Tình hình sử dụng máy bơm chìm và xây dựng trạm bơm lắp đặt máy bơm chìm để tưới ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào nằm sâu trong bán đảo

Đông Dương Đông Nam á, có toạ đoạ địa lý: Vĩ độ Bắc từ 13º54’ đến 22º30’

và Kinh độ Đông từ 100º05’ đến 107º38’. Tổng diện tích tự nhiên là 236.800

km

2

, không có đường ra biển và được bao bọc kín bởi các nước Việt Nam,

Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc.

Cả nước được phân thành 16 tỉnh, 1 đặc khu và 1 thành phố thủ đô, với

142 huyện 10.868 bản. Thủ đô là Thành phố ViêngChăn. Nước Lào được phân

thành 3 miền: Miền Bắc, miền Trung và miền Nam.

pdf11 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tình hình sử dụng máy bơm chìm và xây dựng trạm bơm lắp đặt máy bơm chìm để tưới ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình hình sử dụng máy bơm chìm và xây dựng trạm bơm lắp đặt máy bơm chìm để tưới ở CHDCND Lào NCS Somphone THANASACK PGS.TS. LÊ CHí Nguyện Tóm tắt Bài báo giới thiệu những nét chính về đặc điểm tự nhiên của Lào, tình hình tưới nước và quá trình phát triển của máy bơm và trạm bơm phục vụ tưới tiêu ở Lào. Bài báo nhấn mạnh vai trò của máy bơm chìm trong việc đảm bảo tưới cho các vùng có mực nước nguồn thay đổi lớn cũng như yêu cầu cần nghiên cứu mở rộng phạm vi áp dụng máy bơm chìm ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. 1. Đặt vấn đề Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào nằm sâu trong bán đảo Đông Dương Đông Nam á, có toạ đoạ địa lý: Vĩ độ Bắc từ 13º54’ đến 22º30’ và Kinh độ Đông từ 100º05’ đến 107º38’. Tổng diện tích tự nhiên là 236.800 km2, không có đường ra biển và được bao bọc kín bởi các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc. Cả nước được phân thành 16 tỉnh, 1 đặc khu và 1 thành phố thủ đô, với 142 huyện 10.868 bản. Thủ đô là Thành phố ViêngChăn. Nước Lào được phân thành 3 miền: Miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Lào có tiềm năng nguồn nước rất phong phú và mạng lưới sông ngòi rất dày đặc. Dòng chính là sông Mêkông, chạy qua lãnh thổ Lào từ Bắc đến Nam với tổng chiều dài là 1.865 km, lưu lượng trung bình năm bằng 25.000-30.000 m3/s, có nhiều thác nước và chảy ngoằn ngèo. Có tất cả 14 con sông nhánh, phần lớn bắt nguồn từ dãy núi Trường sơn từ phía Đông Bắc đổ về phía Tây Nam. Ngoài ra, còn có ba con sông nhánh chảy qua Lào và đổ về Việt Nam. Lượng mưa và dòng chảy tăng dần từ Bắc đến Nam và phân bố rất không đều, dòng chảy kiệt chỉ bằng vài phần trăm đến 15% dòng chảy năm, mùa kiệt nhiều suối không có dòng chảy. Mùa lũ nước sông lớn dâng cao và thường có mưa lớn ở nội đồng nên nhiều vùng đồng bằng thường bị úng lụt. Lãnh thổ Lào nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng V đến tháng X và mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Hơn 3/4 lượng mưa xảy ra vào mùa mưa, lớn nhất vào tháng VII và tháng VIII. Mực nước sông