Tính phức tạp khi áp dụng IFRS: Nghiên cứu về tổn thất lợi thế thương mại

Trong trường hợp giá trị có thể thu hồi của tài sản thấp hơn giá trị ghi sổ thì kế toán xuất

hiện chi phí tổn thất tài sản. Giá trị có thể thu hồi được xác định là giá lớn hơn giữa giá trị

hợp lý (GTHL) trừ đi chi phí để bán và giá trị sử dụng. Việc xác định GTHL và giá trị sử

dụng thực sự là một thách thức cho các doanh nghiệp (DN) lần đầu áp dụng chuẩn mực

do dựa quá nhiều vào các sự kiện không chắc chắn trong tương lai, xét đoán của các nhà

quản lý và sự ước tính chủ quan. Với trường hợp minh chứng của Hồng Kông, nghiên cứu

chỉ ra rằng trong năm đầu áp dụng IAS 36 thì tính tuân thủ rất thấp do nhiều lý do khác

nhau. Theo đó, nhiều hàm ý đưa ra cho Việt Nam trong việc ban hành và thực hiện chuẩn

mực tổn thất tài sản trong tương lai.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tính phức tạp khi áp dụng IFRS: Nghiên cứu về tổn thất lợi thế thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 200 TÍNH PHỨC TẠP KHI ÁP DỤNG IFRS: NGHIÊN CỨU VỀ TỔN THẤT LỢI THẾ THƯƠNG MẠI #PGS. TS. Trần Mạnh Dũng (CPA) Đại học Kinh tế quốc dân Trong trường hợp giá trị có thể thu hồi của tài sản thấp hơn giá trị ghi sổ thì kế toán xuất hiện chi phí tổn thất tài sản. Giá trị có thể thu hồi được xác định là giá lớn hơn giữa giá trị hợp lý (GTHL) trừ đi chi phí để bán và giá trị sử dụng. Việc xác định GTHL và giá trị sử dụng thực sự là một thách thức cho các doanh nghiệp (DN) lần đầu áp dụng chuẩn mực do dựa quá nhiều vào các sự kiện không chắc chắn trong tương lai, xét đoán của các nhà quản lý và sự ước tính chủ quan. Với trường hợp minh chứng của Hồng Kông, nghiên cứu chỉ ra rằng trong năm đầu áp dụng IAS 36 thì tính tuân thủ rất thấp do nhiều lý do khác nhau. Theo đó, nhiều hàm ý đưa ra cho Việt Nam trong việc ban hành và thực hiện chuẩn mực tổn thất tài sản trong tương lai. Từ khóa: IFRS, tổn thất tài sản, tổn thất lợi thế thương mại (LTTM), Việt Nam Giới thiệu về tổn thất của LTTM Để đạt được mục tiêu không ghi nhận tài sản cao hơn giá trị có thể thu hồi, LTTM có được trong hợp nhất kinh doanh được coi là tài sản cần được đánh giá hàng năm để xem xét giảm giá trị. Thực hiện kiểm tra giảm giá trị của LTTM là một quá trình phức tạp, dựa trên nhiều giả định mang tính chủ quan như nhận diện đơn vị tạo tiền; phân bổ LTTM cho đơn vị tạo tiền; đo lường giá trị của đơn vị tạo tiền; xác định chi phí giảm giá trị của LTTM; thời gian kiểm tra giảm giá trị của LTTM; và các trình bày. Một là, Xác định đơn vị tạo tiền Theo đoạn 6 của chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế số 36 (IAS 36), đơn vị tạo tiền là nhóm tài sản nhận diện nhỏ nhất mà nó tạo ra luồng tiền vào độc lập với luồng tiền vào từ những tài sản khác hoặc nhóm các tài sản khác. CMKT số 36 tuyên bố rằng xác định đơn vị tạo tiền liên quan đến phán xét nghề nghiệp. Theo đó, có hai việc cần thực hiện. Thứ nhất là nhận diện nhóm tài sản nhỏ nhất mà luồng tiền vào có thể được chỉ ra. Nhóm những tài sản này có thể là các đơn vị tạo