Tình hình kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới 2 (1945 - 1960)

Nhật Bản, được mệnh danh là đất nước của “ xứ sở hoa Anh Đào ”. Đến với

đất nước con người Nhật Bản ta học hỏi được truyền thống cần cù, chịu khó,

biết vươn lên. Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ.

Được đánh giá là một cường quốc kinh tế, là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba

toàn cầu tính theo tổng sản phẩm nội địa cũng như theo sức mua tương đương

chỉ sau Mĩ và Trung Quốc. Và Nhật còn là nước đứng thứ 5 thế giới trong lĩnh

vực đầu tư cho quốc phòng, xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế

giới về nhập khẩu.

Nhật Bản còn là một nước đế quốc Quân Phiệt hiếu chiến. Trong chiến tranh

thế giới thứ hai, Nhật Bản là một trong ba lò lửa chiến tranh gồm Đức, Nhật và

Italia. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là một nước bại trận.

Nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá hoàn toàn. Cả nước bị ném bom tàn phá nặng

nề, đặc biệt là hai quả bom nguyên tử đã được Mĩ ném xuống hai thành phố

Hirôsima và Nagoasaki đã gây ra thiệt hại vô cùng khủng khiếp cả về người và

của đối với Nhật Bản. Sau chiến tranh, cuộc sống của đại đa số người Nhật

không đủ ăn, không có nhà ở, máy móc thiết bị, nhà xí nghiệp bị tàn phá,

nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất cũng khan hiếm. Hàng hóa thiếu thốn

trầm trọng, lạm phát phi mã xảy ra. Và yêu cầu cấp thiết lúc này là Nhật Bản

phải tiến hành khôi phục nền kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh.

