Dạo gần đây trong các bài đánh giá sản phẩm bộ nguồn, bạn
thường hay nghe nhắc tới các danh từ như Voltage
Regulator Module hoặc VRM hoặc “DC to DC”. Vậy tính
năng này hoạt động như thế nào trong PSU? PSU có tính
năng này thì có tốt hơn loại không có hay không? Mọi thắc
mắc sẽ được sáng tỏ với bài viết này.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tính năng VRM (Voltage Regulator Module) trong PSU, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tính năng VRM (Voltage Regulator Module) trong PSU
0 Comment Size- Size+ 11/4/2011 Power RSS
Dạo gần đây trong các bài đánh giá sản phẩm bộ nguồn, bạn
thường hay nghe nhắc tới các danh từ như Voltage
Regulator Module hoặc VRM hoặc “DC to DC”. Vậy tính
năng này hoạt động như thế nào trong PSU? PSU có tính
năng này thì có tốt hơn loại không có hay không? Mọi thắc
mắc sẽ được sáng tỏ với bài viết này.
Voltage Regulator Module, là một mạch điện có tính năng
chuyển đổi điện áp DC từ giá trị này qua một giá trị khác
thấp hơn và đồng thời giữ cố định giá trị điện áp này trong
giới hạn cho phép ở các mức tải khác nhau, nó còn có một
tên gọi khác là “DC to DC converter”. Không thể nói chức
năng chuyển đổi này là một công nghệ mới vì nó có tuổi đời
bằng với tuổi đời của ngành điện – điện tử. Dễ dàng nhận
thấy có rất nhiều mạch VRM trên mainboard của máy tính,
nó cung cấp năng lượng cho CPU, RAM từ mức điện áp
nguồn +5VDC hoặc +12VDC xuống mức điện áp thấp hơn
mà CPU, RAM có thể hoạt động được.
VRM cung cấp một điện áp đầu ra chính xác nhờ vào một vi
mạch so sánh điều khiển tiết lưu công suất thông qua
Transistor hoặc Mosfet, phương pháp điều khiển có thể là
tuyến tính hay điều biến độ rộng xung (PWM), khi giá trị
điện áp đầu ra thay đổi so với một điện áp chuẩn nó lập tức
hiệu chỉnh để đạt trở lại giá trị điện áp ban đầu. Một mạch
VRM lý tưởng duy trình điện áp ổn định trên bất kỳ mức tải
nào, tuy nhiên trong thực tế khả năng ổn áp của mạch VRM
luôn bị giới hạn bởi dòng tải tối đa, khi vượt quá mức tải
cho phép sai số của điện áp sẽ tăng lên.
VRM trong Bộ nguồn máy tính
VRM trong bộ nguồn máy tính là một mạch ổn áp DC công
suất hoạt động theo phương pháp điều biến độ rộng xung
PWM tương tự như mạch PWM công suất chính. Nó cũng
có các thành phần linh kiện tương đương như: IC tạo dao
động, Mosfet, cuộn dây PWM và tụ lọc; giá thành của một
mạch điện như vậy không phải rẻ nên chúng chỉ thường
được các hãng trang bị cho các PSU có công suất lớn hoặc
loại cao cấp đắt tiền.
Trong PSU, mạch VRM được dùng để tạo ra 02 đường điện
áp +3.3VDC và +5VDC (cá biệt một số PSU tầm trung
mạch VRM chỉ dùng cho đường +5V hoặc +3.3V).
Hiệu quả mà mạch VRM đem lại cho PSU không ngoài việc
tạo một điện áp có sai số và độ gợn nhiễu thấp, nó còn làm
tăng hiệu quả sử dụng PSU và cho PSU một sự tương thích
tốt với bất kỳ cấu hình máy tính nào cho dù đó là một máy
tính cũ hay một máy tính chơi game mạnh mẽ nhất.
Sự khác nhau của cấu trúc bên trong của một PSU có và
không có mạch VRM chủ yếu là biến áp công suất chính.
