp,... Bởi các em còn đang ở lứa tuổi học sinh, chưa đủ tuổi lao động (đối với Tiểu học
và THCS) nên không một công ty, xí nghiệp nào dám ký hợp đồng lao động với các em. Như vậy,
những quyền lợi mà luật lao động quy định dành cho người lao động như đóng bảo hiểm xã hội, y
tế, thất nghiệp, các em sẽ không được hưởng. Chẳng may, xảy ra sự cố trong quá trình làm việc
thì hậu quả chỉ có các em và gia đ nh gánh chịu. Thực tế, các em lứa tuổi này nếu bỏ học, chủ yếu
đi làm cho tư nhân hoặc người quen qua giới thiệu nên điều kiện, thời gian làm việc không đảm
bảo, bị bốc lột sức lao động và thu nhập cũng không cao. Đây sẽ là một trong những ‚dự báo‛ cho
các vấn đề xã hội khác như tội phạm, trộm cướp, mà xã hội sẽ phải đối diện trong tương lai không quá
xa. Nghiên cứu xã hội học về tội phạm cho thấy tình trạng tội phạm nơi nhóm thất học hoặc học vấn
thấp bao giờ cũng cao hơn nhóm có học vấn cao, do những hạn chế về nhận thức và thiếu khả năng
kiếm sống bằng những hoạt động nghề nghiệp hợp chuẩn trong xã hội. Nếu khoảng 10% số học sinh
bỏ học hiện nay khi trưởng thành sau này có những hành vi lệch chuẩn thì xã hội sẽ phải trả những cái
giá rất đắt. Tình trạng bỏ học ngày nay, sẽ là một dấu hiệu của tình trạng bỏ học trong tương lai, do có
tính liên thế hệ. Có nghĩa là, khi bố mẹ thất học hoặc học vấn thấp thì nhiều khả năng con cái của họ
cũng sẽ rơi vào tình trạng tương tự, bởi họ không đủ tri thức để hướng dẫn con cái trong việc học và thu
nhập của họ cũng không đủ để trang trải cho việc học của con.
5 GIẢI PHÁP
Tinh giản và đa dạng hóa sách giáo khoa ở các cấp học phổ cập (Tiểu học và THCS). Trước hết cần
xác định rõ mục tiêu cụ thể cho từng lớp học, cấp học, xác định rõ chuẩn kiến thức và kỹ năng từng
môn học (đặc biệt là với kỹ năng sống, cách ứng dụng lý thuyết vào thực tế, ứng dụng bài học vào
2277
thực hành) cho từng lớp học, trên cơ sở đó thực hiện đa dạng hóa SGK cho phù hợp tính đa dạng
của điều kiện kinh tế-xã hội từng địa phương (Đa dạng trong sự thống nhất về mục tiêu và chuẩn).
Thực hiện Quy chế dân chủ ở trường học. Giải pháp này hướng tới thực thi quyền dân chủ và các
quyền khác của nhà giáo, đồng thời mỗi nhà giáo thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình được quy
định trong Luật Giáo dục. Trước hết, cần đảm bảo để mọi công việc giáo dục, mọi công việc ở
trường học đều được công khai, minh bạch, cần giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho giáo
viên và nhà trường đồng thời tạo điều kiện để họ thực hiện.
Chăm lo giáo viên về đời sống tinh thần và vật chất. Giáo viên phải tự chăm lo đời sống của mình,
nhưng chưa đủ mà rất cần sự quan tâm, cần có chế độ chính sách cụ thể của Nhà nước. Trong khi
chưa giải quyết được tốt những việc cũ thì cần tránh đưa ra những việc mới làm quá tải thêm cho
giáo viên.
Tăng cường mạnh mẽ xóa đói giảm nghèo, ưu tiên ‚Đem chữ về Buôn‛, đem cuộc sống ấm no về
cho người dân vùng sâu vùng xa, xây dựng những ngôi trường tình thương dạy chữ, dạy học miễn
phí, phổ cập nội dung và tầm quan trọng của việc học.
Khuyến khích tạo công ăn việc làm cho người dân có trình độ dân trí cấp phổ thông, Trung học cơ
sở trở lên để người dân có niềm tin hơn về việc cho con đi học, xóa bỏ tư tưởng ‚Văn hay chữ tốt
không bằng thằng dốt lắm tiền‛
6 KẾT LUẬN
Việt Nam chúng ta ngày càng tiến bộ và phát triển, cùng với sự phát triển vẫn còn nhiều vấn đề
đáng lo ngại trong xã hội. Và tình trạng thất học ở học sinh Tiểu học và THCS là điều đáng lo ngại.
‚Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan- Hồ Chí Minh‛, như vậy việc bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật nói riêng
càng phải được quan tâm. UNICEF đang đi tiên phong trong việc đẩy mạnh chương trình Phát triển
Tuổi thơ Toàn diện ở Việt Nam, một cách tiếp cận sáng tạo vào vòng đời giúp trẻ khỏe mạnh, sẵn
sàng học hỏi và phát triển mạnh mẽ. Ở Việt Nam, chính phủ đang nỗ lực để thực hiện quyền trẻ em
theo cam kết trong các Công ước quốc tế và Mục tiêu Phát triển Bền vững. Vì vậy, tất cả trẻ em đều
có quyền học tập, phát triển đầy đủ, được lắng nghe và tích cực tham gia vào quá trình ra quyết
định liên quan đến cuộc sống của các em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo quốc tế (2017), ‚Liên Hợp Quốc cảnh báo tình trạng trẻ em thất học, bị lạm dụng do xung
đột‛, Báo Giáo dục và Thời đại.
[2] Khánh An (2018), ‚Báo động tình trạng trẻ em thất học trên thế giới‛, Báo Thanh niên.
[3] Trương Việt Hùng, Đoàn Bảo Châu (2019), ‚Phát triển trẻ thơ toàn diện‛, UNICEF Vietnam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_trang_thieu_giao_duc_doi_voi_tre_em.pdf