Với mục đích cung cấp thông tin cho chiến lược dự phòng và can thiệp dài hạn, nghiên cứu mô tả cắt
ngang được thực hiện nhằm mục tiêu xác định mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và tình trạng dinh
dưỡng của sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội. Đo lường tình trạng dinh dưỡng được thực
hiện trên 5611 sinh viên năm thứ nhất, trong đó chọn ngẫu nhiên 534 sinh viên đo lường chất lượng cuộc
sống. tình trạng dinh dưỡng được đo lường thông qua chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI). Bộ
công cụ EQ-5D-5L và EQ-VAS được sử dụng để đo lường chất lượng cuộc sống. Mô hình hồi quy tuyến
tính đa biến được sử dụng để đánh giá mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và tình trạng dinh dưỡng.
Kết quả cho thấy có 8,3% sinh viên thừa cân béo phì, trong đó có 13,3% sinh viên nam và 5,5% sinh viên
nữ. Tỷ lệ sinh viên thiếu năng lượng trường diễn là 35,8% (34,0% nam giới và 36,7% nữ giới). Phân tích
đa biến cho thấy sinh viên thừa cân béo phì có chất lượng cuộc sống thấp hơn sinh viên khác. Nghiên cứu
cho thấy,chất lượng cuộc sống và tình trạng dinh dưỡng có mối liên quan với nhau.Cần có biện pháp can
thiệp nhằm dự phòng xu hướng thừa cân béo phì và cải thiện tình trạng thiếu năng lượng trường diễn giúp
nâng cao chất lượng cuộc sống của sinh viên.
7 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của sinh viên năm thứ nhất đại học quốc gia Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, Số 6 (155)96
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Nguyễn Hoàng Long*, Hoàng Minh Tuấn,
Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Tuấn Sơn, Đặng Đức Nhu
Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
TÓM TẮT
Với mục đích cung cấp thông tin cho chiến lược dự phòng và can thiệp dài hạn, nghiên cứu mô tả cắt
ngang được thực hiện nhằm mục tiêu xác định mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và tình trạng dinh
dưỡng của sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội. Đo lường tình trạng dinh dưỡng được thực
hiện trên 5611 sinh viên năm thứ nhất, trong đó chọn ngẫu nhiên 534 sinh viên đo lường chất lượng cuộc
sống. tình trạng dinh dưỡng được đo lường thông qua chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI). Bộ
công cụ EQ-5D-5L và EQ-VAS được sử dụng để đo lường chất lượng cuộc sống. Mô hình hồi quy tuyến
tính đa biến được sử dụng để đánh giá mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và tình trạng dinh dưỡng.
Kết quả cho thấy có 8,3% sinh viên thừa cân béo phì, trong đó có 13,3% sinh viên nam và 5,5% sinh viên
nữ. Tỷ lệ sinh viên thiếu năng lượng trường diễn là 35,8% (34,0% nam giới và 36,7% nữ giới). Phân tích
đa biến cho thấy sinh viên thừa cân béo phì có chất lượng cuộc sống thấp hơn sinh viên khác. Nghiên cứu
cho thấy,chất lượng cuộc sống và tình trạng dinh dưỡng có mối liên quan với nhau.Cần có biện pháp can
thiệp nhằm dự phòng xu hướng thừa cân béo phì và cải thiện tình trạng thiếu năng lượng trường diễn giúp
nâng cao chất lượng cuộc sống của sinh viên.
Từ khóa: chất lượng cuộc sống, dinh dưỡng, sinh viên, EQ-5D-5L, BMI
Tác giả: Nguyễn Hoàng Long
Địa chỉ: Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
Điện thoại: 0983297654
Email: nhlong@vnu.edu.vn
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh viên đại học phải đối mặt với nhiều vấn
đề liên quan đến tâm lý chẳng hạn áp lực học
tập, công việc,mối quan hệ với gia đình, bạn
bè Các yếu tố nàycó thể ảnh hưởng không
nhỏ tới chất lượng cuộc sống (CLCS) của sinh
viên.Các biện pháp cải thiện các yếu tố liên
quan được thực hiện có thể giúp sinh viên có
CLCS tốt hơn và nâng cao hiệu quả học tập.
