Tin và tường thuật

- Tin là thể loại quan yếu nhất của BC, chiếm gần 50% diện tích và dung lượng thông tin trên các nhật báo và chương trình PT-TH.

- Nhiệm vụ của NB là đưa tin. Công việc đầu tiên của phóng viên là viết tin.

 - Công chúng đến với BC trước hết là để đọc, nghe, xem tin.

- Đối tượng được để mắt trước tiên của độc giả khi cầm một tờ báo là các tin. Người ta thường lướt qua các tin rồi mới đọc các bài khác.

 

ppt59 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tin và tường thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* PHẦN 1 TIN & TƯỜNG THUẬT NGUYỄN VĂN HÀ - KHOA BC&TT * I. THỂ LOẠI TIN 1. Khái niệm tin - Tin trong tiếng Anh là NEWS, có 2 nghĩa (1) NEW+S: những cái mới (2) North, East, West, South-Bắc, Nam, Đông, Tây: cái gì đó xảy ra ở mọi nơi. - Trong từ Hán Việt, tin là TÂN VĂN có nghĩa: điều mới nghe, mới biết. Tin là thể loại cơ bản và nổi bật nhất của loại tác phẩm thông tấn. Nó là một thông điệp mới, ngắn gọn, xác định, được thực hiện một cách nhanh chóng, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định và được nhiều người quan tâm. - Tin được quan niệm là mũi tàu thông tin của nhật báo. * 2. Tầm quan trọng của tin - Tin là thể loại quan yếu nhất của BC, chiếm gần 50% diện tích và dung lượng thông tin trên các nhật báo và chương trình PT-TH. - Nhiệm vụ của NB là đưa tin. Công việc đầu tiên của phóng viên là viết tin. - Công chúng đến với BC trước hết là để đọc, nghe, xem tin. - Đối tượng được để mắt trước tiên của độc giả khi cầm một tờ báo là các tin. Người ta thường lướt qua các tin rồi mới đọc các bài khác. * - Đối với nhà cầm quyền, tin là con đường ngắn nhất và nhanh nhất để thông báo đến nhân dân những hoạt động và chính sách mới của mình. - Đối với nhà sản xuất và giới kinh doanh, dịch vụ, tin là nơi nắm bắt tình hình thị trường nhanh nhất, là con đường tiếp cận người tiêu dùng thuận lợi và tiết kiệm nhất.  Nếu không có tin thì không phải là báo chí. * 3. Những yếu tố cơ bản của tin (1) What? Chuyện gì, cái gì đã xảy ra hoặc sắp xảy ra? Đó phải là một hành động, một sự kiện, một hiện tượng khác thường trong cuộc sống. Ví dụ: Tổng thống từ chức; Một phụ nữ sinh 6; Luật cư trú có hiệu lực, Công nhân hãng Nike đình công… * (2) Who? Ai gây ra, ai liên quan? Đó phải là những cá nhân có tên tuổi xác định. Ví dụ: Thủ phạm của vụ cướp táo bạo trên là Nguyễn Văn Phước, tự là Phước tám ngón; Hoa hậu Hải Dương Nguyễn Hương Giang sẽ đại diện phái đẹp Việt Nam dự thi Hoa hậu Thế giới… * (3) Where? Xảy ra ở đâu, nước nào, địa phương nào? Ví dụ: Vụ tai nạn xảy ra tại km 650, Quốc lộ 1A, thuộc xã An Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai; Trận bóng đá giao hữu giữa các cựu tuyển thủ Việt Nam và cựu ngôi sao Câu lạc bộ Liverpool sẽ được tổ chức tại Sân vận động Thống Nhất, TP.HCM… * (4) When? Xảy ra khi nào, ngày nào, giờ nào? Ví dụ: Lúc 9 giờ 15 phút, ngày 17/2/2009 đã xảy ra