Thương mại quốc tế là một hoạt động tất yếu khi có sự phân công lao động,
phân phối tài nguyên không đồng đều giữa các quốc gia trên thế giới. Lợi ích
của thương mai quốc tế là rất to lớn và ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong
quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế . Là một mặt của ngoại thương
xuất khẩu thể hiện một vai trò rất quan trọng :
17 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Tình hình xuất khẩu hàng dệt may, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN NỘI DUNG
I - TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
VIỆT NAM
1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu .
Thương mại quốc tế là một hoạt động tất yếu khi có sự phân công lao động,
phân phối tài nguyên không đồng đều giữa các quốc gia trên thế giới. Lợi ích
của thương mai quốc tế là rất to lớn và ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong
quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế . Là một mặt của ngoại thương
xuất khẩu thể hiện một vai trò rất quan trọng :
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu để phát triển. Cùng với việc khai thác
vốn từ bên ngoài phải phát huy cao độ nội lực, coi nguồn vốn có được từ phát
huy nội lực là động lực chủ yếu để phát triển kinh tế.
- Xuất khẩu đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế , Xuất
khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp
đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước và thông qua xuất
khẩu hàng hoá sản xuất trong nước phải tham gia vào cuộc cạnh tranh trên toàn
thế giới , xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và
cải thiện đời sống nhân dân.
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại .
Mặt khác chính hoạt động kinh tế đối ngoại này lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất
khẩu .
Tóm lại đẩy mạnh xuất khẩu là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển và
hội nhập kinh tế quốc tế
2. Vai trò của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam.
Hàng dệt may Việt Nam là ngành hàng có truyền thống lâu đời cũng như
nhiều nước đang phát triển khác, hàng dệt may Việt Nam có ý nghĩa khá quan
trọng trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế .
Đặc điểm của ngành hàng dệt may Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác là
ngành sản xuất có khả năng tạo nhiều việc làm cho người lao động. Lao động
trong ngành dệt may lại không đòi hỏi phải có kỹ năng cao và có thể đào tạo tại
chỗ, công việc có thể phù hợp với lực lượng lao động nữ ở khắp mọi vùng lãnh
thổ đất nước. Đặc biệt ngành công nghiệp may đòi hỏi vốn đầu tư ít nhưng tỷ lệ
lãi khá cao. Vì vậy, sản xuất hàng dệt may thường phát triển mạnh và có hiệu
quả rất lớn với các nước đang phát triển .
Công nghiệp dệt may có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của nhiều
ngành công nghiệp khác. Ngành dệt may phát triển sẽ cần đến một khối lượng
lớn nguyên liệu mà những nguyên liệu này lại là sản phẩm của các ngành công
nghiệp khác như công nghiệp hoá chất chế tạo máy móc…do đó sẽ tạo điều kiện
thúc đẩy các ngành đó phát tiển. Từ đó góp phần nâng cao mức sống và ổn định
tình hình chính trị xã hội.
Hàng dệt may còn có vị trí đặc biệt quan trọng với sự phát triển kinh tế của
nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, trong điều kiện buôn bán với các nước
đang ngày càng được mở rộng, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Hiện nay, hàng dệt may luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của ta, đem lại nguồn thu ngoại tệ tương đối lớn để mua máy móc thiết bị,HĐH
đất nước. Mặt khác sự phát triển ngành dệt may đang góp phần phát triển nông
nghiệp và nông thôn, thông qua tăng trưởng sản xuất bông, đay, tơ tằm và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp.
II - TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT
NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU.
1. Thị trường EU và hàng dệt may Việt nam
1.1.Thị trường EU.
EU là một thị trường rộng lớn với khoảng hơn 375 triệu người tiêu dùng, bao
gồm 15 quốc gia nên nhu cầu về hàng hoá rất đa dạng và phong phú, đặc biệt
đối với hàng dệt may có tính mùa vụ và thời trang cao. Tuy có sự khác biệt về
tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa thị trường của các quốc gia song 15 nước
trong khối EU đều nằm ở khu vực tây và Bắc âu nên có những tương đồng về
kinh tế và văn hoá. Trình độ phát triển kinh tế của các nước này khá đồng đều
nên người EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng. Người
tiêu dùng EU có những sở thích và thói quen sử dụng hàng của những hãng nổi
tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng và uy
tín lâu đời nên sử dụng những mătj hàng này có thể yên tâm về chất lượng và an
toàn cho người sử dụng. Những sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ít danh
tiếng hay những nhãn hiệu ít biết đến sẽ rất khó tiêu thụ ở thị trường này.