Trên thế giới, các nghiên cứu cũng chỉ ra có
sự tương quan về tình trạng dinh dưỡng (TTDD)
(thể hiện qua chỉ số BMI) với CLCS của người
trưởng thành [1, 2], đặc biệt đối với sinh viên
đại học. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng TTDD
có vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới CLCS của
sinh viên. Đây cũng là một trong những yếu tố
được đánh giá có thể cải thiện, và là mục tiêu
của các can thiệp nhằm nâng cao CLCS [1, 2].
Tuy nhiên, với mỗi quốc gia và mỗi cá thể
khác nhau sẽ có những quan niệm về CLCS
khác nhau. Do đó, việc áp dụng một công cụ
được chuẩn hóa và thống nhất trên toàn thế giới
là hết sức cần thiết để có thể so sánh giữa các
cộng đồng. Hiện nay, EQ-5D-5L được sử dụng
như một công cụ đánh giá CLCS phổ biến [3].
EQ-5D-5L đánh giá CLCS thông qua một chỉ
số tổng hợp và là cấu phần quan trọng trong các
phân tích chi phí – hiệu quả. Ở Việt Nam, EQ-
5D-5L cũng đã được chuẩn hóa và ứng dụng để
đo lường các nghiên cứu trên bệnh nhân HIV/
AIDS [4].
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là đại
học trọng điểm của cả nước, tuy nhiên, chưa
có đánh giá toàn diện về TTDD và CLCS của
sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu
thực trạng và cung cấp những thông tin cần
thiết cho một chiến lược can thiệp và dự phòng
dài hạn, nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh
sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nộitrong
quá trình đào tạo.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng
Sinh viên năm thứ nhấtĐại học Quốc gia Hà
Nộinăm học 2013-2014.
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Ngày nhận bài: 16-06-2014
Ngày phản biện: 25-08-2014
Ngày đăng bài: 30-09-2014
97Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, Số 6 (155)
Từ tháng 9/2013 đến tháng 2/2014 tại Đại
học Quốc gia Hà Nội
2.3 Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang.
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Cỡ mẫu được tính toán theo hai mục đích:
1) Cỡ mẫu cho mục tiêu mô tả TTDD của
sinh viên: toàn bộ sinh viên năm thứ nhất Đại
học Quốc gia Hà Nội được lấy vào với tổng số
5611 sinh viên.
2) Với mục tiêu mô tả thực trạng CLCS của
sinh viên, nhóm tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên
đơn theo danh sách sinh viên tham gia. Cỡ mẫu
dựa trên công thức ước tính cỡ mẫu cho một tỷ
lệ trung bình.
n = Z2
1-α/2
σ2
(εμ)2
Với α = 0,05→ Z
1-α/2
= 1,96; σ = 9,6; μ =
87,3 (theo một nghiên cứu về CLCS trong sinh
viên tương tự tại Áo [5]); sai số tương đối ε =
0,01. Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là 464
sinh viên. Dự trù 15% sinh viên trong danh
sách không đồng ý tham gia cuộc điều tra.Tổng
cộng có 534 sinh viên.
2.5 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu
Các thông số về nhân trắc lấy từdữ liệu khám
sức khỏe định kỳ của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cân nặng được thu thập bằng cân điện tử Tanita
của Nhật Bản có độ chính xác 0,1kg; chiều cao
được đo bằng thước Microtoise của Pháp có độ
chính xác tới 0,1cm. TTDD được đánh giá theo
ngưỡng phân loại của WPRO-2000 [6], bao
gồm: thiếu năng lượng trường diễn (TNNLD)
độ III (BMI<16,0); TNLTD độ II (16 ≤ BMI<
17); TNLTD độ I (17≤BMI<18,5); bình thường
(18,5≤BMI<23); thừa cân (23≤BMI<25); béo
phì (BMI≥25)
Bộ câu hỏi được sử dụng nhằm tìm hiểu
thông tin về tuổi, giới và CLCS của sinh viên.
CLCS được đo lường bằng bộ công cụ EQ-
5D-5L, đã được chuẩn hóa và áp dụng ở Việt
Nam với Cronbach’s alpha = 0,8 [4]. Bộ công
cụ EQ-5D-5L đánh giá CLCS theo 5 khía cạnh:
đau đớn/khó chịu, lo lắng, khả năng đi lại, khả
năng làm việc hàng ngày và khả năng tự chăm
sóc bản thân, với 5 mức: không có vấn đề (giá
trị 1), có chút vấn đề(giá trị 2), có vấn đề tương
đối(giá trị 3), có vấn đề nhiều (giá trị 4) và có
vấn đề rất nhiều (giá trị 5). Tổng hợp năm đánh
giá ở năm khía cạnh khác nhau có thể đưa ra
trạng thái sức khỏe của người được hỏi.Ví dụ
nếu cả 5 khía cạnh đều được đánh giá là không
có vấn đề gì, thì trạng thái sức khỏe của người
được hỏi là 11111.