vụ cháy lớn…; SeaGames XXV sẽ khai mạc chính thức lúc 17 giờ, ngày 9/12/2009 và được tường thuật trực tiếp trên Kênh VTV3, Đài truyền hình Việt Nam… * (5) Why? Tại sao xảy ra, nguyên nhân do đâu? Ví dụ: Nguyên nhân vụ cháy được xác định là do chập điện; Theo tiết lộ của một nhân viên điều tra, máy bay rơi do bị đánh bom… * (6) How? Xảy ra như thế nào, kết quả ra sao? Ví dụ: Có 265 hành khách và 16 nhân viên phi hành đoàn tử nạn trong vụ tai nạn thảm khốc trên; Cơn lũ đã cuốn trôi 250 ngôi nhà cùng nhiều tài sản và hoa màu khác, thiệt hại ước tính hơn 300 tỷ đồng… *Trong thể loại tin, phải chứa đựng ít nhất 4 câu hỏi đầu tiên * 4. Tiêu chí của một tin hay - Tin phải mới lạ, có tính thời sự. - Tin phải có thật và chính xác. - Tin phải nhanh nhạy, kịp thời. - Tin phải hấp dẫn, được công chúng quan tâm. - Tin phải là một thông điệp tương đối trọn vẹn. - Tin phải được thể hiện một cách ngắn gọn. - Tin phải phù hợp với mục đích, tôn chỉ của tờ báo. * 5. Phân loại tin - Dựa vào độ dài, dung lượng của tin (số chữ và các yếu tố W+H), người ta chia làm 5 loại: tin vắn, tin ngắn, tin sâu (tin bình), tin tổng hợp và tin chùm. - Dựa vào đối tượng đưa tin, người ta chia làm 4 loại: tin sự kiện, tin nhân vật, tin hội nghị, tin công báo. * - Dựa vào lĩnh vực khai thác nguồn tin, người ta chia làm nhiều loại: tin kinh tế, tin chính trị, tin xã hội, tin văn hóa-văn nghệ, tin thể thao, tin trật tự an toàn giao thông… - Dựa vào thời điểm đưa tin, người ta chia làm 3 loại: tin nguội, tin nóng, tin dự báo. - Dựa vào khu vực địa lý, người ta chia làm 4 loại: tin thành phố (tin trong tỉnh), tin các địa phương, tin trong nước, tin quốc tế. * 6. Một số cấu trúc phổ biến của tin (1) Cấu trúc hình tháp (tam giác) thường Câu chủ đề Chi tiết quan trọng Chi tiết quan trọng nhất * (2) Cấu trúc hình tháp (tam giác) ngược Chi tiết quan trọng nhất Chi tiết quan trọng hơn Chi tiết ít quan trọng * (3) Cấu trúc hình chữ nhật-cấu trúc đẳng lập * 7. Các thể (dạng) tin cơ bản (1) Tin vắn Khái niệm tin vắn Là thể tin ngắn nhất trong tất cả thể loại báo chí, nhằm thông báo đến công chúng thông tin vắn tắt về sự kiện, hiện tượng hay nhân vật trong đời sống. * Đặc điểm tin vắn - Không có tiêu đề nhưng 5 chữ đầu tiên hoặc địa danh xảy ra sự kiện thường được in đậm (bold) - Dung lượng khoảng 60-100 chữ, trả lời 4 câu hỏi: what, who, where, when. - Bố trí thành chuyên mục như Tin vắn trong nước, Tin vắn quốc tế, Tin đọc nhanh, Theo dòng, Đọc báo giùm bạn, Trên báo bạn… * (2) Tin ngắn Khái niệm tin ngắn Là tin phổ biến nhất trên các nhật báo và trên các bản tin thời sự của đài phát thanh-truyền hình, nhằm cung cấp cho công chúng một thông tin tương đối hoàn chỉnh về một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật đời sống. * Đặc điểm tin ngắn - Có tiêu đề. - Dung lượng khoảng 150-250 chữ, trả lời gần đủ các câu hỏi theo công thức 5W+1H. - Đứng độc lập trong một trang báo