Mêkông bắt đầu tăng dần vào tháng V và đạt cực trị vào tháng VIII-IX tuỳ từng năm. Sau đó sẽ giảm dần và đạt cực tiểu vào tháng III- IV hàng năm. Dao động mực nước hàng năm thay đổi từ 8,95 m đến 22,2 m. Mực nước các sông nhánh bắt đầu tăng dần vào tháng V và đạt cực trị vào các tháng VII-VIII-IX, rồi giảm dần và đạt cực tiểu vào tháng III-IV hàng năm. Dao động mực nước hàng năm thay đổi từ 3,11 m đến 10,2 m. Dựa vào bản đồ địa hình có thể chia lãnh thổ Lào thành 6 vùng: Địa hình bằng phẳng độ dốc từ 0-2%, địa hình mấp mô độ dốc từ 2-8%, địa hình lượn sóng độ dốc từ 8-16%, địa hình dốc có độ dốc từ 16-30%, địa hình dốc nhiều dốc từ 30% đến 55% và địa hình núi cao có độ dốc lớn hơn 55%. Lào có bảy đồng bằng lớn: Viêngchăn, Bolikhămxay, Khămmuôn, Săvănnăkhết, Chămpasắc, Sêđôn và ắttăpư. Ngoài ra, còn các đồng bằng nhỏ phía Bắc: Nặmthà, Mươngsing, Thôngphảohảo, Mươngnan và Mươngphiêng. Theo tài liệu tổng kết của Trung tâm nghiên cứu đất ĐôngĐôk thì đất đai của Lào bao gồm 6 nhóm, 12 cấp, 38 loại. Điều kiện đất đai rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tiềm năng đất nông nghiệp rất lớn, có thể sử dụng gieo trồng lúa, màu hơn 1 triệu ha, khoảng 2 triệu ha đất đồng cỏ và 16 triệu ha đất lâm nghiệp. Việc tưới nước cho nông nghiệp hiện nay chủ yếu nhờ nước mưa và tưới bằng động lực. Vì vậy việc xây dựng các trạm bơm để tưới ở Lào đã được chú trọng và ngày càng phát triển. 2. Tình hình sử dụng máy bơm và trạm bơm Tình hình sử dụng máy bơm và trạm bơm ở Lào có thể chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn từ năm 1975 về trước, giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1995 và giai đoạn từ năm 1996 đến nay. - Trước khi giải phóng (1975), đất nước được tách ra hai phần, một phần thuộc về căn cứ cách mạng và một bên bị xâm lược của Đế Quốc Mỹ. Cả hai phần, hầu như chưa có tài liệu nào nói về việc sử dụng máy bơm và trạm bơm phục vụ nông nghiệp. - Từ năm 1975 đến 1995, Đảng và nhà nước đã tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp và thuỷ lợi ngay sau khi hòa bình lặp lại, đất nước được thống nhất giải phóng. Trạm bơm đầu tiên được tiến hành thi công từ năm 1976 và đưa vào sử dụng năm 1977 là trạm bơm bản Hỏm, huyện Hatsaiphong, thành phố Viêng chăn với 3 tổ máy bơm điện 75 kw và có khả năng tưới được mỗi vụ 260 ha. Sau đó các trạm bơm Thana, Sithantay, Vơnkhăm mới được thi công và lắp đặt sau. Tổng hợp lại giai đoạn năm 1975- 95, Lào đã đầu tư và được sự giúp đỡ ủng hộ của các nước cung cấp máy bơm các loại và xây dựng các công trình trạm để tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp với tổng số máy là 239 tổ máy gồm nhiều cỡ máy khác nhau từ 11 đến 320 kw, trong đó có máy bơm hướng trục đặt nghiêng là 180 tổ, máy bơm trục đứng 11 tổ và còn lại 48 tổ máy là máy bơm trục ngang đặt trên thuyền. - Từ năm 1996 đến nay, Để giải quyết vấn đề lương thực thưc phẩm cho nhân dân và