pdf43 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1853 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tình hình kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới 2 (1945 - 1960), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Phần mở đầu. 1.Lí do chọn đề tài. 2.Mục đích nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi ngiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu. 5. Bố cục. Phần nội dung: Chương 1: Tình hình kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới 2 (1945-1960). 1.1 Đôi nét về đất nước con người Nhật Bản. 1.2 Hàn gắn vết thương chiến tranh và phục hồi kinh tế (1945-1960). Chương 2: Đặc điểm nền kinh tế Nhật Bản (1960-1973). 2.1 Sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản (1960-1973). 2.2 Những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản. 2.2.1 Tính cách con người Nhật Bản. 2.2.2 Vai trò quản lí và chính sách mở cửa của Nhà Nước. 2.2.3 Cải cách kinh tế. 2.2.4 Đổi mới và phát triển khoa học kĩ thuật. 2.2.5 Ổn định chính trị xã hội. 2.2.6 Chi phí quốc phòng ít. 2.2.7 Các công ti, các nhà kinh doanh năng động tích cực. 2.2.8 Sự hợp tác chủ thợ và lực lượng lao động ưu tú. 2.2.9 Tỉ lệ tiết kiệm cao và ngân hàng cho vay tích cực. 2.2.10 Cơ cấu hai tầng và tư tưởng trong tăng trưởng kinh tế. 2.2.11 Sự kết hợp giữa thị trường và kế hoạch. 2.2.12 Môi trường quốc tế hòa bình. 2.2.13 Cải cách giáo dục. Chương 3: Ý nghĩa của sự phát triển thần kì. Phần kết luận. Phụ lục ảnh. Phần mở đầu. 1.Lí do chọn đề tài. Nhật Bản, được mệnh danh là đất nước của “ xứ sở hoa Anh Đào ”. Đến với đất nước con người Nhật Bản ta học hỏi được truyền thống cần cù, chịu khó, biết vươn lên. Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ. Được đánh giá là một cường quốc kinh tế, là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu tính theo tổng sản phẩm nội địa cũng như theo sức mua tương đương chỉ sau Mĩ và Trung Quốc. Và Nhật còn là nước đứng thứ 5 thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng, xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Nhật Bản còn là một nước đế quốc Quân Phiệt hiếu chiến. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là một trong ba lò lửa chiến tranh gồm Đức, Nhật và Italia. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là một nước bại trận. Nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá hoàn toàn. Cả nước bị ném bom tàn phá nặng nề, đặc biệt là hai quả bom nguyên tử đã được Mĩ ném xuống hai thành phố Hirôsima và Nagoasaki đã gây ra thiệt hại vô cùng khủng khiếp cả về người và của đối với Nhật Bản. Sau chiến tranh, cuộc sống của đại đa số người Nhật không đủ ăn, không có nhà ở, máy móc thiết bị, nhà xí nghiệp bị tàn phá, nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất cũng khan hiếm. Hàng hóa thiếu thốn trầm trọng, lạm phát phi mã xảy ra. Và yêu cầu cấp thiết lúc này là Nhật Bản phải tiến hành khôi phục nền kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. Nói tới Nhật Bản, không ít nhà nghiên cứu Phương Tây cho rằng sự thành công trong phát triển kinh tế của Nhật Bản là kết quả của sự kết hợp khéo léo giữa “ công nghệ Phương Tây” và “tính cách Nhật Bản”. Trải qua những bước thăng trầm trong lịch sử, sự lớn mạnh của nền kinh tế đã làm cho kinh tế Nhật Bản trở thành một trong những trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới. Nền kinh tế Nhật Bản đã được phục hồi ngay sau chiến tranh, và từ nửa đầu thập kỉ 60 cho đến năm 1973 đã duy trì được tốc độ phát triển cao đáng kinh ngạc người ta gọi đó là “ sự phát triển thần kì ”. Tại sao Nhật Bản là một nước đi sau trên con đường tư bản chủ nghĩa trong khi