Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, sự thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung
đang đặt ra cho đất nước nhiều vấn đề về môi trường và xã hội. Chính những vấn đề đó đang đòi
hỏi các chủ thể kinh tế, trong đó có cả các doanh nghiệp tại Thái Nguyên, phải có trách nhiệm để
góp phần giải quyết, nếu không bản thân sự phát triển kinh tế sẽ không bền vững và sẽ phải trả giá
đắt về những vấn đề môi trường và xã hội. Vậy việc thực hiện trách nhiệm xã hội trên 4 khía cạnh
của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang diễn ra ra sao và làm thế nào để nâng
cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp? Đây chính là vấn đề mà tác giả muốn chia sẻ trong
bài báo.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 11/05/2022 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Thị Hoàng Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 207 - 211
207
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Đỗ Thị Hoàng Yến*
Trường ĐH Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, sự thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung
đang đặt ra cho đất nước nhiều vấn đề về môi trường và xã hội. Chính những vấn đề đó đang đòi
hỏi các chủ thể kinh tế, trong đó có cả các doanh nghiệp tại Thái Nguyên, phải có trách nhiệm để
góp phần giải quyết, nếu không bản thân sự phát triển kinh tế sẽ không bền vững và sẽ phải trả giá
đắt về những vấn đề môi trường và xã hội. Vậy việc thực hiện trách nhiệm xã hội trên 4 khía cạnh
của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang diễn ra ra sao và làm thế nào để nâng
cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp? Đây chính là vấn đề mà tác giả muốn chia sẻ trong
bài báo.
Từ khóa: Trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp, Thái Nguyên.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Trong những năm gần đây, trách nhiệm xã
hội được hiểu một cách rộng rãi hơn, không
chỉ từ phương diện đạo đức, mà cả từ phương
diện pháp lý. Những tác hại về môi trường do
một số doanh nghiệp gây ra trong thời gian
qua không những bị dư luận lên án về phương
diện đạo đức, mà quan trọng hơn là cần phải
được xử lý nghiêm khắc về phương diện pháp
lý. Do đó, không phải ngẫu nhiên, trên sách
báo và nhiều diễn đàn ở Việt Nam, thuật ngữ
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã và
đang được sử dụng ngày càng phổ biến. Theo
từ điển kinh doanh, trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp là ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp
với cộng đồng và môi trường (cả về sinh thái
và xã hội) mà doanh nghiệp hoạt động.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các doanh
nghiệp đã và đang thực hiện trách nhiệm xã
hội thông qua các quá trình giảm thiểu chất
thải và ô nhiễm, đóng góp vào các chương
trình giáo dục và xã hội, sử dụng tối ưu các
nguồn tài nguyên.
THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THÁI NGUYÊN
Giới thiệu chung về tình hình kinh tế xã
hội tỉnh Thái Nguyên 2012
*
ĐT: 0942952555
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh
tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung
du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ
giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du
miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong
năm 2012, khó khăn và thách thức đều lớn
hơn so với dự báo; kinh tế trong nước gặp
nhiều khó khăn, nhất là việc phát triển sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tình trạng
hàng tồn kho và tiêu thụ chậm; mặt bằng lãi
suất tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao, chính
sách thắt chặt tiền tệ và quản lý đầu tư công...
ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế. Tổng sản phẩm GDP (theo giá hiện
hành) đạt 29.508 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế tiếp
tục chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng
20,97%; khu vực công nghiệp và xây dựng
chiếm 41,25%; khu vực dịch vụ chiếm
37,77%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
trên địa bàn năm 2012 ước đạt 7,2%.
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có hơn 4000 doanh
nghiệp hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, từ
sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại
dịch vụ đến giao thông vận tải. Hầu hết các
doanh nghiệp đều nhận thấy việc triển khai
trách nhiệm xã hội sẽ có tác dụng tích cực về
nhiều mặt đối với doanh nghiệp trên các mặt
kinh tế và xã hội.
Đỗ Thị Hoàng Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 207 - 211
208
Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã
hội của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên
Khía cạnh kinh tế
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội
của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng
hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn, với
một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy
và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp
với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung
ứng lao động; phát hiện những nguồn tài
nguyên mới; thúc đẩy tiến bộ công nghệ; phát
triển sản phẩm Dưới đây là một số số liệu
thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh của
hơn 4000 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên trên các lĩnh vực sản xuất công
nghiệp, kinh doanh thương mại dịch vụ và
giao thông vận tải trong năm 2012.