tiền nếu luồng tiền vào không bị tác động bởi các tài sản khác. Thứ hai, nếu luồng tiền được tạo ra bởi nhóm tài sản không độc lập lớn với các tài sản khác thì các tài sản khác được cộng vào nhóm tài sản đó, để tạo ra nhóm tài sản nhỏ nhất mà có thể tạo ra luồng tiền vào độc lập. Sự tồn tại thị trường cho tài sản hoặc đơn vị tạo tiền cũng là đặc điểm quan trọng trong xác định đơn vị tạo tiền. Đoạn 70 trình bày nếu có thị trường tồn tại cho nhóm tài sản thì nhóm tài sản đó được coi như một đơn vị tạo tiền. Nguyên tắc cơ bản đó là tồn tại thị trường n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 201 hoạt động minh chứng rằng một tài sản hay đơn vị tạo tiền có thể tạo ra luồng tiền độc lập thông qua bán sản phẩm trên thị trường. Quy mô hay mức độ tổng hợp ở mức mà đơn vị tạo tiền được xác định cho mục đích kiểm tra giảm giá trị được xác định. Theo đoạn 80, mỗi đơn vị hay nhóm các đơn vị mà LTTM được phân bổ sẽ phản ánh mức nhỏ nhất mà ở mức đó LTTM bị kiểm soát cho mục đích quản trị nội bộ và không lớn hơn bộ phận kinh doanh được xác định theo chuẩn mực bộ phận kinh doanh. Cũng theo IAS 36, các đơn vị tạo tiền sẽ được xác định nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác cho các tài sản hoặc các loại tài sản. Hai là, Phân bổ LTTM cho các đơn vị tạo tiền LTTM không tạo ra luồng tiền độc lập với các tài sản khác hoặc nhóm các tài sản vào thường gắn liền với luồng tiền của nhiều đơn vị tạo tiền. Do đó, LTTM được kiểm tra giảm giá trị bằng việc phân bổ cho các đơn vị tạo tiền hoặc nhóm các đơn vị tạo tiền. Đối với quá trình kiểm tra giảm giá trị của LTTM, LTTM có được từ hợp nhất kinh doanh sẽ được phân bổ cho các đơn vị tạo tiền hoặc nhóm các đơn vị tạo tiền. Tuy nhiên, không phải tất cả các đơn vị hoàn thành việc phân bổ trước kỳ hàng năm. Trong trường hợp này, đoạn 84 quy định rằng “nếu phân bổ ban đầu của LTTM không thể hoàn thành trước kỳ kết thúc năm tài chính mà hợp nhất kinh doanh bị ảnh hưởng, thì phân bổ ban đầu sẽ được hoàn thành trước khi kết thúc kỳ năm đầu tiên sau ngày mua bán sáp nhập”. Việc phân bổ LTTM cho các đơn vị tạo tiền hay nhóm đơn vị tạo tiền là công việc quan trọng mà những người lập báo cáo tài chính phải tuân thủ. Vấn đề này cũng để lại nhiều tranh luận và tạo cho các nhà quản lý có những giải thích riêng, phán xét chủ quan và thiên vị khi thực hiện phương pháp kiểm tra giảm giá trị của LTTM. Kết quả là nếu phân bổ LTTM cho các đơn vị tạo tiền không đúng sẽ ảnh hưởng đến chi phí giảm giá trị trong quá trình kiểm tra giảm giá trị của LTTM. Ba là, Đo lường giá trị có thể thu hồi của các đơn vị tạo tiền Tài sản của đơn vị bình thường được ghi nhận theo giá gốc tại thời điểm mua. Sau đó, tài sản bị đánh giá lại để phản ánh theo GTHL và ghi nhận trên báo cáo tài chính (BCTC). Nếu tài sản bị giảm giá trị, về nguyên tắc, giá trị ghi sổ sẽ bị ghi giảm xuống giá trị có thể thu hồi. Giá trị có thể thu hồi được xác định là giá cao hơn giữa GTHL trừ đi chi phí để bán và giá trị sử dụng. Trong đó, GTHL trừ đi chi phí để bán (gọi tắt là