Tính toán thiết kế thông gió mỏ

Việc lựa chọn phương án mở vỉa phụ thuộc vào điều kiện địa hình, địa chất mỏ và yếu tố thế nằm của vỉa. trong bài tập này ta coi mọi điều kiện kèm theo đều là lý tưởng. Cụ thể như sau: đất đá ổn định và có hệ số kiên cố f=7, trong khu vực mỏ không có các đứt gãy và phay phá địa chất, điều kiện địa chất thủy văn đơn giản, các vỉa dốc thoải ( ) nằm song song và cách 1 khoảng 100m, chiều dài theo phương của các vỉa là 1000m, lớp đất phủ mỏng. Với những thông tin đã có ta đưa ra 4 phương án mở vỉa như sau:

- Mở vỉa bằng giếng nghiêng kết hợp với xuyên vỉa mức.

- Mở vỉa bằng giếng nghiêng kết hợp với xuyên vỉa tầng.

- Mở vỉa bằng giếng đứng kết hợp với xuyên vỉa mức.

- Mở vỉa bằng giếng đứng kết hợp với xuyên vỉa tầng.

 

doc21 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tính toán thiết kế thông gió mỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THÔNG GIÓ MỎ CHƯƠNG 1 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN MỞ VỈA VÀ CHUẨN BỊ HỢP LÝ Lựa chọn phương án mở vỉa Việc lựa chọn phương án mở vỉa phụ thuộc vào điều kiện địa hình, địa chất mỏ và yếu tố thế nằm của vỉa... trong bài tập này ta coi mọi điều kiện kèm theo đều là lý tưởng. Cụ thể như sau: đất đá ổn định và có hệ số kiên cố f=7, trong khu vực mỏ không có các đứt gãy và phay phá địa chất, điều kiện địa chất thủy văn đơn giản, các vỉa dốc thoải (320) nằm song song và cách 1 khoảng 100m, chiều dài theo phương của các vỉa là 1000m, lớp đất phủ mỏng. Với những thông tin đã có ta đưa ra 4 phương án mở vỉa như sau: Mở vỉa bằng giếng nghiêng kết hợp với xuyên vỉa mức. Mở vỉa bằng giếng nghiêng kết hợp với xuyên vỉa tầng. Mở vỉa bằng giếng đứng kết hợp với xuyên vỉa mức. Mở vỉa bằng giếng đứng kết hợp với xuyên vỉa tầng. Để chọn phương án mở vỉa hợp lý thì ta phải so sánh các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật giữa các phương án, ở đây ta chọn phương án mở vỉa bằng giếng đứng kết hợp với xuyên vỉa từng tầng là phương án tối ưu nhất. Vị trí của giếng: dựa vào điều kiện địa hình trên mặt đất và tính toán chi phí đầu tư. Vị trí của giếng được bố trí như trên hình vẽ: Phương án mở vỉa được trình bày như hình vẽ: Chú giải Giếng gió vào Giếng gió ra Xuyên vỉa thông gió Dọc vỉa thông gió Dọc vỉa vận tải Sân giếng Xuyên vỉa vận tải Hình 1.2 sơ đồ mở vỉa Thứ tự đào các đường lò mở vỉa. Từ mặt đất ta đào các cặp giếng đứng 2 giếng đào cách nhau 30m, giếng được đào sâu qua mức vận tải của tầng 1 khoảng 15m để phục vụ cho công tác vận tải và thoát nước tại mức vận tải của tầng 1 ta đào sân giếng vận tải của tầng và tiếp theo ta đào đến các đường lò xuyên vỉa thông gió và xuyên vỉa vận tải đến tiếp cận các vỉa than. Từ đây ta tiến hành đào các đường lò mở vỉa được trình bày ở phần hệ thống khai thác. Khi khai thác tầng thứ nhất, ta tiến hành đào sâu thêm giếng, đào các đường ló chuẩn bị cho tàng tiếp theo, sao cho khi khai thác xong tầng thứ nhất thì