Mỗi trạng thái sức khỏe tương ứng với một
chỉ số tổng hợp được quy định theo chuẩn quốc
tế để đánh giá CLCS (có giá trị từ 0 đến 1 với 0
thể hiện tử vong và 1 thể hiện sức khỏe tốt nhất
có thể có) [4]. Chỉ số này được ứng dụng rộng
rãi trong việc ước tính và đo lường hiệu quả của
các can thiệp và dự phòng.
Bộ công cụ còn có một thang đo đánh giá sức
khỏe trực quan (visual analog scale – VAS), là
một thước đo độ có giá trị từ 0 đến 100 với giá
trị 0 thể hiện “sức khỏe tồi tệ nhất của bản thân”
và 100 thể hiện “sức khỏe tốt nhất của bản thân”.
2.6 Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được quản lý bằng phần mềm Epi-
data 3.1 và được phân tích bằng STATA 12.0.
Thống kê mô tả bao gồm trung bình, trung vị,
độ lệch chuẩn cho biến định lượng và tỷ lệ
phần trăm cho biến định tính được áp dụng.
Kiểm định Khi bình phương được sử dụng để
xác định sự khác biệt về TTDD và CLCS giữa
các nhóm. Hồi quy tuyến tính đa biến được áp
dụng để xem xét mối liên quan giữa CLCS và
TTDD. Xác định mức ý nghĩa thống kê với giá
trị α = 0,05.
2.7 Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được sự chấp thuận của hội
đồng đạo đức Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia
Hà Nội. Các sinh viên được mời tham gia ng-
hiên cứu sẽ được cung cấp cụ thể các thông tin
về mục đích và mục tiêu nghiên cứu, quyền lợi
của các sinh viên tham gia và được hỏi về sự
đồng ý tham gia của đối tượng. Thông tin các
sinh viên cung cấp được đảm bảo giữ bí mật và
chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ
Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, Số 6 (155)98
Bảng 1. Đặc điểm nhân trắc của sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội
Đặc điểm
Nam (n=1998) Nữ (n=3613) Chung (n=5611)
X SD X SD X SD
Chiều cao (cm) 166,27 6,09 155,85 5,12 159,56 7.41
Cân nặng (kg) 55,12 9,00 47,14 6,28 49,98 8,29
BMI (kg/m2) 19,90 2,80 19,39 2,20 19,57 2,44
Kết quả bảng 1 cho thấy các chỉ số nhân trắc
của sinh viên. Nam giới có chiều cao trung bình
là 166,3 cm (±6,1 cm), nữ giới có chiều cao trung
bình là 155,9 cm (±5,1 cm). Cân nặng trung bình
của nam là 55,1 kg (±9,0 kg) trong khi của nữ
là 47,1 kg (±6,3kg). Kết quả cũng cho thấy BMI
trung bình ở cả hai giới khá tương đồng với nhau
(19,4 kg/m2 đốivới nữ và 19,9 kg/m2 đối với nam).
Bảng 2. Đặc điểm dinh dưỡng của sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội
Đặc điểm
Nam Nữ Chung
p
n % n % n %
Béo phì 114 5,7 65 1,8 180 3,2
<0,05
Thừa cân 153 7,6 133 3,7 286 5,1
Bình thường 1053 52,7 2089 57,8 3142 56,0
Thiếu NLTD độ 1 443 22,2 947 26,2 1390 24,8
Thiếu NLTD độ 2 167 8,4 308 8,5 475 8,5
Thiếu NLTD độ 3 68 3,4 70 2,0 138 2,5
Tổng số 1998 35,6 3613 64,4 5611 100,0
Kết quả bảng 2 cho thấy, tỷ lệ nam bị thừa
cân béo phì cao gấp gần 3 lần so với nữ; trong
khi nữ giới có tỷ lệ thiếu NLTD cao hơn so
với nam giới (36,7% ở nữ so với 34% ở nam),
trong đó chủ yếu là thiếu NLTD độ 1 (với nữ
là 26,2% và nam là 22,2%). Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,05.