GTHL) được xác định theo bằng chứng dựa trên thị trường và giá trị sử dụng được xác định theo mô hình chiết khấu luồng tiền. Để đo lường giảm giá trị, giá trị ghi sổ của một tài sản hoặc đơn vị tạo tiền so sánh với giá trị có thể thu hồi. GTHL trừ đi chi phí để bán GTHL được hiểu là số tiền có thể thu được từ việc bán tài sản hoặc đơn vị tạo tiền trên cơ sở trao đổi ngang giá. Như vậy, đặc điểm quan trọng để ước tính GTHL là dựa vào thị trường. Theo đó, có thể dựa vào giá trong hợp đồng bán tài sản hay đơn vị tạo tiền sau khi n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 202 điều chỉnh chi phí tăng thêm; hoặc dựa vào giá tài sản được trao đổi trên thị trường; hoặc dựa vào giá của các nghiệp vụ gần nhất Giá trị sử dụng Tính toán giá trị sử dụng của một tài sản hay đơn vị tạo tiền liên quan đến ước tính luồng tiền trong tương lai dự định phát sinh từ tài sản hay đơn vị tạo tiền và được chiết khấu về giá trị hiện tại. Theo đó, 5 thành phần sau phải được xác định, đó là (i) Ước tính luồng tiền trong tương lai dự định phát sinh từ việc sử dụng tài sản; (ii) Kỳ vọng về sự thay đổi về số tiền và thời gian của luồng tiền tương lai; (iii) Giá trị thời gian của tiền; (iv) Giá về phương diện không chắc chắn tiềm tàng trong tài sản; và (v) Các nhân tố khác như không có khả năng thanh toán. Chi tiết về các thành phần để xác định giá trị sử dụng (giá trị có thể thu hồi) của các đơn vị tạo tiền. Thứ nhất, thành phần “uớc tính luồng tiền trong tương lai/Future cash flow”. Công ty cần ước tính luồng tiền vào từ việc tiếp tục sử dụng tài sản đó và ước tính luồng tiền ra mà nó tạo ra luồng tiền vào. Xác định luồng tiền nhận được hoặc chi ra do thanh lý bán tài sản. Các thành phần từ (ii), (iv) và (v) có thể được sử dụng để điều chỉnh luồng tiền tương lai hoặc điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu. Theo IAS 36, bất cứ phương pháp nào mà đơn vị áp dụng để phản ánh kỳ vọng về sự thay đổi về số tiền và thời gian của luồng tiền tương lai, kết quả sẽ để phản ánh giá trị hiện tại của luồng tiền trong tương lai. Về tỷ lệ chiết khấu (Discount rate), IAS 36 có quy định tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ trước thuế mà tỷ lệ đó phản ánh việc đánh giá thị trường hiện tại về giá trị thời gian của tiền và rủi ro cụ thể của từng loại tài sản có tạo ra luồng tiền trong tương lai. Khi xác định tỷ lệ chiết khấu, có thể xem xét tỷ lệ của chi phí vốn, tỷ suất lãi vay hoặc tỷ lệ nào khác được cho là hợp lý. Tỷ lệ (lãi suất) này phải được điều chỉnh để phản ánh theo cách mà thị trường sẽ đánh giá rủi ro cụ thể liên quan đến luồng tiền ước tính trong tương lai và cần xem xét cân nhắc rủi ro của quốc gia, rủi ro ngoại tệ và rủi ro về giá cả. Bốn là, Xác định chi phí tổn thất của LTTM Theo CMKT, đơn vị tạo tiền mà LTTM phân bổ sẽ được kiểm tra hàng năm hoặc thường xuyên hơn nếu có dấu hiệu đơn vị đó bị giảm giá trị. Trong quá trình kiểm tra giảm giá trị, điều này liên quan đến việc so sánh giá trị ghi sổ của đơn vị tạo tiền, bao gồm cả LTTM với giá trị có thể thu