tầng thứ hai cũng vừa chuẩn bị xong để có thẻ đưa vào sản xuất ngay nhằm đảm bảo chất lượng cho mỏ. Lựa chọn các thông số mở vỉa và chuẩn bị hợp lý 1.2.1 các đường lò và thông số các đường lò được chọn Kí hiệu Tên các đoạn đường lò Chiều dài m Chu vi m Tiết diện m2 Loại vì chống 1 Giếng gió vào 160 19 28 Bê tông 2 Giếng gió ra 100 19 28 Bê tông 3 Lò xuyên vỉa thông gió vỉa 1 50 15 13 Vì sắt 4 Lò xuyên vỉa thông gió vỉa 2 150 15 13 Vì sắt 5 Lò xuyên vỉa vận tải vỉa 1 140 15 13 Vì sắt 6 Lò xuyên vỉa vận tải vỉa 2 240 15 13 Vì sắt 7 Lò chợ cơ giới hóa 110 14 10 Giá khung 8 Đường lò dọc vỉa thông gió 500 14 10 Vì sắt 9 Đường lò dọc vỉa vận tải 500 14 10 Vì sắt 10 Lò song song chân 10 10 6 Vì sắt 11 Rãnh thoát gió bẩn 50 19 28 Bê tông 12 Sân ga 100 14 10 Vì sắt 13 Họng sáo 10 10 8 Gỗ 1.2.2: Chọn chiều cao thẳng đứng. - Chọn chiều cao thẳng đứng của tầng khai thác phụ thuộc vào chiều dài tuyến lò chợ và góc dốc của vỉa. Để phù hợp với các thông số khác ta chọn chiều cao thẳng đứng của tầng khai thác là 65m. 1.2.3: Vị trí của trạm bơm nước - Ta đặt ở đáy giếng, nước từ các đường lò được chảy về đáy giếng và được máy bơm bơm lên, tùy thuộc bào độ sâu của giếng và mức độ đẩy xa tối đa của bơm mà ta bố chí bơm 1 cấp hay nhiều cấp. Công suất của động cơ máy bơm phụ thuộc vào lưu lượng nước chảy vào mỏ, ở đây ta chọn công suất động cơ của bơm là 80kw. 1.2.4: Số gương lò chuẩn bị. - Ta khai thác các lò chợ hoạt động đồng thời ở tầng 1 và bố trí chuẩn bị cho các đường lò ở tầng 2 . Do các đường lò vận tải của tầng 1 được giữ lại làm nhiệm vụ thông gió cho tầng 2 nên ta chỉ phải đào các đường lò chuẩn bị vận tải cho tầng 2. - tại thời điểm tính toán thông gió cho mỏ ở tầng 1 khi mỏ bắt đầu đạt sản lượng yêu cầu thì ta bố trí 2 gương lò chuẩn bị ở tầng 2 gồm 1 gương lò chuẩn bị của đường lò xuyên vỉa vận tải vỉa 1 và 1 gương lò chuẩn bị của đường lò xuyên vỉa vận tải vỉa 2 , chiều dài lò chuẩn bị tại lúc này ta được chọn trong phần tính toán thông gió cho gương lò chuẩn bị. - các đường lò chuẩn bị được bố trí đào trong đá khi là đường lò xuyên vỉa, đào trong than khi là lò dọc vỉa. 1.2.5: Các loại công trình thông gió. - cửa gió xây dựng ở các cửa đường lò hoặc ở các đoạn lò để ngăn cản không khí đi qua - cổng gió: gồm 2 cửa gió được đặt liên tiếp cách nhau 1 khoảng thích hợp ở sân giếng vận tải. - cửa sổ gió : đặt ở đường lò dọc vỉa thông gió. - thành chắn gió xây dựng nhằm ngăn cách các luồng gió - ngoài ra còn có nhà trạm quạt và rãnh quạt gió được bố trí trên giếng phụ. 1.2.6: Phương pháp thông gió và vị trí đặt quạt khi đào lò chuẩn bị - phương pháp thông gió khi đào lò chuẩn bị là phương pháp thông gió đẩy cục bộ: dùng quạt kết hợp với ống gió. Không khí sạch được đưa đến gương lò bằng đường ống còn không khí bẩn ra khỏi gương bằng đường lò. Hình 1.2 Phương pháp thông gió đẩy CHƯƠNG 2 LỰA CHỌN HỆ THỐNG KHAI THÁC VÀ CÁC THÔNG SỐ HỢP LÝ 2.1 Lựa chọn hệ thống khai thác 2.1.1 hệ thống khai thác Căn cứ vào điều kiện địa chất của mỏ, đặc điểm của vỉa và phương pháp khấu than để ta lựa chọn hệ thống khai thác. Vỉa 1 có chiều dày 2.3m góc dốc 320 vỉa có cấu tạo đơn giản nên ta chọn hệ thống khai thác cột dài theo phương ghi chú: 8-lò song song 9-lò cắt 10-họng sáo 11-trụ than bảo vệ Hình 2.1a: hệ thống khai thác vỉa 1 + Trình tự tiến hành: sau khi tiến hành mở vỉa xong, từ giao điểm của vỉa với đường lò xuyên vỉa ta tiến hành đào 2 đường lò dọc vỉa vận tải và dọc vỉa thông gió của ruộng mỏ. 2 đường lò dọc vỉa này được đào ra tới biên giới của ruộng mỏ. Tiến hành đào lò song song cho lò dọc vỉa vận chuyển , cứ đào được khoảng 20m ta đào 1 họng sáo nối đường lò dọc vỉa vận chuyển với đường lò song song. Khi đào ra tới biên giới , ta tiến hành đào lò cắt nối đường lò dọc vỉa vận tải với đường lò dọc vỉa thông gió . khi tiến hành khai thác thì lò cắt biến thành lò chợ. + công tác vận tải: than khai thác ra từ lò chợ được vận chuyển bằng máng cào xuống lò dọc vỉa song song. Tại lò song song sử dụng máng cào để tải than ra họng sáo và tự chảy xuống lò dọc vỉa vận tải, than được vận chuyển bằng tàu điện ra sân giếng và được trục kéo thẳng lên mặt đất bằng trục tải. + công tác thông gió: gió sạch được đưa vào mỏ bằng giếng phụ đến lò xuyên vỉa vận tải của tầng , theo lò xuyên vỉa tầng gió sạch được đưa đến lò dọc vỉa tầng. Tại đây gió sạch được chia làm 2 nhánh đi về 2 cánh để thông gió cho các lò chợ. Gió bẩn từ lò chợ đi theo lò dọc vỉa thông gió và theo giếng chính thoát ra ngoài. + công tác thoát nước: nước trong khai trường được tháo khô bằng thoát nước tự nhiên bằng các rãnh thoát nước đào bên sườn lò dọc vỉa, chảy ra rãnh thoát nước của lò xuyên vỉa, ra hầm chứa nước tập trung của tầng, từ đây được hệ thống máy bơm hút đưa lên mặt đất. Vỉa 2 dày 5.6m và có góc dốc 320 vỉa có cấu tạo đơn giản ổn định nên ta chọn hệ thống khai thác cột dài theo phương chia lớp nghiêng Chú giải: 12-lò cắt 13-lò song song bám vách vỉa 14-họng sáo bám vách vỉa 15-trụ than bảo vệ 16-lò song song lớp trụ 17-họng sáo lớp trụ Hình 2.1b: hệ thống khai thác vỉa 2 + trình tự tiến hành: sau khi đã hoàn tất công tác mở vỉa, bắt đầu từ lò xuyên vỉa vận tải và xuyên vỉa thông gió ta tiến hành đào lò dọc vỉa vận tải và lò dọc vỉa thông gió đến biên giới của ruộng khấu đi bám vách và bám trụ vỉa, từ lò thông gió và lò vận tải ta nối chúng với nhau bằng lò cắt và là lò chợ khi đi vào khai thác. Do ta phải để lại các lò vận tải để phục vụ thông gió cho tầng dưới nên ta phải đào các lò song song và cứ đào được khoảng 20m ta lại đào họng sáo để nối lò dọc vỉa vận tải với lò song song. ở đây ta áp dụng hệ thống khai thác chia lớp nghiêng nên ta sẽ bố trí khai thác lớp vách trước khi lớp vách khai thác được khoảng 60m thì tiến hành khai thác lớp trụ và thu hồi than hạ trần lớp giữa. Trong quá trình khai thác lớp vách sau khi khai thác thác than ở lò chợ xong thì ta tiến hành giải lưới B40 