Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng và đấu tranh vĩ đại của mình, Bác Hồ
luôn coi trọng vấn đề giáo dục. Bác coi giáo dục, đào tạo là nền tảng để xây dựng và
bảo vệ đất nước. Trong giáo dục, Bác đề cao yếu tố con người, coi con người là vốn quý
nhất, là yếu tố quyết định của sự nghiệp cách mạng. Người đã dạy rằng: một dân tộc dốt
là một dân tộc yếu, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người xã hội
chủ nghĩa. Con người mà Bác mong muốn đào tạo không chỉ có lòng yêu nước, tinh
thần đấu tranh anh dũng, có lí tưởng cách mạng, phẩm chất, đạo đức mà còn phải có tri
thức khoa học, kĩ năng lao động sản xuất Có những con người như vậy thì dân tộc ta
mới có đủ sức mạnh để vượt qua khó khăn, gian khổ trong đấu tranh chinh phục thiên
nhiên, chiến thắng giặc ngoại xâm và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 12/05/2022 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tính nhân văn trong tư tưởng về giáo dục của Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Huế
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học
“Bác Hồ với giáo dục”
Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019
41
TÍNH NHÂN VĂN TRONG TƯ TƯỞNG VỀ GIÁO DỤC
CỦA HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Thùy Nhung *
1. Đặt vấn đề
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng và đấu tranh vĩ đại của mình, Bác Hồ
luôn coi trọng vấn đề giáo dục. Bác coi giáo dục, đào tạo là nền tảng để xây dựng và
bảo vệ đất nước. Trong giáo dục, Bác đề cao yếu tố con người, coi con người là vốn quý
nhất, là yếu tố quyết định của sự nghiệp cách mạng. Người đã dạy rằng: một dân tộc dốt
là một dân tộc yếu, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người xã hội
chủ nghĩa. Con người mà Bác mong muốn đào tạo không chỉ có lòng yêu nước, tinh
thần đấu tranh anh dũng, có lí tưởng cách mạng, phẩm chất, đạo đức mà còn phải có tri
thức khoa học, kĩ năng lao động sản xuất Có những con người như vậy thì dân tộc ta
mới có đủ sức mạnh để vượt qua khó khăn, gian khổ trong đấu tranh chinh phục thiên
nhiên, chiến thắng giặc ngoại xâm và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Tư tưởng lấy con người làm chủ thể, xoay quanh vấn đề con người, hướng tới
con người, tất cả vì con người và do con người, con người phải được phát triển toàn
diện là những điểm mấu chốt thể hiện tính nhân văn trong tư tưởng về giáo dục của Hồ
Chí Minh. Việc phát triển con người toàn diện không chỉ vì mục đích tạo ra nguồn lực
dồi dào, mạnh mẽ để phát triển đất nước, mà còn là vấn đề đảm bảo quyền con người,
đảm bảo các giá trị làm người, hướng tới một xã hội mà “sự phát triển tự do của mỗi
người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Bài viết này mong
muốn làm rõ hơn tính nhân văn trong tư tưởng giáo dục của Bác Hồ, bởi đây là điểm
sáng trong toàn bộ tư tưởng giáo dục của Người, qua đó, thấy được bài học trong tư
tưởng giáo dục của Bác Hồ cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
2. Tính nhân văn trong tư tưởng về giáo dục của Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển sự nghiệp giáo dục được hình thành rất sớm
và xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Tư tưởng đó nói lên lòng yêu
nước, thương dân sâu sắc, trí tuệ uyên bác và tầm nhìn xa trông rộng của Bác Hồ.
* ThS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục”
42
Những điểm lớn trong tư tưởng về giáo dục của Hồ Chí Minh đó là mong muốn xây
dựng một nền giáo dục dân tộc, độc lập, tiến bộ và hiện đại dưới sự lãnh đạo của Đảng,
coi trọng vai trò của người thầy Trong đó, tính nhân văn là điểm mấu chốt trong tư
tưởng về giáo dục của Người. Có thể khái quát tính nhân văn trong tư tưởng về giáo dục
của Hồ Chí Minh qua ba điểm lớn như sau:
Bác Hồ với các cháu học sinh Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội (19-5-1958)
Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/xuan-at-mui-ven-nguyen-nhung-loi-
day-cua-bac-ve-doi-moi-giao-duc-704243.html, 17/2/2015 15:12.