- Về sản xuất công nghiệp: sản lượng thép sản
xuất đạt 755 ngàn tấn, giảm 8,3% so với năm
2011, sản lượng thép giảm cũng ảnh hưởng
đến các ngành phục vụ sản xuất thép...; do bổ
sung năng lực sản xuất của các doanh nghiệp
sản xuất xi măng, may mặc; sản xuất dụng cụ,
phụ tùng vẫn duy trì được mức tăng trưởng...
nên đã góp phần cho mức tăng trưởng của
ngành công nghiệp đạt chỉ số sản xuất cả năm
2012 ước tính tăng 7,3%, cao hơn chỉ số sản
xuất công nghiệp của cả nước.
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh
1994), ước đạt 13.733 tỷ đồng, bằng 89,2%
kế hoạch cả năm, tăng 7,2% so với năm 2011.
Tính theo giá so sánh năm 2010, giá trị sản
xuất công nghiệp năm 2012 ước đạt 29.756
triệu đồng; trong đó, khu vực doanh nghiệp
nhà nước 16.223 tỷ đồng; khu vực ngoài nhà
nước 11.397 tỷ đồng và khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài ước đạt 2.136 tỷ đồng. Các sản
phẩm chủ yếu năm 2012 tăng so với năm
2011 là xi măng 2.500 nghìn tấn, tăng 43,2%
và bằng 100% kế hoạch; sản phẩm may 36,2
triệu sản phẩm, tăng 104% và bằng 184% kế
hoạch; phụ tùng động cơ 3,2 nghìn tấn, tăng
3%; phân phối điện năng tăng 6,3%, đạt 90%
kế hoạch. Nhóm sản phẩm giảm gồm sản
lượng thép ước đạt 755 nghìn tấn, giảm 8,3%
so với năm 2011 và bằng 75,5% kế hoạch
năm; than 1,2 triệu tấn, giảm 19% và bằng
81,3% kế hoạch, gạch xây dựng giảm 18%,
sản xuất điện giảm 11,3%.
- Hoạt động kinh doanh thương mại và dịch
vụ trên địa bàn đáp ứng nhu cầu phục vụ sản
xuất và tiêu dùng xã hội; các mặt hàng chính
sách phục vụ nhân dân miền núi, vùng cao
đảm bảo chất lượng và cung ứng kịp thời.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn ước đạt
13.805 tỷ đồng, tăng 18,92% so với năm
2011. Trong đó, khu vực cá thể đạt 8.700 tỷ
đồng, tăng 21,2% so với năm 2011; khu vực
doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 4.043 tỷ
đồng; khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt
1.062 tỷ đồng, tăng 19,55%. Chia theo ngành
kinh tế, ngành thương nghiệp đạt 12.321 tỷ
đồng, chiếm 89,3% tổng mức bán lẻ và tăng
19,7%; ngành du lịch, lưu trú và ăn uống đạt
970 tỷ đồng, tăng 12,1%; ngành dịch vụ đạt
514 tỷ đồng, tăng 14,19% so với năm 2011.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2012 tăng
7,83% so với tháng 12/2011 và tăng 8,48% so
với cùng kỳ.
Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 132
triệu USD, giảm 7,2% so với năm 2011 và
bằng 85,7% kế hoạch đề ra. Giá trị nhập khẩu
ước đạt 336 triệu USD, giảm 6,7% so với
năm 2011. Dự ước có 4 mặt hàng đạt kế
hoạch là thiếc 305 tấn, với giá trị 5,8 triệu
USD, tăng 168% về giá; giấy đế 5,5 nghìn
tấn, tăng 4,4% và bằng 103,6% kế hoạch;
dụng cụ y tế 14,6 triệu USD, tăng 10,3% và
bằng 112,9% kế hoạch; sản phẩm may mặc
xuất khẩu được 18,7 triệu sản phẩm, với giá
trị 70,2 triệu USD, chiếm 53,2% tổng giá trị
kim ngạch xuất khẩu, tăng 7,3% so với cùng
kỳ. Có 3 mặt hàng chưa đạt kế hoạch là chè
các loại 7,2 nghìn tấn, bằng 91,8% kế hoạch
và giảm 2,4% về giá trị so với cùng kỳ; dụng
cụ cầm tay đạt 8,1 triệu USD, bằng 83,8%
kế hoạch, giảm 24,5% so với cùng kỳ, ngoài
ra không phát sinh xuất khẩu phôi thép
(năm 2011 là 16 triệu USD); các mặt hàng
quặng titan, thép cán, phero-silic giảm so
với năm 2011.