hay trong một bản tin phát thanh-truyền hình. * (3) Tin sâu Khái niệm tin sâu Là thể tin vừa phản ánh hoàn chỉnh về sự kiện, hiện tượng hay nhân vật trong đời sống vừa thể hiện thái độ, quan điểm của tòa báo về sự kiện, hiện tượng hay nhân vật đó để định hướng dư luận xã hội. * Đặc điểm tin sâu - Có tiêu đề, trả lời đủ công thức 5W+1H - Dung lượng khoảng 200-300 chữ, có khi đến 500 chữ. - Có vị trí độc lập so với các tin, bài khác và có lời đánh giá của người viết về sự kiện, hiện tượng, nhân vật được thông tin. * (4) Tin dự báo Khái niệm tin dự báo Là thể tin nói về thì tương lai gần, thông báo các sự kiện, hiện tượng sẽ xảy ra. Ví dụ: Sự kiện tuần tới trên VTV1, Sự kiện trong tuần ở trang 2 báo Thanh Niên thứ Hai. * Đặc điểm tin dự báo - Có tính chính xác tương đối. - Phần lớn là tin vắn, đôi khi chỉ có một câu. - Nguồn tin chủ yếu được lấy từ văn phòng tổng hợp của chính quyền, cơ quan ngoại giao, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao, du lịch, dịch vụ… từ trung ương đến địa phương. - Tuy nói về tương lai gần nhưng trong cách thể hiện rất ít khi dùng từ “sẽ”. * (5) Tin tổng hợp Khái niệm tin tổng hợp Là thể tin tóm tắt, hệ thống lại những sự kiện quan trọng, tiêu biểu về các lĩnh vực của đời sống xã hội trong một thời gian nhất định. * Đặc điểm tin tổng hợp - Đó là sự kết nối của nhiều tin ngắn và tin sâu trên nhiều số báo khác nhau về một sự kiện diễn ra trên một khu vực địa lý và trong một thời gian nhất định. - Có tính khái quát cao, dung lượng tương đối dài (300-800 chữ) chia làm nhiều khía cạnh khác nhau. - Thường được trình bày dưới một tiêu đề chung như Tin trong ngày, Thế giới tuần qua, Việt Nam trong tuần… * (6) Chùm tin Khái niệm chùm tin Chùm tin là thể tin gồm nhiều tin kết nối nhau nhằm hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu có chung một đề tài, chủ đề. * Đặc điểm chùm tin - Phản ánh một đề tài, một lĩnh vực hoặc một khu vực địa lý. - Dung lượng khá dài, gồm nhiều tin ngắn hay tin vắn riêng rẽ. - Chùm tin được trình bày trong một khuôn riêng trên báo in hay một bản tin độc lập trên sóng PT-TH. * (7) Tin tường thuật Khái niệm tin tường thuật Là thể tin phản ánh sự kiện theo đúng trình tự diễn biến của sự kiện đó. Nó khác với thể loại tường thuật ở dung lượng và cách thể hiện. * Đặc điểm tin tường thuật - Chủ yếu là tin sự kiện như hội nghị, gặp gỡ giữa các quan chức, khánh thành, khai trương, động thổ, tổng kết, trao giải… - Dung lượng tương đối dài (300-500 chữ), miêu tả theo thời gian tuyến tính. - Không xuất hiện cái tôi của tác giả. Đây là chỗ khác nhau giữa tin tường thuật với bài tường thuật. * (8) Tin ảnh Khái niệm tin ảnh Tin ảnh là thể tin có ảnh đi kèm với tư cách là yếu tố cấu thành nội dung của tin để minh họa, tạo độ tin cậy và tính thuyết phục cho thông tin. Ví dụ: Chuyên mục Nhịp đời qua ống kính trên trang 3 báo Tuổi Trẻ, chuyên mục Cảnh báo trên trang 12 báo Công An