EU là một cộng đồng kinh tế hùng mạnh và là trung tâm văn minh lâu đời
của nhân loại. Mức sống của dân cao và tương đối đồng đều nên họ yêu cầu khắt
khe về chất lượng và độ an toàn. Vì thế cạnh tranh về giá cả không hẳn là một
biện pháp tối ưu khi xâm nhập thị trường này.
1.2 Phương thức xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU.
Dựa trên đặc điểm và quá trình phát triển của mình, nhành dệt may Việt Nam
đã đi vào thị trường thế giới trong đó có EU theo hai phương thức: gia công xuất
khẩu theo hiệp định và xuất khẩu trực tiếp.
a- Hình thức gia công xuất khẩu theo hiệp định.
Theo hình thức này để nguyên phụ liệu trở thành thành phẩm phải trải qua ba
trung tâm như ba mắt xích của quá trình sản xuất, đó là: nhà sản xuất- người đặt
hàng- người tiêu dùng. Trong đó người đặt hàng giữ vai trò trung gian. Các nước
trung gian nhận đơn đặt hàng của khách hàng và tổ chức điều hành, tiếp thị,
phân phối và các nước nhận gia công tổ chức giáp nối với mẫu mã và nguyên
vật liệu được cung cấp sẵn, phát triển dần từ hình thức may gia công đến các
hình thức sản xuất khác với các công đoạn phức tạp hơn, giá trị gia tăng cao
hơn.
Hiện nay, hơn 70% hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU
dưới hình thức này. Một thực tế có thể thấy ngay là qua trung gian, các nhà sản
xuất và công nhân phải chấp nhận giá công rất thấp. Trung bình các nhà sản xuất
chỉ nhận được khoảng 20% tính trên giá thành xuất khẩu, còn 80% thuộc về
người đặt hàng và các công ty trung gian cung cấp nguyên phụ liệu và mẫu mã.
Ngoài ra, chúng ta còn mất quyền chủ động trong kinh doanh. Mặc dù vậy, gia
công xuất khẩu vẫn là phương thức quan trọng để hàng dệt may Việt Nam tham
gia vào thị trường EU. Ưu điểm có thể thấy rõ của phương thức này là độ rủi ro
ít. vốn đầu tư đòi hỏi không nhiều. Hơn nữa, do nhu cầu giải quyết việc làm,
ngành dệt may vẫn tiếp tục khuyến khích thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu
phù hợp với việc phân bổ hạn ngạch.
b-Hình thức xuất khẩu trực tiếp
Đây là kiểu tổ chức sản xuất chỉ bao gồm chủ đặt hàng và người sản xuất.
Theo phương thức này, giá trị gia tăng tạo ra cao hơn phương thức gia công
trong tam giác sản xuất. Giá trị gia tăng bao gồm chi phí nhân công và chi phí
nguyên phụ liệu. Các nhà sản xuất Việt nam có thể thoả thuận với chủ đặt hàng
về việc sử dụng nguyên phụ liệu trong nước có thể sản xuất ra.
Hiện nay, tỷ lệ xuất khẩu hàng dệt may vào EU theo hình thức này còn quá
nhỏ , chỉ chiếm từ 20%-30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt nam
vào thị trường này. Tăng lượng xuất khẩu theo giá FOB là mục tiêu của ngành
bởi bán hàng theo hình thức này đem lại lợi nhuận cao. Thị trường EU nổi tiếng
là khó tính và đòi hỏi hàm lượng chất xám cao trong sản phẩm, phần lợi nhuận
lớn nằm trong các công đoạn đòi hỏi chất xám đó. Bên cạnh đó xuất khẩu theo
hình thức này giúp cho các nhà sản xuất có thể tiếp cận trực tiếp với thị trường,
nắm được nhu cầu thị hiếu và các xu hướng, tránh được tính mùa vụ và những bị
động mà hình thức gia công gặp phải. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp
và người tiêu dùng bắt đầu biết được hàng dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, muốn
xuất khẩu hàng dệt may theo phương thức này các doanh nghiệp Việt Nam phải
nắm chắc các thông tin về thị trường, về các nhà cung cấp nguyên phụ liệu,
thông tin khách hàng...Chính sự yếu kém trong công tác thông tin hiện nay là
nguyên nhân dẫn đến thực trạng tỷ lệ hàng dệt may xuất khẩu trọn gói theo giá
FOB thấp. Trong thời gian tới khắc phục sự yếu kém này.