Đầu tiên, tính nhân văn trong tư tưởng giáo dục của Người được thể hiện ở mong
muốn xây dựng một nền giáo dục toàn diện, mang tính nhân dân sâu sắc, dành cho toàn
thể nhân dân Việt Nam.
Hồ Chí Minh mong muốn xây dựng một xã hội mới về chất, cao hơn hẳn xã hội
cũ - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Và để xây dựng chủ nghĩa xã hội,
theo Người, “trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Đào tạo con người
xã hội chủ nghĩa không có con đường nào khác ngoài giáo dục tri thức khoa học và lý
tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đó là nền giáo dục nhằm phát triển con người toàn
diện, vừa “hồng” vừa “chuyên” trong thời đại mới. Như vậy, “con người xã hội chủ
nghĩa”, con người toàn diện, “nhất định phải có học thức1.
1 Tuấn Anh, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người toàn diện đến phát triển giáo dục nước ta”,
ngi-toan-din-n-phat-trin-giao-dc-nc-ta&catid=72%3Ahc-tp-lam-theo-li-bac&Itemid=91&lang=vi
Đại học Huế Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019
43
Giáo dục toàn diện được Bác Hồ đề cập đến bao gồm các lĩnh vực: thể dục, trí
dục, mỹ dục, đức dục 2; hay nói cách khác, phải chú trọng cả tài và đức. Để phát triển
con người toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải có một nền
giáo dục toàn diện, trong đó, nội dung giáo dục phải bao quát, tổng hợp tri thức trên
nhiều lĩnh vực như văn hóa, chính trị, thể chất, khoa học - kỹ thuật, quân sự, đạo đức
cách mạng, lý tưởng cách mạng, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh Đồng thời,
trang bị, cung cấp kiến thức, phát triển năng lực tư duy, mở mang trí tuệ; tăng cường giáo
dục chính trị tư tưởng, đạo đức cách mạng cho người học, đem lại cho người dân kiến
thức mới về mọi mặt và năng lực để làm chủ bản thân, làm chủ vận mệnh của đất nước.
Vì thế, việc phát triển giáo dục toàn diện trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là
bước tiến dài trong lịch sử tư tưởng giáo dục của Việt Nam, từ truyền thống đến hiện
đại. Hạt nhân và cũng là mục tiêu rất quan trọng trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh
là xây dựng một nền giáo dục mang tính nhân dân rộng lớn. Quan điểm này thể hiện tư
duy tiến bộ vượt bậc trong giáo dục so với các nền giáo dục trước đó, qua đó cũng cho
thấy tính nhân văn, công bằng, dân chủ... vốn là mạch nguồn trong hệ tư tưởng và chi
phối toàn bộ những cống hiến của Hồ Chí Minh cho cách mạng3.
Thứ hai, tính nhân văn trong tư tưởng về giáo dục của Bác Hồ còn thể hiện ở
đối tượng mà Người muốn giáo dục, đó là toàn thể nhân dân Việt Nam, không kể giàu
nghèo, già trẻ, trai gái... Bác Hồ từng nói: “Tôi có ham muốn, ham muốn tột bậc là
làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”4. Người mong muốn xây
dựng một nền giáo dục mang tính nhân dân sâu sắc, không phải chỉ dành riêng cho
một số người hoặc một giai cấp mà cho toàn thể quốc dân Việt Nam. Nền giáo dục đó
phải bảo đảm quyền bình đẳng học tập cho tất cả mọi công dân. Bác Hồ khẳng định
rằng: mọi người Việt Nam đều phải được giáo dục, phải có kiến thức để tham gia vào
công cuộc xây dựng nước nhà.
Ngay từ những năm 1925 - 1930, trong cuốn “Ðường kách mệnh” và “Chánh
cương vắn tắt” của Ðảng, Bác đã xác định rõ: Phải lập trường học cho công nhân, nông
2 - Thể dục: Để làm thân thể mạnh khoẻ, đồng thời cần giữ vệ sinh riêng và vệ sinh chung.
- Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới.
- Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp.
- Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công.
3 Nguyễn Xuân Trung (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Tầm nhìn vượt thời đại trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục, https://www.haui.edu.vn/vn/thong-tin-cong-tac-hssv/ta-m-nhi-n-vuo-t-tho-i-da-i-trong-tu-tuo-ng-
ho-chi-minh-ve-gia-o-du-c/60242, 07:33 25/05/2018.
4 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.161-162.
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục”
44
dân, cho con em họ và “phổ thông giáo dục theo công nông hóa”5. Ðặc biệt, ở “Chương
trình Việt Minh” (1941), Bác chủ trương: “Hủy bỏ nền giáo dục nô lệ. Gây dựng nền
quốc dân giáo dục. Cưỡng bức giáo dục từ bậc sơ học. Mỗi dân tộc có quyền dùng tiếng
mẹ đẻ trong nền giáo dục dân tộc mình. Lập các trường chuyên môn huấn luyện chính
trị, quân sự, kỹ thuật để đào tạo các lớp nhân tài... Khuyến khích và giúp đỡ nền giáo
dục quốc dân làm cho nòi giống ngày thêm mạnh”6.
Với tầm nhìn chiến lược của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định “một dân
tộc dốt là một dân tộc yếu” nên ngày 8-9-1945 Chính phủ đã ban hành sắc lệnh thành
lập Nha bình dân học vụ. Việc mở các lớp Bình dân học vụ nhằm giải quyết “giặc dốt” -
một trong ba thứ giặc mà nhà nước non trẻ phải đối mặt lúc bấy giờ đã cho thấy tính
nhân văn trong tư tưởng giáo dục của Bác Hồ. Với các lớp bình dân học vụ, tất cả mọi
đối tượng đều được tham gia, không phân biệt độ tuổi, giàu nghèo, nhằm mục tiêu lớn
nhất là để xóa nạn mù chữ trong nhân dân. Phong trào Bình dân học vụ lúc bấy giờ
nhanh chóng lan rộng khắp cả nước. Các lớp học được mở khắp nơi, có thể là ở trong
nhà dân, đình làng hay chùa chiền để phục vụ cho tất cả mọi người dân.
Bác kêu gọi những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ;
những người chưa biết chữ thì phải gắng sức mà học cho biết; chồng chỉ cho vợ, anh chỉ
cho em, con chỉ cha mẹ, làm sao để tất cả mọi người đều biết chữ.
Chính từ tinh thần chỉ đạo, theo dõi sát sao của Bác, của Chính phủ và sự nỗ lực
của mỗi thầy cô giáo và người dân lúc bấy giờ mà chỉ trong một năm, từ tháng 8-1945
đến tháng 8-1946, phong trào Bình dân học vụ đã dạy cho hơn 2,5 triệu người biết chữ,
phát triển được gần 96.000 giáo viên, mở được gần 75.000 lớp học.
Có thể nói, các lớp bình dân học vụ đã cho thấy tính nhân văn rõ nét khi lấy toàn
thể nhân dân làm đối tượng, phục vụ cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân. Sự vĩ đại của
Bác, của những người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho nền giáo dục nước nhà ngay
từ những ngày đầu độc lập đã thể hiện một tầm nhìn chiến lược cho muôn đời sau7.
Thứ ba, tính nhân văn thể hiện rõ ở tư tưởng giáo dục vì con người và luôn
hướng tới con người, lấy con người làm đối tượng. Người coi “con người” là vốn quý
nhất, là yếu tố quyết định của sự nghiệp cách mạng.
5 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.1.
6 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 3, Sđd, tr.584.
7 Khánh Văn, “Bình dân học vụ, bài học làm cách mạng giáo dục hiệu quả mà không tốn kém”,
https://baomoi.com/binh-dan-hoc-vu-bai-hoc-lam-cach-mang-giao-duc-hieu-qua-ma-khong-ton-
kem/c/23223180.epi, 08/09/17 07:19.