hồi. Khi giá trị có thể thu hồi cao hơn giá trị ghi sổ, khi đó không xuất hiện chi phí giảm giá trị của tài sản và chi phí giảm giá trị của LTTM. Trong trường hợp này, LTTM vẫn giữ nguyên trên Bảng cân đối kế toán. Nếu giá trị có thể thu hồi đơn vị tạo tiền thấp hơn giá trị ghi sổ, chi phí giảm giá trị sẽ xuất hiện và ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh. Khi đó, chi phí giảm giá trị sẽ được ghi nhận theo thứ tự đó là: (i) Đầu tiên giảm giá trị ghi sổ của bất cứ LTTM nào đã phân bổ cho đơn vị tạo tiền; (ii) Sau đó giảm giá trị ghi sổ cho các tài sản khác trong đơn vị tạo tiền theo tỷ lệ % của nguyên giá tài sản trong nhóm đơn vị tạo tiền. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 203 Năm là, Thời gian kiểm tra giảm giá trị của LTTM Theo quy định của chuẩn mực, giá trị có thể thu hồi của LTTM được kiểm tra hàng năm cho dù có dấu hiệu giảm giá trị hay không. Kiểm tra giảm giá trị nên được thực hiện cùng thời gian qua các năm theo quy định IAS 36. Sáu là, Ghi giảm chi phí giảm giá trị LTTM Theo quy định trong đoạn 124 của CMKT, chi phí giảm giá trị của LTTM đã ghi nhận thì sẽ không được ghi giảm trong kỳ tiếp theo. Bảy là, Trình bày thông tin IAS 36 không tạo ra nhiều sự thay đổi trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh nhưng nó yêu cầu đơn vị phải trình bày trên thuyết minh BCTC như trình bày các loại tài sản, thông tin bộ phận, đơn vị tạo tiền, các trình bày khác và trình bày chi tiết về các ước tính đã sử dụng để xác định giá trị có thể thu hồi của đơn vị tạo tiền đối với các phương pháp GTHL và giá trị sử dụng. Các thông tin liên quan đến quy trình đánh giá giảm giá trị của LTTM được trình bày trên Thuyết minh BCTC được quy định trong đoạn 134 của IAS 36 như sau: (i) Giá trị ghi sổ của LTTM phân bổ cho các CGUs; (ii) Giá trị ghi sổ của tài sản vô hình không xác định thời hạn hữu ích phân bổ cho các CGUs; (iii) Cơ sở xác định giá trị có thể thu hồi (theo phương pháp giá trị sử dụng hay GTHL). Trong trường hợp các công ty niêm yết áp dụng phương pháp giá trị sử dụng để xác định giá trị có thể thu hồi của CGUs thì phải trình bày thêm các thông tin theo quy định của đoạn 134 d như sau: (i) Mô tả chi tiết từng giả định mà các nhà quản lý dựa vào để dự đoán luồng tiền; (ii) Mô tả phương pháp xác định giá trị liên quan đến từng giả định, cho dù các giá trị này phản ánh kinh nghiệm trước đây, nếu có, thì phải nhất quán với nguồn thông tin bên ngoài; nếu không thì giải thích khác biệt với kinh nghiệm trước đây và thông tin bên ngoài lý do vì sao và như thế nào; (iii) Thời kỳ dự đoán luồng tiền tương lai. Nếu thời kỳ lớn hơn 5 năm thì giải thích lý do; (iv) Tốc độ tăng trưởng để ngoại suy luồng tiền và giải thích khi tốc độ tăng trưởng vượt quá tốc độ tăng trưởng bình quân của sản phẩm, ngành, quốc gia mà DN hoạt động; (v) Tỷ lệ chiết khấu để chiết khấu luồng tiền tương lai về giá trị hiện tại. Trong trường hợp công ty niêm yết áp dụng phương pháp GTHL để xác định giá trị thu hồi của CGUs thì trình bày theo quy định trong đoạn 134e