xuống nền lò tạo nóc giả khi khai thác lớp trụ. + Công tác vận tải: than khai thác từ lò chợ được màng cào vận chuyển xuống các lò song song và theo họng sáo xuống lò dọc vỉa vận tải của tầng , than ở đây theo tàu điện đi ra lò xuyên vỉa vận tải , tiếp tục theo tầu điện vận chuyển ra hệ thống sân giếng và được trục lên mặt đất bằng thùng trục skip. + công tác thông gió: gió sạch đi qua giếng phụ vào xuyên vỉa vận tải tầng, theo lò dọc vỉa vận tải đào trong than , theo các họng sáo đi vào lò song song và lên lò chợ để thông gió cho lò chợ cả 2 lớp. Gió bẩn lấy ra từ lò chợ ra lò dọc vỉa thông gió và qua lò xuyên vỉa thông gió của tầng và theo giếng chính thoát ra ngoài . + Công tác thoát nước: nước từ khai trường tự chảy theo các rãnh thoát nước đào ở hông lò chảy qua lò xuyên vỉa vận tải , qua lò xuyên vỉa vận tải của tầng ra tập trung ở hầm chứa nước và được máy bơm hút lên mặt đất. 2.1.2 sản lượng hàng năm của 1 lò chợ Vì ta chọn công nghệ khai thác than cơ giới hóa toàn bộ lò chợ vì vậy sản lượng đạt được chọn khoảng 250000 tấn/năm. 2.1.3 số gương lò chợ hoạt động đồng thời của mỏ Để đáp ứng yêu cầu sản lượng mỏ công ty đề ra là 1,4 triệu tấn / năm ta cần phải tiến hành đồng thời nhiều lò chợ cơ giới hóa. Ta có: AnALC=1,4.106250000=5,6 vậy để đảm bảo sản lượng của mỏ ta cần khai thác đồng thời số lò chợ là 6. 2.1.4 vị trí các lò chợ - vỉa 1 lò chợ bám trụ khấu hết toàn bộ chiều dày vỉa - vỉa 2 khấu 2 lớp một lớp bám vách khấu trước 2,5m sau khi đi được khoảng 60m thì ta bắt đầu khấu lớp trụ cũng khấu 2,5m còn hạ trần lớp giữa thu hồi than với chiều dày 0,6m. 2.2 Lựa chọn các thông số hợp lý của hệ thống khai thác (lò chợ) 2.2.1 chiều dài và tiết diện ngang của lò chợ - Chiều cao thẳng đứng của 1 tầng phụ thuộc vào góc dốc của vỉa và chiều dài lò chợ. ở đây góc dốc của vỉa là 320 để đảm bảo cho máy khấu làm việc có hiệu quả và an toàn thì ta chọn chiều cao thẳng đứng của 1 tầng là 65m Vậy chiều cao nghiêng của 1 tầng khai thác là LN = 65sin 320 = 123 (m) Vì chiều dài của lò chợ được bố trí dọc theo chiều cao nghiêng của 1 tầng và mỗi tầng cần để lại trụ than bảo vệ (10÷15m) nên chọn chiều dài lò chợ là LLC=110m. Để dễ dàng cho việc tính toán thông gió khi tính thông gió ta coi chiều dài lò chợ là 120m vì cộng thêm chiều dài của họng sáo. Vì lò chợ được khai thác cơ giới hóa nên ta chọn tiết diện lò chợ lớn hơn tiết diện khi khai thác bằng công nghệ khấu than bằng khoan nổ mìn. Chọn SLC=10m2. 2.2.2 Công nghệ khấu than Khấu than bằng công nghệ cơ giới hóa toàn bộ lò chợ . ta chọn chống bằng giá khung di động và máy khấu phải phù hợp với chiều dày của vỉa và liên quan đến việc thu hồi lớp than giữa của vỉa 2. Máy khấu được chọn là máy Combai 2.2.3. Số công nhân lớn nhất làm việc ở lò chợ trong 1 ca sản xuất - Ta chong công nghệ khấu than bằng máy khấu nên số người trong các lò chợ được chọn như sau: + lò chợ ở vỉa 1 là 22 người + lò chợ bám vách vỉa 2 là 22 người + lò chợ bám trụ vỉa 2 là 25 người 2.2.4 Công nghệ chống giữ lò chợ Chống lò chợ bằng giá khung di động. Công suất của máy bơm dung dịch nhũ tương cho một lò chợ là 20kw CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ THÔNG GIÓ CHUNG CHO MỎ 3.1 Lựa chọn hệ thống thông gió 3.1.1 Chọn phương pháp thông gió hợp lý. - Các phương pháp thông gió gồm: + thông gió hút +thông gió đẩy + thông gió liên hợp hút và đẩy a. phương pháp thông gió hút Đặt quạt chính ở cửa lò hút không khí bẩn từ trong ra ngoài. Do vậy áp suất không khí ở mọi điểm trong mỏ khi quạt làm việc đều thấp hơn áp suất khí trời. Ưu điểm: an toàn với mỏ khí CH4 khi gặp sự cố quạt ngừng làm việc, áp suất không khí trong lò dần dần tăng lên bằng áp suất khí trời như vậy làm chậm sự thoát khí CH4 vào trong đường lò. Có thể tận dụng quạt có công suất nhỏ (có công suất khác nhau) đặt ở các cánh cùng làm việc sẽ nâng cao được hiệu quả thông gió. Nhược điểm: không khí có chứa nhiều bụi và khí độc hại đi qua quạt nên giảm độ bền của quạt. Thông gió hút tạo ra sự rò gió từ mặt đất vào trong đường lò, rò gió mang theo các chất khí độc hại vào khu vực khai thác. b. phương pháp thông gió đẩy Dùng quạt chính ở cửa lò hút khí trời đẩy vào trong lò, cho khí bẩn thoát ra ngoài. Ưu điểm: không khí sạch đi qua quạt nên quạt làm việc bền và an toàn hơn. Thông gió đẩy tạo ra sự dò gió từ trong đường lò ra ngoài mặt đất, rò gió sẽ mang theo các chất độc hại ra khỏi khu khai thác. Nhược điểm: rò gió ở trạm quạt và giếng lớn vì năng lực vận tải cao. Không an toàn với mỏ có chứ khí CH4 vì một lý do nào đó quạt ngừng làm việc, áp suất trong đường lò giảm xuống dẫn đến sự trào khí CH4 trong đường lò. c. phương pháp thông gió liên hợp Là phương pháp kết hợp cả 2 phương pháp trên Ưu điểm: độ chênh áp suất không khí trong lò và ngoài trời không lớn. Có thể áp dụng để loại trừ sự rò gió giữa mặt đất và đường lò đã qua vùng khai thác. Nhược điểm: cần nhiều quạt (ít nhất là 2 quạt) nên không kinh tế, tính toán liên hợp quạt khó khăn. * Xét trên điều kiện thực tế của mỏ có khí nổ thuộc loại I và qua đánh giá phân tích 3 phương pháp thông gió trên, để đạt được hiệu quả thông gió và kinh tế cho mỏ được tối ưu ta chọn phương án thông gió hút. 3.1.2 chọn vị trí đặt quạt chính Quạt gió chính được đặt cách miệng giếng thoát gió bẩn 50m về phía cuối của mặt bằng công nghiệp nơi cuối hướng gió tự nhiên. 3.1.3 Sơ đồ thông gió chung của mỏ. Căn cứ vào phương án mở vỉa và hệ thông khai thác ta chọn sơ đồ thông gió chung của mỏ là sơ đồ thông gió trung tâm: gió sạch được đưa vào trung tâm và cung cấp cho các hộ dùng gió, gió bẩn cũng thoát ra ở trung tâm. Ở đây ta chỉ nghiên cứu tính toán thiết kế hệ thống thông gió mỏ ở tầng I, tầng II và các tầng tiếp theo được tính toán tương tự Quạt gió Đường gió sạch Đường gió bẩn đường gió b Hình 3.1a: sơ đồ không gian đơn giản Hình 3.1b: giản đồ tính toán thông gió 3.2. tính lượng gió chung cho mỏ 3.2.1. phương