Tình hình dân số thế giới và dân số Việt Nam

Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản của tình hình dân số thế giới và Việt Nam hiện nay, nắm được quá trình, đặc điểm, xu hướng biến đổi và phát triển của dân số thế giới và Việt Nam. Qua đó thấy được tính đúng đắn, sáng tạo của chính sách dân số của Đảng và Nhà nước, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện chính sách dân số ở nước ta hiện nay.

doc6 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tình hình dân số thế giới và dân số Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 2 TÌNH HÌNH DÂN SỐ THẾ GIỚI VÀ DÂN SỐ VIỆT NAM + Mục đích - yêu cầu: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản của tình hình dân số thế giới và Việt Nam hiện nay, nắm được quá trình, đặc điểm, xu hướng biến đổi và phát triển của dân số thế giới và Việt Nam. Qua đó thấy được tính đúng đắn, sáng tạo của chính sách dân số của Đảng và Nhà nước, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện chính sách dân số ở nước ta hiện nay. + Nội dung: I. Tình hình dân số thế giới II. Tình hình dân số Việt Nam + Thời gian: 2 tiết + Phương pháp: Phân tích diễn giảng + Tài liệu: Giáo trình dân số - kế hoạch hoá gia đình, Nxb QĐND. 1996 Dân số học, Học viện CTQG HCM. 2004 Tập bài giảng Dân số - Môi trường phát triển và nâng cao nhận thức giới. NỘI DUNG I. Tình hình dân số thế giới 1. Một số khái niệm có liên quan - Quy mô dân số: là số lượng người sống trong thế giới, một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại một thời điểm nhất định. - Cơ cấu dân số: Là khái niệm dùng để chỉ tập hợp những bộ phận hợp thành dân số của một lãnh thổ (nhóm nước, từng khu vực) được phân chia dựa trên những tiêu chuẩn nhất định. + Cơ cấu sinh học + Cơ cấu dân số theo độ tuổi + Cơ cấu dân số theo giới tính + Cơ cấu dân số theo lao động - Phân bố dân số: Phân bố dân số là sự sắp xếp dân cư một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ phù hợp với điều kiện sống của họ và các yêu cầu nhất định của xã hội. - Chất lượng dân số: Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số. 2. Quá trình phát triển của dân số thế giới - Thời kỳ tiền sản xuất nông nghiệp Tổ tiên loài người xuất hiện vài triệu năm trước đây ước tính khoảng 125000 người sống tập trung mà ngày nay gọi là châu Phi. Ngay từ khi ấy tổ tiên chúng ta đã có 1 nền văn hoá “sáng tạo” gọi là cách mạng văn hoá” thời nguyên thuỷ truyền tư đời trước đến đời sau. Văn hoá được truyền miệng từ người già đến người trẻ trong bộ lạc. Nội dung gồm săn bắt, hái lượm, chế biến thức ăn, quy ước xã hội, cách xác định kẻ thù. Do có 1 nền văn hoá như vậy nên có thể xác định phân biệt loài người với loài vật. Đặc trưng dân số thời kỳ này là tỷ suất sinh, tử đều cao; tỷ lệ sinh thời kỳ này là 40 – 60/1000; tỷ lệ tử dưới mức tỷ lệ sinh một chút ước tỷ lệ tăng dân số 0,0004% dân số tăng tự nhiên thấp khoảng (0,04%). Do trình độ sản xuất và sinh hoạt kém, đói rét, bệnh tật, xung đột giữa các bộ lạc, tuổi thọ trung bình không quá 20 tuổi. Trong khi đó, tỷ lệ sinh cao nhưng tỷ lệ tử vong cũng cao nên tốc độ gia tăng dân số vẫn thấp. - Thời kỳ từ khi xuất hiện sản xuất nông nghiệp đến trước cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu Thời kỳ này dân số tăng nhanh hơn. Dân số thế giới tăng lên không ngừng từ 20 triệu người vào 4000 năm trước công nguyên lên 200-250 triệu người vào đầu công nguyên - Thời kỳ cách mạng công nghiệp đến chiến tranh thế giới thứ hai Về kinh tế xã hội có bước phát triển đã tác động tới tăng dân số. Từ thế kỷ 18 điều tra dân số được tiến hành ở nhiều nước, số liệu dân số chính xác và đầy đủ hơn Nét nổi bật của thời kỳ này là dòng chuyển cư quốc tế với quy mô lớn. - Thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Trên thế giới do sinh cao, tử giảm, phát triển của dân số diễn ra khác nhau trái ngược nhau giữa các nước. Các nước kinh tế phát triển trải qua các thời kỳ biến đổi dân số và tiến tới chỗ có dân số ổn định, còn các nước đang và chậm phát triển dân số vẫn tăng với nhịp độ cao. 3. Một số đặc