như sau: (e) GTHL được xác định dựa trên giá thị trường của tài sản hoặc CGUs. Nếu không xác định được giá thị trường thì trình bày các thông tin sau: (i) Mô tả từng giả định mà các nhà quản lý dựa vào để xác định GTHL. Các giả định chủ chốt là các giả định mà giá trị có thể thu hồi là nhạy cảm nhất; (ii) Mô tả phương pháp xác định liên quan đến từng giả định như dựa vào hợp đồng bán tài sản; hay dựa vào giá đấu thầu; hay dựa vào giá của các nghiệp vụ gần nhất; hay theo giá đánh giá của các tổ chức độc lập n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 204 Kết quả thực hiện áp dụng tổn thất LTTM Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên dữ liệu trên BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông trong năm đầu tiên áp dụng CMKT số 36 “Giảm giá trị của tài sản”. Dựa trên dữ liệu được thu thập và phân tích, kết quả của việc áp dụng tổn thất LTTM như sau: Thứ nhất, Phân bổ đơn vị tạo tiền Nhiều công ty trong mẫu (60%) có số dư LTTM bằng với số liệu LTTM phân bổ cho các đơn vị tạo tiền. Các đơn vị này được đánh giá là tuân thủ đầy đủ theo yêu cầu của chuẩn mực. Bởi vậy, giá trị ghi sổ của các đơn vị tạo tiền trong mẫu sẽ được thu thập, và sau đó so sánh với giá trị có thể thu hồi của các đơn vị tạo tiền để xác định độ lớn của chi phí giảm giá trị trong quá trình kiểm tra giảm giá trị của LTTM. Khoảng 39% các công ty trong mẫu là không tuân thủ so với yêu cầu cơ bản của CMKT số 36 bởi vì các đơn vị này không trình bày giá trị LTTM phân bổ cho các đơn vị tạo tiền. Thứ hai, Bộ phận kinh doanh và đơn vị tạo tiền Chỉ có 13% trong mẫu xác định số đơn vị tạo tiền cao hơn số bộ phận kinh doanh. Nếu số đơn vị tạo tiền lớn hơn số lượng bộ phận kinh doanh, điều này chỉ ra có rủi ro thấp hơn trong việc tổng hợp đơn vị tạo tiền và có nhiều khả năng tuân thủ yêu cầu của chuẩn mực. Dữ liệu cũng chỉ ra tỷ lệ lớn các đơn vị trình bày số đơn vị tạo tiền ít hơn bộ phận kinh doanh; và một tỷ lệ lớn các đơn vị không trình bày đơn vị tạo tiền. Số lớn các công ty xác định đơn vị tạo tiền ít hơn bộ phận kinh doanh có rủi ro cao hơn trong việc tổng hợp đơn vị tạo tiền trong quá trình kiểm tra giảm giá trị của LTTM do có khả năng lớn rằng một số đơn vị tạo tiền liên quan đến hơn một bộ phận kinh doanh hoặc một vài bộ phận kinh doanh không có bất cứ đơn vị tạo tiền nào liên quan. Các công ty lần đầu xác định đơn vị tạo tiền ít hơn bộ phận kinh doanh hoặc không trình bày bất cứ thông tin nào chiếm tỷ lệ cao trong tổng thể. Điều này chỉ ra rằng có tỷ lệ lớn không tuân thủ liên quan đến IAS 36. Do đo, độ tin cậy của quá trình kiểm tra giảm giá trị của LTTM đáng nghi ngờ. Thứ ba, Phương pháp áp dụng Phương pháp chủ yếu được áp dụng để ước tính giá trị có thể thu hồi của đơn vị tạo tiền là phương pháp giá trị sử dụng, mà nó chiếm chi phối trong năm đầu áp dụng và tiếp tục chi phối năm sau đó. Cụ thể, 82% công ty áp dụng phương pháp giá trị sử dụng trong năm đầu tiên áp dụng IAS 36. Điều này nhất quán với kết quả nghiên cứu liên quan đến phương pháp ưa chuộng áp dụng