nhiều quốc gia Phương Tây đã bắt đầu tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, mà Nhật Bản lại có thể vươn lên và phát triển mạnh mẽ đến vậy? Chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu phân tích những đặc điểm dẫn tới sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản từ 1952-1973. Và Nhật Bản đã phát triển thần kì như thế nào? Vì sao Nhật Bản lại làm được điều đó? Những nguyên nhân nào tác động dẫn đến sự phát triển thần kì đó? Sự thần kì đó có ảnh hưởng như thế nào? Đây là lí do chúng tôi muốn tìm hiểu đề tài “ Nguyên nhân phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản ( 1960-1973 )”. Từ những tài liệu thu thập và tìm hiểu được, chúng tôi đã chọn lọc, tổng kết và rút ra nhận xét đánh giá để hoàn thiện đề tài. Bài viết còn những hạn chế, thiếu xót, mong bạn đọc đóng góp ý kiến giúp đề tài hoàn thiện hơn. 2.Mục đích nghiên cứu. Để thỏa mãn niềm đam mê của mình, chúng tôi xin đóng góp một phần nhỏ vào công trình nghiên cứu về nguyên nhân phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản (1960-1973) qua một vài trang viết. Nhằm cung cấp cho bạn đọc và những người yêu lịch sử muốn tìm hiểu thêm về lịch sử đất nước Nhật Bản qua những thông tin khái quát nhất. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu và tìm hiểu về nguyên nhân phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản (1960-1973). 4.Phương pháp nghiên cứu. Thu thập thông tin từ các nguồn sử liệu sau đó xử lí sao cho phù hợp với nội dung của bài nghiên cứu nhằm đảm bảo được tính khái quát và chính xác của tư liệu, tài liệu. 5.Bố Cục. Phần mở đầu Phần nội dung: Chương 1: Tình hình kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới hai (1945-1960). 1.1.Đôi nét về đất nước - con người Nhật Bản. 1.2. Hàn gắn vết thương chiến tranh và phục hồi kinh tế (1945-1960). Chương 2: Đặc điểm nền kinh tế Nhật Bản (1960-1973). 2.1 Sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản (1960-1973). 2.2 Những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản. Chương 3: Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm với Việt Nam. Phần kết luận. Tài liệu tham khảo. Phần nội dung. Chương 1: Tình hình Nhật Bản sau chiế tranh thế giới hai (1945- 1960). 1.1.Đôi nét về đất nước –con người Nhật Bản. Vị trí địa lí: Nhật Bản nằm ở phía Đông của Châu Á, là một dãy đảo nằm giữa biển Bắc Thái Bình Dương và biển Nhật Bản, phía Đông bán đảo Triều Tiên. Nhật Bản là một quốc gia hải đảo hình vòng cung, là quần đảo với trên 3000 đảo lớn nhỏ, có 4 đảo chính là: Honshu, Hokkaido, Shikoku, Kyushu. Nhật Bản thuộc vùng ôn đới có 4 mùa rõ rệt. Vùng đảo này trải dài 2.000 km với chiều ngang khoảng 300 km.Tổng diện tích khoảng 377.835 km2 tương đương diện tích của Đức, Phần Lan hay Việt Nam. Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi lửa như núi Phú Sĩ cao nhất ở Nhật Bản. Nhật Bản nằm trên đường ranh giới giữa bốn mảng kiến tạo địa chất của Trái Đất. Tọa lạc ở “ vành đai lửa” Thái Bình Dương, là một vùng đất nhiều núi non, với khoảng 3/4 diện tích là đồi núi. Với địa thế núi non như vậy nên song ở đây thường ngắn và có sườn dốc. Những dòng sông này mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng có diện tích vừa phải. Với tổng diện tích của Nhật Bản, rừng chiếm 66,7%; diện tích canh tác chiếm13,9%; diện tích cư trú chiếm 4,4%. Phần diện tích canh tác giảm từng năm với tốc độ chậm. Bờ biển Nhật Bản rất đa dạng, lồi lõm rõ rệt với vô số vịnh và bán đảo, nhưng cũng có những bãi biển dài hàng chục km. Nhật Bản là quốc gia duy nhất ở phương Đông có sự đồng nhất gần như tuyệt đối về dân tộc và ngôn ngữ: một dân tộc, một ngôn ngữ. Nó là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất tạo ra sức mạnh đoàn kết và tính dân tộc cao cả. Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người. Trong đó 99% là người Nhật. Dân cư Nhật Bản phân bố không đồng đều trong cả nước. Dân cư tập trung đong nhất ở vành đai Thái Bình Dương. Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì, bạc và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ, than đều phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu cũng khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Nhật Bản chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nhật Bản vốn là nước rất nghèo tài nguyên trong khi đó dân số lại quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị phá hủy kiệt quệ trong chiến tranh. Nhưng với các chính sách phù hợp kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng được phục hồi trong giai đoạn (1945-1960) và phát triển cao độ trong giai đoạn (1960-1973) làm thế giới phải kinh ngạc, gọi đó là “ Sự phát triển thần kì ” của kinh tế Nhật Bản. Văn hóa Nhật Bản là nền văn hóa tự bản thân mang tính thống nhất cao. Đó là văn hóa mang sức mạnh của một dân tộc thống nhất. Chính cái đó đã tạo nên cái gọi là tinh thần dân tộc Nhật Bản. Người Nhật Bản có tính kỉ luật rất cao. Đặc điểm này có căn nguyên từ môi trường sống không lấy gì làm thuận lợi của họ. Khí hậu Nhật Bản khá khắc nghiệt: mùa đông lạnh giá, tuyết phủ đầy ở miền Bắc; mùa hè nóng nực và nhiều gió bão. Các thiên tai như: động đất, sóng thần, núi lửa,… luôn luôn rình rập. Có thể nói so với nhiều quốc gia ở Châu Á thì “Nhật Bản không được trời ban phúc về điều kiện tự nhiên”. Hoàn cảnh ấy tạo cho họ sự lạnh lùng, khắc khổ, sẵn sàng đón nhận tất cả những khó khăn à thiên nhiên mang lại. Người Nhật Bản đã từng phải sống trong ngôi nhà bằng giấy, có thể dễ dàng dựng lại sau một trận động đất hoặc hỏa hoạn, người miền Bắc phải muối rau dưa để ăn suốt cả mùa đông. Tính kỉ luật của người Nhật khác hẳn với tính tùy tiện của cư dân nhiều vùng trồng lúa nước ở Đông Nam Á. Chính tính kỉ luật cao ấy đã giúp người Nhật nhanh chóng thích nghi với nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Trong cách ứng xử của mình người Nhật hầu như không khoe khoang, không tỏ ra hơn người. Trong mọi hành vi ứng xử người Nhật tỏ ra “ trung tính”, với họ cách ứng xử tốt nhất là hòa lẫn với mọi người, không được tỏ ra sắc sảo hơn, giàu có hơn, ăn diện hơn… nhưng cũng không thể hiện mình là người kém cỏi, … Cách ứng xử như vậy đã làm giảm căng thẳng không cần thiết và góp phần hạn chế sự ghen ghét, tính đố kị của con người. Người Nhật thường dè dặt khép kín. Khi tiếp xúc với người Nhật, người đối thoại khó biết đượcngười Nhật nghĩ gì, khen chê thế nào,….Chính vì đặc tính này của người Nhật mà những bí mật của tập đoàn hoặc bản thân được bảo vệ, thông tin ít bị rò rỉ ra bên ngoài. Người Nhật biết ghìm mình tránh va chạm và tranh cãi. Những đức tính đó hầu như không thay đổi cho dù xã hội Nhật Bản luôn luôn biến động. Và những phẩm chất ấy đã tạo ra một thứ gọi là “ tinh thần Nhật Bản” mà toàn thế giới phải khâm phục. 1.2.Hàn gắn vết thương chiến tranh và phục hồi kinh tế (1945-1960). Nếu Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên giàu có “ rừng vàng biển bạc” khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho vạn vật cỏ cây phát triển thì điều kiện tự nhiên của Nhật Bản rất khắc nghiệt, thiên tai, bão lũ, động đất xảy ra thường xuyên, hơn 2/2 diện tích Nhật Bản là đồi núi trong đó có hơn 30 ngọn núi lửa, đất đai trồng trọt ít, tài nguyên khoáng sản hầu như không có gì. Đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc nền kinh