Đối với mục tiêu đo lường CLCS của sinh viên,
có 518 sinh viên tham gia nghiên cứu trong tổng
số 534 sinh viên được mời (chiếm tỷ lệ 97,0%)
99Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, Số 6 (155)
Bảng 3. Chất lượng cuộc sống của sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội
Loại sức khỏe
Nữ Nam Chung p
n % n % n %
Khả năng đi lại
Không vấn đề 341 85,7 105 87,5 446 86,1
>0,05
Có vấn đề ít 47 11,8 13 10,8 60 11,6
Có vấn đề tương đối 9 2,3 1 0,8 10 1,9
Có vấn đềnhiều 1 0,3 1 0,8 2 0,4
Có vấn đềrất nhiều - - - - - -
Tự chăm sóc bản thân
Không vấn đề 380 95,5 114 95,0 494 95,4
>0,05
Có vấn đề ít 15 3,8 4 3,3 19 3,7
Có vấn đề tương đối 3 0,8 1 0,8 4 0,8
Có vấn đề nhiều - - - - - -
Có vấn đề rất nhiều - - 1 0,8 1 0,2
Làm công việc thường ngày
Không vấn đề 354 88,9 110 91,7 464 89,6
>0,05
Có vấn đề ít 37 9,3 9 7,5 46 8,9
Có vấn đề tương đối 7 1,8 1 0,8 8 1,5
Có vấn đề nhiều - - - - - -
Có vấn đề rất nhiều - - - - - -
Đau đớn, khó chịu
Không vấn đề 222 55,8 77 64,2 299 57,7
>0,05
Có vấn đề ít 140 35,2 39 32,5 179 34,6
Có vấn đề tương đối 34 8,5 4 3,3 38 7,3
Có vấn đề nhiều 2 0,5 - - 2 0,4
Có vấn đề rất nhiều - - - - - -
Lo lắng, buồn phiền
Không vấn đề 130 32,7 59 49,2 189 36,5
<0,05
Có vấn đề ít 203 51,0 48 40,0 251 48,5
Có vấn đề tương đối 59 14,8 13 10,8 72 13,9
Có vấn đề nhiều 6 1,5 0 0,0 6 1,2
Có vấn đề rất nhiều - - - - - -
Chỉ số CLCS EQ-5D (X ± SD) 85,06±11,24 0,83±0,16 0,80±0,15 <0,05
Chỉ số CLCS EQ-VAS (X ± SD) 0,79±0,15 87,82±8,78 85,69±10,78 <0,05
Kết quả bảng 3 cho thấy, nhìn chung CLCS
của sinh viên ở mức cao. Vấn đề sức khỏe chủ
yếu của các sinh viên là sức khỏe tinh thần khi
có đến 50% nữ giới có có cảm thấy có chút ít
lo lắng, buồn phiền. Ở nam, tỷ lệ này là 34,2%,
thấp hơn ở nữ. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p<0,05.
Các chỉ số sức khỏe tổng hợp cũng cho thấy
nữ giới có CLCS thấp hơn so với nam giới. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, Số 6 (155)100
Bảng 4. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến về tương quan giữa chất lượng
cuộc sống và tình trạng dinh dưỡng của sinh viên
Các yếu tố
CLCS EQ-5D CLCS EQ-VAS
Hệ số KTC 95% Hệ số KTC 95%
Tình trạng dinh dưỡng (so với bình thường)
Thấp cân 0.008 -0.020 0.036 0.826 -1.117 2.770
Thừa cân và béo phì -0.068* -0.114 -0.021 -5.744* -9.025 -2.463
Giới tính (nam so với nữ) 0.050 0.018 0.081 3.911 1.703 6.119
Tuổi -0.027* -0.047 -0.007 -1.929* -3.313 -0.546
Hằng số 1.282 0.924 1.639 119.999 94.896 145.102
*p<0,05
Bảng 4 thể hiện sau khi điều chỉnh các yếu
tố tuổi và giới tính, kết quả cho thấy những sinh
viên có TTDD là thừa cân và béo phì có CLCS
thấp hơn so với những sinh viên có TTDD bình
thường (p<0,05). Các sinh viên có tuổi lớn hơn
cũng có CLCS thấp hơn so với những sinh viên
ít tuổi.