trong môi trường luật pháp khác như tại Úc, New Zealand; các nước Châu Âu; các nước Châu Á như Malaysia, Thái Lan và Singapore. Trong trường hợp giá trị sử dụng được lựa chọn là cơ sở để đo lường giá trị có thể thu hồi của đơn vị tạo tiền, các công ty phải cung cấp các thông tin tài chính chi tiết liên quan đến tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ tăng trưởng và thời kỳ dự đoán như là các biến của mô hình chiết khấu n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 205 luồng tiền (DCF) để hỗ trợ cho việc đo lường giá trị sử dụng. Mỗi biến có ảnh hưởng đến kết quả của giá trị có thể thu hồi. Một số lượng ít các công ty áp dụng phương pháp hỗn hợp (cả phương pháp GTHL và giá trị sử dụng) và chỉ dùng GTHL trong mẫu. Thách thức duy nhất đối với các công ty lựa chọn phương pháp GTHL là trong việc lựa chọn danh mục tài sản chuẩn tắc với giá hiện tại có thể được quan sát tin cậy. Các công ty này ít gánh nặng hơn trong việc trình bày và tránh việc cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến các giả định tỷ lệ chiết khấu, tốc độ tăng trưởng và thời kỳ dự đoán trong mô hình chiết khấu luồng tiền. Thực tế là, các công ty thường không trình bày phương pháp áp dụng để đo lường giá trị có thể thu hồi của tài sản. Hơn nữa, tỷ lệ % các công ty không trình bày phương pháp áp dụng trong năm đầu tiên áp dụng IAS 36 là 13%. Các công ty lần đầu áp dụng đã cố tình phớt lờ khung quy định nghề nghiệp và được đánh giá là không tuân thủ IAS 36. Điều này hàm ý rằng, các công ty có thể kháng cự không tuân thủ kế toán tổn thất LTTM trong năm đầu áp dụng IAS 36. Một lần nữa, những người sử dụng BCTC lại không có cơ hội để đánh giá tính đúng đắn của kiểm tra giảm giá trị của tài sản cũng như tổn thất của LTTM. Thứ tư, Tỷ lệ chiết khấu 19,8% các công ty trong mẫu không trình bày (no disclosure) liên quan đến tỷ lệ chiết khấu liên quan đến các đơn vị tạo tiền. Các công ty này dường như không quan tâm đến việc xác định giá trị có thể thu hồi của các đơn vị tạo tiền cũng như kiểm tra giảm giá trị của LTTM. 8,2% các công ty trình bày tỷ lệ chiết khấu theo khoảng (range). Do vậy rất khó đánh giá chính xác giá trị có thể thu hồi của các đơn vị tạo tiền cũng như chi phí giảm giá trị của LTTM trong trường hợp này. 60% các công ty trình bày duy nhất tỷ lệ chiết khấu cho tất cả các đơn vị tạo tiền (single discount rate) cho dù từng đơn vị tạo tiền có mức độ rủi ro khác nhau. Do vậy, quả thật cũng rất khó đánh giá tính đúng đắn trong việc kiểm tra giảm giá trị của tài sản nói chung cũng như LTTM nói riêng. Khoảng 10% các công ty trình bày tỷ lệ chiết khấu (multiple discount rate) cho từng đơn vị tạo tiền và các công ty này được đánh giá là tuân thủ CMKT. Cũng qua quá trình phân tích % tỷ lệ chiết khấu, tác giả nhận thấy mức độ không tuân thủ liên quan đến tỷ lệ chiết khấu là cao; chủ yếu trình bày duy nhất một tỷ lệ chiết khấu cho các đơn vị tạo tiền và có nhiều đơn vị trình bày quá thấp tỷ lệ chiết khấu dẫn đến trì hoãn ghi nhận chi phí giảm giá trị của LTTM trong năm tài chính hiện tại. Hàm ý cho Việt Nam khi áp dụng IAS 36 và VAS 36 trong tương lai Dựa vào kết quả của nghiên cứu này về mức độ tuân thủ phương pháp áp dụng tổn thất tài sản (hay giảm giá trị của tài sản) trong ngữ cảnh của Hồng Kông, một nước mà khung pháp lý về kế toán còn đầy đủ và khoa học hơn Việt Nam, cho thấy mức tuân thủ thấp và chất lượng trình bày nghèo nàn các vấn đề liên quan đến áp dụng tổn thất của tài sản nói chung và LTTM nói riêng. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 206 Theo Quyết định số 480/QD-TTg ngày 18/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược kế toán, kiểm toán đến 2020 và triển vọng đến 2030 thì trong giai đoạn 2012-2015, Bộ Tài chính sẽ sửa đổi và cập nhật 26 CMKT đã phát hành trước đây. Trong thời kỳ từ 2016-2020, các chuẩn mực còn lại sẽ tiếp tục được nghiên cứu và ban hành trong đó có CMKT Việt Nam số 36 “Giảm giá trị của tài sản” hay “Tổn thất tài sản” hay “Suy giảm tài sản”. Dựa vào kết quả nghiên cứu trong ngữ cảnh Hồng Kông đối với các công ty lần đầu áp dụng chuẩn mực lập BCTC quốc tế, tác giả nhận thấy rằng hoàn toàn không dễ dàng áp dụng ý tưởng vào thực tế đối với giảm giá trị của LTTM. Do vậy, trên con đường thiết kế và ban hành CMKT vào thực tế của Việt Nam, từ kết quả của nghiên cứu này có thể rút ra một số hàm ý cho Việt Nam. Cụ thể: + Nhanh chóng dịch IAS 36 sang tiếng Việt và mời các chuyên gia cả trong và ngoài nước trao đổi, giới thiệu về các nội dung của chuẩn mực này trước hết cho những người ban hành chuẩn mực; sau đó đến những người hành nghề; các giảng viên tại các trường đại học. + CMKT giảm giá trị của tài sản, bao gồm cả LTTM và giảm giá trị của nó nên đơn giản hóa và cụ thể hóa và cần đưa nhiều ví dụ minh họa hơn cho các nội dung trong chuẩn mực. + Cần công bố các nghiên cứu có liên quan đến tổn thất tài sản; tổn thất của LTTM để qua đó hiểu được và rút kinh nghiệm các nước đã áp dụng IAS 36 khi họ phải đương đầu với những khó khăn và thách thức khi áp dụng chuẩn mực. + Ban hành VAS 36 và áp dụng thí điểm tại một số các Tổng Công ty và Tập đoàn kinh tế lớn để qua đó đưa ra những đánh giá, nhận định để ban hành chính thức và áp dụng đồng loạt cho tất cả DN được tốt hơn. + Tăng cường vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp; các trường đại học; các công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán trong việc trợ giúp, hướng dẫn các DN thực hiện tốt VAS 36 trong tương lai. + Cần tăng cường kiểm tra giám sát nên được thực hiện thường xuyên đặc biệt trong những năm đầu áp dụng các chuẩn mực mới để bảo đảm tính tuân thủ cao và tính hiệu lực của các CMKT ban hành. Kết luận Nghiên cứu này thu thập bằng chứng về tính tuân thủ và chất lượng trình bày liên quan đến giảm giá trị của LTTM của các công ty lần đầu tiên áp dụng IAS 36 trong ngữ cảnh Hồng Kông. Kết quả chỉ ra rằng, tỷ lệ không tuân thủ rất cao với CMKT số 36 tồn tại trong số các công ty lần đầu có LTTM áp dụng IAS 36; theo đó dẫn đến nghi ngờ với giả thuyết rằng tính tuân thủ lỏng lẻo là đặc điểm trong năm đầu