tế lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Trong suốt những thập niên đầu thế kỉ XX, Nhật Bản bành trướng ra bên ngoài. Quân đội Nhật đã chiếm được những vùng lãnh thổ rộng lớn. Đến tháng 12/1941, Nhật Bản tấn công căn cứ hải quân của Mĩ ở Trân Châu cảng, Hawaii. Mĩ bắt đầu tham gia chiến tranh thế giới thứ hai, chống lại Nhật và Đức. Ban đầu ưu thế thuộc về Nhật nhưng đến năm 1945 các thành phố của Nhật đã ở trong tầm ném bom của đối phương. Phần lớn các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản đã trở thành mục tiêu ném bom của quân Đồng minh, máy bay ném bom của quân Đồng minh đã tàn phá các thành phố lớn như Tôkyô, Niigata, Hiroshima và Nagasaki. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề: khoảng 3 triệu người chết, mất tích và bị thương, 9 triệu người không có nhà ở. Về cơ sở vật chất, 40% đô thị bị tàn phá, 80% tàu bè, 34% máy móc nông nghiệp bị phá hủy. Tổng giá trị thiệt hại về vật chất là 63,4 tỉ Yên. Là nước bị trận, Nhật Bản còn mất hết thuộc địa và bản thân lại bị quân Đồng minh chiếm đóng. Vấn đề kinh tế - xã hội cũng gặp không ít khó khăn: lương thực, nguyên liệu thiếu trầm trọng, giá cả đắt đỏ, lạm phát leo thang. Sản lượng công nghiệp năm 1946 chưa bằng 1/3 năm 1930 và chỉ bằng 1/7 năm 1941. Cả nước có tới 13,1 triệu người thất nghiệp. Vụ lúa năm 1945 thất bát, thảm họa đói rét bao trùm nước Nhật. Hơn 4 triệu người thất nghiệp do ngừng các loại sản xuất quân sự, 7,6 triệu binh sĩ giải ngũ , 1,5 triệu người từ thuộc địa hồi hương, nâng tổng số người không có việc làm lên 13,1 triệu người, 25% công trình xây dựng bị phá hủy. Do chiến tranh, sản xuất bị gián đoạn, thất nghiệp gia tăng, tổng cầu vượt cung khiến cho lạm phát tăng tốc nhanh chóng. Nạn đói xảy ra trầm trọng tuy đã được khắc phục nhưng chưa hiệu quả, thức ăn tồi và thiếu gây ra nạn suy dinh dưỡng và ngộ độc ở nhiều nơi. Rất nhiều hậu quả của chiến tranh dẫn đến những thách thức to lớn đối với Nhật Bản nhưng không chỉ khôi phục được hậu quả chiến tranh mà Nhật Bản còn phát triển vượt bậc. Nhật Bản khôi phục được nhân lực và được sự giúp đỡ của Mỹ nên Nhật Bản nhanh chóng khôi phục lại đất nước, phục hồi lại nhà máy từ đống tro tàn của chiến tranh và phát triển kinh tế. Một thời gian sau chiến tranh Nhật Bản đã bắt đầu tích lũy được một số vốn và lần lượt xây dựng các nhà máy có công nghệ cao. Những nhà máy cũ bị tàn phá trong chiến tranh có tác dụng buộc Nhật Bản phải trang bị lại những thiết bị tối tân nhất. Trong một thời kỳ mà cuộc cách mạng kĩ thuật diễn ra hết sức nhanh chóng, điều quan trọng là phải đào tạo được những con người thành thạo kỹ thuật mới và phải có vốn để du nhập những kỹ thuật đó. Nếu thiết bị quá cũ sẽ là trở ngại cho sự phát triển. Trong tình hình đó, người Nhật đã nhờ vào viện trợ của Mỹ cùng với nỗ lực của bản thân. Trong những năm 1945- 1950, Nhật Bản nhận viện trợ và đầu tư của Mỹ và nước ngoài gần 14 tỉ USD. Mỹ còn đề nghị giảm tiền bồi thường cho Nhật xuống còn ¼. Một loạt những cải cách xã hội được khẩn trương tiến hành: ngày 9/10/1945 quân đội đồng minh (Mỹ) chiếm đóng tại Nhật Bản, đã công bố chính sách “ phi quân sự hóa nền kinh tế”, “ khuến khích các lực lượng dân chủ”, “ thủ tiêu việc tập trung” trong sản xuất và chiếm hữu tài sản. Một loạt các đạo luật được công bố: Luật chống độc quyền(4/1947) Luật công đoàn( 1945), cải cách ruộng đất(1947), luật điều chỉnh quan hệ lao động (1946)… Những cải cách và biện pháp đó đã tạo ra cho nước Nhật chỉ trong một thời gian ngắn, đến những năm 1950-1951, đã khôi phục được nền kinh tế của mình đạt mức trước chiến tranh. Đến năm 1951, tổng sản phẩm quốc dân đạt mức những