TP.HCM, chuyên mục Đừng quên họ trên trang 3 báo Phụ Nữ TP.HCM, Tin thể thao trên các báo… * Đặc điểm tin ảnh - Ảnh phải ăn khớp với lời. - Dung lượng chữ ngắn nhưng chiếm diện tích rộng. - Ảnh nhân vật phải bố trí sao cho không bị gấp mặt, nhất là VIP. * (9) Tin công báo Khái niệm tin công báo Là thể tin phản ánh hoạt động của các cơ quan công quyền trung ương và địa phương hoặc thông báo các văn bản pháp luật, hành chính của nhà nước. * Đặc điểm tin công báo - Tin không phải do tòa soạn hay phóng viên săn tìm mà do các cơ quan có thẩm quyền cung cấp. - Văn bản thông tin mang tính chính thống, tòa soạn và phóng viên không được sửa chữa, thêm bớt. - Các báo lớn đều đăng chung tin công báo. - Tin công báo thường xuất hiện ở trang 1 của báo in và ở phần đầu bản tin thời sự của đài PT-TH… * 8. Cách viết tin ngắn 8.1 Thu thập thông tin Tiếp xúc và chụp ảnh (ít nhất 3 tấm) sự kiện, hiện tượng, biến cố, con người…; Gặp gỡ, trao đổi với nguồn tin (2-3 nguồn). Đọc thông cáo báo chí; các văn bản của chính quyền, ban ngành đoàn thể xã hội… Kế hoạch làm việc trong tuần của các cơ quan công quyền (công an, tòa án, bệnh viện…) * Lịch công tác trong tuần của các VIP. Tin, bài trên báo chí trong và ngoài nước. Các trang mạng xã hội phổ biến… Phương pháp và kỹ thuật thu thập thông tin rất đa dạng, linh hoạt nhưng không được vi phạm pháp luật và nguyên tắc đạo đức nghề báo. Phải tìm nội dung trả lời cụ thể, xác định cho ít nhất 4 câu hỏi đầu trong công thức 5W+1H. * 8.2 Kiểm chứng thông tin - Xác định nguồn tin: công cộng, cá nhân hay bản thân trực tiếp chứng kiến. Kiểm tra tính xác thực của thông tin từ các nguồn tin (chi tiết về nhân vật; về không gian, thời gian; về nguyên nhân, kết quả…). Đối chiếu thông tin với các nguồn tin khác (2-3 nguồn, trong đó phải có ít nhất một nguồn công cộng - từ cơ quan chức năng). * 8.3 Xử lý thông tin - Xác định thông tin cốt lõi, ấn tượng nhất theo tiêu chí: mới lạ, hấp dẫn, thiết thực. - Sắp xếp thông tin theo một trong hai hướng: * 4 loại thông tin cơ bản (phản ánh, hướng dẫn, giá trị, tiêu chuẩn). * Thứ tự tăng dần hoặc giảm dần tính chất quan trọng và trực tiếp. * 8.4 Chọn cấu trúc Tùy sở trường của PV và “gu” của BBT, thể tin ngắn chỉ nên chọn một trong 2 cấu trúc: - Hình tháp thường - Hình tháp ngược * Hiện nay, cấu trúc hình tháp ngược được ưa chuộng hơn. * 8.5 Viết tin - Câu đầu tiên phải thật ấn tượng: nêu bật sự kiện (số liệu, chi tiết quan trọng nhất) và thời gian, nơi chốn xảy ra sự kiện. Câu 2 (đoạn 2): Tái hiện sự kiện cụ thể, chi tiết (quan hệ giữa các nhân vật, số liệu; nguyên nhân, kết quả…) Câu 3 (đoạn 3): Những thông tin bên lề (so sánh với sự kiện cùng loại gần đây, đánh giá của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền; hé lộ diễn biến tiếp theo…) * 8.5 Sửa chữa, hoàn thiện - Sửa lỗi chính tả, morrase, từ vựng, ngữ pháp. Bố cục và kết cấu (hợp lý, chặt chẽ, nhất quán). Đặt titre (nên chọn