2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU.
2.1 Kim ngạch xuất khẩu:
Từ khi hiệp định VN-EU về hàng dệt may chính thức có hiệu lực vào năm
1993, gía trị sản phẩm công nghiệp dệt may tăng nhanh rõ dệt làm thay đổi bộ
mặt ngành dệt may nước ta. Kim ngạch xuất khẩu có sự gia tăng nhanh chóng,
tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1993- 1998 là 42,65%,(riêng năm 1992 chỉ đạt
161tr USD thì đến năm 1993 là 259tr, tức là tăng55,3%/năm), cao hơn 2 lần tốc
độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân cả nước cùng thời kỳ, tỷ trọng kim
nhạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU thường chiếm khoảng 34%-38% tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may tại thị trường hạn ngạch chiếm 39%, tăng 3% so với cùng kỳ năm
1998, trong đó kim ngạch xuất khẩu sang EU chiếm 80% thị trường hạn ngạch.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may VN vào EU vẫn có sự tăng trưởng qua các
năm: năm1994 là 298trUSD, năm 1995 là 350trUSD, năm 1996 khi hiệp định
được chính thức ký kết, số mặt hàng dệt may bị quản lý đã giảm từ 106 Cat
xuống còn 29 Cat, kim ngạch xuất khẩu tăng 1,68 lần so với năm 1993(kim
ngạch năm 1996 là 420trUSD).
Hiệp định buôn bán hàng dệt may VN-EU giai đoạn 1998-2000 được ký kết
tháng 11/1997 cho phép nâng hạn ngạch từ VN sang EU tăng 40% so với giai
đoạn 1993-1997 với mức tăng trưởng từ 3-6%/ năm, số mặt hàng quản lý giảm
xuống còn 29 Cat, kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng và đạt khoảng 602
trUSD thị trường EU chiếm 41,52% trong năm 1998. Năm 1999, kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt may của cả nước đạt 1,7 tỷ USD thì riêng EU đã chiếm khoảng
620trUSD, chiếm 35,5%, tăng gần 3% so với năm 1998. Năm 2000, theo số liệu
hải quan, thì toàn ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu là 1.892,3trUSD tăng
8% so với năm 1999, trong khi thị trường hạn ngạch (chủ yếu là EUchiếm 96%)
đạt trên 700trUSD, tăng 9,74% so với năm 1999.
Tháng 3/2000, VN đã ký kết với EU hiệp định song phương về hàng dệt may
và giày dép, theo đó EU sẽ tăng hạn ngạch dệt may cho VN lên 27%. Hiệp
định này bắt đầu có hiệu lực từ 05/06/2000 và sẽ kéo dài hết năm 2002. Và nếu
đến thời điểm đó hai bên không có ý kiến gì thì hiệp định được nghiễm nhiên
gia hạn thêm một năm. Những ưu ái mà EU dành cho VN đã cho thấy EU đánh
giá cao chất lượng hàng dệt may xuất khẩu của VN. Đay chính là cơ hội để
ngành dệt may VN tăng kim ngạch xuất khẩu trong các năm tới.
2.2 Quản lý và thực hiện hạn ngạch dệt may vào thị trường EU:
Theo hiệp định buôn bán hàng dệt may VN-EU, trong giai đoạn đầu (1993-
1995), số mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch là 106Cat. Hai năm tiếp theo giảm
xuống còn còn 54Cat và giai đoạn 1998-2000 chỉ còn 29Cat.
Căn cứ trên số lượng hạn ngạch được quy định cho hằng năm theo hiệp
định, các doanh nghiệp dệt may trong cả nước được thông báo để tiến hành đăng
ký hạn ngạch sử dụng. Sau mỗi năm, tuy tình hình thực hiện cụ thể và diễn biến
mới trên thị trường EU, quy định về việc quản lý và sử dụng hạn hạn ngạch có
sự thay đổi cho phù hợp. Các doanh nghiệp trong cả nước có nhu cầu sử dụng
hạn ngạch phải gửi về vụ xuất nhập khẩu Bộ Thương Mại.
