Tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh được phân lập tại bệnh viện an bình từ 1/10/2012 đến 31/5/2013

Mở đầu: Vi khuẩn và đề kháng kháng sinh luôn là vấn đề thời sự của Y tế toàn cầu. Theo dõi khuynh hướng

đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh là một yêu cầu để có thể biết được thực trạng đề kháng và đánh giá

được hiệu quả của kháng sinh trị liệu.

Mục tiêu: Xác định:(1) tỉ lệ các tác nhân gây bệnh; (2) tỉ lệ các loại vi khuẩn phân bố theo vị trí nhiễm khuẩn

từ bệnh nhân; (3) tỉ lệ và khuynh hướng đề kháng kháng sinh của VK; (4) tỉ lệ trực khuẩn Gram âm đường ruột

sản xuất men β‐lactamase phổ rộng (ESBL)

pdf8 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh được phân lập tại bệnh viện an bình từ 1/10/2012 đến 31/5/2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bình  cũng  không  nằm ngoài xu hướng đó. Trong nghiên cứu này,  chúng  tôi  phân  lập  được  321  chủng  Enterobacteriaceae,  trong  đó  có  96  chủng  sinh  ESBL chiếm 29,9%. Tỉ  lệ này cao hơn số  liệu tại  BV  chúng  tôi  năm  2006  (14,2%)  và  năm  2008  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Nội Khoa 302 (29,7%)(8). Như  vậy,  tỉ  lệ  trực  khuẩn Gram  âm  sinh ESBL  tại BV  chúng  tôi  tăng dần  theo  thời  gian. Đây là tín hiệu báo động cho các nhà quản  lý phải có giải pháp  trong sử dụng kháng sinh  tại  BV,  đó  là  việc  hạn  chế  sử dụng  các  kháng  sinh  chọn  lọc  ESBL.  Tuy  nhiên,  so  sánh  với  nghiên cứu của H.T.P.Dung, N.T.Bảo, V.T.C.Mai  tại BV ĐHYD năm 2008 có tỉ lệ trực khuẩn Gram  âm sinh ESBL là 32,4%(8) và nghiên cứu SMART  năm 2007 tại 11 quốc gia vùng Châu Á Thái Bình  Dương có  tỉ  lệ  trực khuẩn Gram âm sinh ESBL  đến 40,5%  (Việt Nam 35,6%)(7),  cao hơn nghiên  cứu của chúng tôi.   Các  loại  vi  khuẩn  sinh  ESBL  trong  nghiên  cứu này  là E. coli 49,7%, Klebsiella spp. 19,4% và  Enterobacter spp. 6%. Tham khảo nghiên cứu tại  BV ĐHYD năm 2008, E. coli sinh ESBL là 55,29%  và  Klebsiella  sinh  ESBL  là  21,28%(8)  cao  hơn  nghiên cứu của chúng tôi.  KẾT LUẬN  Qua  nghiên  cứu  704  chủng  vi  khuẩn  gây  bệnh phân lập tại BV An Bình từ 01/10/2012 đến  31/5/2013, chúng tôi rút ra kết luận sau:   Ba  loại nhiễm khuẩn  thường gặp  là nhiễm  khuẩn  vết  mổ,  da  –  mô  mềm,  nhiễm  khuẩn  đường hô hấp và nhiễm khuẩn đường tiểu.  Tám  loại  vi  khuẩn  thường  gặp  nhất  là E.  coli,  Klebsiella  spp.,  M.  catarrhalis,  S.  aureus,  P.  aeruginosa,  E.  faecalis,  Enterobacter  spp.  và  Acinetobacter spp. Mức độ  thường gặp  thay đổi  theo loại bệnh phẩm.  Tình  hình  kháng  thuốc  hiện  nay  của  các  loại  vi  khuẩn:  (1)  S.  aureus  với MRSA  70,7%.  Các kháng sinh nhạy cảm >50% có  tetracycline,  chloramphenicol,  trimethoprim‐  sulfamethoxazole,  doxycycline  và  rifampin.  