titre thông tin, không quá 12 chữ). Kiểm tra các chi tiết trong bản thảo với các chi tiết đã thu thập được có trùng khớp nhau chưa. Ghi tổng số chữ (không quá 200 chữ) và tên tác giả. * 9. Bài tập - Bậc 1: Viết lại 3 tin hình tháp ngược, không quá 150 chữ. Bậc 2: Dựa vào 3 bài tường thuật (hoặc phỏng vấn) để viết lại 3 tin ngắn hình tháp ngược, không quá 200 chữ. Bậc 3: Dựa vào thông cáo báo chí, văn bản pháp luật, hành chính vừa ban hành, viết lại 3 tin hình tháp ngược, không quá 180 chữ. Bậc 4: Đi thực tế viết 3 tin hình tháp ngược, không quá 200 chữ về sự kiện, hiện tượng vừa xảy ra ở địa phương hoặc tại cơ quan, đơn vị mình. II. THỂ LOẠI TƯỜNG THUẬT 1. Khái niệm thể loại tường thuật - Tường thuật trong tiếng Anh (cover) có nghĩa truyền đạt, thông báo, là loại bài xuất hiện trên báo chí Anh vào giữa thế kỷ XIX. - Trong từ Hán Việt, tường thuật có nghĩa là trình bày sự việc, sự kiện một cách trình tự, rõ ràng. * * Định nghĩa Tường thuật là một thể loại báo chí thuộc loại tác phẩm thông tấn, trong đó NB trình bày một cách hệ thống, chi tiết diễn biến của sự kiện, hiện tượng với tư cách là người trực tiếp chứng kiến hoặc tham gia sự kiện, hiện tượng đó. * 2. Đặc điểm thể loại tường thuật - Tường thuật ưu tiên cho các sự kiện mang tính thời sự. Đối tượng của thể loại tường thuật là những sự kiện quan trọng và mang tính thời sự cao, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của công chúng. * - Tác phẩm tường thuật có cấu trúc theo sự kiện và thời gian tuyến tính Về nguyên tắc, cái gì xảy ra trước thì trình bày trước, cái gì xảy ra sau thì trình bày sau. - Tường thuật vừa mang tính công thức, quy phạm vừa đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo của người thực hiện - Phóng viên phải là người chứng kiến trực tiếp và trọn vẹn sự kiện. * 3. Các thể (dạng) tường thuật (1) Tường thuật trực tiếp - Tường thuật trực tiếp còn có tên gọi khác là tường thuật tại chỗ. Đây là thể tường thuật giúp công chúng có thể nghe, thấy, đọc sự kiện gần như cùng lúc, cùng thời điểm mà sự kiện ấy đang diễn ra. - Thể tường thuật trực tiếp áp dụng cho PT-TH và báo trực tuyến. * (2) Tường thuật gián tiếp - Là thể tường thuật được thực hiện sau khi sự kiện xảy ra. Nói cách khác, khi công chúng tiếp nhận sự kiện thì nó đã thuộc về quá khứ dù là quá khứ gần. Tường thuật gián tiếp là đặc điểm nổi bật của báo in. PT-TH và báo trực tuyến hiện nay cố gắng hạn chế thể tường thuật gián tiếp. * 4. Tiêu chí của một bài tường thuật hay - Rút ngắn tối đa khoảng cách thời gian giữa sự kiện được tường thuật và sự kiện diễn ra trong thực tế. - Bao quát được những diễn biến chính của sự kiện. * - Chọn được góc nhìn, cách thể hiện độc đáo, sắc sảo, tinh tế, phù hợp với mục tiêu của bài tường thuật. - Lời giới thiệu và bình luận phải ngắn gọn, súc tích và chừng mực. Tường thuật là hãy để sự kiện lên tiếng theo ý đồ của mình. - Cấu trúc bài tường thuật phải