Đối với một PSU thường (không có tính năng VRM), thứ
cấp biến áp có 3 đầu ra (3 cuộn dây) cung cấp năng lượng
riêng cho từng đường 12V, 5V và 3.3V, việc điều chỉnh và
giữ ổn định điện áp DC sẽ do một mạch PWM công suất
chính phụ trách, giá trị điện áp dò sai đưa về được lấy từ giá
trị trung bình của 3 đường điện áp đó. Hệ quả là sai số điện
áp trên các đường điện cao hay thấp bị lệ thuộc vào tải của
các đường khác. Ví dụ, khi công suất sử dụng trên đường
12V tăng > điện áp sẽ giảm > giá trị điện áp dò sai trung
bình giảm > mạch PWM sẽ điều chỉnh tăng điện áp lên
nhưng do lúc này tải của 2 đường còn lại thấp nên giá trị
điện áp trên 2 đường này cao làm cho điện áp trung bình cân
bằng lại > mạch PWM ngưng điều chỉnh dẫn tới việc điện
áp trên đường 12V sẽ có sai số cao.
Còn với PSU có VRM, thứ cấp biến áp chỉ có duy nhất 1
đầu ra (1 cuộn dây) cung cấp năng lượng duy nhất cho
đường 12V. Từ đây điện áp 12VDC sẽ được cấp cho 2 mạch
VRM để tạo ra điện áp 5V và 3.3V. Bây giờ, mạch PWM
chính chỉ làm nhiệm vụ duy nhất là điều chỉnh điện áp cho
đường 12V, mạch VRM sẽ điều chỉnh riêng cho từng đường
5V và 3.3V. Do được điều chỉnh riêng, chúng luôn ổn định
và không bị ảnh hưởng lẫn nhau.
VRM tăng hiệu quả sử dụng PSU như thế nào?
Bạn hãy tưởng tượng, biến áp công suất chính của PSU là
một thùng chứa nước, với PSU bình thường thùng chứa này
có 3 ngăn tương ứng với 3 đầu vòi là 3 đường điện chính,
nên mỗi ngăn chứa (công suất từng đường) sẽ thấp hơn tổng
dung tích của bình chứa (tổng công suất PSU). Đối với PSU
có VRM thì bình chứa chỉ duy nhất có 1 ngăn và 1 vòi cung
cấp nguồn nước 12V, do đó có thể nói tổng dung tích bình
chứa sẽ bằng tổng dung tích cho đường 12V, đường 12V
cung cấp năng lượng cho 2 đường còn lại qua mạch VRM
hay có thể nói 2 đường còn lại chính là phụ tải của đường
12V. Trên lý thuyết thì:
Công suất PSU = Công suất 12V = Công suất 5V = Công
suất 3.3V với điều kiện 2 trong 3 đường có mức tải bằng 0.
Hệ quả là nếu bạn có 2 PSU có cùng mức công suất thì PSU
có VRM luôn cho bạn một mức công suất của từng đường
cao hơn. Căn cứ vào nhu cầu của hệ thống mới hiện nay chủ
yếu sử dụng nhiều năng lượng từ đường 12V thì điều này sẽ
giúp cho bạn không cần phải mua PSU có công suất lớn
hơn.
So sánh thực tế giữa 2 model PSU của AcBel là R8 607W
không có tính năng VRM và R88 có tính năng VRM cho cả
2 đường 5V và 3.3V. Ta thấy tuy có cùng mức công suất là
600W nhưng tổng công suất (max output) của từng đường
điện thì R88 có mức công suất cao hơn. Đường 12V R88 là
540W@45A còn R8 chỉ có 480W@40A. Khi bạn cần một
nguồn 12V có mức công suất 40A thì với PSU không có
VRM bạn phải chọn mua một PSU có công suất trên 680W
nhưng với PSU có VRM thì chỉ cần một PSU 600W là đủ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9_7748.pdf