Tính thanh khoản: mạch máu duy trì sự sống cơ thể kinh doanh

Chúng ta đã được biết tầm quan trọng của tiền mặt trong hoạt

động kinh doanh, nhưng sẽ thật là thiếu xót nếu bỏ qua một khái

niệm bao hàm hơn và không kém tầm quan trọng đó chính là tính

thanh khoản.

Thuật ngữ "tính thanh khoản" có thể được hiểu theo 3 cách. Thứ

nhất, dùng để chỉ khả năng chuyển thành tiền của tài sản (tất

nhiên bao gồm cả chứng khoán) nhằm trang trải các khoản nợ và

nghĩa vụ ngắn hạn. Để làm được việc này, doanh nghiệp cần

phải sở hữu các tài sản có tính thanh khoản, đó là tiền mặt và

tương đương tiền (bao gồm, cổ phiếu blue-chip và các chứng

khoán trên thị trường tiền tệ ví dụ trái phiếu chính phủ). Các tài

sản có tính thanh khoản phải đảm bảo có thể được mua bán trên

thị trường nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến giá cả, tức là

giá giao dịch không bị chênh lệch quá nhiều so với giá gốc. Tất

nhiên, các nhà đầu tư yêu thích đầu tư vào các tài sản có tính

thanh khoản cao vì họ có thể dễ dàng rút khỏi vụ đầu tư và lấy lại

khoản đầu tư của mình (kèm theo cả lãi hoặc nếu là lỗ thì số tiền

bị mất cũng không đáng kể). Thứ hai, tính thanh khoản chỉ khả

năng trả nợ của doanh nghiệp khi đến hạn. Và, thứ ba tính thanh

khoản liên quan đến khả năng vận hành trơn tru của thị trường

xét về khía cạnh các giao dịch mua và bán.