điểm của dân số thế giới hiện nay - Dân số thế giới tăng trưởng ngày một nhanh, thời gian dân số tăng thêm một tỷ người rút ngắn trong thế kỷ XX, đã xuất hiện xu hướng giảm tốc độ gia tăng dân số trong thế kỷ XXI - Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn Là thách thức đối với sự phát triển chung của toàn thế giới,ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, nhất là với các nước chậm và kém phát triển. - Biến động và phân bổ dân số không đều giữa các khu vực địa lý Dân số thế giới tăng trưởng không đều giữa các châu lục; tỷ lệ tăng trưởng dân số diễn ra khác nhau giữa các khu vực. Theo mức thu nhập bình quân đầu người hoặc sự phát triển kinh tế được chia thành các nhóm nước: khu vực phát triển hơn, khu vực kém phát triển, những nước kém phát triển nhất. - Dân số thế giới ngày càng già hơn Thể hiện ở tuổi thọ trung bình cả nam và nữ trên thế giới ngày càng tăng, ở cả khu vực phát triển, kém phát triển và kém phát triển nhất. Tỷ lệ những người cao tuổi ngày càng tăng, tình trạng già hoá dân số đang tạo ra những thách thức mới nhiều vấn đề xã hội cần phải quan tâm giải quyết. - Đ ô thị hoá diễn ra mạnh mẽ Tốc độ phát triển có sự khác nhau giữa các nhóm nước, khu vực theo cả bề rộng và chiều sâu, đặt ra nhiều vấn đề xã hội như môi trường, việc làm, điện, nước, giao thông. Hướng tới những gia đình nhỏ hơn Là đặc điểm đang đặt ra sức ép đối với lĩnh vực xã hội: cơ sở hạ tầng nhà ở, điện nước, dịch vụ y tế và giáo dục. II. Tình hình dân số Việt Nam 1. Các quá trình phát triển của dân số Việt Nam a. Thời kỳ nửa đầu thế kỷ XX trở về trước (từ 1945 trở về trước): - Giai đoạn từ thế kỷ I đến thế kỷ XIX, dân số nước ta từ 1 triệu tăng lên 7, 2 triệu người (đời vua Tự Đức 1883) - Giai đoạn từ năm 1921 đến năm 1945 dân số nước ta từ 15 triệu người tăng lên hơn 20 triệu người Như vậy, có thể nhận xét dân số thời kỳ này tăng chậm, tuổi thọ trung bình thấp. b. Thời kỳ nửa sau thế kỷ XX đến nay - Giai đoạn từ 1954 đến 1990. Từ năm 1954 đến năm 1975 dân số nước ta tăng nhanh, trong đó có giai đoạn tăng vọt vượt trên 3% như các năm 1954-1960 là 3,93%; năm 1965-1970 là 3,24%; năm 1970- 1975 là 3%. Đây là thời kỳ bùng nổ dân số ở Việt Nam. Từ năm 1975 đến năm 1990 tốc độ tăng dân số tăng, giảm không đều (1976- 1979 tăng dân số là 2,16%; 1979-1989 là 2,1%; 1989- 1993 là 2,25%). - Giai đoạn từ 1991 đến 2000. Đây là giai đoạn nước ta thực hiện chiến lược dân số 1991-2000 - Giai đoạn từ 2001 đến nay. Đây là giai đoạn thực hiện chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010. 2. Đặc điểm của dân số Việt Nam hiện nay - Quy mô dân số lớn vẫn tiếp tục gia tăng về số lượng tuyệt đối, song tốc độ gia tăng có xu hướng giảm. - Mật độ dân số và phân bố dân số không đồng đều giữa các vùng và các tỉnh. - Dân số trẻ, nhưng đang bước vào thời kỳ quá độ chuyển sang dân số già và có tiềm năng sinh đẻ cao. - Tổng tỷ suất sinh giảm mạnh, song giảm không đồng đều giữa các vùng và các tỉnh thành. - Sự mất cân đối giới tính đã dần dần thu hẹp, nhưng đối với trẻ em và trẻ sơ sinh sự mất cân đối giới tính ngày càng tăng lên. - Mô hình di dân thay đổi, tăng nhanh nhịp độ đô thị hoá. - Mức chết thấp và ổn định, nhưng có sự khác nhau đáng kể giữa các vùng và các tỉnh. - Qui mô gia đình nhỏ hơn nhưng dễ vỡ hơn. - Sức khoẻ sinh sản bị tổn thương và đang đứng trước những thách thức mới, gay gắt. - Chất lượng dân số được nâng lên không ngừng (thể lực và trí lực) nhưng vẫn chưa cao. Kết luận Dân số thế giới và dân số Việt Nam có quá trình phát triển gắn với các giai đoạn lịch sử và ngày càng ổn định thông qua các chiến lược, chính sách dân số của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế. Quá trình phát triển ấy của dân số thế giới và ở Việt Nam được thể hiện qua các đặc điểm chung và riêng. Nắm vững những đặc điểm của dân số nước ta cả những thuận lợi và khó khăn có ý nghĩa thiết thực trong học tập, nghiên cứu, góp phần nâng cao ý thức trách nhiện trong thực hiện chính sách dân số hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docb_ds2_8278.doc