Việc giao hạn ngạch có thu phí được tiến hành theo nguyên tắc công khai,
bình đẳng, khuyến khích xuất khẩu sản phẩm có sử dụng nguyên liệu trong
nước. Đối tượng được giao hạn ngạch là các daonh nghiệp sản xuất hàng dệt
may đủ kỹ thuật làm hàng xuâts khẩu, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc giấy phép đầu tư nước ngoài tại VN.
Đối với thị trường EU, 30% hạn ngạch từng chủng loại hàng được dành cho
các doanh nghiệp ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng là nhà công nghiệp
Châu Âu do Uỷ ban Châu Âu giới thiệu. Ngoài ra, một tỷ lệ hạn ngạch khoảng
5% để ưu tiên và thưởng khuyến khích cho các daonh nghiệp xuất khẩu sử dụng
nguyên liệu sản xuất trong nước, mức ưu tiên không quá 10% số hạn ngạch cùng
chủng loại doanh nghiệp đã thực hiện năm trước.
Các doanh nghiệp được giao hạn ngạch, nếu không có khả năng thực hiện
phỉa hoàn trả cho Bộ Thương Mại để liên bộ điều chỉnh cho daonh nghiệp khác,
không được mua bán hạn ngạch. Sự phối hợp của liên bộ trong việc phân bổ và
quản lý hạn ngạch dệt may vào EU thời gian qua đã có tác động tích cực trong
việc đẩy mạnh hàng dệt may VN vào thị trường EU.
2.3 Khó khăn và thuận lợi :
a) Thuận lợi:
Hàng dệt may VN xuất khẩu vào thị trường EU có những thuận lợi sau:
- EU là một thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới, đây cũng là khu vực khá ổn
định và có đồng tiền riêng tương đối ổn định.Với triển vọng phát triển kinh tế rất
khả quan của EU và triển vọng mở rộng EU lên 28 thành viên trong những năm
tới thì thị trường EU sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho các nhà xuất khẩu VN
noí chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng thể hiện sức mạnh của mình.
- EU đang từng bước đẩy mạnh quan hệ hợp tác phát triển với VN trên tất
cả mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế.Mở đầu cho quan hệ hợp tác giữa
VN và EU là hiệp định về hàng dệt may được ký ngày 15/12/1992,có hiệu lực
trong 5 năm, từ 1/1/1993. Tháng 11/1997 hai bên đã ký hiệp định buôn bán hàng
dệt may cho giai đoạn 1998-2000. Nó đã tạo nên điều kiện thuận lợi và ổn định
cho sự phát triển sản xuất kinh doanh các sản phẩm dệt may của VN, đồng thời
tạo cho VN cơ hội tiếp cận và hội nhập cách làm ăn hiện đại trên thế giới.
b) Khó khăn :
Sau 5 năm thực hiện hiệp định hàng dệt may , EU đã trở thành thị trường
hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam . Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh
nhưng cũng còn gặp nhiều khó khăn :
- Thiếu bạn hàng tiêu thụ trực tiếp , không ký được hợp đồng xuất khẩu trực
tiếp với các bạn hàng EU mà phải thông qua trung gian nên gần 80 % hàng dệt
may xuất khẩu sang EU phải gia công qua nước thứ ba, hiệu quả kinh tế thấp .
Phần gia công cho các nước khác ( không thuộc ASEAN ) xuất sang EU thì
không được hưởng ưu đãi thuế quan dành cho Việt Nam .
- Số lượng hàng hoá EU dành cho Việt Nam còn quá thấp so với nhiều nước
và khu vực băng 5 % của Trung Quốc , 10 – 20 % của các nước ASEAN .
- Số hạn ngạch bị hạn chế so với thành nhiều nhóm hàng so với các nước khác
Thái Lan co 20 nhóm hàng , Singapore có 8 nhóm hàng trong khi đó Việt Nam
1993 – 1995 có 106 nhóm hàng , 1996 – 1998 có 54 nhóm , từ 1998 có 29 nhóm
hàng .
- Sản phẩm xuất khẩu chỉ tập trung vào một số sản phẩm truyền thống ( hàng
quen làm dễ thu lợi nhuận ) như : áo Jacket , áo sơ mi và quần tây. Các sản
phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp , chất lượng cao thì Việt Nam chưa sản xuất
được hoặc sản xuất với một tỷ lệ thấp .
III- CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG DỆT MAY VN SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU
1.Cải thiện môi trường đầu tư
Đầu tư là một trong những giải pháp quan trọng nhất để phát triển bất cứ
một ngành sản xuất kinh doanh nào. Việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may VN
đòi hỏi phải có sự đầu tư đồng bộ từ khâu nguyên liệu sản xuất , tìm kiếm thị
trường và xuất khẩu hàng hoá. Do vậy vấn đề đầu tư càng trở nên quan trọng.
Về cải thiện môi trường đầu tư, chiến lược phát triển KT-XH 2001-
2010(Báo cáo của BCH TW Đảng khoá VIII tại ĐHĐB toàn quốc lần thứ IX của
Đảng) đã chỉ rõ:” Tiếp tục cải thiện môi trường, hoàn thiện các hình thức đầu tư,
nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Giảm mạnh, tiến tới xoá bỏ sự phân biệt về chính sách và phát luật đầu tư trong
nước và đầu tư nước ngoài. Cải tiến nhanh các thủ tục hành chính để đơn giản
hoá việc cấp phép đầu tư thực hiện từng bước cơ chế đăng ký đầu tư. Chú trọng
thu hút đầu tư của các công ty nắm công nghệ nguồn và có thị phần lớn trên thế
giới...”.Cải thiện môi trường đầu tư phải tính đến vấn đề hoàn thiện các văn bản
luật và dưới luật, cần có sự điều chỉnh kịp thời các quy định còn không phù hợp
hay chưa rõ ràng.
Với chính sách đầu tư trong nước, Nhà nước nên tập trung đầu tư vào một
số doang nghiệp nhà nước có năng lực, có khách hàng, làm ăn có hiệu quả. Tiến
hành cổ phần hoá, tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả.
Cổ phần hoá doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp may, không chỉ là giải
pháp cơ bản nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư từ trong nước mà còn là giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Để đẩy nhanh cổ phần hoá
ngành may, cần giải quyết một số vướng mắc làm chậm tiến trình này như bất
cập trong đánh giá lại tài sản, trong đối xử với các đối tượng mua cổ phần...
Với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, cần có chính sách khuyến khích
đầu tư dưới mọi hình thức:các xí nghiệp liên doanh, cổ phần hay 100% vốn
nước ngoài. Tập trung đầu tư vào các mặt hàng mới phức tạp mà doanh nghiệp
chưa có khả năng sản xuất ưu tiên dành hạn ngạch cho doanh nghiệp trong nước,
khuyến khích các nhà đầu tư tìm thị trường phi hạn ngạch.
Thu hút sự giúp của các tổ chức quốc tế, tăng cường khai thác quỹ phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ của Liên minh châu Âu để phát triển doanh nghiệp dệt
may. Đặc biệt cần tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức môi trường thế giới cho “
sản phẩm công nghiệp xanh và sạch”. Hiện nay, các doanh nghiệp công nghệ dệt
nhuộm theo các quy định ISO 9000 và ISO 14000. Tranh thủ sự giúp đỡ của các
nước quan tâm nhiều đến môi trường có thể là hướng giải quyết tốt cho VN
trước khó khăn này.
2- Chính sách về nguyên liệu và phát triển sản phẩm.
Hiện nay, phần lớn nguyên phụ liệu của ngành dệt may Việt Nam như bông,
sợi tổng hợp, hoá chất nhuộm, vải chất lượng cao phục vụ cho may xuất khẩu
các phụ liệu may mặc khác vẫn phải nhập khẩu nên khó khăn sản xuất các mặt
hàng này là việc làm cần thiết vừa để giảm bớt sự phụ thuộc của ngành may vào
nguồn nguyên phụ liệu nhập ngoại chủ động trong sản xuất kinh doanh, vừa để
nâng cao lợi nhuận, hiệu quả xuất khẩu, nhờ đó ngành dệt may Việt Nam có thể
phát triển nhanh hơn.
Nhà nước cần phải có những biện pháp quy hoạch phát triển các vùng nguyên
liệu và có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển vùng nguyên liệu để tạo
nguồn nguyên liệu cho ngành dệt.