có một phần dư tích luỹ và muốn thay đổi cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp tự nhiên và bán tự nhiên sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Đảng và nhà nước đã đề xuất chủ trương cấp bách về thuỷ lợi bằng cách nhập vào hàng loạt máy bơm từ các nước ấn độ, úc, Trung Quốc và các nước khác để nhanh chóng tăng diện tích tưới, đảm bảo sản xuất đủ lương thực thực phẩm cho nhân dân cả nước. Các loại máy bơm được nhập vào và sử dụng gồm có máy bơm dầu và máy bơm điện với các cỡ khác nhau và có thể chia thành các loại máy bơm cỡ nhỏ, vừa và lớn. Dự án lắp đặt máy bơm thuộc Cục thuỷ lợi có trách nhiệm phân phối cung cấp máy bơm và thiết bị kèm theo cho các tỉnh trên phạm vi cả nước. Trong giai đoạn từ năm 1996 đến nay, tổng số máy bơm mà Nhà nước nhập vào và được sự giúp đỡ của các nước là 7.684 tổ máy, trong đó có 5.953 máy bơm dầu và 1.731 máy bơm điện. Tổng số máy bơm cỡ nhỏ là 5.740 tổ máy, cụ thể là máy bơm 3-14 Hp có 5.029 tổ máy và máy bơm điện 1-11 kw có 711 tổ máy. Tổng số máy bơm cỡ vừa và lớn là 1.944 tổ máy, trong đó máy bơm dầu 924 tổ máy (32-126 Hp). Máy bơm điện 963 tổ máy (30-90 kw) và cỡ lớn 150-410 kw có 57 tổ máy. Các loại máy nêu trên được phân phối cho các trạm bơm của hợp tác xã, nhóm nông dân sản xuất của các tỉnh, huyện và làng phụ trách. Những máy bơm này có thể phân theo các loại máy bơm trục ngang đặt trên thuyền, máy bơm trục nghiêng và máy bơm trục đứng. Theo thống kê cả 3 giai đoạn, đến năm 2003 tổng số máy bơm dầu (3- 126 Hp) và máy bơm điện (1-410 kw) là 7.923 tổ máy và khả năng tưới được 168.891 ha vụ mùa và 145.942 ha vụ chiêm, tương đương bằng 54,5% và 67,9% của diện tích tưới hiện nay. Theo số liệu về việc sử dụng máy bơm và trạm bơm hiện có, có thể thống kê theo miền như sau: 1. Máy bơm được sử dụng trong các tỉnh miền Bắc bao gồm máy bơm điện 11, 37, 55 và 75 kw và máy bơm dầu từ 3, 4.5, 5, 6, 7, 14, 32, 65, 85 và 126 Hp, với tổng số là 949 tổ máy. Những loại máy bơm này có lưu lượng bơm từ 8 l/s đến 300 l/s và có thể bơm được với cột nước từ 10 m đến 38 m. 2. Các tỉnh miền Trung sử dụng máy bơm từ cỡ nhỏ nhất đến cỡ lớn nhất. Máy bơm điện (1-410 kw) và máy bơm dầu (3-126 Hp) với tổng số là 4.309 tổ máy. Lưu lượng từ 1-1.333 l/s và có thể bơm với cột nước từ 10-40 m. 3. Các loại máy được sử dụng ở các tỉnh miền Nam gần giống như ở miền Trung, nhưng số máy bơm dầu nhiều hơn với các cỡ là 3, 4.5, 5, 6, 7, 14, 32, 65, 85 và 126 Hp, máy bơm điện thì có 2.412 tổ máy với công suất máy từ 11-400 kw. Lưu lượng bơm từ 1-1.333 l/s với cột nước bơm từ 10 đến 40 m. Theo tài liệu máy bơm của các Hãng đã nhập vào và sử dụng ở Lào có thể trình bày như sau: 1). Máy bơm Kirloskar của ấn Độ Từ năm 1996, Lào đã nhập vào máy bơm Hãng Kirloskar của ấn Độ là nhiều nhất với tổng số là 7.191 tổ máy, trong đó máy bơm dầu là 5.797 tổ máy gồm có 10 cỡ máy khác nhau như 5, 7, 14, 32, 43, 