Tính logic của một hợp đồng kinh doanh

Bạn đã từng bao giờ xem xét việc khiếu kiện

một ai đó vì họ đã không thực hiện đúng

những cam kết trong hợp đồng? Hoặc bạn đã

từng bị người khác kiện chưa? Bất kể có kinh doanh hay không,

rất nhiều khả năng, sẽ có lúc bạn phải tham dự như một đối tác

trong một hợp đồng kinh doanh. Tuy nhiên, rất ít người trong số

chúng ta nắm vững những cơ sở pháp lý của một hợp đồng kinh

doanh nói chung.

Về cơ bản, một hợp đồng là một sự thỏa thuận về việc sẽ thực

hiện hay không thực hiện một điều gì đó. Một hợp đồng có tính

logic có nghĩa là nó có sự ràng buộc về mặt pháp lý và có hiệu

lực. Mỗi điểm thỏa thuận trong hợp đồng đều phải rõ ràng, có chủ

thể đi kèm để tránh những tranh chấp và kiện tụng có thể xảy ra.

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tính logic của một hợp đồng kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tính logic của một hợp đồng kinh doanh Bạn đã từng bao giờ xem xét việc khiếu kiện một ai đó vì họ đã không thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng? Hoặc bạn đã từng bị người khác kiện chưa? Bất kể có kinh doanh hay không, rất nhiều khả năng, sẽ có lúc bạn phải tham dự như một đối tác trong một hợp đồng kinh doanh. Tuy nhiên, rất ít người trong số chúng ta nắm vững những cơ sở pháp lý của một hợp đồng kinh doanh nói chung. Về cơ bản, một hợp đồng là một sự thỏa thuận về việc sẽ thực hiện hay không thực hiện một điều gì đó. Một hợp đồng có tính logic có nghĩa là nó có sự ràng buộc về mặt pháp lý và có hiệu lực. Mỗi điểm thỏa thuận trong hợp đồng đều phải rõ ràng, có chủ thể đi kèm để tránh những tranh chấp và kiện tụng có thể xảy ra. Nếu hỏi bất cứ một luật sư nào, họ sẽ trả lời bạn rằng việc kiện cáo rất tốn kém nhưng lại không hiệu quả để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng. Hơn nữa, bạn sẽ mất đi quyền kiểm soát mọi vấn đề liên quan đến tranh chấp khi với sự xuất hiện toà án. Bạn cũng nên biết một điều quan trọng là không phải mọi hợp đồng đều phải được thể hiện trên giấy tờ. Có thể lấy bang California làm ví dụ, ở đây các thỏa thuận có thể thực hiện bằng miệng, và vẫn có hiệu lực pháp lý. Dù hợp đồng thể hiện bằng cách nào, muốn đảm bảo hiệu lực về pháp lý, nó đều phải bao gồm những yếu tố sau đây: - Năng lực của các bên tham gia hợp đồng; - Sự đồng tâm, nhất trí của các bên; - Tính hợp pháp của khách thể trong hợp đồng (hay nội dung công việc của các bên tham gia thỏa thuận thực hiện trong hợp đồng không vi phạm luật pháp); - Thể hiện sự kỹ lưỡng. Nội dung cụ thể của các yếu tố này như sau: 1. Năng lực của các bên tham gia hợp đồng Bất cứ ai cũng có thể tham gia k ý kết hợp đồng, trừ những đối tượng sau đây: - Trẻ vị thành niên; - Những người phạm tội - được coi là không có năng lực pháp lý để tham gia ký kết hợp đồng; - Những người không đủ năng lực về trí tuệ. Nội dung hợp đồng phải xác định rõ những bên tham gia thực hiện là ai, thông thường phải ghi đầy đủ tên họ. Địa chỉ và chức danh thì không nhất thiết mọi trường hợp đều phải ghi rõ. Ví dụ, trong một hợp đồng mua bán, bên cạnh việc ghi tên, thì cần xác định rõ thêm ai là người bán, ai là người mua, để mô tả rõ hơn về các bên tham gia thực hiện hợp đồng. 2. Tính nhất trí Một hợp đồng được đảm bảo về mặt pháp lý yêu cầu phải thể hiện sự đồng tâm, nhất trí của các bên. Sự nhất trí này phải vừa thể hiện sự tự nguyện, lại vừa thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các bên. Sự nhất trí không được coi là tự nguyện khi mà nó đạt được bằng cách ép buộc, đe dọa, lừa