Về sản xuất sợi tự nhiên thì việc quy hoạch khu vực trồng bông và hỗ trợ
người trồng bông là cần thiết trước mắt. Vì vậy nhà nước cần quy hoạch vùng
trồng bông trên cơ sở bố trí lại cơ cấu cây trồng thích hợp để tăng diện tích trồng
bông, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học,
khuyến nông áp dụng các kỹ thuật mới...
Về sản xuất sợi hoá học, khi công nghiệp lọc dầu phát triển sẽ là cơ sở để
đầu tư xây dựng một số nhà máy sản xuất tơ sợi tổng hợp, sản xuất hoá chất
nhuộm... để thay thế một phần các nguyên phụ liệu mà ta đang phải nhập để
phục vụ may xuất khẩu.
Đối với vấn đề phát triển sản phẩm, nhà nước cần có những chính sách hỗ
trợ, khuyến khích trong khâu thiết kế và sản xuất hàng mẫu, tổ chức đào đội ngũ
thiết kế mẫu mã.Thành lập trung tâm tạo mẫu Việt Nam, gắn trung tâm này với
các trung tâm tạo mẫu của EU và các trung tâm khác. Đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong việc đăng ký nhãn hiệu
hàng hoá, đưa hàng dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới với tên hiệu của
chính mình.
3- Cải cách công tác quản lý hạn ngạch hàng dệt may vào EU.
Hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU hiện nay vẫn còn đang chịu sự
quản lý bằng hạn ngạch. Điều này hạn chế rất lớn đến khả năng xuất khẩu của
Việt Nam vào EU và không tương xứng với năng lực sản xuất hàng dệt may của
Việt Nam. Việc cải cách công tác phân bổ và quản lý hạn ngạch cũng là một
biện pháp rất cơ bản.
Cải cách công tác quản lý hạn ngạch cần bắt đầu từ việc đổi mới phương
thức quản lý, tránh tình trạng như hiện nay phân bổ hạn ngạch hàng dệt may còn
phức tạp, cồng kềnh, chia cắt, phân tán. Thậm chí có những mặt hàng có tới ba
cơ quan phân bổ hạn ngạch, đó là liên bộ Thương mại- Công nghiệp- Kế hoạch
đầu tư, sở TM Hà nội, sở TM Thành Phố Hồ Chí Minh. Tiếp tục tăng cường
hình thức thưởng hạn ngạch với các doanh nghiệp có sử dụng nguyên liệu trong
nước để sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu theo phương thức mua đứt bán
đoạn(Bán FOB), các doanh nghiệp ở vùng kinh tế khó khăn từng bước giảm dần
các mặt hàng bằng hạn ngạch.
Cải cách công tác đấu thầu hạn ngạch, nhằm phát huy hết ưu điểm của
phương thức quản lý này đồng thời vẫn tạo nên công bằng cho các doanh
nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ không có cơ hội trúng thầu,
các doanh nghiệp có đủ khả năng xuất khẩu nhưng không có hạn ngạch và nhất
là tránh tình trạng đấu thầu đẩy giá hàng hoá lên quá cao làm hàng Việt Nam
không cạnh tranh được về giá. Đồng thời với biện pháp trên, chính phủ cần tăng
cường những nỗ lực đàm phán để tăng thêm mguồn hạn ngạch và điều chỉnh lại
cơ cấu sản xuất để tận dụng hết nguồn hạn ngạch được giao.
4- Đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
xuất khẩu sang thị trường EU.
Để làm chủ nguồn nguyên liệu, chủ động trong sản xuất kinh doanh, từng
bước chuyển từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp
dệt may xuất khẩu Việt Nam phải chú trọng hơn nữa đến đầu tư chiều sâu, đổi
mới thiết bị công nghệ, thay thế máy móc thiết bị lạc hậu để nâng cao năng lực
sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm. Phương án tối ưu cho các doanh nghiệp
dệt may xuất khẩu Việt Nam sang EU là nhập khẩu máy móc công nghệ nguồn
từ EU. Các nước EU hiện nay có thế mạnh trong lĩnh vực điện tử, sản xuất máy
móc thiết bị, nhập khẩu máy móc công nghệ nguồn từ EU đã không chỉ giải
quyết vấn đề về phương tiện sản xuất hiện đại mà còn giải quyết phần nào khó
khăn do yêu cầu khắt khe về chất lượng từ phía EU. Trong điều kiện hiện nay
của Việt Nam thì nhập khẩu máy móc công nghệ nguồn từ EU tốt nhất là thông
qua việc thu hút các nhà đầu tư EU tham gia vào quy trình sản xuất hàng xuất
khẩu tại Việt Nam. Thực hiện biện Pháp này, Việt Nam vừa thu hút được nguồn
từ EU vừa nâng cao và tiêu chuẩn hoá chất lượng hàng hoá xuất khẩu nói chung
và hàng hoá Việt Nam sang thị trường EU nói riêng.