46, 50 65, 85 và 126 Hp. Máy bơm điện 1.394 tổ máy có công suất từ 1-90 KW và máy bơm cỡ lớn công suất từ 187-400 KW với số lượng là 18 tổ máy. Máy bơm ấn Độ là đứng thứ nhất về số lượng được nhập vào và sử dụng ở Lào và đã phân phối cho các tỉnh trên phạm vi cả nước. Tỉnh có số lượng nhiều nhất là tỉnh Să văn nặ khết có tới 1.577 tổ máy và đa số là loại 11 kw có 329 tổ máy, 37 KW có 174 tổ máy, 75 KW có tới 482 tổ máy, 65 Hp có 692 tổ máy, 14 Hp có 1.453 tổ máy và máy bơm dầu 7 Hp có tới 2.685 tổ máy. Qua thực tế sử dụng có nhận xét như sau: - Về chất lượng có thể dùng được, giá thành cao hơn so với máy bơm của Trung Quốc. - Có Đại diện của công ty tại Viêngchăn để làm dịch vụ về sửa chữa và cung cấp phụ tùng, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. - Có quá nhiều cỡ công suất khác nhau, có loại chỉ có vài tổ máy, gây khó khăn cho việc thi công lắp đặt, quản lý sử dụng và việc tìm kiếm thiết bị phụ tùng thay thế sau này. - Về việc đặt mua sắm thiết bị và phụ tùng thay thế từ ấn Độ sang Lào cũng gặp khó khăn và mất nhiều thời gian. - Về công suất máy thì thiên về công suất lớn: 75, 90, 187, 250, và 400 KW gây khó khăn cho việc lắp đặt và tháo lắp khi sửa chữa cũng như khi gặp mưa bão, tháo ống không kịp thì làm cho thuyền bị lật đổ trôi mất rất nhiều. Ngoài ra, trình độ của cán bộ công nhân chưa cao và số lượng còn rất ít, chưa chế tạo được phụ tùng thay thế. Trung tâm dịch vụ sửa chữa chưa đảm bảo đáp ứng yêu cầu. - Việc chọn lựa máy bơm chưa được hợp lý với điều kiện địa hình thực tế có một số công trình trạm bơm lớn, theo số liệu khảo sát thiết kế cần cột nước bơm 12, 14, 18, 17 m, nhưng máy bơm đang sử dụng tại trạm đó lại có cột nước bơm quá lớn như 30, 25, 28, 30 m. Vì vậy, nên chọn lựa cho phù hợp với điều kiện thực tế và có hiệu quả kinh tế cao. - Đối với loại bơm này, cánh bơm ở bên trên mặt nước. Vì vậy hiện tượng xâm thực có thể xảy ra tại mực nước cao hơn do vượt quá lưu lượng. Và gây ra hỏng hóc nghiêm trọng cho bơm. Một số ống xả mềm bị hỏng vì cách móc neo vào xà lan không thích hợp. Một số bơm bị cuốn đi và lật sập vì móc neo vào bờ sông không đúng. Cần phải thay đổi các điểm nối giữa ống xả mềm và ống chuyển theo mực nước của sông. Đây là một công việc phiền phức. - Công việc trên xà lan không vững vì vậy những công việc như vậy gây khó khăn và phiền phức. - Phải chú ý đến việc neo giữ cho xà lan, lắp đặt cáp điện giữa xà lan và bờ sông, và chọn lựa loại ống mềm thích hợp tiện lợi. Công tác bảo dưỡng trên xà lan là không nên. Bơm phải được dỡ để bảo dưỡng. Công việc dỡ này có thể rất phức tạp bởi vì công việc trên xà lan không vững. - Các thiết bị neo giữ cần thiết để giữ cho xà lan không bị lật hoặc cuốn trôi. 2). Máy bơm CAMC của Trung Quốc Đối với máy bơm Trung Quốc của công ty CAMC, Lào đã nhập vào và được sự giúp đỡ của Chính phủ Trung Hoa với tổng số là 452 tổ máy, trong đó máy bơm dầu là 156 