pháp tính lượng gió chung cho mỏ - Để tính toán lưu lượng gió chung của mỏ ta có thể tiến hành theo 2 phương pháp: + phương pháp thứ nhất (phương pháp tính từ ngoài vào trong) là tính lượng gió chung cho toàn mỏ theo số người làm việc trong mỏ lớn nhất, theo sản lượng trong 1 ngày đêm của mỏ, theo lượng thuốc nổ, nổ 1 lần lớn nhất trong mỏ... và sau đó nhân với hệ số dự phòng. + phương pháp thứ hai (phương pháp tính từ trong ra ngoài) là tính lượng gió cho từng hộ tiêu thụ (lò chợ, lò chuẩn bị, buồng chạm, vv...) sau đó tính lượng gió chung cho toàn mỏ bằng cách cộng tất cả các lượng gió trên. Vì khối lượng thông tin của mỏ còn hạn chế nên chọn tính toán lượng gió chung cho mỏ theo phương pháp thứ nhất (tính từ ngoài vào trong) 3.2.2. tính lượng gió chung cho mỏ - Do lò chợ được cơ giới hóa toàn bộ nên lưu lượng gió được tính toán theo yếu tố sau: + Số ngưới làm việc lớn nhất. + theo độ xuất khí metan, các khí nổ và khí độc khác. + theo yếu tố bụi. a. tính lượng gió theo số người làm việc đồng thời lớn nhất trong mỏ Lưu lượng gió được xác định theo công thức sau: Q1 = 4n. Kd , m3/phút Trong đó: 4- lượng không khí cần thiết cho một người trong 1 phút n- số người làm việc đồng nhất trong mỏ : với số công nhân làm việc trong các lò chợ như đã chọn ở mục 2.2.3 cùng số công nhân làm việc ở lò chuẩn bị và các là khác ta tính được số người làm việc đồng nhất trong mỏ là: 138+12=150 ng (138 người làm việc trong lò chợ, 12 người làm việc trong là chuẩn bị và các lò khác) Kd: hệ số dự trữ gió, kể đến sự xuất khí metan không đều, sự tồn tại các lò chợ dự phòng mà ở đó cần chuyển đến lượng gió bằng 50% lượng gió của lò chợ đang hoạt động, sự rò gió trong mỏ. Chọn Kd=1,5 Vậy Q1= 4.150.1,5 = 900 m3/phút b. tính lượng gió theo độ xuất khí metan hoặc cacbonic Ta có công thức: Q2 = q.T. Kd m3/phút Trong đó: q- lượng gió cần thiết để khai thác 1 tấn than trong 1 phút theo hạng mỏ về CH4 và CO2. ở đây mỏ hạng I nên q=1 m3/phút T- sản lượng trong 1 ngày đêm của mỏ: 1 lò chợ có sản lượng 250000 T/năm.với 6 lò chợ hoạt động đồng thời thì sản lượng của mỏ trong 1 ngày đêm là T= 6.250000300 = 5000 T/ngày,đêm (mỏ làm việc 300 ngày/năm) Vậy Q2= 1.5000.1,5 = 7500 m3/phút c. tính lượng gió theo yếu tố bụi Ta có công thức: Q3= 60.1nStcVtu + 60.1mScbVtcb.Kd Trong đó: Slc- tiết diện ngang tự do của lò chợ Slc= 10m Vtư- tốc độ gió tối ưu theo yếu tố bụi ở lò chợ Vtư= 1,5 m/s Scb- tiết diện ngang lò chuẩn bị Scb = 10m Vtcb- tốc độ gió tối ưu theo yếu tố bụi ở lò chuẩn bị Vtcb= 0,5 m/s n- số lò chợ, n=6 ; m-số lò chuẩn bị m=2 Vậy Q3= 60.1610.1,5 + 60.1210.0,5.1,5 = 9000 m3/phút Từ kết quả tính toán lưu lượng gió theo các yếu tố trên ta chọn lưu lượng gió lớn nhất là lưu lượng gió chung của mỏ. Vậy Qmỏ = 9000 m3/phút = 150 m3/s 3.3 tính phân phối gió và kiểm tra tốc độ gió Dựa vào giản đồ thông gió ta tính toán và xác định sự phân phối gió cụ thể cho các đoạn. Gió từ giếng gió vào Q1_2 = Qmỏ = 150 