áp dụng CMKT. Sai phạm xảy ra trong mọi công việc của kiểm tra giảm giá trị của LTTM. Điều này có thể được giải thích đơn giản như là đặc điểm của năm đầu áp dụng mà nó liên quan đến các quy trình mới, đặc biệt hơn khi có những yêu cầu phức tạp tồn tại trong IAS 36; hoặc do kế toán viên không đủ năng lực hoặc do có sự kháng cự miễn cưỡng thực hiện khung pháp lý lập báo cáo bắt buộc; hoặc phức tạp hoặc các n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 207 điều khoản thách thức khó áp dụng trong chuẩn mực mà không hy vọng các đơn vị tuân thủ đầy đủ. IFRS chính thức có hiệu lực từ 1/1/2005 trên toàn thế giới và đến nay đã có hơn 130 nước và vùng lãnh thổ áp dụng. Hy vọng rằng, qua nghiên cứu này, VAS 36 “Tổn thất tài sản” sẽ sớm được nghiên cứu và ban hành để đáp ứng lòng mong đợi của công chúng để tài sản của DN không được ghi cao hơn giá trị có thể thu hồi; qua đó phản ánh đúng thực trạng tình tình tài chính của đơn vị tại một thời điểm.‡ -------------------------- Tài liệu tham khảo 1. Alfredson, K., Leo, K., Picker, R., Pacter, P. & Radford, J., (2005), Applying International Accounting Standards, John Wiley & Sons Australia, Ltd. 2. Berger, P. & Hann, R., (2007), "Segment Profitability and the Proprietary and Agency Costs of Disclosure", The Accounting Review, vol. 82, pp. 906-969. 3. Carlin, T. M. & Finch, N., (2010a), Evidence on IFRS Goodwill Impairment Testing by Australian and New Zealand Firms. The University of Sydney. 4. Davis, M., (1992), "Goodwill Accounting: Time for an overhaul", Journal of Accountancy, vol. 173, iss. 6, pp. 75-83. 5. Gibson, R. & Francis, J., (1975), "Accounting for Goodwill – A Study in Permissiveness", Abacus, vol. 11, iss. 2, pp. 167-171. 6. Hoogendoorn, M., (2006), "International Accounting Regulation and IFRS Implementation in Europe and Beyond - Experiences with First-time Adoption in Europe", Accounting in Europe, vol. 3. 7. Icaew, (2005), Audit Quality. The Institute of Chartered Accountants in England and Wales. 8. Laili, N. H., (2008), "IFRS Adoption & Organizational Change - Evidence from Malaysia", Journal of Law & Financial Management, vol. 7, iss. 2, pp. 8-25. 9. Lonergan, W., (2007), "AIFRS - A Practitioner's Viewpoint", The Journal of Applied Research in Accounting and Finance, vol. 2, iss. 1, pp. 9-19. 10. Massoud, M. F. & Raiborn, C. A., (2003), "Accounting for Goodwill? Are We Better Off?", Review of Business, vol. 24, iss. 2, pp. 26-33. 11. Schuetze, W., (1992), Relevance and Credibility in Financial Accounting and Reporting, in Wolnizer, P. (eds.), Mark to Market Accounting – True North in Financial Reporting, Routledge, London. 12. Seetharaman, A., Sreenivasan, J. & Yee, T. Y., (2006), "Managing Impairment of Goodwill", Journal of Intellectual Capital, vol. 7, iss. 3, pp. 338-353. 13. Wang, L., (2005), The Effect of SFAS No. 142 on Earnings Persistence. 2005 AAA Annual Meeting. San Francisco.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_phuc_tap_khi_ap_dung_ifrs_nghien_cuu_ve_ton_that_loi_th.pdf