Muốn chiếm lĩnh được thị trường và đứng vững trên thị trường EU, các
doanh nghiệp Việt Nam phải giải quyết được vấn đề cơ bản nhất, đó là nâng cao
chất lượng sản phẩm, phải đáp ứng yêu cầu tín dụng, thường xuyên chế biến
mẫu mã, kiểu dáng theo thị hiếu khách hàng, cụ thể ngành dệt may cần chú
trọng phát triển đào tạo nhiều hơn nữa đội ngũ các nhà tạo mẫu giỏi hơn để hàng
Việt Nam theo kịp được với ngành tạo mẫu thời trang quốc tế (đây là một trong
những điểm còn rất yếu của ngành dệt may Việt Nam), hạ giá thành sản phẩm,
giao hàng đúng hạn . Các doanh nghiệp nên tiến hành kiểm tra chặt chẽ chất
lượng, nguyên phụ liệu tuân thủ đúng các quy định của bên đặt hàng về nguyên
phụ liệu, mẫu mã, kích thước, nhãn mác, đóng gói bao bì...Thực hiện quy trình
kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng hàng hoá trước khi xuất khẩu(Hiện nay nhiều
khách hàng nhập khẩu hàng dệt may đã yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam thực hiện “ Giám định hàng hoá ở bên đi”(Pre Shipment inspection-
PSI). Đây là biện pháp hữu hiệu để đảm bảo chất lượng cũng như các tiêu chuẩn
khác của sản phẩm, khắc phục các thiếu sót của lô hàng nơi sản xuất, tiết kiệm
chi phí và thời gian thông quan tại cảng đến. Mặc dù giá thành không phải là
yếu tố quyết định với hàng dệt may trên thị trường EU song đó lại là một trong
những nhân tố quan trọng trong cạnh tranh. Hạ giá thành sản phẩm bằng cách
hợp lý hoá lại quá trình sản xuất, tận dụng các nguyên phụ liệu trong nước sản
xuất nhưng vẫn đảm bảo duy trì về chất lượng.
5. Tăng cường khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư:
Các doanh nghiệp dệt may VN hiên nay đang cần lượng vốn lớn để đầu tư
phát triển mà trên thực tế vốn đang là vấn đề khó khăn với hầu hết các doanh
nghiệp. Vấn đề đặt ra là khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hạn hẹp để
đáp ứng các yêu cầu phát triển sản xuất và xuất khẩu, các doanh nghiệp dệt may
VN có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Huy động các nguồn lực tự có như khấu hao cơ bản, vốn có được do bán,
cho thuê tài sản không dùng đến, giải phóng hàng tồn kho...
- Các doanh nghiệp hoạt động tốt, cần nghiên cứu khả năng phát hnàh trái
phiếu, cổ phiếu nhằm huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
- Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích kêu gọi đầu tư nước ngoài nhằm
huy động mọi nguồn vốn từ bên ngoài và của mọi thành phần kinh tế.
- Xin phép sử dụng vốn ngân sách cho các trường đào tạo, nghiên cứu
chuyên ngành như các trường công nghiệp kỹ thuật may, viên tạo mẫu, các trung
tâm đào tạo chuyên gia tạo mẫu...
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư còn cần chú ý đến việc tăng nhanh
khả năng thu hồi vốn.
KẾT LUẬN
Ngành dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ có vị trí hết sức quan trọng
trong cơ cấu sản xuất và xuất khẩu của nước ta. Trong những năm qua, hoạt
động xuất khẩu của ngành đã đạt được những thành tựu to lớn, kim ngạch xuất
khẩu tăng dần qua từng năm. Từ một còn số hết sức khiêm tốn 238,8 triệu USD
năm 1993 và đến năm 1996 kim ngạch xuất khẩu đã vượt qua con số 1 tỷ USD.
Và đến năm 2000 đã đạt gần 2 tỷ USD, năm 2002 là 2,3 tỷ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_xuat_khau_hang_det_may.pdf