tổ máy gồm có 8 cỡ mã lực (3, 5, 6, 7, 14, 65, 82 và 85 Hp). Máy bơm điện có 6 cỡ công suất với tổng số là 296 tổ máy. Máy bơm Trung Quốc là đứng thứ nhì về số lượng máy bơm được nhập vào và sử dụng ở Lào và nằm rải rác trong 16 tỉnh, chỉ còn 2 tỉnh chưa có máy bơm hãng CAMC này. Trong 16 tỉnh này ít nhất là 4 tổ máy (Đặc khu Saysômbun) và nhiều nhất là tỉnh Chămpasắc có tới 121 tổ máy và có từ cỡ nhỏ nhất đến cỡ lớn nhất chiếm 26.7 % của tổng số máy bơm hãng này. Máy bơm hãng này được sử dụng tương đối nhiều là loại 37 KW có 152 tổ máy. Qua thực tế sử dụng có nhận xét như sau: - Về chất lượng có thể dùng được, giá thành thấp hơn máy bơm của ấn Độ. - Có đại diện của công ty tại Viêngchăn để sủa chữa và cung cấp phụ tùng, nhưng thực hiện chưa được tốt lắm. - Có quá nhiều loại cỡ công suất khác nhau và có cỡ chỉ có vài tổ máy, thầm chí có một tổ duy nhất, gây khó khăn cho việc thi công lắp đặt, quản lý sử dụng sửa chữa và đặt mua thiết bị phụ tùng thay thế sau này - Về việc đặt mua thiết bị và phụ tùng thay thế từ Trung Quốc sang Lào cũng gặp khó khăn và mất nhiều thời gian - Về công suất máy đa số là không lớn lắm, chỉ một số máy như 75 và 90 kw là tương đối lớn gây khó khăn cho việc lắp đặt và tháo lắp khi sửa chữa. - Máy bơm ly tâm trục ngang đặt trên thuyền, cũng gặp nhiều khó khăn khi gặp mưa bão, tháo ống không kịp thì làm cho thuyền bị lật đổ và trôi mất. Vậy, việc thống nhất hoá chọn lựa loại cỡ công suất nào là phù hợp với điều kiện cụ thể, thuận tiện cho việc lắp đặt thi công, hướng dẫn sử dụng và mua sắm thiết bị phụ tùng thay thế sau này là rất cần thiết. 3). Máy bơm của công ty WPIL của ấn Độ Cùng với công ty KBL & SPD của ấn Độ, còn có công ty WPIL cung cấp máy bơm hướng trục đặt nghiêng cỡ lớn với tổng số máy là 17 tổ máy cho 2 trạm của tỉnh Viêng chăn với 5 tổ máy và 2 trạm của thành phố Viêng chăn với 12 tổ máy với công suất là 320, 390 và 410 kw. Cả 4 trạm sẽ đưa vào sử dụng trong thời gian gần đây. 4). Máy bơm của Hãng WE của úc Ngoài ra, còn nhập vào loại máy bơm của Hãng WE của úc, bao gồm 10 tổ máy bơm đặt nghiêng có từ 90-230 kw. Qua sử dụng máy bơm trục nghiêng có nhận xét rằng: - Trục bơm tương đối dài hay dễ bị cong, nền hay bị lún không đều và bị bồi lắng, mất rất nhiều thời gian khi tháo lắp sửa chữa ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, công trình trạm phải làm thật vững chắc. - Các vấn đề trầm trọng đối với ổ trục trung gian đã xảy ra tại các công trường hiện thời. Nguyên nhân là do sự lún sụt không đều của bờ sông. Mặc dù các ổ trục đã được thay nhưng tình trạng vẫn không được giải quyết. Tại hầu hết các công trình hiện nay đều không có các thiết bị nâng để tháo lắp bơm. Vì vậy một số trạm bơm hiện nay không được hoạt động vì khó khăn trong công tác bảo dưỡng. - Bơm phải được nâng lên và hạ xuống từng chiếc một bằng cẩu. không có thiết bị nâng ở các trạm bơm hiện hành. Vì vậy công