pdf11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tính thanh khoản: mạch máu duy trì sự sống cơ thể kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tính thanh khoản: mạch máu duy trì sự sống cơ thể kinh doanh Chúng ta đã được biết tầm quan trọng của tiền mặt trong hoạt động kinh doanh, nhưng sẽ thật là thiếu xót nếu bỏ qua một khái niệm bao hàm hơn và không kém tầm quan trọng đó chính là tính thanh khoản. Thuật ngữ "tính thanh khoản" có thể được hiểu theo 3 cách. Thứ nhất, dùng để chỉ khả năng chuyển thành tiền của tài sản (tất nhiên bao gồm cả chứng khoán) nhằm trang trải các khoản nợ và nghĩa vụ ngắn hạn. Để làm được việc này, doanh nghiệp cần phải sở hữu các tài sản có tính thanh khoản, đó là tiền mặt và tương đương tiền (bao gồm, cổ phiếu blue-chip và các chứng khoán trên thị trường tiền tệ ví dụ trái phiếu chính phủ). Các tài sản có tính thanh khoản phải đảm bảo có thể được mua bán trên thị trường nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến giá cả, tức là giá giao dịch không bị chênh lệch quá nhiều so với giá gốc. Tất nhiên, các nhà đầu tư yêu thích đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao vì họ có thể dễ dàng rút khỏi vụ đầu tư và lấy lại khoản đầu tư của mình (kèm theo cả lãi hoặc nếu là lỗ thì số tiền bị mất cũng không đáng kể). Thứ hai, tính thanh khoản chỉ khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi đến hạn. Và, thứ ba tính thanh khoản liên quan đến khả năng vận hành trơn tru của thị trường xét về khía cạnh các giao dịch mua và bán. Khả năng trả nợ của doanh nghiệp và tính thanh khoản của tài sản Tính thanh của tài sản giao dịch ngoài tương tác với hoạt động của thị trường còn ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp, trực tiếp nhất là khả năng trả nợ. Có rất nhiều công thức cho phép xác định tương đối khả năng trả nợ của doanh nghiệp, tuy nhiên công thức Tỉ lệ nợ rất đơn giản và dễ hình dung. Tỉ lệ nợ = Nợ phải trả (ngắn hạn và dài hạn)/Tổng tài sản * Nếu tỉ lệ nợ > 1 có nghĩa là doanh nghiệp đang nợ nhiều hơn số tài sản mà mình có. Nếu công ty gặp phải tình trạng như thế này sẽ rất khó để có thể thu hút được nhà đầu tư hoặc ngân hàng cho vay tín dụng bởi vì rủi ro không trả được nợ của công ty là quá lớn. * Nếu tỉ nợ < 1 có nghĩa rằng tổng tài sản của doanh nghiệp có khả năng bù đắp được cho khoản nợ. Khi đó lại phải cân nhắc thêm một số yếu tố khác. Nếu tài sản của doanh nghiệp không thể chuyển thành tiền mặt khi cần (tức là khả năng thanh khoản kém) thì doanh nghiệp không có khả năng trả nợ khi đến hạn. Khả năng thanh khoản kém không hẳn đồng nghĩa với vỡ nợ nếu về lâu dài tài sản vẫn có khả năng bán đi được. Tuy vậy, rõ ràng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi vì nợ quá hạn có thể còn phải gánh lãi suất và tiền phạt do trả chậm. Rủi ro cao hơn xảy ra nếu tài sản hoàn toàn không có tính thanh khoản, khi đó doanh nghiệp không có tiền trả nợ và tất nhiên sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ. Khoảng cách giữa vỡ nợ và phá sản chỉ là vấn đề thời gian, bởi vì sau khi bị vỡ nợ doanh nghiệp hoặc các chủ nợ có thể nộp đơn yêu cầu tòa án phá sản tuyên bố phá sản để thanh lý tài sản trả nợ. Từ các ngân hàng Việt Nam "vắt chân" lo tính thanh khoản… Nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát ngày một leo thang, ngày 16/1/2008, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ký quyết định về việc tăng thêm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền gửi so với tỷ lệ quy định trước đó và ngày 13/3/2008 Thống đốc lại có công văn chỉ đạo các ngân hàng mua tín phiếu bắt buộc bằng tiền đồng thời hạn 364 ngày. Mục đích của các biện pháp này nhằm rút bớt lượng tiền ngân hàng thương mại có thể cho vay trong lưu thông (do phải dự trữ thêm một tỉ lệ như yêu cầu) để kiềm chế mở rộng kinh doanh hay tiêu dùng vì vậy sẽ giúp giảm bớt tốc độ lạm phát. Do phải "cất đi" một số tiền không nhỏ để đáp ứng các yêu cầu của Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại đã gặp phải cảnh điêu đứng và lao vào cuộc chạy đua lãi suất huy động nhằm thu hút tiền gửi thêm của dân. Có ngân hàng đã phải tăng mức lãi suất lên tới 14,4%/năm ở các kỳ hạn ngắn. Có ngân hàng bị thiếu tính thanh khoản đến nỗi không dám cho vay. Cuộc chạy đua lãi suất còn là vũ khí để cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau với hy vọng tiền của "anh" sẽ chảy vào túi "tôi", muốn ra sao thì ra, phải lo vấn đề thanh khoản trước mắt cái đã. Việc các ngân hàng sốt sắng tăng lãi suất huy động thu hút tiền gửi để duy trì hoạt động kinh doanh, rồi lại phải giảm ngay lập tức do Ngân hàng Nhà nước quy định mức lãi suất trần là 12%, cũng không có gì lạ bởi vì tính thanh khoản luôn vấn đề điều sống còn ở bất kì doanh nghiệp nào, nhất là trong ngành ngân hàng. Tính thanh khoản đã để lại một bài học đáng nhớ cho người Mỹ sau vụ khủng bố 11/9/2001 khi hệ thống tài chính Mỹ phải đóng cửa mất 4 ngày, công chúng mất khả năng tiếp cận với tiền mặt và các khoản đầu tư, công ty không trả được tiền lương, thẻ tín dụng không thực hiện được giao dịch. Lúc này người ta mới thực sự thấy tiền mặt là vua của các loại tài sản “Cash is King.” …đến Fed "bơm" tính thanh khoản vào các ngân hàng Mỹ Trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng năm ngoái, các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn đã bị thua lỗ nặng nề và trở nên thiếu tính thanh khoản. Biện pháp đảm bảo an toàn được các tổ chức cho vay đó là thắt chặt tiêu chuẩn cho vay gây ra hiện tượng thiếu nguồn cung cấp tín dụng trên thị trường (credit crunch). Trước tình hình khiến nền kinh tế càng rơi vào cảnh bi đát đó, 11/03/2008 Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã phải nhảy vào cuộc, bơm 200 tỉ đôla dưới dạng trái phiếu để đổi lấy các chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp đã bị giảm giá rất nhiều do nỗi lo về các khoản nợ có nguy cơ không trả được ở các ngân hàng. Fed hy vọng hành động này sẽ giúp các ngân hàng tăng tính thanh khoản và nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay, từ đó các doanh nghiệp và cá nhân có nguồn tiền vay để phát triển kinh doanh hoặc trang trải nợ nần, đưa nền kinh tế vực dậy. Cùng với biện pháp bơm thêm tính thanh khoản vào thị trường, Fed cũng đã tiến hành cắt giảm lãi suất cho vay qua đêm giữa các ngân hàng và lãi suất chiết khấu cũng với mục đích giải quyết vấn đề khủng hoảng tính dụng và thanh khoản. Nhưng cho đến nay, các phương kế trợ giúp của Fed vẫn chưa phát huy tác dụng rõ rệt, thị trường chứng khoán vẫn “phập phù”, ngân hàng lớn thứ 5 nước Mỹ Bear Stearns vừa mới phá sản, việc làm suy giảm trầm trọng, các ngành công nghiệp tăng trưởng chậm. Và kết luận… Những bài học đắt giá mà con người đã và đang trải qua liên quan đến việc giải quyết vấn đề thanh khoản vẫn đang làm dày thêm kho bằng chứng chứng minh tầm quan trọng của tính thanh khoản trong bất cứ cơ thể kinh doanh nào, từ doanh nghiệp nhỏ đến các ngân hàng lớn và đến cả nền kinh tế đồ sộ như Hoa Kỳ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_thanh_khoan.pdf
Tài liệu liên quan