năm 1934-1936. Từ 1952-1960, kinh tế Nhật Bản đã có bước phát triển nhanh. Từ 1952-1958, tổng sản phẩm quốc gia (GNP) bình quân hàng năm tăng 6,9% và năm 1959 là hơn 10%. Và sự phát triển của Nhật Bản không chỉ dừng lại ở đây, kinh tế Nhật Bản bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển thần kì 1960- 1973. Nhật Bản đã đạt được những thành tựu to lớn trong giai đoạn này. Sau chiến tranh thế giới hai Nhật Bản là một nước bại trận, đất nướcchìm trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng .Nhưng với ý chí, tính cách của con người Nhật Bản cùng các yếu tố khác đã tạo nên nền kinh tế Nhật Bản với một diện mạo hoàn toàn mới. Thời kì phát triển kinh tế nhanh hiếm có trong lịch sử, là thời kì Nhật Bản đã có những biến đổi thần kì về kinh tế trong nước cũng như trong quan hệ với nền kinh tế thế giới. Chương 2. Đặc điểm nền kinh tế Nhật Bản (1960- 1973). 2.1.Sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản (1960- 1973). Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào khủng khoảng nghiêm trọng: năng lượng thiếu, lạm phát nặng nề… Dù vậy, sau đó Nhật Bản vẫn vươn lên hàng cường quốc thế giới, đứng thứ 2 sau Mỹ và đạt được nhiều thành tựu to lớn, phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt là giai đoạn (1960-1973) là giai đoạn phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản. Trong giai đoạn (1960-1973) nền kinh tế Nhật Bản phát triển với nhịp độ rất nhanh, tốc độ tăng trưởng sản phẩm quốc dân thực tế thường ở mức cao nhất trong các nước tư bản so với năm 1950 giá trị tổng sản phẩm trong nước năm 1973 tăng 20 lần( từ 20 tỉ USD- 502 tỉ USD) vượt Anh, Pháp, cộng hòa liên bang Đức. Nhật Bản đã dẫn đầu các nước tư bản về tàu biển, xe máy, máy ảnh, ti vi,…và nhanh chóng xây dựng lên các ngành kinh tế mũi nhọn dựa trên kỹ thuật công nghệ hiện đại. Nhật Bản đã khẳng định vị trí của mình, tỏa ánh sang hào quang và duy trì hình ảnh một siêu cường kinh tế khi bước vào thế kỷ XXI. Bằng sự cố gắng nỗ lực của toàn nhân dân với chính sách và bước đi đúng đắn, Nhật Bản đã tạo nên một giai đoạn phát triển nhanh chóng với những biến đổi có tính chất liên tục và tăng nhanh về chất lượng. Về tổng sản phẩm quốc gia (GNP) của Nhật Bản, năm 1950 mới chỉ đạt 20 tỉ USD (bằng 1/3 Anh, 1/2 Pháp, 1/17 Mĩ ), năm 1968 đã vượt các nước Tây Âu chỉ sau Mĩ với 183 tỉ USD (Mĩ 830 tỉ USD, Cộng hòa Liên Bang Đức 132 tỉ USD, Anh 120 tỉ USD, Pháp 118 tỉ USD), năm 1973 Nhật đã đạt được 402 tỉ USD, năm 1989 là 2.828 tỉ USD và năm 2000 lên tới 4.895 tỉ USD. Và đến năm 2003, nếu như tổng trọng lượng kinh tế thế giới là 25.000 tỉ USD thì Nhật Bản chiếm 4.000 tỉ USD( tức 16%), sau Mỹ và Tây Âu( 36% mỗi khu vực). Như vậy, trong vòng 50 năm( 1950-2000), GNP của Nhật Bản tăng hơn 244 lần. Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc gia (GNP) bình quân hàng năm, từ 1952- 1958 tăng 6,9%, năm 1959 tăng lên 10% nhưng vẫn chưa gây được sự chú ý thật sự của thế giới,từ 1960-1969 tăng 10,8% ( so với Cộng hòa Liên Bang Đức là 4,6%, Mỹ là 4,3%). Đến những năm 1970-1973 tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình tuy giảm xuống chỉ còn 7,8% nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với các nước khác. Thế giới kinh ngạc, gọi đó là “sự thần kì” về kinh tế của Nhật Bản.Năm 1968, nền kinh tế của Nhật Bản đã lần lượt vượt qua các nước Anh, Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Italia, Canađa để vươn lên hàng thứ hai trong thế giới tư bản sau Mĩ. Nhân tố hàng đầu trong tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản thời kỳ này là sự phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp chế tạo chỉ số sản