S.  aureus  còn  nhạy  100%  với  linezolid  và  vancomycin  với  85,4% MIC  0,5mg/L  và  không  phát hiện chủng có MIC>2mg/L. (2) Trực khuẩn  Gram âm đường ruột được phân lập nhiều nhất  là E. coli, Klebsiella spp. và Enterobacter spp. Các  vi khuẩn này có sự gia  tăng đề kháng đặc biệt  đối với nhóm kháng  sinh dự  trữ  carbapenems.  Các kháng sinh còn nhạy >50% gồm: ampicillin‐ sulbactam,  ticarcillin‐clavulanate,  piperacillin‐ tazobactam,  cefoperazone‐sulbactam,  cefepime,  tobramycin, amikacin, ertapenem,  imipenem và  meropenem.  (3) P. aeruginosa kháng  tương đối  thấp (<30%) với các kháng sinh thử nghiệm gồm  cả  các  kháng  sinh  thường  dùng  cho  nhiễm  khuẩn Pseudomonas. P. aeruginosa còn nhạy >50%  với  ticarcillin‐clavulanate,  piperacillin‐ tazobactam,  cefoperazone‐sulbactam,  ceftazidime,  cefepime,  gentamicin,  tobramycin,  amikacin,  ciprofloxacin,  levofloxacin,  imipenem  và meropenem. (4) Acinetobacter spp. có tỉ lệ đề  kháng  kháng  sinh  cao  nhất  trong  nghiên  cứu  này.  Kháng  sinh  nhạy  >50%  chỉ  còn  cefoperazone‐sulbactam  (84,6%).  Acinetobacter  kháng cao với nhóm carbapenems được xem  là  nhóm  kháng  sinh mạnh  nhất  hiện  nay.  (5) M.  catarrhalis  đề  kháng  ampicillin  66,7%  nhưng  còn  nhạy  cao  với  amoxicillin‐clavulanic  acid  (89,1%)  và  ampicillin‐sulbactam  (89,2%).  (6)  E.  faecalis nhạy >50% với penicillin, nitrofurantoin,  ampicillin,  rifampin,  levofloxacin,  chloramphenicol;  và  còn  nhạy  100%  với  vancomycin và linezolid.  Tỉ lệ trực khuẩn Gram âm đường ruột sinh  ESBL  là  29,9%  trong  đó E.  coli  chiếm  tỉ  lệ  cao  nhất  49,7%,  Klebsiella  sinh  ESBL  là  19,4%  và  Enterobacter là 6%.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bộ Y tế (2011). Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh  tại 15 BV Việt Nam năm 2008 – 2009. Báo cáo của Bộ Y tế phối  hợp với Dự án Hợp tác toàn cầu về kháng kháng sinh GARP  Việt Nam và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng ĐH Oxford.  2. Braford PA (2001). Extended Spectrum Beta‐Lactamases in the  21st Century: Characterization, Epidemiology and Detection  of This Important Resistant Threat. Clinical Microbiology Rev.  14: 933‐951.  3. Cao Minh Nga (2008). Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh  thường gặp tại BV Thống Nhất trong năm 2006. Tạp chí Y Học  TP. HCM tập 12 – Phụ bản của số 1– 2008: 194 – 200.  4. Cao Minh Nga, Lục Thị Vân Bích, Nguyễn Thị Túy An, Võ  Trần Vương Di  (2010).  Sự  đề kháng kháng  sinh  của  các vi  khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở người lớn. Tạp chí  Y Học TP. HCM tập 14 – Phụ bản của số 1‐ 2010: 490 – 496.  5. Critchley IA, Blosser‐Middleton R, et al (2002). Antimicrobial  Resistance  among  Respiratory  Pathogens  Collected  in  Thailand during 1999‐2000. J Chemother; 14(2):147‐154  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhiễm 303 6. Dương  Hồng  Phúc,  Hoàng  Tiến Mỹ  (2010).  Sự  đề  kháng  kháng sinh của các vi khuẩn được phân lập tại BV Đại học Y  Dược TP. HCM. Tạp chí Y Học TP. HCM tập 14 – Phụ bản của  số 1 – 2010: 480 – 486.  