việc sẽ phức tạp và tốn rất nhiều thời gian. - Công tác lắp đặt bơm để giữ độ thẳng của trục dài rất phức tạp. Các ống trụ và trục phải được lắp ráp/ tháo rời từng chiếc một để bảo dưỡng, sẽ mất rất nhiều thời gian. Khi khớp nối không xoay được bằng tay dễ dàng, một số ổ trục trung gian có thể bị hỏng. Đây là dấu hiệu dễ phải sửa chữa bơm. Đây là điểm quan trọng nhất để kiểm tra điều kiện bơm tại mọi thời điểm vận hành. Vì ổ trục có sự cố nên tiêu thụ rất nhiều chất bôi trơn, điều này không kinh tế. - Cần xây dựng móng thật kiên cố để chống lại sự lún sụt không đều để giữ thẳng cho trục dài. Nhưng sự lún sụt không đều hậu như không thể tránh được, ngay cả khi có một móng khẻo. Một nền móng thích hợp là cần thiết cho thiết bị điện, cần đắp một đê quai khi lắp đặt. 5). Máy bơm chìm FLYGT của Thụy Điển và EBARA của Nhật Bản Trong thời gian gần đây, Lào đã nhập vào loại máy bơm của hãng FLYGT của Thụy Điển, với công suất máy là 215 kw, cột nước bơm là 56 m, khả năng bơm được của máy là 270 l/s. Máy bơm loại mới nhất đã nhập vào và được sử dụng ở Lào là loại máy bơm chìm của hãng EBARA Nhật Bản, tất cả 12 tổ máy, công suất một máy là 250 KW với lưu lượng bơm là 575 l/s và có thể bơm với cột nước 31 m. Qua việc sử dụng máy bơm chìm có nhận xét như sau: Nhiều khu vực ở Lào có điều kiện tương tự như vùng trung du miền núi Việt Nam. Các trạm bơm được xây dựng để tưới cho những diện tích không lớn lắm nên lưu lượng bơm thường không lớn, trong khi đó cột nước bơm lại lớn (trên 20 m), nguồn nước thường là các sông có biên độ dao động mực nước trong năm khá lớn, bờ sông lại dốc thoải, có điều kiện địa chất khá tốt. Do vậy, máy bơm chìm là một loại bơm đáng chú ý nghiên cứu vì những lý do sau đây: - Hệ thống trạm bơm này khắc phục được các vấn đề sự cố xảy ra đối với các loại bơm khác. Ví dụ cáp điện được đặt trên mặt đất dọc theo đường ống vì vậy cáp sẽ không bị hỏng do dòng xả của bơm. Khi bảo dưỡng bơm được kéo lên và công việc bảo dưỡng được thực hiện trên mặt đất nên việc bảo dưỡng rất thuận tiện. Kết cấu ống xả và đường ray dẫn thuận tiện cho việc nâng và hạ bơm đồng thời với kết cấu này thì không yêu cầu độ đồng tâm cao như so với bơm trục xiên và cũng không phải sử dụng các ổ trục trung gian do vậy việc lún sụt không đồng đều không gây ảnh hưởng lớn đến sự vận hành của bơm. - Sử dụng khớp nối đặc biệt (gọi là khớp nối nhanh ống xả), bơm có thể được nối và hoặc tách khỏi ống xả một cách dễ dàng. Khớp nối này không sử dụng bu lông và ê cu do đó bơm có thể được nâng lên và hạ xuống một cách dễ dàng bằng thiết bị nâng đơn giản như tời và việc nâng hạ được thực hiện trong một thời gian ngắn. - Bơm có thể được tháo lắp dẽ dàng cho việc lắp đặt và bảo dưỡng. Các ống xả có thể đặt theo độ dốc tự nhiên của bờ sông, vì vậy ống không yêu cầu độ thẳng cao như ống xả của bơm trục xiên. Để tránh và ngăn không cho nước vào động cơ thì có sử dụng