Đỗ Thị Hoàng Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 207 - 211
209
- Hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn
cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản
xuất và đi lại của nhân dân, tiếp tục phát huy
và nâng cao chất lượng hoạt động của các
tuyến xe buýt, taxi...; doanh thu vận tải cả
năm ước đạt 1.432,6 tỷ đồng, tăng 10,4% so
với cùng kỳ (trong đó, vận tải hàng hóa tăng
10%, vận tải hành khách tăng 15,8% và hoạt
động dịch vụ vận tải giảm 16,6%). Vận tải
hàng hoá: Khối lượng vận chuyển hàng hoá
ước tính cả năm 2012 đạt 18,3 triệu tấn với
690 triệu tấn/km, so với năm 2011 tăng 8,1%
về khối lượng vận chuyển và tăng 8,7% về
khối lượng luân chuyển. [2]
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
đã góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã
hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Đối với người lao động, hoạt
động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã
tạo việc làm mới ước đạt 18.000 lao động,
bằng 112,5% kế hoạch cả năm với mức thù
lao xứng đáng, tạo cơ hội phát triển nghề và
chuyên môn, hưởng môi trường lao động an
toàn, vệ sinh.
Khía cạnh pháp lý
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên thực hiện khá đầy đủ trách nhiệm
pháp lý, thể hiện ở trách nhiệm và quyền lợi
của doanh nghiệp khi tham gia đóng thuế đầy
đủ cho cơ quan Nhà nước.
Tuy nhiên, tính từ đầu năm 2013 đến nay, do
tình hình kinh tế khó khăn đã tác động đến
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp,
khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các
doanh nghiệp thấp, tình trạng doanh nghiệp
giải thể, phá sản tăng cao hơn so với cùng kỳ
(đến ngày 30/7/2013 số lượng doanh nghiệp
tạm nghỉ kinh doanh, ngừng hoạt động tăng
168 doanh nghiệp, bằng 166% so với cùng kỳ
năm 2012, trong khi số doanh nghiệp thành
lập mới chỉ bằng 90% so với cùng kỳ), nên
tính đến ngày 30/7/2013, toàn tỉnh có 808
doanh nghiệp còn nợ thuế với số tiền thuế nợ
là 235,1 tỷ đồng, chiếm 6,7% trên tổng thu
ngân sách (bao gồm cả các doanh nghiệp còn
nợ thuế năm 2012 và nợ phát sinh mới 7
tháng đầu năm 2013)[2]. Bên cạnh đó một bộ
phận doanh nghiệp còn chây ỳ, chậm nộp
thuế, khi cơ quan thuế thực hiện cưỡng chế tại
các ngân hàng thương mại thì doanh nghiệp
lại mở tài khoản tại ngân hàng khác gây khó
khăn cho công tác thu nợ.
Khía cạnh đạo đức
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện
được cam kết của doanh nghiệp. Nó cũng là
một bộ qui tắc ứng xử của doanh nghiệp, bộ
qui tắc này vừa góp phần định hướng việc
đánh giá tác động của doanh nghiệp đối với
vùng lãnh thổ vừa góp phần định hướng cho
việc cải thiện hệ sinh thái. Khía cạnh đạo đức
của một doanh nghiệp được thể hiện thông
qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được
trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược
kinh doanh của doanh nghiệp.
Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên đều xây dựng được bản sứ mệnh
và chiến lược kinh doanh làm kim chỉ nam
cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp mình.
Khía cạnh nhân văn
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều các hoạt
động xã hội nhằm san sẻ bớt gánh nặng cho
cơ quan Nhà nước của tỉnh trong nhiều các sự
kiện mà Sở Văn hóa Du lịch tổ chức. Điển
hình là Festival Trà Quốc tế Thái Nguyên -
Việt Nam lần thứ nhất, nãm 2011 ðýợc tổ
chức dýới sự tài trợ của hõn 515 doanh
nghiệp, tổ chức với tổng giá trị lên ðến hõn 13
tỷ ðồng. Trên bảng 1 là danh sách một số tổ
chức, doanh nghiệp ðã tài trợ cho hoạt ðộng
này.