7. Hawser  SP, Bouchillon  SK, Hoban  DJ, Badal  RE, Hsueh  PR, Paterson  DL.  (2009).  Emergence  of  High  Levels  of  Extended‐Spectrum‐β‐Lactamase‐Producing  Gram  Negative  Bacilli  in  the Asia‐Pacific  Region: Data  from  the  Study  for  Monitoring  Antimicrobial  Resistance  Trends  (SMART)  Program, 2007. Antimicrobial Agents and Chemotherapy, Vol. 53,  No. 8, p. 3280–3284.  8. Hoàng Thị Phương Dung, Nguyễn Thanh Bảo, Võ Thị Chi  Mai  (2010). Khảo  sát  trực  khuẩn  gram  âm  sinh men  beta‐ lactamase phổ rộng phân lập tại BV ĐHYD TP. HCM. Tạp chí  Y Học TP. HCM Tập 14, Phụ bản của Số 1, 2010: 487 ‐ 490.  9. Lê  Thị  Thanh Hà,  Lê  Quốc  Thịnh, Nguyễn  Trọng  Chính,  Phan  Quốc Hoàn,  Trần  Duy  Anh,  Tăng  Chí  Thượng,  Đỗ  Quốc Huy, Phạm Thị Quỳnh Giao, Lê Thị Anh Thư, Trần Thị  Thanh  Nga,  Đoàn  Mai  Phương,  Nguyễn  Thị  Nam  Liên,  Nguyễn Phương Dung  và  cs  (2012). Nghiên  cứu  tình hình  kháng  thuốc  của Acinetobacter baumannii phân  lập  được  ở 7  BV tại Việt Nam. Tạp chí Y Học Thực Hành 2012, 831: 21‐26.  10. Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Đức Hiền, Đoàn Mai Phương, Võ  Thị Chi Mai, Ngô Thị Thi & Đặng Thu Hằng, Chu Thị Nga,  Đoàn Thị Hồng Hạnh & Bùi Văn Tạo, Nguyễn Thị Nam Liên,  Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Phan Văn Bé Bảy & Nguyễn Thị Tâm  Tuyền và cs (2006). Theo dõi sự đề kháng kháng sinh của vi  khuẩn gây bệnh  thường gặp  ở Việt Nam 6  tháng đầu năm  2006”.  Báo  cáo  của  hoạt  động  Antibiotic  Susceptibility  Test  Surveillance (ASTS) được Tổ chức phát triển quốc tế của Thụy  Điển tài trợ. Thông tin Dược lâm sàng 10: 24‐42.  11. Rohani,  et  al  (1999).  Antimicrobial  Resistance  among  Respiratory  Pathogens Collected  in Malaysia.  Int Med Res  J  1999; 3: 57.  12. Song  JH  (2004).  Surveillance  of  antimicrobial  resistance  –  Strategic plan in Asia. Satellite symposium of WPCID 2004.  13. Trần Thị Thanh Nga (2010). Nhiễm khuẩn và đề kháng kháng  sinh tại BV Chợ Rẫy năm 2008‐2009. Tạp chí Y Học TP. HCM  tập 14 – Phụ bản của số 2– 2010: 690 – 694.  14. Trần Thị Thanh Nga  (2012). Các  tác nhân gây nhiễm khuẩn  đường  tiết niệu  thường gặp và đề kháng kháng sinh  tại BV  Chợ Rẫy năm 2010‐2011. Tạp chí Y học thực hành số 831 năm  2012. Trang 33‐36.  15. Trần Thị Thanh Nga và cs (2009). Kết quả khảo sát nồng độ  ức chế tối thiểu của vancomycin trên 100 chủng Staphyloccocus  aureus được phân lập tại BV Chợ Rẫy từ 5‐8/2008. Tạp chí Y học  TP HCM, tập 13, phụ bản của số 1, 2009: 295‐299.  16. Trần Thị Thủy Trinh, Phạm Hùng Vân (2008). Tình hình đề  kháng kháng sinh của vi khuẩn được phân  lập tại Phòng vi  sinh BV An Bình từ 07/2007 đến 06/2008. Hội nghị khoa học kỹ  thuật BV An Bình năm 2008. Nội san BV An Bình số 37.  Ngày nhận bài báo: 07/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf296_6781.pdf
Tài liệu liên quan