m3/s Tại cửa gió số 2 (CG2) có sự rò gió với lưu lượng là Qrò = 1 m3/s. Vì vậy Q2_3 = Q3_4=Q4_5=Q5_10=Q10_23=Q23_24= Q1_2-Qrò=150-1=149 m3/s Để tính toán lưu lượng phân phối gió trên các nhánh đường lò còn lại ta tiến hành giải mạng gió trên đoạn 5_10 Bảng tính sức cản ma sát (Rms) và sức cản cục bộ (Rcb) Kí hiệu Tên đường lò Loại vì chống Chiều dài L,m Chu vi P,m Tiết diện m Hệ số α.10-4 Rms .10-4kμ Rcb .10-4kμ 1-3 Giếng gió vào Bê tông 160 19 28 6 0,83 0 3-5 Xuyên vỉa vận tải Vì sắt 140 15 13 15 14,3 0,9 5-11 Xuyên vỉa vận tải Vì sắt 100 15 13 15 10,2 0 5-6 5-8 Dọc vỉa vận tải(vỉa 1) Vì sắt 500 14 10 15 105 0,061 11-14 11-12 17-18 17-20 Dọc vỉa vận tải(vỉa 2) Vì sắt 500 14 10 15 105 0,061 7-10 9-10 Dọc vỉa thông gió(vỉa 1) Vì sắt 500 14 10 15 105 0 Kí hiệu Tên đường lò Loại vì chống Chiều dài L,m Chu vi P,m Tiết diện m Hệ số α.10-4 Rms .10-4kμ Rcb .10-4kμ 13-16 15-16 19-22 21-22 Dọc vỉa thông gió(vỉa 2) Vì sắt 500 14 10 15 105 0 16-10 Xuyên vỉa thông gió Vì sắt 100 15 13 15 10,2 0,9 10-23 Xuyên vỉa thông gió Vì sắt 50 15 13 15 5,1 0 23-24 Giếng gió ra Bê tông 100 19 28 6 0,52 0,2 24-25 6-7 8-9 12-13 14-15 18-19 20-21 Rãnh thoát gió Lò chợ cơ giới hóa Bê tông Giá khung di động 50 120 19 14 28 10 6 80 0,26 134,4 0 0 Ta có: Rm = R1-3 + R3-5 +R5-10 +R10-23 + R23-24 +R24-25 Trong đó: R1-3 = 0,83.10-4 R3-5 = 15,2.10-4 R10-23 = 5,1.10-4 R23-24 = 0,72.10-4 R24-25 = 0,26.10-4 Rm = 22,11.10-4 + R5-10 (1) R5-10 = R5-8-9-101+R5-8-9-10R5-11-16-10 + R5-8-9-10R5-6-7-10 2 Trong đó: R5-8-9-10 = R5-8 + R8-9 + R9-10 = 344,461. 10-4 R5-6-7-10 = R5-6 + R6-7 + R7-10 = 344,461. 10-4 R5-10 = 344,461. 10-41+344,461. 10-4R5-11-16-10 + 344,461. 10-4344,461. 10-4 2 (2) R5-11-16-10 = R5-11 + R11-16 + R16-10 R5-11 = 10,2. 10-4 R16-10 = 11,1 R5-11-16-10 = 21,3. 10-4 + R11-16 (3) R11-16 = R11-14-15-161+R11-14-15-16R11-17-22-16 + R11-14-15-16R11-12-13-16 2 Trong đó: R11-14-15-16 = R11-14 + R14-15 + R15-16 = 344,461. 10-4 R11-12-13-16 = R11-12 + R12-13 + R13-16 = 344,461. 10-4 R11-16 = 344,461. 10-41+344,461. 10-4R11-17-22-16 + 344,461. 10-4344,461. 10-4 2 (4) R11-17-22-16 = R11-17 + R17-22 + R22-16 Trong đó: R11-17 = 0 (vì coi chiều dài đường lò là không đáng kể) R22-16 = 0 (vì coi chiều dài đường lò là không đáng kể) R11-17-22-16 = R17-22 = R17-20-21-221+R17-20-21-22R17-18-19-22 2 = 344,461. 10-4 1+344,461. 10-4 344,461. 10-4 2 = 0,25 (5) Thế (5) vào (4). Ta có: R11-16 = 344,461. 10-41+344,461. 10-40,25 + 344,461. 10-4344,461. 10-4 2 = 6,13. 10-3 (6) Thế (6) vào (3). Ta có: R5-11-16-10 = 21,3. 10-4 + 6,13. 10-3 = 8,26. 10-3 (7) Thế (7) vào (2). Ta có: R5-10 = 344,461. 10-41+344,461. 10-48,26. 10-3 + 344,461. 10-4344,461. 10-4 2 = 2,1. 10-3 (8) Thế (8) vào (1). Ta có: Rm = 22,11.10-4 + 2,1. 10-3 = 4,311. 10-3 Dựa vào giản đồ ta tính toán và xác định được sự phân phối gió cụ thể cho các đường lò như sau:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctinh_toan_thiet_ke_thong_gio_mo_2962.doc