logic, chặt chẽ, tái hiện hoàn chỉnh sự kiện. * 5. Cách viết bài tường thuật 5.1 Chuẩn bị Tìm hiểu thông tin nền về sự kiện (hội nghị, lễ hội, cuộc thi thể thao, biểu tình…). Tìm hiểu về các nhân vật chính sẽ xuất hiện trong sự kiện. Đọc kỹ chương trình (hay kịch bản), xác định các chi tiết là điểm nhấn của sự kiện. * - Xác định mục đích, chủ đề, tư tưởng của bài tường thuật. - Lập dàn ý (hay kịch bản) cho bài tường thuật. - Kiểm tra phương tiện tác nghiệp (bút, sổ tay, máy ghi âm, ghi hình, laptop, điện thoại di động…) để chắc rằng tất cả đều tốt và trong trạng thái sẵn sàng. * 5.2 Tác nghiệp tại hiện trường Có mặt tại hiện trường suốt quá trình xảy ra sự kiện (đến sớm và về trễ). Theo dõi và ghi nhận diễn biến của sự kiện: chú ý toàn cảnh và cận cảnh, đặc biệt là các chi tiết nổi bật, bất ngờ. Tranh thủ gặp gỡ, phỏng vấn ngắn 3 loại nhân vật: người nổi bật nhất, người dự khán và người trong ban tổ chức. Chụp ít nhất 5 tấm ảnh. * 5.3 Viết bài tường thuật * Phần mở đầu: - Dựa vào các thông tin nền, giới thiệu quang cảnh, không khí, thời gian, địa điểm xảy ra sự kiện; thời lượng và mục đích của sự kiện. - Độ dài không quá 4 câu (100 chữ). * * Phần thân bài (body): Trình bày diễn tiến sự kiện theo trình tự thời gian tuyến tính. Tập trung cho các điểm nhấn của sự kiện. Chú ý trích dẫn các phát biểu hay ý kiến quan trọng, thu hút người dự khán. Tất cả chi tiết, ý tưởng phải phục vụ tốt nhất cho mục đích, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Độ dài không nên quá 1.500 chữ * * Phần kết thúc: Dựa vào quan sát trực tiếp của bản thân và nội dung phỏng vấn ngắn từ các nhân vật, đưa ra lời bình luận, đánh giá về sự kiện và hiệu ứng, hiệu quả hoặc hé lộ diễn biến tiếp theo của sự kiện. Ý tưởng phải có căn cứ và nhất quán với các chi tiết trong phần thân bài. Độ dài không quá 4 câu (100 chữ). * 5.4 Sửa chữa, hoàn thiện * Dựng bài: Đọc lại toàn bài. Đặt nhan đề (không quá 12 chữ). Viết chapeau (không quá 60 chữ). * Phân đoạn và đặt trung đề (intertitre) cho các đoạn (không quá 3 trung đề, mỗi trung đề không quá 9 chữ). Lập hộp thông tin (box) (không quá 2 hộp, mỗi hộp không quá 200 chữ và phải có nhan đề). Lập cửa sổ (window, không quá 2 cửa sổ, mỗi cửa sổ không quá 60 chữ). Bố trí ảnh và chú thích ảnh (không quá 3 tấm). * * Sửa bài: - Sửa lỗi chính tả, morrase, từ vựng, ngữ pháp. Bố cục và kết cấu (hợp lý, chặt chẽ, nhất quán). Kiểm tra các chi tiết trong bản thảo với các chi tiết đã thu thập được có trùng khớp nhau chưa. Ghi số chữ toàn bài và tên tác giả. * 5.5 Bài tập - Bậc 1: Xác định và phân tích các thành phần của 3 bài tường thuật trên báo in. Bậc 2: Sửa chữa và hoàn thiện (thêm các thành phần cần thiết) cho 3 bài tường thuật trên báo in. Bậc 3: Đi thực tế và viết 2 bài tường thuật về các sự kiện diễn ra ở địa phương hoặc tại cơ quan, đơn vị mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppt2013_08_tin_tuong_thuat_9442.ppt