gạt, những tác động phi lý khác. Nhiều cuốn sách đã viết về những tính chất phức tạp của các nhân tố này. Tuy nhiên, chắc chắn khi một người tham gia ký kết hợp đồng, họ cũng đã dự tính những điều không đi đến sự nhất trí trong quá trình thực hiện, và trong trường hợp đó, có thể hủy bỏ hợp đồng và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mặc dù trong mọi trường hợp, tuy không thể hiện một cách rõ ràng, nhưng đều đề cập đến sự can thiệp của luật pháp trong từng trường hợp cụ thể. Nói chung, hợp đồng là phải có sự đưa ra bàn bạc và chấp thuận bởi các bên. 3. Khách thể hay mục tiêu, mục đích của hợp đồng Một hợp đồng bao giờ cũng bao gồm chủ thể và khách thể. Chủ thể của hợp đồng là các bên tham gia thực hiện cam kết, khách thể là nội dung mà các bên cam kết thực hiện, còn được gọi là mục tiêu hay mục đích của hợp đồng. Khách thể của hợp đồng phải có tính hợp pháp, có thể thực hiện được và có hạn định rõ ràng. Quan tòa sẽ tuyên bố một hợp đồng không có hiệu lực pháp lý khi nó được tạo thành bởi một hành động phi pháp. Ví dụ, việc buôn bán ma tuý là vi phạm pháp luật, và đương nhiên một người trả tiền để mua ma tuý sẽ không thoát tội cũng như không thể tìm kiếm sự giúp đỡ của quan tòa để lấy lại số tiền mà họ đã bỏ ra. 4. Tính kỹ lưỡng Tất cả các hợp đồng đều yêu cầu phải được xem xét một cách kỹ lưỡng tất cả các điều khoản. Điều này cũng có nghĩa là mỗi bên đều phải đạt được một điều gì đó, thể hiện mối quan hệ giữa “cho” và “nhận”, “mất” và “được”. Khi một bên đồng ý làm một điều gì đó (ví dụ như sơn toàn bộ ngôi nhà) hoặc không làm một điều gì đó (không bán ngôi nhà này cho bất cứ ai trong vòng 30 ngày), họ đều phải đạt được một điều gì đó hay có mục đích nào đó. Nói chung, nếu như bạn nói sẽ sơn toàn bộ ngôi nhà cho một ai đó, và muốn nhận được ở anh ta một số tiền trả công hay một cái gì đó đổi lại, nhất thiết phải được thỏa thuận rõ ràng, kỹ lưỡng và có ràng buộc. Bởi vì, nếu như không thể hiện sự ràng buộc này, bạn cứ sơn nhà và sau đó không đạt được mục đích mà bạn muốn đổi lại, bạn kiện anh ta ra tòa, anh ta hoàn toàn có thể nói trước tòa rằng anh ta không hứa hẹn và cam kết điều gì với bạn. Một hợp đồng tất nhiên không được coi là logic và được luật pháp bảo vệ nếu như không được thể hiện bằng văn bản. Bởi vì, nó còn liên quan đến bất động sản, các khoản nợ nần và lợi nhuận. Đồng thời cũng cần phải lưu ý đến thời hạn thực hiện, vì quá thời hạn đó, hợp đồng sẽ hết giá trị pháp lý. Tuy nhiên, một số trường hợp ngoại lệ vẫn được sự bảo hộ của luật pháp. Thông thường, khi các bên giao dịch với nhau và đi đến sự thỏa thuận đều dựa trên sự tin tưởng ở nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý là một hợp đồng được soạn thảo tốt sẽ là sự bảo vệ tốt nhất cho bạn trong trường hợp nảy sinh tranh chấp. Trong thế giới kinh doanh hiện đại, bạn nên liên lạc với luật sư trước khi đặt bút ký vào bất kỳ một hợp đồng nào. Để tránh bị mất thời gian và tiền bạc, bạn có thể có một luật sư riêng cho công ty để xem xét và tư vấn về mặt pháp luật đối với các vụ làm ăn kinh doanh mà bạn sẽ tiến hành. Tuy nhiên, nếu giá trị hợp đồng nhỏ, ví dụ chỉ khoảng 100 đô-la, và hợp đồng tuơng đối đơn giản, thì bạn chỉ cần tới sự trợ giúp của các văn phòng luật tại địa phương là đủ. Giá trị hợp đồng càng nhỏ, nội dung hợp đồng càng đơn giản, thì càng ít cần sự giúp đỡ của luật sư. Bạn có thể sử dụng những sự tư vấn đưa ra trong bài viết này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_logic_cua_mot_hop_dong_kinh_doanh_5021.pdf
Tài liệu liên quan