IV. BÀN LUẬN
Chiều cao và cân nặng trung bình của sinh
viên năm thứ nhấtĐHQGHN cải thiện hơn so
với giai đoạn 2005-2006 [7], cho thấy những
ảnh hưởng tích cực về tăng trưởng kinh tế và
thay đổi chế độ dinh dưỡng trong việc nâng
cao thể trạng của người Việt Nam [8]. Mặt
khác, chỉ số BMI trung bình trong sinh viên
năm thứ nhất ĐHQGHNmặc dù ở mức bình
thường, nhưng thấp hơn so với xu hướng
chung của người Việt Nam. Phân tích tổng
hợp của Nguyễn Ngọc Quang và cộng sự cho
thấy năm 2009, người Việt Nam có BMI trung
bình khoảng 20,8 đến 21,6 kg/m2 [9].
Kết quả đánh giá TTDD của sinh viên cho
thấy, tỷ lệ sinh viên bị thừa cân béo phì là 8,3%;
trong đó tỷ lệ ở nam là 13,3%; nữ là 5,5%. Kết
quả này cao hơn nghiên cứu của Phạm Văn Phú
trên sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y
Hà Nội (tỷ lệ là 9,0% nam giới và 3,5% nữ giới)
[10]. Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh viên thiếu NLTD
là hơn 35%, cao hơn rất nhiều so với các nghiên
cứu trước đó trên cùng lứa tuổi của Phạm Văn
Phú [10] hay Bùi Thị Thúy Quyên (có 24,9%
sinh viên thiếu NLTD) [11]. Sinh viên Đại học
Quốc gia Hà Nội đang đối mặt với gánh nặng
dinh dưỡng kép khi cùng tồn tại nhiều vấn đề
sức khỏe do rối loạn dinh dưỡng (tỷ lệ thừa cân
béo phì và tỷ lệ thiếu NLTD đều cao hơn so
với các cộng đồng khác) [8, 10, 11].Rối loạn
dinh dưỡng có thể dẫn tới những bệnh mạn tính
như tiểu đường, tăng huyết áp; ảnh hưởng đến
CLCS. Với dự báo sau mỗi thập kỷ, BMI trung
bình của Việt Nam sẽ tăng 0,7 đến 1,6 kg/m2
[9], có thể thấy trong cộng đồng sinh viên Đại
học Quốc gia Hà Nội đã xuất hiện những cảnh
báo ban đầu về TTDD và cần có những giải
pháp can thiệp thích hợp.
Nhiều bằng chứng trên thế giới đã chứng
minh mối liên quan giữa BMI và CLCS. Các
bằng chứng cho thấy người rối loạn dinh dưỡng
có CLCS thấp hơn người bình thường [1, 2].
Người thừa cân béo phì thường có những vấn
đề về khả năng vận động và đau đớn, trong khi
người thiếu NLTD lại chịu nhiều vấn đề về lo
lắng trầm cảm [8], đặc biệt với nữ giới [1, 2].
Kết quả phân tích đa biến trong nghiên cứu này
cho thấy CLCS của sinh viên có rối loạn dinh
dưỡng (béo phì) thấp hơn so với sinh viên bình
thường. Do đó, cải thiện TTDD có thể giúp
CLCS của sinh viên tốt hơn, nhằm đạt được
hiệu quả cao trong quá trình học tập.Chẳng
hạn, về ngắn hạn, Đại học Quốc gia Hà Nội cần
khuyến khích sinh viên tích cực tham gia công
tác Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, tham gia
buổi tọa đàm về sức khỏe, seminar về sức khỏe
cho sinh viên. Thêm nữa, nên tổ chức các cuộc
thi đấu thể thao trongĐại học Quốc gia Hà Nội
để khuyến khích tinh thần tập luyện thể thao,
nâng cao sức khỏe.Về dài hạn, ĐHQGHN cần
có chiến lược quản lý sức khỏe tổng thể cho
sinh viên để đạt được thể trạng tốt nhất.
Nghiên cứu tồn tại một số hạn chế.Đây là
nghiên cứu cắt ngang trên đối tượng sinh viên
101Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, Số 6 (155)
năm thứ nhất, do đó chưa đánh giá được quá
trình thay đổi về CLCS vàTTDD của sinh viên
trong quá trình đào tạo.Nghiên cứu cũng chưa
xem xét đến yếu tố kinh tế-xã hội nên có thể
ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu.
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc
gia Hà Nội bị thừa cân là 5,1%; béo phì là
3,2%; trong đó tỷ lệ nam sinh viên bị thừa cân-
béo phì nhiều hơn sinh viên nữ; tỷ lệ sinh viên
nữ bị TNLTD cao hơn sinh viên nam.
Sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia
Hà Nội chủ yếu gặp vấn đề về sức khỏe tâm
lý, trong đó tỷ lệ nữ gặp vấn đề này nhiều hơn
nam giới. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy
sinh viên là nữ giới, thừa cân béo phì và có tuổi
lớn hơn thì có CLCS thấp hơn sinh viên còn lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sach TH et al. The relationship between
body mass index and health-related qual-
ity of life: comparing the EQ-5D, EuroQol
VAS and SF-6D. Int J Obes (Lond) 2007;
31(1): 189-196.
2. Susan Macran. The Relationship between
Body Mass Index and Health-Related Qual-
ity of Life Centre for Health Economics. Al-
cuin College, University of York 2004.
3. EuroQOL Group. EQ-5D-5L User Guide:
Basic information on how to use the EQ-
5D-5L instrument, Rotterdam, The Neth-
erlands.
user_upload/Documenten/PDF/Folders_
Flyers/UserGuide_EQ-5D-5L.pdf,re-
ceived on April 2014
4. B. X. Tran, A. Ohinmaa và L. T. Nguyen.
Quality of life profile and psychomet-
ric properties of the EQ-5D-5L in HIV/
AIDS patients, Health Qual Life Out-
comes 2012; 10, tr. 132.
5. Barbist MT et al. How do medical stu-
dents value health on the EQ-5D? Eval-
uation of hypothetical health states com-
pared to the general population. Health
Qual Life Outcomes 2008; 6: 111.
6. WHO Expert Consultation. Appropri-
ate body-mass index for Asian popula-
tions and its implications for policy and
intervention strategies. Lancet 2004;
363(9403): 157-163.
7. Viện Dinh dưỡng. Kết quả điều tra Thừa
cân - béo phì và một số yếu tố liên quan
ở người Việt Nam 25- 64 tuổi. http://
viendinhduong.vn/news/vi/160/62/a/
ket-qua-dieu-tra-thua-can---beo-phi-va-
mot-so-yeu-to-lien-quan-o-nguoi-viet-
nam-25--64-tuoi.aspx, truy cập ngày 11-
02-2014.
8. Khan NC, Khoi HH. Double burden of
malnutrition: the Vietnamese perspec-
tive. Asia Pac J Clin Nutr 2008; 17(1):
116-118.
9. Nguyen QN et al. Time trends in blood
pressure, body mass index and smok-
ing in the Vietnamese population: a me-
ta-analysis from multiple cross-sectional
surveys. PLoS One 2012; 7(8): e42825.
10. Phạm Văn P. Tình trạng dinh dưỡng và
một số yếu tố ảnh hưởng ở sinh viên năm
thứ nhất Đại học Y Hà Nội Tạp chí Ng-
hiên cứu Y học 2011; 74(3): 344-349.
11. Bùi Thị Thúy Quyên. Tình trạng dinh
dưỡng và một số yếu tố liên quan của
sinh viên Y2 trường Đại học Y Hà Nội
năm 2011. Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ
Đa khoa, Đại học Y Hà Nội 2011.
Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, Số 6 (155)102
QUALITY OF LIFE AND NUTRITION STATUS AMONG FIRST-YEAR
STUDENTS OF VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY, HANOI
Nguyen Hoang Long, Hoang Minh Tuan,
Nguyen Thanh Trung, Nguyen Tuan Son, Dang Duc Nhu
Faculty of Medicine, National University Hanoi
To provide information for a long-term pre-
vention and intervention strategy, a cross-sec-
tional study was conductedto determine the
association between nutrition status and quality
of life (QoL) among first-year students of Viet-
nam National University. Nutrition status was
measured by Body Mass Index – BMI among
5611 first-year students, while Quality of life
was measured by EQ-5D-5L and EQ-VAS in-
struments among 534 subjects. Multivariate
linear regression was used to assess the relation
between QoL and nutrition status. The results
showed that 8.3% of students were overweight/
obesity (13.3% males and 5.5% females). The
proportion of students suffering Chronic Ener-
gy Deficiency (CED) was 35.8% (34.0% males
and 36.7% females). The results of multivar-
iable analysis showed that overweight/obesity
students tended to have lower QoL than others.
The study suggested that QoL and nutrition sta-
tus had an association. Interventions are neces-
sary to prevent the overweight/obesity trend as
well as improvement ofthe Chronic Energy De-
ficiency status, which enhance students’ QoL.
Keywords: Quality of life, nutrition, stu-
dent, EQ-5D-5L, BMI
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9_nguyen_hoang_long_tn_4534.pdf