Bênh cạnh đó, các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên luôn sát cánh, đồng hành
với các hoạt động từ thiện của tỉnh như các
hoạt động thăm hỏi bà mẹ Việt Nam anh
hùng, ủng hộ đồng bào bão lụt, nạn nhân chất
độc màu da cam Sau vụ sạt lở nghiêm trọng
tại mỏ than Phấn Mễ, huyện Đại Từ, một số
các doanh nghiệp ngay lập tức đã đến động
viên, thăm hỏi và ủng hộ các gia đình có
người chết, bị thương trong khu vực.
Đỗ Thị Hoàng Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 207 - 211
210
Bảng 1. Danh sách một số doanh nghiệp tài trợ
liên hoan trà quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên,
Việt Nam 2011 [4]
Stt Tên doanh nghiệp
Số tiền
(VNĐ)
1 Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên 1.000.000.000
2 Công ty CP Xây dựng Vinaconex 3 1.000.000.000
3 Công ty CP TM Sông Hồng Thủ đô 1.000.000.000
4 Hợp tác xã Chiến Công 500.000.000
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÁI NGUYÊN
Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng việc
thực hiện thiếu nghiêm túc trách nhiệm xã hội
của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung, đó
là nguyên nhân về nhận thức, nguyên nhân
kinh tế và nguyên nhân pháp lý. Do đó, để
nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, cần
bám sát những nguyên nhân nói trên để đề ra
những giải pháp phù hợp. Cụ thể là:
Thứ nhất , cần tuyên truyền, giáo dục cho tất
cả các doanh nghiệp, trước hết là các chủ
doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp, phải làm cho họ hiểu rằng trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp không phải chỉ bó
gọn trong công tác từ thiện. Do đó, vấn đề đặt
ra là, phải làm sao cho việc thực hiện trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp trở thành động
cơ bên trong của các chủ doanh nghiệp. Việc
thực hiện trách nhiệm xã hội trước hết cần
được xem là một hành vi đạo đức và được điều
khiển bằng động cơ đạo đức. Đây chính là giải
pháp bên trong đạo đức.
Thứ hai, cần xây dựng một hành lang pháp lý
bắt buộc các doanh nghiệp phải thực thi trách
nhiệm xã hội một cách đầy đủ và nghiêm túc.
Điều này liên quan đến trách nhiệm của nhà
nước trong việc tạo môi trường và khung
pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. Khung
pháp lý chính là biện pháp có hiệu lực nhất
đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp; đồng thời, là giải pháp hỗ trợ
đắc lực cho giải pháp về đạo đức, làm cho các
động cơ đạo đức thường xuyên được củng cố
và ngày càng có hiệu lực trên thực tế.
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hoàn
toàn phù hợp với mục tiêu của chiến lược
phát triển bền vững của tỉnh. Để thực hiện
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Thái
Nguyên, thì việc tuyên truyền, giáo dục trách
nhiệm xã hội và việc hoàn thiện hành lang
pháp lý để thực hiện nó là việc làm cấp thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Michel Capron, Françoise Quairel-
Lanoizelée, (10/2009), Trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tri thức.
[2]. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo
kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội năm 2012.
[3]. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Danh
sách Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến
ngày 30/05/2013.
[4]. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Danh
sách một số Doanh nghiệp tài trợ liên hoan
trà Quốc tế Thái Nguyên Việt Nam 2011.
Đỗ Thị Hoàng Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 207 - 211
211
SUMMARY
THE CURRENT STATUS ON THAI NGUYEN’S CORPORATE SOCIAL
RESPONSIBILITIES
Do Thi Hoang Yen*
College of Economics and Business Administration – TNU
In the national comprehensive innovation process, the economic development of businesses in
Vietnam in general and in Thai Nguyen in particular have caused many environmental and social
issues for the country. This demands business owners, including those who are living in Thai
Nguyen province, to be responsible for solving these problems, otherwise the economic
development will be unsustainable and the society will pay heavily for this. Then, How is the
current status on Thai Nguyen’s corporate social responsibilities and what to do in order to raise
the effective of corporate social responsibilities in it’s business and social environment? This is
one of point that the author want to share in this article.
Key words: Social responsibility, coporates, Thai Nguyen.
Phản biện khoa học: TS. Đỗ Đình Long – Trường ĐH Kinh tế & QTKD - ĐHTN
*
ĐT: 0942952555
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_thuc_hien_trach_nhiem_xa_hoi_cua_doanh_nghiep_tren.pdf