xuất công nghiệp( 1934-1936= 100) tăng từ 160 năm 1955 lên 1345 năm 1970. Sự giảm bớt sức lao động trong nông nghiệp và lâm nghiệp cung rất đáng chú ý. Nó giảm từ 16 triệu năm 1955 xuống 8,4 triệu năm 1970 và phần của nó trong tổng lực lượng lao động giảm 38,3% xuống 17,4% trong cùng thời kỳ. Trong các ngành công nghiệp khu vực II, sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng và hóa chất( máy móc, kim khí, hóa chất) là nổi bật nhất. Sự phát triển của công nghiệp cơ khí là đáng chú ý vì chỉ số của nó tăng 14,6 năm 1955 lên 291,6 năm 1970, tăng hơn 20 lần trong 15 năm. Tuy vậy chỉ số của ngành công nghiệp dệt chỉ tăng tương đối nhỏ: từ 42,2 năm 1955 lên 154,0 năm 1970. Về cơ cấu, cùng với sự tăng trưởng kinh tế cao độ, từ những năm 1955 cơ cấu công nghiệp Nhật Bản tiến mạnh theo hướng công nghiệp hóa công nghiệp nặng và hóa chất với sự tăng nhanh về tỉ trọng: 48% năm 1951 lên 70% năm 1970. Cùng với đó là sự giảm mạnh của công nghiệp nhẹ từ khoảng 52% năm 1951 xuống 30% năm 1970. Chính sự công nghiệp hóa này là động lực cho sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. Ngay chính trong các ngành công nghiệp nặng và hóa chất cũng có những sự biến đổi đáng kể. Tỉ trọng của nhóm ngành thuộc hệ vật liệu trong tổng giá trị của ngành công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 26-27%(1951-1970). Mặt khác, tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp cơ khí tăng đáng kể từ 11% năm 1951 lên 24% năm 1960 và 32% năm 1970. Vì vậy có thể khẳng định sự phát triển của công nghiệp nặng đạt được dựa trên cơ sở nòng cốt là phân ngành công nghiệp cơ khí. Bước vào thập kỉ 70, sự tăng trưởng cao độ đã bộc lộ những mâu thuẫn gay gắt đồng thời công nghiệp nặng và hóa chất bắt đầu xây dựng nền tảng cho việc chuyển hướng sang cơ cấu công nghiệp theo mô hình tiết kiệm tài nguyên và năng lượng. Về quy mô, đi đôi với thay đổi công nghiệp, quy mô của các công ty cũng có sự thay đổi. Từ 1955-1970 tỉ trọng các công ty vừa và nhỏ dưới 300 công nhân có xu hướng giảm đáng kể cả trong tổng số nhân viên lẫn kim ngạch bán ra. Tuy nhiên, các công ty loại này vẫn chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng số các loại công ty. Kim ngạch của chúng năm 1955 là 56,1% năm 1965 là 49,9%, năm 1970 là 48,9%. Qua đó, thấy rõ được xu hướng tập trung sản xuất và lực lượng sản xuất vào các công ty lớn. Đặc biệt là công ty trên 1000 nhân viên có tỉ trọng liên tục gia tăng. Về tổng số lượng lao động năm 1955 chiếm 14,6% năm 1965 là 16,6%, năm 1970 là 17,5%. Về kim ngạch bán ra năm 1955 là 23,5%, năm 1965 là 28,4%, năm 1970 là 30%. Xét riêng năm 1970 là năm có tỉ trọng công nghiệp nặng và hóa chất đạt cao nhất, các công ty nhỏ chiếm 90% tổng số các công ty nhưng chỉ chiếm 16% kim ngạch bán ra. Ngược lại, các công ty khổng lồ chỉ chiếm 0,1% tổng số nhưng lại chiếm 17,5% tổng số nhân viên và 30% kim ngạch bán ra. Điều này cho thấy độ tập trung rất cao. Cùng với đó là sự thống trị của một số ít các công ty khổng lồ về vốn và đầu tư. Năm 1969, loại công ty có tiền vốn trên 1 tỉ Yên chỉ chiếm 0,13% tổng số công ty nhưng lại chiếm 60,5% tổng số vốn. Các công ty này kết hợp với nhau thành các tập đoàn tạo ra sức mạnh lớn chi phối nền kinh tế. Về phân bố, từ năm 1955 việc phát triển tốc độ cao đã được chú ý tới. Theo kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập sản xuất công nghiệp được bố trí dọc 2 tuyến Tokai và Sango. Các xí nghiệp nằm chủ yếu trên khu vực vành đai nhưng hạn chế các khu vực đã công nghiệp hóa cũng do kế hoạch này sự chênh lệch thu nhập giữa các vùng ngày càng tăng nên Nhật Bản đã đề ra những kế hoạch phát triển trọng điểm