đệm kín cơ khí. Nó cần được bảo dưỡng hàng năm nhằm giữ độ tin cậy. - Bơm được lắp đặt trên nền móng nhỏ. Chi phí xây dựng ít hơn so với bơm trục xiên. Cần đắp một đê quai khi tiến hành công việc lắp đặt. Tóm lại, các loại máy bơm đã nhập vào và sử dụng ở Lào có tương đối nhiều Hãng với nhiều loại cỡ khác nhau, nhưng chưa kết luận được loại nào là phù hợp, cỡ công suất bao nhiêu là kinh tế, cần phải nghiên cứu giải quyết. Để nâng cao hiệu quả sử dụng các loại máy bơm và các trạm bơm hiện có, đồng thời, với những công trình trạm dự kiến xây dựng mới trong thời gian tới đòi hỏi phải có giải pháp tốt về lựa chọn thiết bị và công trình trạm phù hợp với điều kiện cụ thể của Lào. 3. Phương hướng phát triển sử dụng máy bơm chìm Trong thực tế, các mực nước nguồn dao động rất lớn, lớn hơn 5 m và thay đổi đột ngột. Tình trạng này gây nhiều khó khăn cho việc vận hành sử dụng khai thác thiết bị, đối với các máy bơm cánh dẫn trục đặt ngang thường làm việc với chiều cao hút địa hình HSđh  (6-7) m và máy bơm cánh dẫn trục đứng cũng bị hạn chế về chiều dài của trục. Để khắc phục sự hạn chế đó đã có một số biện pháp kỹ thuật giải quyết như dùng trạm bơm đặt trên thuyền, trạm bơm di động trên đường ray nhằm tránh cho sự úng ngập động cơ điện, nhưng các biện pháp nêu trên đạt hiệu quả chưa cao do kết cấu thiết bị và công trình trạm phức tạp, khó điều khiển theo nguyên lý tự động, do vậy, không chủ động trong vận hành khai thác. Máy bơm chìm đã khắc phục tốt những nhược điểm nêu trên. Với ưu nhược điểm và khả năng giải quyết được của máy bơm chìm, cùng với xu hướng phát triển của máy bơm chìm của thời đại ngày nay, máy bơm chìm và công trình trạm phù hợp đã và đang sử dụng ở Lào và ngày càng sẽ được sử dụng nhiều hơn để tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới. Để nâng cấp và hoàn thiện hệ thống các trạm bơm hiện có để nâng cao hiệu quả, nâng cấp và thay thế những máy bơm dầu bằng máy bơm điện, lựa chọn máy bơm và loại hình trạm bơm hợp lý cho các trạm bơm dự kiến xây dựng trong thời gian tới. Tài liệu tham khảo 1. Cục thuỷ lợi, Bộ nông lâm nghiệp Lào, Báo cáo tổng kết các công trình thuỷ lợi năm 2003 2. Cục khí tượng thuỷ văn, Bộ nông lâm nghiệp Lào, Sổ tay thuỷ văn, năm 2003 3. Phòng đường thuỷ, Cục vận tải, Bộ Giao thông Vận tải Xây dựng và Bưu điện, Báo cáo kết quả đo đạc mực nước sông Mêkông, năm 2003 Abstract The paper introduces the main points about the natural features of the Lao PDR, the irrigation situation and the development process of pump and pumping station for irrigation and drainage in Lao PDR. The paper confirms the role of the submersible pump to make sure that the irrigation for the great water level fluctuation area, as well as the need to research and extend the scope its applying the submersible pump in Lao PDR.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf12_thanasack_su_dung_may_bom_chim_4865.pdf