Đại học Huế Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019
45
Trong tư tưởng về giáo dục của Bác Hồ, tất cả là vì “con người”. Đối với giáo dục
thế hệ trẻ, Người viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt
Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay
không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”8.
Thực tiễn chỉ đạo công tác giáo dục của Bác Hồ cho thấy rằng, Người luôn quan
tâm đến người học, lấy người học làm chủ thể. Người nhấn mạnh giáo dục phải biết dạy
từ dễ đến khó, biết kết hợp học tập với vui chơi, tùy vào đối tượng để có phương pháp
giáo dục thích hợp, đặc biệt với thiếu nhi phải tránh gò ép các cháu vào khuôn khổ
người lớn, phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe các cháu.
Mục đích trọng tâm và xuyên suốt tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là vì con
người, cho con người, là xây dựng con người mới. Người luôn quan niệm giáo dục phải
hướng đến mối quan hệ nhân ái - dân chủ thầy trò. Đây là phương pháp mang đậm dấu
ấn và phong cách Hồ Chí Minh.
Người từng nói: “Bác mong các thầy giáo, cô giáo đoàn kết cố gắng tiến bộ hơn
nữa. Tương lai đẹp đẽ là của tất cả mọi người. Mọi người phải cố gắng. Bác mong năm
sau các cháu tiến bộ hơn. Các cháu phải xứng đáng là chủ nhân tương lai của nước
Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”9.
Như vậy, trong tư tưởng giáo dục của Bác, Người luôn nhấn mạnh sự nghiệp giáo
dục là vì con người, vì toàn thể nhân dân Việt Nam, nhằm đảm bảo cho quyền làm chủ
của nhân dân Việt Nam càng thêm vững chắc. Đối tượng giáo dục mà Bác chú trọng và
hướng đến là con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bởi có giáo dục - đào tạo được thế hệ trẻ
thì tương lai đất nước mới thực sự giàu mạnh và tươi sáng.
Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra, Bác nhấn mạnh rằng: “Giáo dục là sự
nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây
dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa
học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành
thắng lợi nhiệm vụ đó.
Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng
và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự
8 Trích thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” của Bác, ngày 15-9-
1945, dẫn lại từ: “Lời Bác dạy ngày này năm xưa”, https://www.qdnd.vn/ho-so-su-kien/loi-bac-day-nam-xua/non-
song-viet-nam-co-tro-nen-tuoi-dep-hay-khong-chinh-la-nho-mot-phan-lon-o-cong-hoc-tap-cua-cac-em-549525,
14/09/2018 21:59.
9 Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, tập 8, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.251-252.
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục”
46
quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chǎm sóc nhà trường về mọi mặt, đưa sự
nghiệp giáo dục của nước ta lên những bước phát triển mới”10.
3. Thay lời kết
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục đã trở thành tài sản quý báu
của dân tộc, soi đường chỉ lối cho sự nghiệp trồng người của Đảng và Nhà nước ta; là
cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, đề ra các chủ trương,
chính sách, đường lối chỉ đạo nền giáo dục Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát
triển. Từ thực trạng của nền giáo dục Việt Nam hiện nay càng phải quán triệt những
quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, đồng thời, phải không
ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những giải pháp quan trọng
cần được thực hiện11.
50 năm đã trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi về cõi vĩnh hằng, nhưng
tính nhân văn trong tư tưởng về giáo dục của Bác Hồ vẫn còn nguyên giá trị và ý
nghĩa sâu sắc đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Tư tưởng giáo dục toàn diện, lấy
con người làm chủ thể, vì con người luôn là bài học giáo dục vô giá cho ngành giáo
dục hôm nay và mai sau. Đó cũng là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược đào
tạo con người, hoạch định chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt
Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng. Qua đó, thực hiện thắng lợi mục tiêu
xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người, phát triển nền giáo dục, bảo vệ
và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
10 Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, Tập 10, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr.728.
11 “Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo”,
tiet/120/298
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_nhan_van_trong_tu_tuong_ve_giao_duc_cua_ho_chi_minh.pdf