nhằm hạn chế tình trạng trên. Ngành 1955 1960 1965 1970 Dệt 44,2 68,2 100 154,0 Giấy và bột giấy 34,1 63,9 100 175,9 Hóa chất 25,2 51,0 100 204,0 Dầu lửa và sản phẩm than 18,7 47,2 100 216,7 Sắt và thép 24,6 56,3 100 230,9 Kim loại màu 25,9 61,6 100 211,9 Máy móc 14,6 51,2 100 291,6 Tổng cộng(công nghiệp chế tạo) 26,0 59,9 100 218,5 Bảng chỉ số sản xuất công nghiệp của các ngành( 1965=100). (Nguồn: Bộ công nghiệp và mậu dịch quốc tế) Kết quả của sự phát triển trên là phần của các ngành công nghiệp nặng và hóa chất trong tổng sản lượng của công nghiệp chế tạo đạt tới 57% năm 1970 cao hơn phần tương ứng ở Tây Đức hoặc ở Mỹ. Qúa trình tăng trưởng này không phải là sự phát triển nhẹ nhàng, gấp khúc. Trong thời gian này, nền kinh tế Nhật Bản đã trải qua những thăng trầm khá rõ rệt, chia ra thành những chu kỳ dài khoảng hơn 3 năm đôi khi 2 năm hoặc 5 năm. Những sự lên xuống này diễn biến có hệ thống và phần lớn theo một lề lối nhất định. Tính từ năm 1951-1973 có tất cả 7 thời kỳ phồn thịnh và 8 lần suy thoái. Những lần suy thoái chu kỳ này chỉ biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng chậm lại chứ không phải là giảm sút tuyệt đối. Những nhà kinh tế phân tích theo quan điểm chu kỳ công nghiệp của Các Mác cho rằng chu kỳ tái sản xuất tư bản ngắn lại rất tiêu biểu ở Nhật Bản gắn chặt với sự rút ngắn chu kỳ đổi mới kỹ thuật nhờ tiến bộ khoa học sau chiến tranh. 2.2. Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản. 2.2.1. Tính cách con người Nhật Bản. Một trong những chìa khóa tạo ra sự phát triển thần kì của Nhật Bản trong thế kỉ XX chính là văn hóa làm việc của con người Nhật Bản. Tôn trọng truyền thống : truyền thống Nhật Bản luôn được kế thừa và phát triển trong cả nếp nghĩ, hành vi của mỗi công dân. Duy trì đạo đức Nho giáo, người Nhật đối xử với nhau theo một tôn ti trật tự khá nghiêm ngặt: trật tự trên dưới. Trật tự này được thể hiện ở mọi hệ thống: chính trị ( lãnh đạo – nhân viên,…), công ti ( chủ - thợ,…), gia đình ( ông bà- bố mẹ- con cái,…). Họ trân trọng các di sản tinh thần được gìn giữ từ ngàn xưa. Truyền thống đã hình thành , ổn định và càng được củng cố hơn trên cơ sở kế thừa và không ngừng phát triển. Trân trọng các giá trị văn hóa của quá khứ, người Nhật Bản bảo lưu những tinh hoa của mình đã bám rễ trong cuộc sống. Các truyền thống mang tính chất gia tộcvẫn được duy trì bảo lưu và có ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến ngày nay. Tính cộng đồng: lòng kính trọng những bậc cao niên gần như là một biểu tượng tôn giáo. Tâm lí cộng đồng được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ và được biểu hiện như một triết lí của con người trong lao động và trong sinh hoạt. Để tạ ra sự hợp tác và nhất trí trong tập thể của mình người lao động sẵn sàng gạt sang một bên cái tôi để cho cái chung tồn tại và phát triển. Tinh thần cộng đồng thể hiện ở sự bình đẳng, chan hòa giữa mọi người: những người quản lí và các nhân viên trong công ti, trong các doanh nghiệp và mọi người cùng tạo ra sự hài hòa của các mối quan hệ trong lao động. Tinh thần cộng đồng của người Nhật Bản có đặc điểm là nó tạo ra một hệ thống trật tự đó là yếu tố quan trọng, tiềm năng to lớn của dân tộc Nhật Bản trong cuộc chạy đua để dành được vị trí dẫn đầu trên thế giới ngày nay. Lòng trung thành: người Nhật Bản đề cao tuyệt đối lòng trung thành, cổ vũ tinh thần dũng cảm, coi trọng lễ nghĩa, khuyến khích tiết kiệm. Lòng trung thành chi phối điều tiết hành vi con người trong các quan hệ thứ bậc rõ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfS7921 phamp225t tri7875n th7847n kamp236 c7911a kinh t7871 Nh7853t B7843n 1.pdf
Tài liệu liên quan